Những chuyến đi đính kèm gia vị - Chương 2.2
Sống chung ở Beverly Hills
Chính xác là tôi đang ở…Beverly Hills. Mơ à? Không! Là thật! Tôi còn mới vấp té thật đau vì mãi nhìn tận đẩu đâu mà không thoát xác quay về hiện tại được nữa là.
Có phải không? Là ba tôi ban đầu quả quyết không cho tôi đi, cơ mà chả hiểu trong không gian thuyết phục hết sức thấu tình đạt lý của Duy với ba mẹ tôi, đại loại là tôi có được tham gia đâu? Thì cả ba và mẹ tôi đều đồng ý một cách ngậm ngùi. Là tôi thích đi hay Duy có sức thuyết phục đủ mạnh, để khiến ba mẹ tôi tin rằng, tôi sẽ ổn trong chuyến đi dài này. Không bàn cãi lý do,nếu dây dưa hỏi lại e rằng sẽ ở nhà luôn không chừng.
Beverly Hills tọa lạc phía tây của Los Angeles, California, Mỹ, lại còn là khu dân cư giàu nhất thế giới với ba thứ mà bất kỳ ai cũng mê mẩn : nhà đẹp, xe đẹp và sao đẹp. Xem nào, ở một nơi giá trị cái đẹp được nâng cao một cách tối đa như vậy, tôi cảm thấy áp lực cho nơi ở mới này.
Nơi tôi sống là một căn biệt thự, à không, theo Duy nói thì đây chỉ là một ngôi nhà với mô hình chung theo kiểu rất Beverly Hills. Đối với tôi, hoặc rộng hơn là một số người ở Việt Nam, một căn nhà có khu vườn nhỏ, hồ bơi trước sân, tầng hầm để xe và gần sân golf đã là một căn biệt thự sang trọng rồi. Nhưng Duy hứa rằng, đợi mọi thứ ổn định anh sẽ cho tôi thấy, thế nào là biệt thự cao cấp ở Beverly Hills.
Trước mỗi con đường dẫn vào ngôi nhà kiểu biệt thự theo tôi nghĩ này đều rất đẹp. Dường như người ta sợ chúng tôi tưởng rằng chúng tôi đang ở thiên đường, nên họ thường đặt những cây cột xinh đẹp và gắn lên tấm bảng dòng chữ : Beverly Hills. Như nhắc nhớ chúng tôi rằng, chúng tôi đang ở mặt đất, nhưng mặt đất này có gắn kết với thiên đường. Con đường dẫn vào khu nhà tôi sống rộng và thẳng tắp. Hai bên đường là hai hàng cây không quá rậm cùng những lối rẽ rất ư nghệ thuật, bao lấy bởi sự trong xanh đầy tinh tế dẫn lối vào từng căn nhà. Nhìn quang cảnh ở nơi đây, tôi luôn nghĩ, có lẽ người ta đã mất một thời gian rất dài để nâng cấp diện mạo, biến một Gaspa de Portola đầy tiềm năng của Mexico thành Beverly Hills xa hoa bậc nhất thế giới là đây.
Và đúng như vậy! Với vẻ trầm trồ, ngưỡng mộ rồi cả việc mắt tôi sắp toét ra vì không thể chớp nỗi với Beverly Hills cũng như là cơ ngơi của anh nơi đây; anh vội vàng đưa cho tôi một lời giải thích thỏa đáng, kèm theo sự nể phục của chính tôi từ anh. Hóa ra, anh là một phó giám đốc của một công ty quản lý nhà đất ở Beverly Hills này, và những lần anh đi công tác là những lần khảo sát địa chất hay đất đai gì đó, để biến những nơi không tiềm năng thành những Beverly Hills sang trọng của thế giới. Giờ tôi mới hiểu, tại sao anh lại nhàn rỗi « du lịch » đến thế rồi!
Cuốn hút tôi bằng tất cả sự xa hoa có thừa ở đây, tôi lại lần nữa lạc vào những căn nhà rực rỡ mà trước giờ chỉ nhìn qua thiết kế. Căn nhà của Duy thật hiện đại nhưng không mất đi sự thanh lịch, tao nhã vốn dĩ, tạo nên sự gần gũi đến xa lạ đối vối một đứa được coi là quê mùa như tôi. Thực ra nhà tôi ở Việt Nam không quá to để gọi là biệt thự, nhưng cũng được xếp vào dạng căn hộ với những thiết kế giống nhau ở bên ngoài đến nhàm chán. Điểm nhấn đặc biệt cho những khu gần như gọi là biệt thự chung cư nơi tôi sống là cách bài trí bên trong, đó là sự khác biệt duy nhất để bạn không nhầm lẫn khi vô tình lạc vào căn hộ nhà bên cạnh. Là vậy, tôi cảm thấy mình không hề lạc hậu trong căn nhà của mình ở Việt Nam, cho đến khi bước chân vào nơi ở của Duy ở Beverly Hills này. Tuyệt vời! Sân vườn đâu đó vẫn còn đọng nước vì vừa được tưới hay được sương tắm chăng, hồ bơi xanh một màu dịu dàng gợn nhẹ như thách thức sự uể oải của tôi rằng cứ bay xuống đi sẽ thoải mái lắm đó, và những vật trang trí như ghế đá, xích đu, mái hiên, bàn cafe,… gần như tiểu tiết lại góp phần tạo nên điểm nhấn đặc sắc cho ngôi nhà.
