Yêu hay không yêu cũng mặc - Chương 30 - 31 - 32 - 33

Ba mươi tuổi

Vào một đêm nọ, tôi bỗng nhiên tỉnh dậy vì gặp ác mộng, thấy mình đầm đìa mồ hôi lạnh. Tôi còn nghe rõ cả tiếng kêu thét vì sợ hãi của mình trong cơn mơ, nhưng tôi quên mất tại sao mà tôi sợ hãi. Ánh đèn đêm chiếu qua cửa sổ, tôi thu mình ngồi trên giường mà run bần bật, cảm thấy khắp nơi vang lên một thứ âm thanh lạnh lẽo của sự cô độc, nó ào đến như thác lũ lúc vừa tan băng, bủa vây xung quanh tôi, tôi chỉ nghe thấy trong mơ có một tiếng kêu: “Tôi đã 30 rồi! Tôi chẳng có gì hết!”

Đúng vậy, tôi đã 30 tuổi rồi, mà vẫn chẳng có người mình yêu, chôn vùi tuổi xuân bên cạnh một gã đàn ông mà chẳng thể tìm được một tiếng nói chung. Chúng tôi nhìn nhau, không chút cảm giác, mỗi người tự nghĩ đến việc riêng của mình. Anh ta chẳng thể nào thâm nhập vào nội tâm của tôi, còn tôi cũng chẳng buồn quan tâm xem anh ta đang nghĩ cái gì. Chúng tôi đến với nhau từ hai thành phố xa lạ, bắt buộc phải thu nhỏ cái tôi của mình lại để nhường chỗ cho cái tôi của đối phương, buộc phải nghiến răng nhẫn nhịn chịu đựng những thói sống hoàn toàn khác của người kia.

Đúng vậy, tôi 30 tuổi đầu rồi, trong tay chẳng có sự nghiệp mà mình mong muốn, làm việc trong một công ty sống dở chết dở, mỗi ngày lập đi lặp lại một công việc, nói đi nói lại cũng chỉ có mấy lời, nhìn những khuôn mặt giống nhau mà theo ngày tháng dần trở nên đờ đẫn. Tôi thường phải ngẩng cái mặt cũ rích này lên mà cười tươi tắn ra chiều thích thú lắm trước những câu chuyện cười ngô nghê của đồng nghiệp. Tôi thường phải ngẩng cao cái đầu với không mặt đã được trang điểm kĩ lưỡng, tỏ ra đường hoàng khi đi trên đường. Trong phòng họp tôi luôn tỏ ra nghiêm túc nghe báo cáo, nhưng trong bụng thì đang thắc mắc không biết vị giám đốc nào trên kia giỏi hơn về kĩ thuật lên giường, người đồng nghiệp nào hôm qua gia đình lục đục, ngồi chờ đợi một ngày mai tới mà biết chắc rằng sẽ chẳng khác gì ngày hôm nay.

Đúng vậy đấy, tôi đã 30 tuổi đầu rồi mà chẳng có lí tưởng của riêng mình. Khi tôi còn nhỏ, tôi mơ ước sau này lấy được người mình yêu, sinh được một đứa con, có được ngôi nhà của riêng mình, dù đó là nhà thuê cũng được. Anh ấy trước khi đi làm sẽ tặng cho tôi một nụ hôn ngọt ngào, còn tôi sẽ chuẩn bị sẵn cho anh chiếc cà vạt và đôi giày sạch sẽ. Khi anh ấy đi rồi, tôi sẽ ở nhà dọn dẹp, đi chợ, nấu cơm, làm những việc mà tôi muốn làm. Đứa con của chúng tôi, nếu nó là con trai, tôi sẽ dạy dỗ nó trở thành đứa trẻ thông minh đáng yêu và có phong thái đàn ông; còn nếu đó là con gái, tôi sẽ trang điểm để bé trở thành một cô công chúa nhỏ thật xinh xắn. Mỗi khi đến ngày lễ tết, cả nhà tôi sẽ đi thăm nom họ hàng, sung sướng, hạnh phúc mĩ mãn.

