40 gương thành công - Chương 35 + 36

35. James Buchanan Duke

Doris Duke và Barbara Hutton là hai thiếu nữ Mỹ nổi danh khắp thế giới. Nhưng ta thử hỏi: tên tuổi của họ có được báo chí mọi nước nhắc nhở tới nhiều như vậy không nếu họ không được hưởng gia tài hằng tỉ bạc của ông, cha? 

Do cái gì mà có gia tài kếch xù nó đã làm cho Doris Duke thành một người kế thừa giàu nhất thế giới? Thưa bạn, do khói ạ, do khói thuốc lá. Lịch sử gia tài đó bắt đầu từ hồi nội chiến ở Hoa Kỳ. Hồi đó miền Nam trải qua những ngày ảm đạm vì bị quân đội tàn phá, đồng ruộng cháy khô và bỏ hoang. Cảnh điêu linh thực không tưởng tượng được. Dân chúng phải luộc hột cây lật và hột bông vải để thay cà phê, và nấu lá dâu tây thay trà. Nền đất nện của các nhà tranh dính mở heo mà người ta cũng lượm lên, nấu để ăn vì trong mở còn chút muối. Washington Duke, ông nội của thiếu nữ giàu nhất thế giới ngày nay, hồi đó chiến đấu ở Richmond, thuộc quyền chỉ huy của đại tướng Lee, sau bị nhốt trong khám Libby. Sau khi đại tướng Lee đầu hàng, ông về trại ruộng ở Durham, bắc Caroline. 

Chính phủ liên bang phương Nam cho ông một cặp la đui, già, chỉ chờ chết, và ông bán lại phiếu quốc trái năm Mỹ kim cho một người lính theo phương Bắc, được nửa Mỹ kim. 

Đó, tất cả gia tài của ông chỉ có vậy: năm cắc, một cặp la đui, vài bộ cương và hai đứa con mồi côi mẹ. 

Quân đội phương Nam cũng nhưng phương Bắc đều tàn phá xứ sở, trong đồng có gì ăn được là những đội lính đói lượm hết, chỉ để lại vài gốc thuốc lá xanh. Cho nên ông và hai người con là "Buck" và "Ben" đ ành đi hái thuốc lá phơi khô đập sơ sơ thồn vào bao, chở trong một chiếc xe có mui vải, thắng cặp la đui vào xe, rồi đi chinh phục thế giới, và lạ nhất là bọn họ chinh phục được đế quốc thuốc lá, một đế quốc sau này chế ngự khắp địa cầu. 

Ngồi trong chiếc xe mui vải do la kéo đó, họ tiến về phương Nam, miền mà thuốc lá rất hiếm. Họ đổi thuốc lá lấy mở heo và bông vải. Ban đ êm họ ngừng xe, cắm trại bên lề đường cái, chiên mở heo với khoai lang, ăn xong ngủ ngay giữa trời. Như vậy thích hơn là đi hái thuốc lá, cho nên họ quyết định bỏ nghề trồng thuốc lá mà xoay qua nghề bán thuốc hút. 

Nhưng chẳng bao lâu họ đụng đầu với một sự cạnh tranh tàn nhẫn. Hằng trăm hãng làm thuốc rời bán cho những người hút ống điếu, mà những hãng đó giàu có, cơ sở vững vàng. James Buchaman Duke, người tạo ra gia tài của họ Duke và là ông thân của cô Doris Duke, hiểu rằng phải làm cái gì mới và làm ngay, nếu không thì nguy, Và ông nẩy ra một ý nó đem cho ông trăm triệu Mỹ kim. Ông quyết định chế thuốc vấn. Bây giờ chúng ta cho ý đó không có gì đặc biệt vì mỗi năm dân Mỹ hút tới một trăm hai mươi lăm tỉ điếu thuốc; nhưng năm 1881 thì đó là một ý cách mạng. Tôi vẫn biết người Nga và người Thổ đã hút thuốc vấn từ mấy đời rồi mà lính Anh đánh trận Crimée về có đem theo thứ thuốc vấn đó nhưng ở châu Mỹ tới năm 1867 vẫn chưa có thuốc vấn mà châu Mỹ là nơi sản xuất thuốc lá cho khắp thế giới. 