Bên trong lại là điều đáng để nói hơn cả. Phòng ăn rất dỗi gọn gàng, đa phương tiện với đầy đủ những vật dụng để có thể làm ra tất cả những món ăn tuyệt vời nhất trên thế giới, chỉ cần bạn chịu lăn ra bếp. Nhìn mới đến đó thôi, tôi lại buồn cho bản thân mình vì chả biết tí khỉ gì về nấu nướng. Phòng khách của anh như phòng của một dân truyền thông thứ thiệt. Xem nào, phòng thu âm mini, đàn piano, dàn trống, guitar hai ba cây, ti vi kiểu thế hệ mới như 3D rồi chạm chạm giật gân như tôi vẫn hay xem quảng cáo ở nhà, và nhiều thứ nữa mà tôi chưa kịp lia mắt hết. Tạm gác mắt ở phòng khách về cơ bản là ổn, tôi lăn tăn chạy đi xem phòng ngủ của căn nhà.
Anh dẫn tôi đến phòng ngủ của tôi. Oa, oa, toàn là màu hồng mới chết cơ chứ! Thực ra cứ nhận bừa là tôi già nhưng tôi vẫn mê Hello Kitty lắm, và đó là lý do anh cho tôi toàn quyển sử dụng nguyên căn phòng toàn là màu hồng. Có một số đồ vật mà Hello Kitty không có size bự cỡ tôi thì anh cũng tha từ đâu đó về toàn là màu hồng rồi lấy sticker dán lên. Eo ơi, sao tôi được cưng quá vầy nè? Một điều rất đỗi đặc biệt để biết căn phòng này dành cho tôi, chính là nó được treo toàn là hình của tôi không thôi. Vâng, những bức hình rực rỡ, trắng đen các kiểu mà anh chụp tôi khi đến Rio. Rất nghệ thuật nhưng đánh lừa ánh mắt bởi sự đáng yêu vốn có. Xem ra những bộ quần áo được tôi xúng xính sắm bên đó có vẻ thừa, tôi đã có cho mình nguyên cả một tủ quần áo mới mà từ dễ thương, quyến rũ đến rách rưới kiểu gì tôi cũng có cả.
Đến Beverly Hills, tôi như đến thiên đường. Được tự do nhìn ngắm những thứ mình thích, xây dựng những thú vui tao nhã, xem bản thân là một thiên thần giữa thiên đường hoa lệ đặc biệt tự do và yên tĩnh này. Người ta không quá chú tâm vào cuộc sống của người khác như ở Việt Nam, mỗi người một suy nghĩ, mỗi người một cách sống và tự hình thành những tính cách mà họ cho là bản năng gốc của con người. Mọi thứ ở đây đều rất dễ dàng, ý tôi là cách suy nghĩ. Nhưng đôi khi muốn được người khác chú ý, quan tâm để bản thân nổi bật nhưng quả là điều khó khăn. Với một nơi xa hoa như thế này, ngôi sao sinh sống đầy rẫy, tôi chưa hề nghĩ khả năng mình được chú ý ở đây là cao. Nhưng nếu tôi khùng khùng kiểu giữa đêm thì sáng hôm sau sẽ nổi tiếng kiểu, một cô bé mới nhập cư vào và mắc bệnh tâm thần chăng?
Một tháng ở Beverly Hills và nhất là được cư ngụ trong ngôi nhà đầy rẫy sự xa hoa, sang trọng tự nhiên tôi lại nhớ Việt Nam kinh khủng. Duy gia hạn cho tôi phải tập quen ở nơi này trong vòng một tháng, và cũng sắp đến hạn để tôi đi vào nề nếp rồi. Ban đầu, tôi còn bĩu môi cho rằng anh quá khinh thường tôi, vì bình thường tôi thích nghi với cuộc sống rất nhanh. Một tuần, rồi hai tuần, rồi còn mấy ngày nữa là hết một tháng, tôi thật sự bối rối khi chưa thấy bất kì một dấu hiệu nào từ tôi để có thể cân bằng cuộc sống cả.