Đúng vậy đấy, tôi đã 30 tuổi đầu rồi, mà chẳng có niềm hạnh phúc của riêng mình. Thứ mà tôi cần ở đâu đó xa xôi lắm, xa đến mức tôi chẳng hình dung được nó là cái gì nữa. Nhưng tôi lại cảm nhận rất rõ ràng rằng, những thứ có trong tay tôi bây giờ chẳng phải là thứ tôi mong muốn. Chúng chỉ làm mòn đi ý chí của tôi, đánh gục tính kiên cường của tôi, cướp đoạt niềm vui của tôi. Chúng giống như là từng con kiến ăn thịt nhỏ bé, bất ngờ đồng loạt tấn công tôi từ mọi phía, khiến tôi mình đầy thương tích mà chẳng phản kháng lại được.

Tôi đã 30 tuổi đầu rồi, người đàn ông bên cạnh tôi, một người đàn ông Hồng Kông đang ngủ say, đang mơ một giấc mơ ngọt ngào. Anh ta nghiến răng và ngáy. Anh ta đã sống cùng tôi bao năm tháng, nhưng với tôi, anh ta vẫn là một người xa lạ. Thậm chí, tôi nghi ngờ cuộc sống chung giữa chúng tôi có tồn tại thật không, hay sự sợ hãi và cô độc trong mỗi giấc mơ của tôi mới thực sự tồn tại? Chúng tôi ngủ chung trên một chiếc giường, chúng tôi sở hữu cơ thể của nhau, nhưng lại chẳng có mối dây ràng buộc gì hết. Hai trái tim hoàn toàn riêng biệt, cứ như là chúng tôi xa nhau trăm núi ngàn sông vậy. Chúng tôi cùng ăn bữa tối với nhau, trao đổi với nhau bằng lời dễ hiểu, có chung với nhau rất nhiều người bạn, nhưng hai chúng tôi đều tay trắng, anh ta chẳng thể có được tôi, cũng như tôi chưa bao giờ có được anh ta vậy.

Tôi nhìn người đàn ông đang ngủ say bên cạnh, thầm khóc tức tưởi.

Kết hôn

Sau lần gặp ác mộng đó, tôi suy nghĩ mất mấy ngày, thậm chí đã nghĩ đến việc rời bỏ cái vốn gọi là nhà này, rời bỏ người đàn ông mà càng ngày tôi càng chai lì mọi cảm xúc. Còn anh ta, anh ta ở bên tôi không còn là vì yêu nữa, mà ngược lại, anh ta giống như một cái xác chết, toả cái hơi lạnh lẽo thối rữa không bao giờ thay đổi dần dần thấm vào tôi. Thế nhưng, tôi lại là một kẻ lười nhác, hoặc nói cách khác, tôi là một kẻ khi cần phải đưa ra một quyết đinh quan trọng thì cần phải có một người nào đó đứng đằng sau đẩy mạnh mình một cái khiến bản thân quyết tâm lên. Nếu không thì tôi cứ mặc kệ được thì được chẳng được thì thôi. Thấy cuộc sống hiện thời chẳng đẹp như trong tưởng tượng cũng chẳng đến nỗi tệ lắm, nên tôi vẫn tiếp tục lặn ngụp trong vũng lầy hiện tại.

Nhưng nếu có một việc mà nằm mơ tôi cũng không ngờ đến khiến chúng tôi phải suy nghĩ nghiêm túc về quyết định kết hôn, đó là vì cái số đỏ chứng nhận sở hữu căn hộ. Căn hộ này chúng tôi mua hơn bốn năm rồi, vẫn chưa làm được giấy chứng nhận quyền sở hữu. Nguyên nhân là bên bán cứ khất lần, chẳng có trách nhiệm gì trong chuyện này. Những người mua nhà cùng khu với chúng tôi cũng rơi vào tình trạng như vậy, mọi người rất tức giận, liên hợp lại với nhau thuê luật sư kiện ra toà, cuối cùng đã gây chú ý cho một tờ báo và làm kinh động đến cơ quan chủ quản. Bấy giờ họ đồng ý làm sổ đỏ cho mọi người. Nhưng lúc đó ở Thâm Quyến việc làm sổ đỏ có một quy định như sau, nếu như hai bên nam nữ mà chưa chính thức kết hôn góp vốn mua nhà, thì trên sổ không thể ghi tên sở hữu thuộc cả hai người.

Căn nhà này cả hai chúng tôi đều bỏ tiền ra. Nếu trên sổ mà chỉ viết có mình tên tôi không có tên anh ta tôi cũng cảm thấy áy náy không yên. Còn bản thân tôi cũng bỏ ra một số tiền lớn (tôi chẳng phải người giàu có, số tiền đó đối với người làm công ăn lương như tôi là một khoản tiền lớn), không có tên tôi trong sổ đỏ tôi cũng không chịu được, thế là để làm được sổ đỏ, chũng tôi bắt buộc phải làm đăng ký kết hôn.

