Vì sao họ thành công - Chương 11
JOHN E. RAU
TỔNG GIÁM ĐỐC MIAMI CORPORATION
HÃY LÀM CHO
MỌI NHÂN VIÊN CỦA BẠN
THẤY RẰNG HỌCẦN PHẢI
CÓ TƯ DUY CHIẾN LƯỢC
TRONG MỌI VẤN ĐỀ
ĐỂĐẠTTHÀNH TÍCH
TỐT NHẤT
“Tôi thích yêu cầu người khác trả lời các câu hỏi như
thể họ đang ngồi trên ghế Tổng giám đốc vậy. Điều này tỏ
ra rất có kết quả.
Lối giao tiếp kỳ vọng cao đó làm cho mọi nhân viên của
bạn thấy rằng họ cần phải có tư duy chiến lược trong mọi
vấn đề để đạt thành tích tốt nhất cho công ty. Mọi người
thường nỗ lực đáp ứng những kỳ vọng mà bạn đặt nơi họ.
Nó (lối giao tiếp kỳ vọng cao) còn làm cho mọi người
suy nghĩ rộng ra bên ngoài các lĩnh vực chuyên môn của
mình và hình thành sự thấu cảm đối với các đồng nghiệp ử
những phòng ban chức năng khác khi họ được yêu cầu xem
xét những mối quan hệ này “từ bên trên”.
Ngay cả trước khi chính thức nhận chức Tổng giám đốc
Công ty Chicago Title and Trust, tôi đã giao việc cho ban
điều hành cao cấp “viết một bài báo cho tờ Business Week
giải thích các nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của công ty
trong 5 năm sắp tới”. Nhiệm vụ đó buộc họ phải có quan
điểm của một Tổng giám đốc trước những nguy cơ thực sự
đối với công ty, đồng thời chấp nhận rằng những thay đổi
vì mặt vật chất là rất quan trọng.
Khi xác lập mục tiêu, tôi thường yêu cầu các nhà quản
lý của tôi viết ra các thành tích mà họ đã đạt được và qua đó
tự xấp loại bản thân. Điều này giúp mang lại sự tập trung
thực sự để có những kết quả tuyệt vời nhất.
Đây là một thách thức không có điểm dừng – cũng
giống như việc cải thiện kỹ năng chơi golf của bạn – và có
nhiều điểm tương đồng trong cách bạn thực hiện điều đó.
Hãy quan sát và học hỏi những thành tích tốt nhất của
người khác. Hãy đọc lịch sử và cố nghĩ xem bạn có thể xử lý
vấn đề đó như thế nào và bạn có thể đạt được một kết quả
tốt hơn không để từ đó kích thích tư duy chiến lược của bạn
một cách dễ dàng.
Hãy luôn tỏ ra cởi mở khi tiếp nhận những phản hồi vì
ảnh hưởng của bạn đối với người khác. Hãy yêu cầu họ
tưởng tượng họ là một Tổng giám đốc và họ sẽ quyết định
ra sao trước những vấn đề cụ thể nào đó.
Mọi người sẽ có cách giải quyết vấn đề khác nhau. Một
số người sẽ có những câu trả lời thiển cận, chủ quan. Số
khác sẽ thay đổi cách nhìn của mình. Chính quá trình đó
mới quan trọng, chứ không phải câu trả lời của họ.
Làm sao để có được những phản hồi trung thực vì nhiều
người thường có khuynh hướng tâng bốc sấp của mình?
Đúng như vậy, trừ khi bạn nêu gương mình là một người
ngay thẳng và sẵn sàng tiếp nhận những lời phê bình mang
tính xây dựng, bạn sẽ chỉ nhận được những điều mà mọi
người nghĩ là bạn muốn nghe, chứ không phải những điều
họ muốn nói.”
JOHN E. RAU
ATWOOD COLLINS III
CHỦTỊCH CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
M&T, MIDATLANTIC
TẬP TRUNG LÀM
“NHỮNG VIỆC BÌNH
THƯỜNG VỚI MỘT HIỆU
QUẢ KHÁC THƯỜNG”
“Tôi ước gì các yếu tố hình thành kỹ năng lãnh đạo
thành công có thể cô đọng lại thành một công thức thật cụ
thể. Nhưng điều đó quả không đơn giản chút nào. Tuy
nhiên, tôi đã khám phá ra một vài bí quyết có thể mang lại
kết quả khá mỹ mãn nếu được áp dụng một cách kiên trò.