Đêm nào tôi cũng lăn qua lăn lại, không phải vì khó ngủ mà vì tôi không biết rồi hết tháng này, tôi sẽ ra sao? Về việc ăn uống, tôi nghĩ bản thân chưa hề hợp với bất kì một món ăn nào bên này cả. Bữa sáng của tôi diễn ra rất qua loa như là một ly cam ép với bánh nướng quết món peanut butter – một loại bơ được làm từ hạt dẻ, đôi khi ly nước cam lại được thay bằng một tách cà phê ít đường nhiều sữa đặc quện. Những ngày chủ nhật Duy ở nhà, tôi mới được hưởng xái một bữa sáng thịnh soạn theo kiểu Tây đúng nghĩa như nước hoa quả, trứng rang, bánh nướng và trái cây. Nhưng tất cả chỉ là ăn để tập quen qua ngày. Tôi còn định bỏ bữa sáng vì ở nhà tôi có bao giờ ăn đâu, mà nếu như có thì bị ép buộc rất ghê gớm từ ba mẹ thì tôi mới vác xác đi mua đồ ăn. Tôi vẫn hay bị Duy càu nhàu vì thói quen lười biếng như thế có thể khiến tôi ngừng cao trong thời gian sắp tới. Vì sợ nên tôi phải ăn uống kiểu như một nhà dinh dưỡng thứ thiệt.
Có lẽ vì sợ tôi bỏ bữa trưa tùy tiện như buổi sáng, Duy lại lăn tăn dành cả ngày chủ nhật để làm kiểu thức ăn đóng hộp cho tôi trong cả tuần, vật vã tập quen với lối sống Hollywood này. Anh làm tỉ mẫn và tự tay đặt tên cho các món căn của mình. Nào là thức ăn kiểu Pháp, kiểu Mỹ, kiểu Nhật bản, kiểu Hàn Quốc và kiểu Việt Nam… Thực ra cũng xoay quanh như là hotdog, hamburger, hay những mẫu sandwich đặc trưng với nhân bên trong lúc cá, lúc gà, lúc thì phết với bơ, nước sốt, mù tạc rồi kẹp lại với nhau. Tất cả đều là thức ăn nhanh bỏ vào tủ lạnh. Anh hiểu tôi đến độ biết tôi lười biếng cho thức ăn vào lò vi sóng nên các món ăn trưa của tôi chỉ việc lôi từ ngăn lạnh ra và ngấu nghiến mà thôi!
- Nín khóc và ngủ đi!
- …
Tôi không hiểu mình đang muốn gì. Rõ ràng là rất được quan tâm, nhưng tôi lại không cảm thấy ấm áp từ khi đến đây. Tự nhiên trong lòng lại dâng lên nỗi khao khát được rầy la của mẹ, được che chở yêu thương từ ba, lời động viên nhẹ nhàng của bà và sự quan tâm từ những người bạn của tôi. Từ lúc nào đó, tôi trở nên trân trọng chuỗi ngày được sống, được là mình khi ở nhà. Nơi đây đang gò bó tôi…
- Anh biết đêm nào em cũng khóc, nhưng cho dù em có khóc anh cũng chẳng thương xót đâu! Về nhà ư? Muộn rồi!
- Anh… anh thật là quá đáng!
Bóng anh phủ rộng cả một gian phòng của tôi. Anh cứ thế tựa lưng vào cánh cửa, cho tay vào túi quần và giọng nói tựa như không. Chẳng một lời nào tôi có thể nghe lọt tai cả!
- Lẽ nào em đang trách anh không quan tâm, không an ủi hay ít ra là phải hỏi han em mỗi ngày xem em có ổn?
- Em không cần!
- Nhưng sự thực là em đang muốn như vậy!
- Anh tự tin và suy nghĩ quá sức tưởng tượng.
- Ngủ đi! Thoải mái đi vì chỉ còn vài ngày nữa là hết thời gian một tháng, em sẽ phải làm theo sự hướng dẫn của anh. Em đừng mong sẽ nhận được sự quan tâm nào nữa từ anh. Anh đã khiến em cảm thấy dễ chịu nhất có thể khi làm hết tất cả mọi thứ vì em. Một căn phòng xinh đẹp, nhắc nhở em đúng bữa sáng, những bữa trưa anh chuẩn bị,… Anh sắp phải cho em quen với cách sống mà anh đã hứa với ba mẹ em rồi. Ngủ đi và đừng khóc nữa, anh mất ngủ rất nhiều chỉ vì khó chịu khi nghe em khóc đấy.