Thời gian đó tôi đã không còn muốn sống cùng anh ta nữa, nhưng tôi lại không đủ can đảm để chia tay. Tôi đã 31 tuổi rồi, thân hình già nua vàng vọt, đầu óc đần độn mụ mị, chằng có gan làm việc lớn. Hơn nữa, tôi vốn không phải người hoàn toàn tự lập, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào tôi cũng đã quen với việc luôn có một người đàn ông ở bên, để tôi luôn có một chỗ dựa và một cảm giác an toàn, dù rằng thực sự từ trước đến giờ anh ta cũng chẳng cho tôi những cảm giác đó. Hoặc nói hơi khó nghe một chút, tôi là người sợ sự cô đơn và lanh lẽo, tôi sợ phải một mình phải đối mặt với thế giới này.

Thế là, tôi đã phải miễn cưỡng làm đám cưới trong lúc tâm lý giằng co như vậy đấy.

Anh ta sang Hồng Kông làm chứng nhận còn độc thân cùng với chứng minh thư, rồi xin nghỉ phép cùng tôi bay đi Giang Tây. Bố mẹ tôi đã gặp anh ta rồi, nên chẳng có gì bất ngờ cả. Chỉ có bạn bè tôi, kẻ thì ngưỡng mộ, người thì đố kỵ. Chỉ có một mình tôi hiểu là trong lòng không mong muốn đám cưới này một chút nào. Nhưng tôi cũng tự bằng lòng đêt tin rằng đó là tình yêu, hoặc đó chính là thực tế cuộc sống. Năm 23 tuổi, bạn sống cùng một người đàn ông, đã bảy, tám năm trôi qua, bạn chẳng còn chút nhiệt tình nào để tiếp tục sống cùng một người đàn ông khác với một khoảng thời gian tương ứng như thế nữa? Dù rằng đấy không phải là một tình yêu mãnh liệt, thì dẫu sao cũng là một tình cảm bền chắc trên cơ sở hiểu rõ đối phương. Tôi tự an ủi mình như vậy.

Chúng tôi tổ chức hai lần tiệc mặn. Ở quê, tôi mời bạn bè, họ hàng thịnh soạn, 20 mâm, mỗi mâm chỉ riêng tiền đồ uống đã một nghìn mấy trăm tệ, là hạng sang nhất ở quê tôi. Nhưng những quà cáp chúng tôi nhận được chẳng dùng được thứ gì, ví dụ như ở quê tôi họ hay tặng vải vóc, chăn bông, thảm len v.v… tôi làm sao mà dùng được? Thôi thì cứ nhận vậy, rồi sau đó bảo bố mẹ tặng lại cho ai khác, hoặc là để nhà dùng.

Chồng tôi suy nghĩ vô cùng đơn gairn, cho rằng kết hôn là việc của hai người chúng tôi thôi, còn chẳng liên quan gì đến những người xung quanh; nhưng không ngờ đến quê tôi, thấy hết lễ này tục kia, khiến cho anh ta xoay như chong chóng. Trước khi đi anh ta chẳng mang theo gì cả, nghĩ rằng đưa cho mẹ tôi 8.000 tệ là hào phóng lắm rồi. Chắc anh ta nghĩ chỉ cần đưa cho bố mẹ tôi ít tiền để biểu thị chút tình cảm hiếu thuận của mình là được. Không ngờ về đến nơi lại phải làm nhiều thủ tục như vậy, cái nọ tiếp cái kia khiến anh ta đờ đãn hết cả người, miệng hỏi: “Cái này cũng phải làm à? Cái kia cũng phải làm à?” Bố mẹ tôi cả đời sẻn so nhưng không bao giờ tiết kiệm đối với con, kiên quyết bỏ hết số tiền con rể đưa và thêm cả tiền riêng của mình để mua cho tôi một bộ trang sức bằng vàng (nhẫn, dây chuyền, vòng tay), riêng cái mục này đã tiêu hết 10.000 tệ (thực ra tôi cũng có mấy bộ trang sức rồi, nhưng họ cho rằng cô dâu mới đeo đồ mới vừa phú quý vừa may mắn nên nhất định phải mua). Số tiền mừng cưới thu được chẳng bằng một phần ba số tiền bỏ ta, bố mẹ tôi phải bù vào hết.