Nguyên tắc cơ bản mà tôi sử dụng là sự tập trung được
thôi thúc bởi lòng say mê và sự cam kết thực hiện điều đó
một cách kiên định. Trước hết, bạn tập trung vào những
mục tiêu bạn muốn hoàn thành, vào các thế mạnh và vào
những phương cách hoạt động của tổ chức của bạn.
ATWOOD COLLINS III
Ví dụ, trong ngành ngân hàng của chúng tôi, có khoảng
9.213 đối thủ cạnh tranh cùng có những hoạt động như
nhau: tiếp nhận tiền gửi và cho vay. Nhưng điều kỳ lạ là mọi
người thực hiện công việc đó với những kết quả vô cùng
khác nhau. Điều đó có nghĩa là gì? Thành công nằm ở khêu
thực hiện, chứ không phải ở chiến lược.
Các ngân hàng thành công nhất, trong đó có M&T, là
những ngân hàng biết tập trung vào việc làm “những việc
bình thường với một hiệu quả khác thường”. Hãy thỏa mãn
kỳ vọng của khách hàng và làm điều đó một cách kiên định.
Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng điều này vô cùng khó khăn
vì việc thực hiện một cách kiên định đòi hỏi sự tập trung cao
độ vào từng chi tiết nhỏ nhất. Song song đó, bạn cần có một
nguồn năng lượng dồi dào để lặp đi lặp lại hoạt động này
một cách lâu dài, và một sự cam kết không biết mệt mỏi
trong việc theo đuổi sự kiên định đó. Vì thế, có thể cô đọng
tất cả thành các bước cơ bản sau:
• Tập trung vào những gì bạn muốn hoàn thành và
phương thức thực hiện điều đó.
• Hình thành những biện pháp đơn giản để đảm bảo
thành công trong việc thực hiện những mục tiêu mà
bạn đã thiết lập. Tôi nhấn mạnh những biện pháp đơn
giản, bởi nhiều doanh nghiệp cố gắng đo lường mọi
thứ mà thực ra chẳng đo lường được gì cả.
• Kiên định trong cách thức thực hiện các mục tiêu.
• Không ngừng đánh giá lại hiệu năng hoạt động của mình
và điều chỉnh hay trang bị lại công cụ nếu cần thiết.
Để trở thành một người lãnh đạo thành công, có một số
việc có thể được đào tạo và những việc khác có thể học hỏi
từ kinh nghiệm của những người đi trước. Tuy nhiên, tôi
muốn nhấn mạnh lần nữa rằng hãy bắt đầu bằng sự tập
trung vào những việc bạn muốn hoàn thành và cách thức
thực hiện chúng. Không phải tuyên bố sứ mạng, mà là
những mục tiêu cụ thể với các biện pháp và ngày giờ chi tiết
cho việc hoàn thành.
Một kiến trúc sư nổi tiếng từng nói: “Cuộc sống phát sinh
từ các chi tiết”. Hãy chia sẽ tầm nhìn của bạn với nhân viên
và hướng các hoạt động của họ xoay quanh việc hoàn thành
các mục tiêu. Hãy lắng nghe và khuyến khích sự tham gia của
họ. Nên thiết lập những thước đo đơn giản, nhất quán để bạn
có thể đo lường kết quả các hoạt động của mình.
Là người lãnh đạo, bạn có thể có tất cả mọi tầm nhìn
bạn muốn, nhưng thực ra không phải tầm nhìn của bạn là
quan trọng, mà quan trọng chính là tầm nhìn mà nhân viên
của bạn được khai sáng. Mọi người sẽ nhìn thấy tương lai
khi họ có thể kết nối rõ ràng những mục tiêu nghề nghiệp
của mình với các giá trị mà bạn đang cố gắng tạo ra.
Ngoài ra, bạn không những phải tỏ ra nhiệt tình trong
việc theo đuổi mục tiêu mà còn phải tỏ ra thực sự yêu quý
khách hàng.
Tất cả những điều này đều cần đến sự tập trung, niềm
say mê và sự cam kết rất lớn, cũng như sinh lực, sự sở hữu
và tinh thần trách nhiệm. Đó là lý do tại sao số lượng nhà
lãnh đạo thường ít hơn so với các nhà quản lý.
Cuối cùng, hãy không ngừng vun đắp cho niềm say mê
theo đuổi các mục tiêu một cách nhất quán. Nhiều nhà
quản lý luôn đánh giá thấp khối lượng và mức độ sinh lực
cần thiết để làm những điều bình thường với một hiệu quả
khác thường.”