Tạch. Tôi chạy tới nắm lấy thanh cửa và đẩy mạnh khiến anh suýt nữa ngã nhào. Anh quay lại nhìn tôi rất bình tĩnh, điều đó khiến tôi càng cảm thấy tức tối gấp bội.
- Nói đi! Em sẽ làm gì? Em không tin là anh tốt đến mức chuẩn bị cho em một cuộc sống thiên đường tẻ nhạt như vậy mà không bắt em đánh đổi điều gì.
- Em nói đúng! Cuối cùng thì em đã hiểu.
- Chẳng ai cho không ai cái gì.
Lần đầu tiên buông ra lời nói ấy, tôi mới thật sự hiểu ý nghĩa sâu sa của nó là như thế nào. Hôm nay, tôi sẽ ngon giấc vì nhận một bài học mới từ nơi xứ người. Ngủ thôi, chúc Beverly Hills vẫn hào nhoáng như vốn dĩ.
Tôi chính thức kiêm chức osin ở căn hộ đẹp lạ này. Sau khi kết thúc chuỗi ngày thư giãn tại đây, tôi – tưởng rằng bản thân mình chỉ qua đây để làm công chúa - đã thực sự thức tỉnh. Ngoài thời gian đi học ra, tôi sẽ trở về nhà dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng và làm cả chức quản gia trong ngôi nhà to bự này. Nói osin thì hơi quá đáng vì tôi chỉ việc dậy sớm chuẩn bị bữa sáng, sắp xếp lại một số thứ cho gọn gàng nếu ai đó thực sự làm bừa bộn nó lên, và lê qua lê lại cái máy hút bụi cho căn nhà thêm sạch. Những phần còn lại sẽ có người chăm lo tất cả.
Duy đăng ký giúp tôi khóa học ngắn hạn về tâm lý học tại một trường đại học nhỏ gần khu nhà chúng tôi sống. Lẽ ra, tôi cũng được đi học bằng ôtô nhưng thứ nhất là tôi chưa có bằng lái, thứ hai là tôi chả có xe. Kiểu như nếu đòi đi xe cho bằng được, ừ, thì tôi cũng sẽ có nhưng biết đâu Duy lại phải đổi lấy điều gì đó từ tôi nữa thì sao. Rút kinh nghiệm, tôi đi xe đẹp cho lành.
Khí hậu, mội trường sống, an ninh ở đây khiến tôi dạn dĩ hơn mỗi lần vi vu xe đạp tới trường. Tôi thường đến trường từ rất sớm. Vì phải thức dậy chuẩn bị bữa sáng nên tôi tranh thủ tránh mặt Duy, vì không hiểu sao cứ thấy anh đáng ghét đến lạ lùng.
Những ngày bình minh lên sớm, tôi lại tranh thủ khoác áo mà không kịp e ngại, đạp xe vòng vòng những căn biệt thự được cho là đắt giá ở Beverly Hills này. Mặc dù chỉ đứng nhìn từ bên ngoài nhưng phủ lên đó là cả một sự sang trọng đầy quyến rũ, kéo theo lối xây dựng cổ điển biến cả khu biệt thự sang trọng như một dinh thự hút mắt, lộng lẫy. Những ngày nghỉ, tôi thường chẳng ở nhà mà nhất quyết phải đi đâu đó mới có thể giải tỏa cảm xúc. Và trong số những nơi tôi ghé, tôi lại thực sự ấn tượng Fluer de Lys – ngôi biệt thự khổng lồ chiếm tới một nửa ngọn đồi Beverly Hills này. Nó được xây dựng vào năm 1926 theo kiểu cách nước Pháp, nơi đây cũng là bối cảnh chính cho bộ phim The Godfather nổi tiếng được sản xuất vào năm 1972. Trời trong xanh khiến khung cảnh trước mắt được thu về tầm mắt tôi rõ hơn, gần hơn và lý tưởng hơn. Lối dẫn vào căn biệt thự này rất điển hình ở Beverly Hills, với một màu xanh phủ phục rậm mà mát mắt khiến tôi không khỏi ngái ngủ vì không khí quá đỗi tuyệt vời, khung cảnh đặc biệt giãn nở. Nếu không tìm hiểu kĩ, tôi sẽ nghĩ ngôi biệt thự này giống như một nhà hát hay dinh tổng thống hơn là nơi sinh sống điển hình của những con người mang đầy uy quyền và sang trọng.
