40 gương thành công - Chương 33 + 34

33. Oliver Wendell Holmes

Tôi xin kể bạn nghe chuyện một người đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của người Mỹ nhất là về luật pháp. Ông là một thiên tài của Hoa Kỳ. 

Người đó là vị thẩm phán Olive Wendell Holmes. Ông thọ chín mươi bốn tuổi và biết hầu hết những nhân vật quan trọng ở Hoa Kỳ trong một thế kỷ nay. 

Khi ông còn nhỏ, thân phụ ông thường bảo các con rằng trong bữa cơm ai nói được câu nào hóm hỉnh nhất sẽ được thưởng thêm mứt. Ông Wendell rất thích mứt nên tập ăn nói từ hồi đó (...) 

Khi ông bắt đầu học luật năm 1857, cụ không bằng lòng vì thời đó người ta còn khinh môn luật. Cụ năn nỉ ông: 

- Con nghe ba, đừng theo nghề đó, nó không đưa tới đâu cả. 

Nhưng ông tin chắc rằng học luật có thể thành một người có danh vọng. Và ông nghiến ngấu sách luật như nghiến ngấu tiểu thuyết, trang nào cũng thấy say mê. 

Năm 1861 ông sắp thi ở trường Harvard thì nội chiến bùng nổ. Ông liệng cả sách vào tủ, đăng lính. Ông chiến đấu anh dũng, bị thương ba lần. Một viên đạn xuyên qua gần đụng tim ông, đến nỗi một quân y thấy người ta khiêng ông trong một chiếc cáng, la lên. 

- Đừng phí công với người đó nữa. Hắn chết rồi! 

Chết rồi ư? Sự thực thì ông còn đương tuổi lớn. Ông còn lớn thêm bốn, năm phân nữa mới đủ một thước chín và còn sống để mà giúp cho nước được một việc quan trọng nhất là cứu cho tổng thống Lincoln thoát nạn năm 1864. 

Trong khi đại tướng Grant đương chỉ huy ở Richmod, một đội quân phương Nam, do Jubal Early cầm đầu, đâm một mũi nhọn lên phía Bắc, tới Alexandrie ở Virginie, cách Hoa Thịnh Đốn không đầy bốn chục cây số. 

Quân phương Bắc tính chặn họ lại ở For Stevens. Abraham Lincoln chưa ra chiến trường lần nào, cũng tới đó coi hai bên giao chiến. Ông đứng trên một nóc nhà, gần chỗ tay vịn khi súng bắt đầu nổ. Hình thù vạm vỡ của ông, mà ai cũng nhận ra được, ở ngay trước họng súng địch. Một vị tướng thưa với ông: 

- Thưa ngài Tổng Thống, ngài nên lùi lại phía sau thì hơn. 

Lincoln không để ý đến lời đó. Cách đó hai thước, ở chỗ tay vịn, một người ló đầu ra, lảo đảo rồi lăn ra chết. Lại gần hơn nữa, một người khác cũng ngã gục. 

Thình lình ở sau lưng Lincoln có tiếng la lên: 

- Đồ điên, xuống đi. Kiếm chỗ núp đi. 

Lincoln nhảy một bước, quay lại: đại tá Holmes nhìn ông, giận dữ, mắt nảy lửa. 

Lincoln mỉm cười, nói: 

- Đại tá ăn nói ôn tồn lắm! 

Rồi ông nhún vai, nhận là phải, kiếm chỗ núp. 

Tin đó lan ra, nhiều người khen Wendell là anh hùng, nhưng ông ngắt lời ngay, giọng hơi xẵng: 

- Đừng bảo tôi là anh hùng, tôi đã làm phận sự một người lính, chứ có gì khác thường đâu. 

Chiến tranh xong ông về nhà, tiếp tục học như trước. Ông biết rằng học luật không kiếm được tiền: hồi đó có câu tục ngữ: "Luật sư năm đầu kiếm đủ tiền khắc bảng đồng ở cửa phòng việc là may". 

Olive Wendell Holmes không được như vậy nữa mà mãi ba mươi tuổi ông mới có một phòng việc riêng cho mình. Tôi không nói ngoa. Năm đó khi ông cưới bà Fannie Dixwell, một bạn gái từ hồi nhỏ, ông không có một xu dính túi. Hai ông bà phải ở trong một phòng ở từng thứ tư, trong nhà thân phụ ông, rồi phải ki cóp một năm để có tiền ra ở riêng. Họ mướn được hai phòng tồi tàn trên một tiệm bào chế và chỉ có mỗi một cái lò để nấu bếp. 