Khi Buck Duke khởi sự thì thuốc lá đều vấn tay. Sau ông chế ra một cái máy làm cho năng suất tăng từ hai ngàn rưỡi điếu lên tới một triệu điếu mỗi ngày. Chính ông kiếm ra cách gói thành hộp. Bạn nào đã thấy những hộp thuốc Meccas, Zinas, Sweet Caporal hay Turkish Trophies, chắc còn nhớ kiểu hộp bằng giấy dầy có ngăn kéo ra đẩy vô được ấy mà chính ông đã vẽ ra. Nhờ vậy xí nghiệp của ông phát triển mau, và khi chính phủ hạ thuế thuốc lá xuống thì ông hạ giá bán xuống một nửa, làm thị trường ngập những bao thuốc năm xu, và các nhà cạnh tranh với ông phải nhào hết. 

Rồi ông đi kiếm những thế giới khác để chinh phục. Năm ông tới Nữu Ước để lập xưởng mới, ông mới hai mươi bảy tuổi. Luôn luôn ông tự nhủ: "Rockefeller đã thành công được như vậy nhờ dầu lửa, thì tại sao bán thuốc lá lại không thành công được như ông ấy". 

Nghĩ vậy, lời được bao nhiêu ông đập hết vào vốn như Rockefeller. Kiếm được mỗi năm năm chục ngàn Mỹ kim rồi chứ, mà ông sống trong một phòng hẹp, cơm thì ăn tiệm. Nhưng cái con người mỗi bữa cơm không dám tiêu năm cắc ấy lại dám cho đại diện đi khắp thế giới. Ông làm tối tăm mặt mũi ở hãng. Sáng tới sớm, tối về trễ, kiểm soát lại mọi công việc chế tạo từ khi thuốc còn là lá tới khi thuốc cho vào bao. 

Khi chết, ông có trăm lẻ một triệu Mỹ kim và ông thường đánh cá rằng không có ai làm cho nhiều người thành triệu phú bằng ông. Hồi nhỏ ông chỉ được đi học có bốn, năm năm. Có lần ông nói đ ùa rằng:"Sự học cần cho các giáo sĩ hay các luật sư chứ có ích lợi gì cho tôi đâu?Trong nghề kinh doanh, không cần phải thông minh hơn người". 

Đây, ông giảng nguyên do tại sao ông thành công tôi chép đúng lời ông: 

"Tôi thành công trong công việc làm ăn không phải vì tôi có khiếu hơn phần đông những người không thành công, mà vì tôi đã đem hết sức ra hăng hái làm. Tôi biết nhiều người đã thất bại mà chắc chắn là họ thông minh hơn tôi, nhưng họ thiếu đức quyết định và kiên nhẫn". 

Theo tôi, bí quyết lớn của ông là cách ông dùng số lời:ông đập vào vốn để làm ăn. 

Mà đó cũng là bí quyết của John D. Rockefeller và của tất cả những người đã xây dựng được những gia sản khổng lồ. Dùng vốn của người khác để khuếch trương công việc của mình thì không thể nào gây được một gia tài vĩ đại. Muốn gây được một gia tài như vậy thì phải như Duke và Rockefeller, làm chủ xí nghiệp của mình mà vốn thì do mình bỏ ra rồi mỗi ngày đập thêm lời vào. Quy tắc đó không phải chỉ áp dụng vào những người làm giàu lớn mà thôi đâu:người thợ bỏ thì giờ rảnh ra để học thêm thành viên Đốc công hay viên Kỹ sư thì cũng là hành động như Rockefeller và Duke, chứ khác gì: cũng là gây vốn cả. 

Điều lạ nhất là Buck Duke tự nghĩ không cần phải học nhiều mà lại tặng bốn chục triệu Mỹ kim để lập một trường đại học lớn ở Durham, bắc Coroline. Cô Doris Duke là hội viên trong ban quản trị trường đó. 

Ông ghét quảng cáo và suốt đời chỉ cho người ta phỏng vấn có mỗi một lần. Lần đó phóng viên hỏi ông: 

- Thưa ông, cái sự có một triệu Mỹ kim, tự nó có phải là một điều thú không? 

Ông lắc đầu, đáp: 

- Không. Số tiền đó có làm cho tôi vui thích chút nào đâu. 