Sự thích thú của tôi bị giới hạn kinh khủng khi chỉ được dừng trước những căn biệt thự sang trọng, giá mà tôi có thể tiến sâu hơn nữa, chắc chắn sẽ rất tuyệt vời. Nhưng, những thứ vừa phải sẽ ấn tượng dài lâu. Tôi thu nhỏ Beverly Hills qua những khung hình hào nhoáng nhưng gần gũi, hiện đại nhưng không mất đi sự giản đơn.
Ngoeo nguẩy vác người xuống phòng massage, tôi cảm thấy đây là thời điểm tuyệt vời nhất trong ngày. Ai nhìn vào cũng tưởng tôi sung sướng lắm, ừ, thì chỉ sung sướng khi sống trong căn nhà hết sức tiện nghi như thế này, nhưng đổi lại là sự lao động miệt mài mà một con lười biếng, ham ngái ngủ như tôi phải đánh đổi. Gần nửa năm trôi qua, tôi cảm giác mình phổng phao hẳn lên. Nhất là về khoản da dẻ, tôi đã không còn bị dị ứng với các thể loại cá, ghiền sandwich các thứ ăn nhanh, quen với việc dậy sớm chuẩn bị bữa sáng và các bữa khác trong ngày. Tôi thấy mình thay đổi hoàn toàn khi ở đây, bên cạnh cái đồng hồ sinh học sống là Duy. Tôi dần đã hết né tránh anh và trở nên dễ thương một cách nhã nhặn, khiến anh cũng phải hết hồn.
Tối hôm nay đặc biệt nhiều món và điển hình nhất kiểu Mỹ mà tôi chuẩn bị kể từ ngày sang đây. Trước đó, lúc chưa biết nấu tôi toàn hành hạ anh phải nếm thử những món ghê rợn nhất có thể mà tôi cố tình chuẩn bị. Khi cảm thấy có lỗi và trở nên đảm đang hơn, tôi cũng chưa bao giờ làm đầy đủ những món ăn chính vốn cần cho một bữa tối, báo hại đêm nào anh cũng tự mò mẫm dậy chế biến thức ăn để chống lại cơn cồn cào của bao tử.
Một ít cá khai vị thách thức cảm giác ngon miệng nơi đầu lưỡi, đi kèm là soup,salad trộn điển hình. Món chính có thịt gà, canh, cơm và một ít mì sợi. Kem táo với một ít phomat kết thúc bữa ăn tối đầy đủ và đầu tiên mà tôi thiện chí chuẩn bị cho Duy. Anh phân bua không khí thế này mà có rượu vang thì thật tuyệt vời. Tôi nhăn mặt khiến anh cười toe vì sợ tôi cáu lên rồi la lối om xòm, vì tội anh quá đòi hỏi như thường. Bữa ăn tối thoải mái và ấm cúng nhất từ ngày tôi sang Mỹ là đây, nhẹ nhàng cười đùa rồi huyên thuyên kể cho Duy nghe về nhiều phát hiện mới lạ của tôi, những rong rủi tình cờ vào mỗi sáng sớm và lắm thú vị cho lịch trình của ngày nghĩ.
- Bao lâu rồi em mới được như hôm nay?
- Chính xác là gần nửa năm rồi!
- Anh rất mừng.
- Em cũng thế!
- Em có hạnh phúc không? Em có còn muốn về nhà nữa không?
- Có. Em đặc biệt hạnh phúc với những gì em có được. Thực ra khi phải đối mắt với những lời anh nói, nào là em không phải qua đây để chơi, anh đưa em qua đây đều có mục đích. Cuối cùng em đã hiểu.
- Em hiểu cái gì?
- Em hiểu những gì em cần làm và vì sao em qua đây. Nếu là những ngày mới qua thì em sẽ lao động cho bằng cạn kệt sức lực, lao đầu vào học ngấu nghiến. Chỉ để mệt mỏi và ngủ đi trong vô thức. Nhưng bây giờ thì không như vậy, em tập sống giản dị, sống chậm và sống có ích.
Chúng tôi ngồi rất lâu ở sân vườn. Những trụ đèn cao áp sáng rực rỡ nhưng làm mờ đi nơi chúng tôi ngồi, khiến tôi không thể nào nhìn rõ biểu hiện của anh được. Thực ra trong quá trình học khóa tâm lý ngắn hạn, tôi đã kịp chuẩn bị cho mình một bài luận để kết thúc khóa, với đề tài là hãy đọc suy nghĩ và diễn biến tâm lý của một người bên cạnh bạn. Ngoài anh ra thì còn ai vào đây nữa đâu? Chả lẽ tôi độc thoại cho chính mình? Như vậy thì sai đề tài, nhưng anh thực sự rất khó hiểu. Tôi đang không biết, sau khi khóa học này kết thúc trong vòng một tháng tới thì có thể tôi sẽ quay trở về hoặc xin vào một văn phòng nào đó để xin làm về nhân sự ở Việt Nam chăng? Thực ra, tôi không biết bản thân có muốn quay về?