Đó, một thiên tài mà ba chục tuổi còn long đong như vậy. 

Rảnh quá, vì vắng khách, ông bổ túc rồi tái bản một bộ luật, bộ Phê bình luật Mỹ. Công việc đó vĩ đại, phải nghiên cứu, phê bình hằng ngàn trường hợp và không biết bao bản án của các tòa. Làm việc mấy năm mà vẫn chưa xong, ông đã hơi lo ngại, vì ông nghĩ rằng trong nghề của ông, trễ lắm là bốn chục tuổi phải có danh vọng mới được. Mà năm đó ông đã ba mươi chín. Một đồng hồ gõ mười hai tiếng, ông hỏi bà: 

- Mình có tin rằng anh thành công không? 

Bà đương khâu, đáp: 

- Chắc chắn là mình thành công. Em biết vậy. 

Ông thành công thật. Bộ sách đó mà ngày nay ai cũng coi là một công trình bất hủ về luật Mỹ, được in xong năm ngày trước khi ông đúng bốn chục tuổi. Hai ông bà cụng ly với nhau để ăn mừng. 

Trường đại học Harvard rất thích công trình của ông, tặng ông một ghế giáo sư luật khoa, lương bốn mươi lăm ngàn Mỹ kim một năm. Ông sung sướng vì vinh dự đó, nhưng còn hỏi ý kiến bạn thân là George Shattuck đã. Ông này khuyên: 

- Anh nên nắm lấy cơ hội đi, nhưng buộc họ một điều kiện là nếu anh được bổ làm thẩm phán ở tòa Massachusetts thì anh có quyền hủy giao kèo liền. 

Ông cho bạn quá lo xa, nhưng cũng nghe theo. 

Không đầy ba tháng sau, ông Shattuck chạy lại trường Harvard lôi Holmes ra khỏi lớp học, hổn hển bảo: 

- Có tin mừng lớn. Có một chỗ trống ở Tối cao pháp viện Massachusetts. Chính phủ chỉ muốn giao cho anh chỗ đó, nhưng buộc anh phải nạp hồ sơ trước mười giờ trưa. Mà bây giờ mười một giờ rồi. 

Chỉ còn một giờ nữa, Holmes lượm nón, rồi hai ông chạy lại tòa Thống Đốc. Một tuần sau, ông được bổ nhiệm. Ông đã qua một chương mới trong đời ông. 

Ở tòa án Masschusetts ông nổi tiếng là "li khai" vì rất ít khi ông đồng ý với bạn cộng sự. Chẳng hạn năm 1896 ông bênh vực bọn thợ thuyền đình công, mặc dầu ông không ở trong giai cấp họ. Quyết định xong, ông nói với một người bạn thân: - Tôi mới tự cấm tôi thăng chức. 

Biết vậy mà ông vẫn giữ vững lập trường. Tư lợi không khi nào ảnh hưởng tới sự tài phán của ông được. Ông chỉ nghĩ đến sự công bình thôi. 

Lạ lùng thay, vụ xử đó và nhiều vụ khác nữa đã chẳng làm hại bước đường công danh của ông mà còn đưa ông lên những chức vụ vẻ vang nữa. Tổng Thống Theodore Roosevelt lúc đó muốn tấn công các tổng hợp sản xuất và thương mại ở Hoa Thịnh Đốn, dùng tất cả uy quyền để diệt những công ty độc quyền, khi nghe người ta nói về Holmes, la lên: 

- Như vậy mới là một vị thẩm phán. Tôi cần dùng người đó. 

Và giấy tờ làm rất gấp để bổ Holmes lên chức thẩm phán Tối cao pháp viện Hoa Kỳ. Đó là danh dự lớn nhất trong nghề. Tổng Thống tưởng rằng Holmes sẽ nghị quyết theo ý mình. Ông lầm. Ngay trong vụ xử lớn đầu tiên, Holmes đã chống Roosevelt. Roosevelt giận la: 

- Con người gì mà mềm như bún vậy! 

Roosevelt quạu, nhưng công chúng lại mừng, Holmes đã xử theo lòng mình, không tùy thuộc ai, đứng trên hết các đảng phái. 

Trong ba chục năm Holmes cương quyết giữ đường lối đó và thành một vị thẩm phán được quốc gia trọng vọng nhất. 

Năm ông chín mươi mốt tuổi, sức ông bắt đầu suy nhiều, phải có hai người đỡ ông bước xuống bệ. Một hôm ông nói với viên lục sự: 

- Ngày mai tôi không lại nữa. 

Và từ đó ông không trở lại tòa nữa. 