Tôi cảm thấy tủi thân, trách anh ta hà tiện, bủn xỉn. Lấy được vợ mà chẳng muốn bỏ tí tiền. Anh ta phân trần là đâu có ngờ cưới xin phiền phức đến thế, trước khi đến Giang Tây sao tôi không bảo anh ta mang nhiều tiền hơn, tôi nói làm sao mà biết anh ta lại ngớ ngẩn đến thế? Biết rõ ràng đến đây để làm giấy đăng ký, phải biện tiệc cưới ở nhà bố mẹ tôi, thế mà mang có mấy đồng bạc. Dù có cãi vã đi chăng nữa, vãn phải cố gắng giữu thể diện. Vẫn phải cầm tiền bố mẹ tôi mà vung vãi, làm ra vẻ hào phóng, giàu có lắm. Bạn nghĩ xem, nếu nói rằng bạn lấy một công chức Hồng Kông nhưng chẳng có tiền thì ai tin được đây? Rõ ràng là công chức ở đại lục sống còn dư dả hơn, đúng không?

Anh tôi lại càng bận rộn lo toan. Lúc trước sinh nhật anh, tôi tặng anh một chiếc di động hơn 1.000 tệ, trong lòng anh luôn ghi nhớ, biết ơn. Lần này tôi đi lấy chồng, anh đã dốc hết sức cùng bố mẹ tôi lo lắng, tổ chức đám cưới thật tươm tất. Tôi biết anh đã phải giấu vợ để bù đắp thêm cho tôi. Mẹ tôi bảo rằng ít nhất anh ấy cũng đã bỏ ra 7.000 tệ, nghe thế lòng tôi đắng ngắt. Anh tôi chỉ là một nhân viên quèn, phải tích cóp bao nhiêu lâu nay mới được số tiền nhưu thế. Có điều nghĩ đi nghĩ lại, tôi hơn 30 tuổi rồi cuối cùng cũng lấy được chồng, đã khiến anh có thể thở phào nhẹ nhõm, đây có lẽ là sự báo đáp tốt nhất của tôi.

Tổ chức xong hôn lễ ở quê, những thủ tục hôn nhân với người Hồng Kông cũng làm xong, trở về Thâm Quyến lại một lô công việc. Mời bạn bè hai bên đi dự tiệc, chụp ảnh cưới, tiêu hết hơn 8.000 tệ, trong lòng xót như xát muối. Còn ra vẻ đi hưởng tuần trăng mật ở Chu Hải, kì thực vẫn hai bộ mặt quan thuộc, chán ngắt chứ có gì mới mẻ đâu mà kể.

Khi giấy đăng ký kết hôn đến tay rồi thì chúng tôi cũng làm luôn được giấy chứng nhận sở hữu nhà xác nhận trả góp. Chúng tôi nhìn tên hai người trên tờ chứng nhận, cảm thấy chuyện xảy ra như một giấc mộng. Con người này, cái nhà này, thế là hai chúng tôi vĩnh viễn bị cột chặt với nhau. Trong lòng tôi không vui vẻ chút nào, chỉ có cảm giác đau khổ và miễn cưỡng thôi.

Tôi tự an ủi mình: “ Mẹ kiếp, cuộc sống vốn khốn nạn như thế đó!”

Bỏ việc

Chẳng biết nguyên nhân tại làm sao mà sau khi kết hôn, các bạn đồng nghiệp dường như nhìn tôi bằng con mắt khác. Còn ý tứ của sếp cũng giống như bọn họ. Cả mối quan hệ với trưởng các bộ phận khác (tôi lúc đó là trưởng bộ kỹ thuật) cũng có gì đó khang khác. Tôi hỏi chuyện một đồng nghiệp bình thường khá thân thiết, cô ấy nói: “Mọi người đều đoán rằng cậu đã kết hôn với người Hồng Kông, hơn nữa tuổi tác cũng lớn rồi, chắc chắn chẳng mấy chốc sẽ đẻ con thôi, cho nên…”