Tôi đang ở nước Mỹ theo diện du học sinh, cái ngày tôi phỏng vấn cũng chớp nhoáng lắm! Thực ra đến bây giờ tôi mới biết, sỡ dĩ ba mẹ đồng ý cho tôi đi là vì cứ khăng khăng nghĩ tôi sẽ không đậu nỗi vòng phỏng vấn đâu. Ba mẹ đã sai lầm, thực tế ngày tôi phỏng vấn, cái anh, à không cái chú ngồi đối diện hỏi lung tung và kết thúc bằng câu rất đỗi tuyệt vời bằng tiếng Anh, nhưng tôi lăm le dịch ra tiếng việt cho mọi người hiểu rằng: Nước Mỹ chào đón những người “lạ” như em. Tôi hiểu cái yếu tố lạ đó, vì trong suốt quả trình phỏng vấn tôi biết tôi điên hết cỡ cho những câu trả lời của mình.
Tôi cứ chớp nhoáng vậy thôi. Ở tôi, nếu không vươn mình “bay”, tôi sẽ chết già mất. Cuộc sống là những bản nhạc đang phát, tôi sẽ chọn “next” để ghé tai tập trung sự chú ý của mình vào một bản nhạc lạ, một sự chuyển mình độc đáo. Tuyệt đối không bao giờ dừng lại ở các nút “stop” “preview” “repeat” “rewind” “forward”, tôi không cho phép bản thân mình lơ là ở những cuộc dạo chơi và nhất là những cuộc dạo chơi có đánh đổi.
Chúng tôi cứ thế hướng lên bầu trời rồi lại nhìn xuyên thấu qua lớp kính trong suốt của ngôi nhà – nơi đó là nơi nương náu bình yên của tôi và cũng là nơi trú ngụ tuyệt vời của anh.
Beverly Hills hớp hồn tôi một cách độc đáo mang dáng dấp của sự đứng đầu về kiến tạo cũng nhưng kiến trúc ở nơi này. Nơi đây để người khác xa hoa, còn đối với tôi, nơi đây là một sự ép mình khuôn khổ. Tôi không cho phép bản thân mình hưởng thụ một cách trọn vẹn, nhẹ nhàng mà phải luôn khắc khoải nhớ về những lối sống giản dị, mà lỡ như có trở về, tôi tuyệt nhiên sẽ không luyến tiếc.
Nhà hàng Ivy, những khu biệt thự sang trọng, căn hộ cao cấp, khách sạn đắt tiền,... tôi chỉ cho phép mình đi qua, dừng lại chớp nhoáng rồi đi tiếp. Tôi sẽ còn đi qua rất nhiều nơi sang trọng hơn Beverly Hills hoặc thấp hèn hơn cả khu ổ chuột Rocinha ở Rio nữa, vậy nên tôi đều sẽ ghi nhớ tất cả nhưng không lấy đó làm quen thuộc của mỗi bước chân qua.
Hôm nay, tôi được nhận bằng tốt nghiệp loại ưu khóa tâm lý học. Phải thừa nhận rằng, nào giờ đi học thành tích của tôi lè tè dở tệ, chỉ đủ điểm lên lớp và đủ điểm đậu trong các kì thi lớn. Ngoài ra, tôi chưa bao giờ săn cho mình một giải thưởng gì lớn lao cả. Có thể là tôi không giỏi hay giả chăng có giỏi thì cũng lười biếng và bị cơ hội bỏ rơi. Nhận được tấm bằng tốt nghiệp loại ưu, tôi lại có cảm giác thở phào xen lẫn tự hào vì công sức tôi bỏ ra được đền bù thật xứng đáng. Đấy, các bạn đều thấy, nếu tôi không bị gò bó cuộc sống bởi Duy thì e rằng tấm bằng này không thể nào tôi cầm được như hôm nay. Thực sự tôi rất biết ơn anh, vì anh là nhân vật chính trong bài luận văn quyết định điểm số và vì anh luôn thách thức tôi đối mặt với cuộc sống hiện tại.
