Lắng nghe là một nghệ thuật..
Có khi nào bạn tự hỏi mình là một người biết lắng nghe?
Người nghe giỏi:
1. Có ánh mắt giao tiếp thích hợp.
2. Chú ý, lưu tâm đến ngôn từ và cử chỉ phi ngôn ngữ của người nói.
3. Kiên nhẫn và không ngắt lời (cho đến khi người nói hoàn thành).
4. Có sự đáp trả, diễn tả qua lời nói và hành động.
5. Giọng hỏi không hăm doạ.
6. Có thể tóm tắt, thuật ngắn gọn những gì người nói vừa kể.
7. Cung cấp những phản hồi mang tính xây dựng
8. Có sự đồng cảm (ngôn từ biểu lộ sự thấu hiểu với người nói).
9. Bày tỏ sự quan tâm.
10. Thể hiện thái độ thích thú và sẵn sàng lắng nghe.
11. Không chỉ trích hoặc thiếu sự đánh giá.
12. Cởi mở.
Người nghe kém:
1. Ngắt lời người nói (thiếu kiên nhẫn).
2. Không có ánh mắt giao tiếp (nhìn xung quanh).
3. Phân tán, không chú ý đến người nói.
4. Không quan tâm đến những gì người nói kể.
5. Rất ít hoặc không đưa thông tin phản hồi cho người nói (cả ngôn từ và phi ngôn từ).
6. Thay đổi chủ đề.
7. Chỉ trích.
8. Không cởi mở.
9. Nói quá nhiều.
10. Chỉ quan tâm đến mình.
11. Đưa ra những lời khuyên không mong muốn.
12. Quá bận để lắng nghe.
Sức mạnh của việc lắng nghe
Để
trở thành một người lắng nghe thành công, bạn phải tin rằng nghe có sức
mạnh đặc biệt của nó. Khi xã hội đã nhấn mạnh quá nhiều vào lời nói như
một cách chiến thắng, thì người nghe giỏi có tầm ảnh hưởng mang tính
chất phá vỡ và mang quyền lực một cách lặng lẽ. Vì người nói sẽ ít sức
mạnh hơn nếu không có người nghe. Người nói chia sẻ sự thông thái và cố
gắng thuyết phục còn người nghe lại tạo ra ý nghĩa của những thông tin
được nghe. Chính họ là sự lựa chọn cuối cùng cho những gì họ nghe thấy.