Hai năm sau ông chín mươi ba tuổi. Franklin D. Roosevelt mới lên làm tổng trưởng, lại thăm ông và thấy ông đương đọc Platon, hỏi: - Thưa cụ, xin cụ cho biết tại sao cụ đọc Platon. 

Ông đáp: 

- Để trí thức được thêm phong phú. 

Bạn thử tưởng tượng: chín mươi ba tuổi.... 

Quả thực tại Hoa Kỳ chưa có người nào nhân cách cao như ông, mà cũng chưa ai làm cho pháp luật thay đổi sâu xa như ông. Những bản án của ông sau này còn có ảnh hưởng lâu tới cách sống của người Mỹ. 

Và đây, thêm một chi tiết nữa mà tôi chắc bạn muốn biết: Khi mất, vị thẩm phán danh tiếng đó để lại tất cả gia tài khoảng hai trăm rưởi ngàn Mỹ kim, cho chính phủ. Tất cả tủ sách của ông, ông cũng tặng hết cho quốc dân. 

�t O� ���?d @f �n, bị săn đuổi, chửi rủa, đánh đập, liệng từ trên xe xuống đất, có lần người ta nhắm ông mà bắn nữa. 

 

Ông thành một chú nài, một tên cờ bạc. Năm mười bảy tuổi, ông trôi tới Nữu Ước, trong túi không có một xu mà không quen thuộc một ai. Rồi một việc xảy tới. Ông len lỏi vào một đám đông nghe một nhà truyền giáo giảng đạo. 

Ông cảm động quá, từ hồi nhỏ chưa lần nào kích thích như lần đó. Ông thấy những tội lỗi của ông. Và ông bước lại bàn thờ, nước mắt ròng ròng trên má, ông xin vô đạo. Hai năm sau, tên du thủ du thực hồi trước đã đứng ở một góc đường tại Chinatown để giảng đạo. 

Hồi đó ông sướng vô cùng, vừa làm việc vừa học đạo. Ông mười tám tuổi. Trước kia ông chưa được đi học trên sáu tháng; nhờ coi những chữ ghi trên các xe chở hàng, và trên đường xe lửa, rồi hỏi bạn cách đọc mà lần lần biết đọc. Nhưng ông không biết viết, không biết toán, cũng không biết đánh vần. Thành thử bấy giờ, ngày thì ông phải học đạo ở trường Bible School, và học tiếng Hi Lạp, học môn vạn vật, đ êm thì phải học đọc, học viết, học toán. 

Sau ông quyết định làm một nhà truyền đạo chuyên về y học, và sắp vô trường đại học Pennsylvania thì một việc nhỏ xảy ra làm đời ông thay đổi hẳn. 

Đi từ Massachusetts tới Philadelphia, ông phải đổi xe lửa ở Albany. Trong khi đợi xe, ông vô một rạp hát coi Alexander Herrmann diễn trò ảo thuật. Ông từ trước vẫn thích ảo thuật, nên lần đó muốn được nói chuyện với Herrmann. Ông lại khách sạn, mướn một phòng sát phòng của Herrmann, ông đặt tai vào lỗ khóa nghe ngóng, đi đi lại lại ở hàng lang, rán thu hết can đảm để gõ cửa, nhưng không dám. 

Sáng hôm sau, ông theo nhà ảo thuật ra ga, và đứng trân trân ngó Herrmann, vừa kinh, vừa sợ. Herrmann đi Syracuse; ông thì phải tới Nữa Ước, và đáng lẽ mua giấy đi Nữu Ước, thì ông lại mua lầm giấy đi Syracuse. 

Sự lầm lộn đó thay đổi đời ông, làm ông đáng lẽ là một nhà truyền giáo thì thành một nhà ảo thuật. 

Hồi ông đương thịnh, ông làm trò mà kiếm được mỗi ngày hai trăm Anh kim (...) 

Ông bảo rằng nhiều người biết về ảo thuật cũng bằng ông. Vậy, ông thành công là nhờ cái gì? 

Nhớ ít nhất là hai điều. Điều thứ nhất, ông có tài đem cá tính của ông lên sân khấu. Ông hiểu bản tính của con người, và ông cho rằng đức đó cũng quan trọng như sự hiểu biết về ảo thuật. Mỗi cử động của ông cả khi ông đổi giọng hoặc khi ông ngước mắt, đều được ông tính toán kỹ lưỡng từ trước, và làm đúng lúc, không sai một phần giây. 

Điều thứ nhì là ông yêu khán giả. Trước khi kéo màn, ông nhảy nhót ở hậu trường sân khấu, cho thêm phần hăng hái... Và luôn luôn tự nhủ: "Tôi yêu khán giả, tôi muốn làm họ vui. Tôi sung sướng. Tôi sung sướng". 