Tôi ti toe chủ động gọi về khoe ba mẹ. Cả gia đình tôi nói cười rối rít, ai cũng giành điện thoại để hỏi thăm tôi có ổn không, bao giờ về, bên đó đẹp không, lạnh không và đã đi đâu chưa,… Tôi luôn cảm thấy lạ là tại sao cả nhà nhớ tôi đến như vậy nhưng sao không gọi hỏi thăm tôi một tiếng nào. Nước mắt tràn ra, khi nghe giọng ba mẹ quen thuộc cất lên. Bạn biết không? Một thời gian đủ dài tưởng chừng như đã quên, nhưng khi những giọng nói quen thuộc ấy cất lên, tôi mới nhận ra rằng vì tôi đã cất quá lâu, chôn quá sâu trong một góc khuất cũa tiềm thức, nên việc tôi được nghe lại như là một sự khai quật tiềm thức rất đỗi ngoạn mục.
- Con nhớ ba, nhớ mẹ, nhớ cả nhà rất nhiều! Con vẫn ổn và con không khóc.
Tôi gần như vỡ òa khi cất tiếng nói điều đó! Họ cũng nhớ tôi rất nhiều, ba mẹ vẫn thường hay gọi cho tôi nhưng họ bảo rằng tất cả đều được Duy bắt máy và từ chối với lý do tôi cần tập trung nhiều hơn cho việc học và cuộc sống. Giờ thì tôi đã hiểu vì sao tôi không nhận được cuộc gọi nào từ ba mẹ. Vì họ vốn dĩ rất yêu tôi, dù tôi có đi đâu xa một tí vẫn sẽ bị gọi ráo riết cho đến khi quay trở về mới thôi. Nhưng hành trình dài hơi này, đột nhiên thiếu vắng sự quan tâm, hỏi thăm từ ba mẹ khiến tôi đôi lần tủi thân và trách móc.
Tôi ném thẳng điện thoại khi Duy vừa mở cửa bước vào rồi bỏ đi về phòng nhanh chóng.
- Anh biết em tức giận vì chuyện gì. Mở cửa đi, đừng có trẻ con nhứ thế!
- …
- Anh sẽ đi lấy chìa khóa, đến lúc đó thì biết tay anh.
Tôi mở cửa và mặt thì lắm lem thôi rồi. Với một giọng nức nở không lẫn vào đâu được, tôi gào lên như điên trước mặt anh:
- Tại sao anh lại chuyển cuộc gọi? Tại sao anh phải làm vậy? Nếu anh để em ngh những cuộc điện thoại đường dài, có lẽ em đã bớt tủi thân hơn…
- Anh cá chắc với em rằng, nếu em nghe những cuộc điện thoại ấy, em sẽ không như bây giờ. Làm gì phải phung phí cái điện thoại như thế khi biết em chẳng thể phản kháng nổi?
Tôi bay vào như một con sói, cào, cấu, cắn anh đủ các kiểu. Anh vẫn đứng im để tôi hành hạ như ngầm hiểu rằng: anh cũng có một phần lỗi và anh đang đứng yên hứng chịu những cú đánh từ tôi, như một lời xin lỗi.
Anh ôm tôi vào lòng. Cái ôm này chặt gấp ngàn lần khi đúng trước tượng chúa Jesus khổng lồ ở Rio. Tôi thôi vùng vẫy và yên vị.
- Em thật là đáng yêu.
- Em luôn đáng thương trong mắt của anh mới đúng. Ngay từ đầu, anh luôn ở thế chủ động. Em chỉ chủ động duy nhất là cái lần quyết định đến Rio de Janeiro để gặp anh thôi! Thậm chí em đã thề là không nghe anh dụ dỗ nhưng em vẫn qua đây cùng anh. Rồi thì lệ thuộc vào anh tất cả, chẳng phải anh có thể sẽ đuổi em đi bất cứ lúc nào anh muốn ? Chúng ta chẳng họ hàng, chỉ quen thôi, nhưng anh đâu có que nem thân thiết gì cho cam. Vỏn vẹn, chúng ta chưa biết nhau quá một năm, tại sao em lại phải tò te theo anh thế này?
Tôi nói trong ấm ức. Mà thật là thế, tôi bị động trong hầu hết lần gặp gỡ, cứ như bị nhòe đi khi ánh sáng là anh bvụt xuất hiện. Mối quan hệ khó gọi tên ở Rio lại càng không thể diễn đạt từng lời khi đến Beverly Hills này của chúng tôi. Nói sao nhỉ? Tôi cũng chẳng biết giới thiệu anh ra sao khi vô tình tụi bạn cùng lớp hỏi han.
- Chẳng phải em thích những mối quan hệ không rõ ràng?
Tôi đầy mạnh anh và quay người về phòng.
- Anh coi như không có chuyện gì.
- Ừ, kệ anh, nhưng em có. Hôm nay em vừa nhận bằng tốt nghiệp.
- Chúc mừng em. Em muốn gì?
- Không gì hết!