36. Ernestine Schumann - Heink

Đời thành công của bà Ernestine Schumann Heink là truyện lạ lùng nhất trong lịch sử của Đại nhạc kịch trường. Mặc dầu đói, đau khổ và thất vọng mà bà gây được danh tiếng rực rỡ. 

Bà phải phấn đấu một cách chua chát khó khăn mới thành công được. Có ba lần bà chán nản, tuyệt vọng đến nỗi muốn quyên sinh. Hôn nhân của bà là cả một bi kịch. Chồng bà bỏ đi, để những món nợ lại cho bà trả, vì theo luật Đức hồi đó thì vợ phải trả nợ cho chồng. Thế là tòa cho người tới tịch thu hết đồ đạc, chỉ chừa một cái ghế và một cái giường. Và đôi khi bà hát ở đâu, kiếm được ít tiền, thì bà bị trừ nợ gần hết. 

Sáu giờ trước khi bà sanh người con trai thứ ba, bà còn phải hát. Có hồi bà đau nặng nhưng không nghỉ hát được, vì nghỉ thì lấy gì nuôi con. Mùa đông tới, con bà khóc vì đói, run vì rét, mà bà không có tiền mua than để sưởi. 

Thất vọng đến gần hóa điên, bà định giết hết các con rồi tự tử... 

Nhưng bà không tự tử, mà sống để tranh đấu cho tới khi thành một ca sĩ nổi danh bậc nhất thế giới. 

Vài tháng trước khi mất, bà mời tôi lại dùng cơm tối với bà ở Chicago, và hứa sẽ đích thân nấu lấy để đãi tôi. Rồi bà nói thêm:"Nếu ông khen tôi là hát hay thì tôi cũng thích, nhưng nếu ông ăn cơm với tôi rồi, bảo: "Bà Schumann-Heink ạ, tôi chưa bao giờ được ăn món xúp ngon như lần này "thì ông sẽ là bạn thân của tôi đấy". 

Bà bảo tôi rằng một trong những bí quyết thành công của bà là bà thương yêu mọi người và chính tôn giáo đã dạy bà thương yêu mọi người. Ngày nào bà cũng đọc Thánh kinh, tối nào, sáng nào bà cũng quỳ gối tụng kinh. Bà nói chính những nỗi bi thảm trong đời bà đã giúp bà hát hay, vì nhờ sầu khổ bà mới hiểu người hơn, dễ cảm thông hơn, thương người hơn; sự đau khổ đã làm cho giọng của bà thêm sức huyền bí để rung động hàng triệu trái tim. Nếu bạn được nghe bà hát bài Rosery trong thời danh bà đương lên, bạn sẽ cảm thấy sức huyền bí đó. Tôi biết bà thương con nít lắm, nên hỏi bà tại sao bà lại có ý giết con để rồi tự tử. Và đây bà kể chuyện với tôi như vầy: 

"Hồi đó tôi đói, đau và chán nản lắm, nhìn tương lai không còn hy vọng gì nữa. Tôi không muốn cho các cháu chịu cảnh khổ như tôi; tôi nghỉ rằng sống như vậy thì chết còn hơn, cho nên tôi quyết tâm mẹ con ôm nhau đâm đầu vào xe lửa cho rảnh nợ đời. Tôi đã dự định kỹ rồi, biết giờ xe lửa qua. Mấy cháu la khóc níu chặt lấy tôi, lẩy bẩy ở bên tôi. Tôi nghe tiếng còi xe lửa. Tôi đã tới bên đường rầy. Tôi cúi xuống quơ mấy cháu lại sẵn sàng quăng chúng vào chuyến xe lửa rồi tôi sẽ nhào theo, thì đứa cháu gái nhỏ của tôi chạy theo đứng trước mặt tôi, la: "Má, con yêu má! Lạnh quá má ạ, má cho chúng con về đi!". 

"Lạy trời! Giọng thơ ngây của cháu làm tôi tỉnh lại. Tôi ôm các cháu chạy về căn phòng trống rỗng, lạnh lẽo của chúng tôi. Tôi quỳ xuống cầu nguyện và khóc mướt". 