Ông biết rằng nếu ông không sung sướng thì không làm cho người khác vui thích được. 

34. Bernard Shaw

Rất ít người nổi danh tới nỗi người khác khi nhắc tới, chỉ viết những chữ đầu của tên, họ, mà ai cũng hiểu. Một trong những danh nhân vào bậc đó là một người Ái Nhĩ Lan; những chữ đầu của tên họ ông là G.B.S. Ông có lẽ là nhà văn tiếng tăm lừng lẫy nhất thế giới. Đời cầm bút lạ lùng khó tin được của ông đã chép trong một cuốn mà tên họ ông chỉ ghi là G.B.S, tức George Bernard Shaw. 

Đời ông đầy những tương phản kịch liệt. Chẳng hạn ông chỉ được đi học năm năm; giáo dục thiếu sót như vậy, mà ông thành một văn hào bậc nhất thế giới và được một giải thưởng văn chương lớn nhất thế giới, giải Nobel. Giải thưởng là bảy ngàn Anh kim nhưng ông chẳng thèm nhận tiền mà cũng chẳng thèm nhận vinh dự. Sau người ta phải năn nỉ ông, ông mới chịu nhận số tiền đó một cách tượng trưng trong nửa giây trước khi chuyển nó qua quỹ Ái Hữu Văn Học Anh - Thụy Điển. 

Thân phụ ông sinh trong một gia đình danh giá ở Ái Nhĩ Lan, nhưng thân mẫu ông không được hưởng một gia tài lớn của một bà cô vì bà cụ này không chịu cho song thân ông cưới nhau. Thành thử nhà cửa nghèo túng và Bernard Shaw phải kiếm ăn từ hồi mười lăm tuổi. Năm đầu, ông làm thư ký, lương tháng không được một Anh kim. 

Rồi từ mười sáu đến hai mươi tuổi, do hoàn cảnh, ông lãnh một việc có trách nhiệm là giữ két ngân hàng, được một Anh kim rưỡi một tuần. Nhưng ông ghét công việc phòng giấy; vì ông đã được sinh trưởng trong một gia đình trọng hội họa, âm nhạc và văn chương. Năm ông bảy tuổi, ông đã đọc Shakespeare, Bunyan, truyện Ngàn lẻ một đ êm và Thánh kinh. Mười hai tuổi, ông mê Byron. Rồi ông đọc Dickens, Damas Shelley. Mười tám tuổi, ông đã đọc Tyndall, Stuart Mill, Herbert Spencer. Các văn hào đó đã làm cho óc tưởng tượng của ông phát triển sớm, và ông đã có nhiều mơ mộng; cho nên trong những năm đen tối, phải làm mọi cho một nhà địa ốc ngân hàng tư, ông buồn chán lắm, chỉ mơ tưởng tới thế giới đẹp đẽ của văn chương nghệ thuật, khoa học và tôn giáo. 

Khi gần được hai chục tuổi G.B.S, tự nhủ: 

"Mình chỉ có một đời người để sống, không lẽ đem phung phí nó trong buồng giấy một nhà buôn". 

Vì vậy năm 1876, ông bỏ hết đến Luân Đôn, nơi thân mẫu ông dạy hát để sinh nhai, và bước vào nghề viết văn để sau này nổi danh và giàu có. 

Nhưng ông phải viết chín năm rồi mới kiếm được đủ ăn. Ông dùng hết thì giờ để viết, tự buộc mình mỗi ngày phải viết năm trang, dù viết chẳng ra gì cũng cứ viết. Mà đúng năm trang thôi, chứ không hơn. Ông nói:"Hồi đó tôi còn cái tánh của một học sinh và một thư ký, cho nên viết hết năm trang mà tới giữa một câu thì tôi cũng bỏ đó, hôm sau mới viết tiếp". 

Ông viết năm truyện dài - một truyện nhan đề là Love among the artists - gởi bản thảo cho nhà xuất bản ở Anh và cả ở Mỹ. Họ đều gởi trả lại bản thảo, nhưng nhà xuất bản lớn nhất ngỏ ý muốn được coi tác phẩm sau của ông(...) 

Hồi đó ông túng bẩn quá đến nỗi không đ ào đâu ra tiền mua cò gởi bản thảo nữa. Trong chín năm đầu, cây viết của ông chỉ đem lại cho ông được có sáu Anh kim. 