Nghe cô ấy nói như vậy tôi lặng đi, nhưng cũng chẳng biết giải thích thế nào. Chỉ còn biết là cố gắng hết sức làm việc cho tốt hơn. Nhưng mọi người cứ như cố tình không hiểu, bực nhất là có một lần rõ ràng là sai sót từ bộ phận nghiệp vụ, mà Tổng giám đốc lại đổ hết lên đầu bộ phận kỹ thuật của tôi. Lúc đó tôi đã bực sẵn, liền cãi nhau một trận với Tổng giám đốc cho ra ngô ra khoai. Đây là lần cãi nhau kịch liệt nhất của tôi từ khi đi làm. Có lẽ do bất mãn tích tụ lâu rồi, một khi đã bốc ra thì chẳng còn để ý đến xung quanh nữa. Tôi lôi hết những ấm ức lâu nay của mình ra nói, gồm cả những khó chịu với công ty và với sếp quản lý trực tiếp của mình nữa. Tổng gaism đốc nói: “Chúng tôi sớm đã biết thế nào cô cũng giở cái thói này ra, ai chẳng biết cô lấy một người Hồng Kông, chắc chẳng bận lòng gì đến chút tiền lương này nữa. Thôi được, tôi sẽ cho cô được toại nguyện.”

Sự việc cứ thế loang ra không tài nào kiểm soát được, tôi bị chạm tự ái, lập tức viết đơn xin nghỉ việc nộp cho thư ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị (cỡ trưởng bộ phận nhưu chúng tôi, đơn xin nghỉ việc phải được Chủ tịch Hội đồng quản trị phê duyệt mới có hiệu lực, nếu không sẽ không nhận được lương). Không chờ Chủ tịch vốn rất coi trọng tôi, nên đã gặp riêng tôi nói chuyện. Đương nhiên, ông không thể biết tường tận cuộc cãi vã giữa tôi với Tổng giám đốc, chỉ nói lúc đó chúng tôi đêì quá nóng nảy mà cả giận mất khôn, nếu nhường nhịn nhau một chút thì đã chẳng có chuyện gì. Tôi nghĩ lại thấy vốn dĩ mình không định bụng nghỉ việc, nên tiện thể đây xin rút lại đơn. Không ngờ từ đó, ông Tổng giám đốc xấu bụng toàn tìm cách chơi xấu tôi. Rõ ràng không phải việc của bộ phận kỹ thuật ông ta cứ đẩy cho chúng tôi; có việc dễ dàng dẹp yên nhưng cứ cố tình bắt tôi phải xuất đầu lộ diện, hay kế hoạch quảng bá sản phẩm có thể hoãn tới tháng sau mới ấn định, nhưng ông ta bắt phải họp để ấn định luôn, đến khi sản phẩm chính thức ra mắt thì lại phải đổi kế hoạch đã đưa ra trước đó, lại liên tiếp giở trò không chịu phối hợp với bộ phận kỹ thuật chúng tôi để đưa ra sản phẩm mới. Sự việc đã đến nước này, không bỏ việc cũng chẳng được, cuối cùng tôi đã viết một đơn xin nghỉ việc với lời lẽ súc tích, lý do xác đáng, rồi trực tiếp nộp đơn lên cho Chủ tịch về lý do nghỉ việc của mình bằng một thái độ kiên quyết, rồi trở về nhà.

Chồng tôi thì chẳng cho việc này là quá quan trọng. Anh ta còn cho rằng nếu như tôi ở nhà làm nội trợ, thì hai người không phải đi ăn ngoài nữa, có thể tiết kiệm thêm một chút thì vẫn đủ chi tiêu. Tôi không đi làm cũng chả sao, hơn nữa chúng tôi không còn trẻ, phải có kế hoạch sin hem bé đi thôi. Tôi cũng sung sướng vì chẳng còn gì phải bận tâm, thế là bắt đầu cuộc sống của bà nội trợ nhàn hạ.

Lúc đầu cảm thấy thật mới mẻ, mỗi sáng không cần phải vội vàng bật khỏi giường chạy cho kịp xe bus, cũng không cần mỗi tối lại phải suy nghxi nát óc xem ngày mai mặc cái gì đi làm cho tươm tất, change phải lo lắng không có thời gian gặp bạn bè và bạn học cũ, cũng chẳng phải lo lắng không có thời gian xem đĩa hay đọc những quyển sách trước đây chưa có cơ hội. Cứ thế qua đi một tuần, tôi bắt đầu cảm thấy chán ngán không chịu được, đây đâu phải cuộc sống của con người. Cả ngày ngồi lì ở nhà, dường như đầu óc bị đóng băng hay sao ấy, khi có ai đó gọi điện thoại cho tôi, tôi cứ ngớ ra mãi chẳng biết đáp lại như thế nào, nói câu trước quên đứt câu sau, cứ như là chiếc máy tính đã lỗi thời với bộ nhớ cũ kĩ đang khó nhọc vận hành vậy, đúng là khổ sở hết biết.