Nếu là vài phút trước thì tôi sẽ đòi lung tung cho Duy nổ não luôn. Còn bây giờ thì, tôi chả muốn gì cả!
Beverly Hills kết thúc khóa học với tôi như vậy! Vui vui, buồn buồn và cảm xúc rối tung. Tôi vẫn còn trẻ và chưa xác định được hướng đi cho riêng mình. Ở lại và đi tiếp, tôi e rằng, một lần nữa, Duy là người sẽ quyết định thay tôi. Tôi cũng có nghĩ qua rằng, tôi sẽ về Việt Nam và tiếp tục học Đại học sau ngần ấy thời gian bảo lưu, tìm một công việc nhàn hạ và sinh sống cho qua ngày. Nhưng kiểu của tôi thì không sao làm được như vậy! Thế nên lại thôi. Tôi rối.
Bùm, bùm…
- Chúc mừng sinh nhật em, Kim Minh!
- Ơ? Đâu ra?
- Phải em không vậy? Hôm nay đúng là sinh nhật em mà! Anh thấy em tick lòe loẹt trên lịch để bàn hay sao?
- Khổ quá! Ngày thì đúng, nhưng còn đến hai tháng nữa cơ!
- Em lật chi mà xa quá vậy????
- Kệ em!
- Thôi, anh tổ chức trước. Nếu lúc đó em còn ở đây thì sẽ lại bất ngờ nữa.
Gương mặt Duy đáng yêu khủng khiếp vì bị tôi lừa một cú ngoạn mục. Tôi biết anh hay vào phòng tôi và nhìn block lịch lòe loẹt của tôi, nên tôi khùng khùng lật trước đến tận hai tháng. Haha, tôi nghĩ anh chỉ qua loa chứ đâu biết rằng lại hoành tráng đến thế? Mới sáng anh đã đuổi tôi ra khỏi nhà bằng cách dụ khị tôi là có Rita đến tìm, rồi còn nói như thật rằng cô ấy đang có vấn đề tìm tôi và bảo tôi phải sang nhà Rita có chuyện gì đó. Tui cũng tưởng thật hăng hái đạp xe vù vù sang. Hóa ra bị lừa vì Rita có sang bao giờ, nhưng lỡ rồi nên cả hai long nhong cho hết ngày dài kể từ sau khi khóa học kết thúc.
Bánh kem, nến, champagne, dây ruy băng,… giăng chi chit cả một phòng khác rộng. Màn hình ti vi đang quay cuồng với những thước hình mà anh chụp cho tôi ở Beverly Hills này. Tất cả đều hoàn hảo, chỉ có chủ nhân của nó lừa đảo mà thôi!
- Chẳng phải em cố tình chọc anh rồi sao? Vậy nên món quà này xem như tặng em vì đã tốt nghiệp thành công để anh không bị mang tiếng.
- Có vụ đó nữa? Em học cho em, có liên quan gì mà mang tiếng anh? Vô duyên!
- Vì anh đã lấy danh dự mình ra đảm bảo là em sẽ tốt với ba mẹ em mà!
Nguyên nhân nằm ở đây. Nguyên nhân nằm ở danh dự của anh nên tôi mới được sang đây. Qủa thật, không biết phải nói gì nữa. Anh xòe cho tôi hai chiếc vé máy bay. Chưa kịp đọc tôi đã:
- Anh muốn đuổi em về à?
- Em đã nhìn vé máy bay chưa vậy?
Ôi, Chúa ơi! Tha lỗi vì con đã lỡ nhắc tên người lần hai, trong chuyến đi này. Là Hawaii. Không thể tin, phần thưởng quá lớn giành cho tôi. Đây là nơi tôi luôn muốn đặt chân đến, chẳng để là gì cả chỉ muốn hét thật to câu “Aloha” rồi trở về cũng đã mãn nguyện rồi. Và anh sẽ là người lần nữa đồng hành cùng tôi.
Beverly Hills - giấc mơ xa hoa thấm nước mắt của nỗi nhớ nhà, chật chội trong gò bó, trưởng thành nhờ vào những thói quen, bình minh với bao rong rủi thú vị và vỡ òa pha lẫn miên man khi nhận được tấm bằng tâm lý loại ưu. Beverly Hills, sau chuyến du lịch ngắn hạn, tôi chắc chắn sẽ quay về, một lần nữa.
Không vội lên kế hoạch cho cuộc sống sau này, tôi chỉ biết, nếu tôi rạch ròi quá giữa những cột mốc, tôi sẽ không thể nào máy móc làm theo.
Beverly Hills – cảnh đêm trong nhưng ngày tới sẽ rất đẹp và tôi sẽ say giấc.