Có khi quần áo rách, ông đi lang thang trong thành phố Luân Đôn, gày thủng mà quần áo cũng thủng ở đít. Nhưng ông không đến nỗi đói:Thân mẫu ông luôn luôn mua chịu được ở một hàng tạp hóa và tránh cho ông được thảm cảnh đó. 

Trong chín năm viết tiểu thuyết ấy, một lần ông kiếm được năm Anh kim nhờ một bài về y khoa mà một luật sư không hiểu vì nguyên do gì đã nhờ ông viết. Lần khác, ông kiếm được một Anh kim vì đếm phiếu sau một cuộc bầu cử vào Quốc Hội. 

Vậy ông làm cách nào mà sống? Ông thú nhận rằng gia đình ông rất cần sự giúp đỡ của ông, mong mỏi sự giúp đỡ đó đến gần như tuyệt vọng, nhưng ông lại không giúp nhà được chút gì hết, cứ ăn bám vào gia đình. Chính ông nói:"Tôi không lao mình vào cuộc chiến đấu để sống. Tôi tủi nhục bắt thân mẫu tôi lao mình vào". 

Nhưng sau ông viết những bài phê bình các thứ nghệ thuật và tự túc được. Thành công đầu tiên của ông về tiền bạc, không nhờ tiểu thuyết mà nhờ kịch. Và ông viết hai mươi mốt năm mới nổi danh, cưới được một bà vợ giàu mà không bị thiên hạ chê là đ ào mỏ. 

Thực không thể ngờ rằng một người như ông, có gan đứng trước quần chúng chỉ trích những luật về hôn nhân, những cơ quan tôn giáo, chế độ dân chủ và hầu hết những tục lệ mà loài người tôn trọng, lại vốn có tánh nhút nhát, tự ti mặc cảm. Ông đã đau khổ vì tánh nhút nhát. Chẳng hạn hồi trẻ, ông thỉnh thoảng lại thăm bạn bè trên bờ sông Thames ở Luân Đôn. Đây, xin bạn nghe ông tả, trong những hoàn cảnh như vậy, ông hàng động và cảm xúc ra sao: 

"Tôi nhút nhát tới nỗi có khi đi đi lại lại trên bến tàu tới hai mươi phút hoặc hơn nữa rồi mới dám gõ cửa nhà bạn. Sự thực, như có linh tính bảo tôi rằng không dám gõ cửa một người bạn thì sau này không làm nên trò trống gì ở đời hết, nhờ vậy tôi mới dám vào thăm bạn, nếu không thì tôi đã bỏ mà chạy một mạch về nhà rồi cho khỏi phải đau khổ vì nhút nhát".(...) 

Sau cùng ông học được cách hay nhất, mau nhất và chắc chắn nhất để thắng tánh nhút nhát và sợ sệt, là tập nói trước công chúng. Ông xin vô một hội tranh biện. Mấy lần đầu đứng lên diễn thuyết, ông cho thính giả cảm tưởng rằng ông bình tĩnh lắm, nên người ta xin ông lần sau lại diễn thuyết nữa; nhưng sự thực ông bị kích thích dữ lắm, tay run lên, trong khi ký tên. Hễ không ghi chép những điều cần nói thì ông quên hết, không còn biết nói gì nữa; mà nếu ghi chép thì quýnh quá, đọc không được. Nhưng không thính giả nào ngờ nỗi khổ tâm đó của ông, cứ vẫn nghe ông nói. Quyết tâm thắng tánh nhút nhát của ông mạnh mẽ quá, đến nỗi có cuộc hội họp để tranh biện nào ở Luân Đôn, ông cũng đến dự và luôn luôn ông đứng dậy bày tỏ ý kiến. 

Và sau ông còn nhút nhát nữa không? Khi ông đã tìm được một lý tưởng và bênh vực chủ nghĩa xã hội, thì trong mười hai năm, cứ cách một đ êm ông lại diễn thuyết một đ êm ở các góc đường hoặc trong các chợ, các nhà thờ, tại khắp nước Anh. Ông nổi tiếng là hùng biện và kiếm được nhiều tiền không phải để tiêu pha riêng mà để phụng sự lý tưởng. 

Mặc dầu ông đã tám chục tuổi mà ông còn tuyên bố rằng ông bận công việc quá, không có thì giờ để nghĩ đến sự chết. Ông nói:Tôi thích sống vì sống là vui. Đời sống đối với tôi không phải là một "mẩu đ èn cầy". Nó là một thứ đuốc lớn mà tôi được cầm trong một lúc. Và tôi muốn cho đuốc đó cháy hết sức rực rỡ trước khi tôi chuyền nó qua tay những thế hệ sau.