141
ATWOOD COLLINS III
SY STERNBERG
CHỦTỊCH KIÊM TỔNG GIÁM ĐỐC TẬP ĐOÀN
BẢO HIỂM NHÂN THỌ NEW YORK LIFE
ĐỪNG MẤT CÔNG
TÌM KIẾM TƯ DUY CHIẾN
LƯỢC TỪ BÊN NGOÀI
“Rất đơn giản, chúng tôi không tìm kiếm tư duy
chiến lược từ bên ngoài. Điều này nghe có vẻ lạ thường,
nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng có nhiều công ty
đã trở nên phụ thuộc vào các nhà tư vấn và nghiên cứu
từ bên ngoài trong quá trình ra quyết định chiến lược
của mình.
Việc tư vấn và nghiên cứu có thể giúp bạn kiểm tra linh
cảm và mĐI giũa tư duy, nhưng bạn không thể để những
công cụ này thay bạn làm nhiệm vụ lãnh đạo.
Tôi khuyến khích mọi người trong nhóm tư duy một
cách độc lập và chống lại việc trở nên phụ thuộc vì mặt trí
tuệ đối với những tuyên bố của các “chuyên gia” hoặc
những khuynh hướng thời thượng trong lĩnh vực của mình.
Trong ngành của chúng tôi, dường như luôn có người háo
hức muốn thuyết phục rằng bạn phải từ bỏ mô hình kinh
doanh của mình và áp dụng mô hình của họ. Trong thời kỳ
các công ty dotcom (tức .com - kinh doanh trực tuyến qua
mạng Internet), các chuyên gia bảo chúng tôi rằng việc bán
bảo hiểm nhân thọ thông qua các tư vấn viên đã trở thành
quá khứ và các giao dịch sẽ sớm diễn ra thông qua mạng
Internet.
Nếu chúng tôi nghe theo họ thì chúng tôi đã gặp thảm
họa. Sự thật là chúng tôi không dễ dàng bị lôi kéo để chệch
khỏi lộ trình của mình. Chúng tôi có nền văn hoá công ty
mạnh. Chúng tôi hiểu rõ vì những điểm mạnh độc đáo và
khác biệt của mình. Và quan trọng nhất là chúng tôi biết
rằng lãnh đạo có nghĩa là phải tự tư duy và thực hiện theo
cách riêng của mình.
Trong những năm gần đây, có nhiều ví dụ vì việc New
York Life đã tự tạo ra sự khác biệt cho mình bằng cách
không đi theo số đông.
Cuối những năm 1990, trong thời kỳ sôi động của thị
trường đầu cơ lên giá, nhiều công ty bảo hiểm đổ xô vào
việc phân rã các phần vốn góp. Giống New York Life,
những công ty hoạt động bằng cách hùn vốn này không
được giao dịch công khai và không có cổ đông. ở các công
SY STERNBERG
ty loại này, người có hợp đồng bảo hiểm, chứ không phải
là cổ đông, có quyền bỏ phiếu bầu thành viên ban giám
đốc và nhận cổ tức.
Những đối thủ cạnh tranh mới phân rã vốn góp đã có
thể cơ cấu các giao dịch cổ phiếu để mua lại những công ty
bảo hiểm cổ phần khác. Nhưng năm 1998, khi xem xét
dòng tiền mạnh và mức thặng dư rất lớn của New York
Life, chúng tôi kết luận rằng chúng tôi không cần phải phát
hành thâm cổ phiếu để tạo nguồn vốn phát triển trong
tương lai.
Trong một báo cáo gần đây vì New York Life, Công ty
nghiên cứu và đánh giá thị trường AM Best nhất trí rằng: “Sy
Sternberg và Ban giám đốc đã khám phá rằng công ty của
mình đã có được những điều mà các công ty khác ao ước và
hy vọng đạt được thông qua việc phân rã vốn góp: đó là
thương hiệu mạnh, hệ thống bán hàng hiệu quả, nguồn vốn
mạnh và doanh thu cao”.
Nhưng vấn đề lớn hơn là niềm tin của cá nhân tôi rằng
có sự mâu thuẫn cố hữu giữa việc quản lý một công ty vì
nhu cầu của những người có hợp đồng bảo hiểm với nhu
cầu của các cổ đông. Người đầu tư thường đánh giá hiệu quả
hoạt động dựa vào mức lợi nhuận mà bạn có thể tối dễ hoá
từ quý này sang quý khác, năm này sang năm khác. Trái lại,
người có hợp đồng bảo hiểm lại tìm kiếm sự bảo đảm an
toàn lâu dài và ổn định cho 20, 30 hoặc 40 năm tới.