Cho tới ngày đó, bà làm việc gì thì việc đó cũng thất bại: thất bại trong hôn nhân, thất bại trong nghề nghiệp. Nhưng chỉ vài năm sau lần định tự tử đó, rạp Royal Opera House ở Bá Linh, rạp Covent Garden ở Luân Đôn, rạp Metropolitan ở Nữu Ước đều yêu cầu bà hát giúp. Bà đã đói rét, cơ cực nô lệ trong hàng năm. Bây giờ thì hết! Thành công lại rực rỡ tới chói mắt. 

Thân phụ bà là một sĩ quan Áo, lương ít mà gia đình đông: cho nên ngay từ hồi thơ ấu, bà đã chịu cảnh đói, chỉ ước ao có đủ bánh mì đen để cho ăn no. Bơ là một xa xí phẩm có bao giờ bà được nghe nói tới. Khi nào món xúp có chút mỡ nổi trên thì thân mẫu bà hớt lớp mỡ đó để dùng thay bơ. Bà đi học, mang theo một miếng bánh mì đen và một chén cà phê để ăn bữa trưa ở trường: tối ăn bánh mì và xúp, quanh năm như vậy. 

Muốn kiếm thêm thức ăn, trong giờ nghỉ học bà thường chạy lại một rạp xiếc ở đầu tỉnh, xin quét chuồng khỉ lấy tiền mua bánh. 

Học hát mấy năm xong, bà được cơ hội hát cho ông giám đốc một gánh hát nổi danh ở Vienne. 

Nghe bà hát xong, ông ta khuyên bà nên bỏ nghề đó đi vì bà không đẹp, không có duyên, mà về nhà mua cái máy may áo còn hơn. Ông ta nói lớn tiếng:"Cô muốn thành ca sĩ ư? Không khi nào thành đâu. Không khi nào! Tuyệt nhiên không!". 

Sau này, nổi danh rồi có lần bà hát đúng ở rạp đó và chính ông giám đốc đó nhiệt liệt khen bà, rồi hỏi: "Tôi coi mặt bà như quen quen. Chắc tôi có gặp bà một lần ở đâu rồi?". 

Bà bảo tôi: "Tôi đáp ông ta như vầy. Ông có gặp tôi một lần ở đâu ư? Thì chính ở đây, chứ ở đâu nữa. Ông quên rồi sao? Rồi tôi kể lại câu chuyện mua máy may cho ông ta nghe..." 

Thật cảm động. 

�ng �Q�h�؀i �i �c cách hay nhất, mau nhất và chắc chắn nhất để thắng tánh nhút nhát và sợ sệt, là tập nói trước công chúng. Ông xin vô một hội tranh biện. Mấy lần đầu đứng lên diễn thuyết, ông cho thính giả cảm tưởng rằng ông bình tĩnh lắm, nên người ta xin ông lần sau lại diễn thuyết nữa; nhưng sự thực ông bị kích thích dữ lắm, tay run lên, trong khi ký tên. Hễ không ghi chép những điều cần nói thì ông quên hết, không còn biết nói gì nữa; mà nếu ghi chép thì quýnh quá, đọc không được. Nhưng không thính giả nào ngờ nỗi khổ tâm đó của ông, cứ vẫn nghe ông nói. Quyết tâm thắng tánh nhút nhát của ông mạnh mẽ quá, đến nỗi có cuộc hội họp để tranh biện nào ở Luân Đôn, ông cũng đến dự và luôn luôn ông đứng dậy bày tỏ ý kiến. 

 

Và sau ông còn nhút nhát nữa không? Khi ông đã tìm được một lý tưởng và bênh vực chủ nghĩa xã hội, thì trong mười hai năm, cứ cách một đ êm ông lại diễn thuyết một đ êm ở các góc đường hoặc trong các chợ, các nhà thờ, tại khắp nước Anh. Ông nổi tiếng là hùng biện và kiếm được nhiều tiền không phải để tiêu pha riêng mà để phụng sự lý tưởng. 

Mặc dầu ông đã tám chục tuổi mà ông còn tuyên bố rằng ông bận công việc quá, không có thì giờ để nghĩ đến sự chết. Ông nói:Tôi thích sống vì sống là vui. Đời sống đối với tôi không phải là một "mẩu đ èn cầy". Nó là một thứ đuốc lớn mà tôi được cầm trong một lúc. Và tôi muốn cho đuốc đó cháy hết sức rực rỡ trước khi tôi chuyền nó qua tay những thế hệ sau.