[Tin tức] Neil Gaiman cùng các tác giả đề nghị chủ tịch Trung Quốc thả những nhà văn bị bỏ tù

Hơn 40 tác giả, bao gồm Jonathan Franzen, Neil Gaiman (tác giả của Câu chuyện nghĩa địa, Coraline…) và Ian McEwan (tác giả của Chuộc tội, Trên bãi biển Chesil…), đã viết một bức thư ngỏ gửi đến Tập Cận Bình trước chuyến viếng thăm đến Mỹ đầu tiên của ông, bày tỏ “sự e ngại về tình trạng không được tự do ngôn luận ở Trung Quốc.”

[​IMG]
Neil Gaiman
Neil Gaiman, Ian McEwan và Jonathan Franzen đã đề tên lên bức thư kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thả những nhà văn Trung Quốc “đang chết dần chết mòn trong tù vì tội bày tỏ lên ý kiến, quan điểm của họ.”

Trong bức thư ngỏ được viết ngay trước chuyến viếng thăm Mỹ đầu tiên của chủ tịch Trung Quốc trong tuần này ấy, hơn bốn mươi tác giả đã cùng bày tỏ “sự e ngại sâu sắc sắc nhất về tình trạng không được tự do ngôn luận ở Trung Quốc.” Bức thư nhấn mạnh về trường hợp của bốn nhà văn hiện đang bị bắt tù ở Trung Quốc: học giả người Duy Ngô Nhĩ - Ilham Tohti, bị bỏ tù chung thân “vì công khai bày tỏ trên mạng quan điểm của mình về việc đối xử với những người Duy Ngô Nhĩ”; phóng viên điều tra Gao Yu, một người phụ nữ 71 tuổi sức khỏe kém bị bắt tù bảy năm hồi tháng Tám mới đây vì tội “tiết lộ bí mật quốc gia”; nhà văn kiêm nhà phê bình văn học Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) - chủ nhân Giải Nobel Hòa bình 2010, bị kết án 11 năm tù vào năm 2009 vì tội kêu gọi cải cách chính trị; và vợ ông – bà Lưu Hà (Liu Xia), một họa sĩ, nhà thơ và nhiếp ảnh gia bị quản chế tại nhà gần 5 năm.

Nhưng những người tham gia kí kết, bao gồm Quách Tiểu Lộ (Xiaolu Guo), Jennifer Egan, Jeffrey Eugenides, Paul Auster và Dava Sobel, đã viết trong bức thư gửi đến Tập Cận Bình rằng có ít nhất là 47 nhà văn và nhà báo hiện đang bị bỏ tù ở Trung Quốc, và đề nghị chủ tịch trao trả tự do cho họ.

[​IMG]
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama

“Việc tống tù các nhà văn và nhà báo đã gây hại đến hình ảnh của Trung Quốc và làm mất đi tham vọng trở thành một đối tác mạnh mẽ và đáng kính trọng trong trường quốc tế. Cũng thế đối với việc kiểm duyệt một cách chính thức và rõ ràng của chính phủ Trung Quốc về văn chương, truyền thông báo chí, công nghệ internet và truyền hình, vì nó ngăn người dân Trung Quốc được tiếp cận với những tin tức và thông tin xác thực mà họ quan tâm, và dập tắt đi tính sáng tạo và đa dạng trong những quan điểm cần thiết được nên lên để xây dựng một nền kinh tế và văn hóa Trung Quốc năng động và đầy tính cạnh tranh,” họ viết.

“Vì những lý do đó, thưa ngài chủ tịch, chúng tôi xin đề nghị ngài hãy trao trả tự do cho những nhà văn và nhà báo Trung Quốc đang chết dần chết mòn trong tù vì tội bày tỏ lên ý kiến, quan điểm của họ, và tiến hành ngay những biện pháp phòng chống và bảo vệ quyền được tự do chia sẻ và tiếp cận thông tin của tất cả những công dân Trung Quốc.”

Vào tháng Năm, các tác giả Auster, Franzen, AM Homes và Francine Prose đã gia nhập tổ chức PEN cùng các nhà văn và nhà xuất bản Trung Quốc Quách Tiểu Lộ, Bào Phác (Bao Pu) và Mộ Dung Tuyết Thôn (Murong Xuecun) trong một đại hội nêu bật các nhà văn im hơi lặng tiếng và bị bắt tù ở Trung Quốc. Họ đọc các tác phẩm của những người bị tống giam, bao gồm Lưu Hiểu Ba, Lưu Hà, Ngải Vị Vị (Ai Weiwei) và Ilham Tohti, kêu gọi trao trả tự do cho “tất cả những người bị tống giam vì những gì họ nói ở Trung Quốc”.

Suzanne Nossel, chủ tịch của Trung tâm Mỹ PEN – trung tâm đã phát hành bức thư ngỏ - phát biểu rằng chủ tịch Trung Quốc “trong những tháng gần đây đã tăng gia việc thẳng tay đàn áp những ai bất đồng quan điểm, cố bóp nghẹt những lo âu về kinh tế và tài chính của Trung Quốc với ý kiến rằng có quá nhiều hiểm họa liên quan đến quan hệ kinh tế và an ninh Trung-Mỹ để mà quyền con người có thể xen vào cuộc chơi của ông ta”.

Tập Cận Bình đến Mỹ vào ngày hôm nay, 22/9. Trong tuần này ông sẽ tham dự một cuộc gặp thượng đỉnh tại Seattle cùng với những tập đoàn công nghệ chính của Mỹ bao gồm Google và Facebook, cũng như gặp gỡ Tổng thống Mỹ Barack Obama vào khoảng cuối tuần.

[​IMG]

“Trong khi tập trung tất cả vào việc tăng cường hiểu biết chung về việc Trung Quốc đang khoe khoang sức mạnh và quyền lực ở Châu Á, ở thị trường toàn cầu và ở trên không gian ảo, việc thiết yếu mà các nhà lãnh đạo Mỹ cần nhớ song song với việc lắng nghe theo chính sách chính trị của Đảng mình đó là vẫn còn những nhà tư tưởng nhìn xa trông rộng và có tư tưởng phóng khoáng nhất của Trung Quốc đang phải ngồi tù và vô số những người không tên khác đã nản lòng không dám lên tiếng vì lo sợ bị đe dọa, bắt giữ, hoặc bỏ tù nhiều năm.” Nossel nói.

Theo tờ Guardian
streetchick dịch
Phủi bụi chuyên mục tin tức

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3