Đối với tôi, quyết định là rất rõ ràng: Nhiệm vụ quan
trọng nhất của chúng tôi là phục vụ nhu cầu và tôn trọng
đặc quyền của những người có hợp đồng bảo hiểm.
Cuối cùng, chúng tôi đã đạt được những lợi thế cạnh
tranh quan trọng bằng cách duy trò việc cam kết bảo đảm
cho các bên cùng có lợi. Điều này đã mang lại cho chúng tôi
nét độc đáo quan trọng: Mọi người biết đến chúng tôi như
một công ty bảo hiểm mà mỗi hoạt động đều thống nhất
một cách tuyệt vời đối với lợi ích của những người giữ hợp
đồng bảo hiểm.
VÀI năm trước đây, tôi cũng có quan điểm mà một số
người có thể gọi là trái ngược, nhưng gần đây đã trở thành
một khuynh hướng trong ngành: hướng đến việc hợp nhất
những dịch vụ tài chính. Lúc ấy, nhiều đối thủ cạnh tranh
của chúng tôi đang bận rộn tái định hình công ty thành các
siêu thị dịch vụ tài chính, dễ dàng hoá vào ngành ngân hàng
và môi giới chứng khoán.
Tất cả những người tư vấn và chuyên gia nhãn hiệu đều
cố gắng nói với chúng tôi rằng công ty chúng tôi đặt trọng
tâm quá hẹp. Sau đó, họ đề xuất chúng tôi nghiên cứu thay
đổi tân New York Life và cho rằng việc này là cần thiết nếu
chúng tôi muốn bán được các sản phẩm khác không phải là
các hợp đồng bảo hiểm.
Bản năng tôi mách bảo rằng: “Thương hiệu của chúng
tôi là tài sản quan trọng nhất. Tại sao tôi phải hủy bỏ nó?”.
Hơn nữa, tôi đã kết luận rằng ngay cả trong một thị trường
bão hòa, vẫn còn rất nhiều cơ hội để tăng trưởng trong lĩnh
vực bảo hiểm nhân thọ. Phí bảo hiểm năm đầu từ các hợp
đồng bảo hiểm bán được ở Mỹ vượt quá mức 11 tỉ đô la
một năm. Tuy nhiên, không có một công ty nào chiếm
nhiều hơn 6% thị phần bảo hiểm nhân thọ của Mỹ. Trong
một thị trường phân khúc như thế này, việc chiếm thâm 2
- 3% thị phần sẽ có tác động rất lớn đến doanh thu của
công ty.
Đây chính là điều đã diễn ra ở New York Life. Cuối năm
2000, thị phần của New York Life chỉ khoảng 4%. Đến
2002, chúng tôi đã nhân đôi doanh thu bằng cách giành
thâm 3,4% thị phần nữa. Khi phối hợp điều này với kết quả
tăng trưởng mạnh mẽ của chúng tôi ở những thị trường
quốc tế đang nổi lên như Trung Quốc và ấn Độ, rõ ràng
trọng tâm hẹp của chúng tôi trong lĩnh vực bảo hiểm nhân
thọ thực sự là một chiến lược để tăng trưởng nhanh choáng
và mạnh mẽ.
Tất nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ hội để
tung ra thị trường các sản phẩm tài chính khác, phù hợp
với nhãn hiệu và thế mạnh của chúng tôi. Nhưng thay vì
chắp vá với tính cách của chúng tôi, tôi nghĩ sẽ thông
minh hơn khi thuyết phục khách hàng rằng những đặc
điểm của nhãn hiệu bảo hiểm nhân thọ của chúng tôi –
sức mạnh tài chính, sự chính trực và tính nhân văn – là
một phần không thể tách rời trong mọi hoạt động mà
chúng tôi thực hiện.
Bạn sẽ có năng lực lãnh đạo thực sự nếu ít phụ thuộc
hơn vào người khác trong việc tìm kiếm tư duy chiến lược
từ bên ngoài. Bạn sẽ tiến đến gần năng lực lãnh đạo thực sự
bằng cách thể hiện sự mới lạ, tinh thần độc lập và sự tự tin
trong việc điều hành kinh doanh của bạn. Nói toám lại, hãy
học cách tin tưởng vào sự phán đoán của chính mình và học
cách tự đứng trên đôi chân của mình.”
SY STERNBERG