Tôi nói với chồng mình là mình chán ở nhà lắm rồi, để tôi đi tìm việc gì làm thfi hơn. Anh ta lại nói: “ Không việc gì phải vội, em vừa mới nghỉ việc nên vẫn chưa quen. Em xem – rồi anh ta xoè ngón tay ra tính từng người một – vợ của anh Tiêu đấy, em đã gặp rồi đúng không, cô ta là người Hồ Nam, có bao giờ đi làm gì đâu; hay vợ của anh Phong đấy, bây giờ cũng chẳng đi làm người mẫu nghiệp dư nữa, ở nhà yên phận chăm sóc cho chồng; rồi còn vợ anh Thành đấy, họ đã cưới xin gì đâu, cũng chưa mua nhà nữa, vậy mà họ cứ sống vậy, có lo lắng gì đâu? Không phải trước đây em vẫn mong muốn có thời gian đọc sách gì đó sao? Anh sẽ cùng em đi hiệu sách mua về, em muốn đọc lúc nào cũng được.”

Tôi nghỉ đi làm cũng chán chết, mà nghe lời anh ta cũng không phải không có lí, thế là Chủ nhật đó chúng tôi mua về một chồng sách lớn, tậm thời chẳng nghĩ ngợi gì đến chuyện đi tìm việc nữa.

Tan nát cõi lòng

Nghĩ đến những người con gái trước đây đã từng tuyên bố sẽ không kết hôn với người Hồng Kông, tôi lại cảm tháy tan nát cõi lòng.

Trong lễ cưới bất đắc dĩ của tôi, bọn họ đều rất nể mặt mà đến dự tiệc đầy đủ. Sau đó, họ thường gọi điện thoại hỏi han tình hình cuộc sống mới của chũng tôi ra sao, cảm giác của tôi như thế nào. Tôi nói chuyện với A thì biết tình hình của B và C, rồi lại nói chuyện của B để biết tình hình của A và D, nói chung kiểm chững lẫn nhau thì tính chân thực chắc chắn phải đạt mức 90%.

Ví dụ như cô gái ngày trước từng tuyên bố là nếu ông chồng cô ta không đưa đủ 15.000 tệ thì sẽ không cho vào phòng ấy, giờ đã có ba căn nhà ở Thâm Quyến. Căn nhà đầu tiên là do ông chồng cô ta mua cho, còn hai căn nhà kia là do cô ta âm thầm tự mua. Cô ta lấy tiền tiết kiệm riêng ra trả số tiền đợt đầu, trang trí nội thất qua loa rồi đem cho thuê. Số tiền cho thuê vừa đủ đóng tiền trả góp, hơn kém chỉ mấy chục tệ. Cứ thế, đến khi cô ta già đi thì kiểu gì cũng có một khoản để nuôi thân từ tiền cho thuê hai căn nhà ấy. Hơn nữa cô ta còn tham gia vào lĩnh vực buôn bán cổ phiếu, nghe đâu có người chỉ bảo nên thu nhập cũng rất khá. Vì thế, bây giờ cô ta còn chả buồn quan tâm đến việc ông chồng già đó có chịu li hôn để cưới cô ta nữa không, đúng là giỏi tính toán!

Cô gái thứ hai nói mỗi tháng tiết kiệm được 30.000 tệ đã làm đám cưới rồi. Vốn đã chẳng muốn có con, vừa hay năm nay lại nhận được chứng minh thư là người Hồng Kông nên li hôn với ông chồng luôn. Bây giờ, cô ta đi lại với một người đàn ông Thượng Hải đang ở Thâm Quyên làm trong lĩnh vực quảng cáo. Hai người bây giờ rất hạnh phúc, nghe nói cô gái đó hiện đang mang bầu. Chỉ tiếc cho người Hồng Kông trước kia, chăm lo dát bạc dát vàng vào người cô ta, cuối cùng chẳng được ích lợi gì.

Cô gái thứ ba còn lợi hại hơn. Người bạn trai Hồng Kông mua một căn nhà chỉ đứng mỗi tên cô ta, trả số tiền đợt đầu mấy trăm nhìn tệ, mỗi tahsng đều trả góp đúng hạn. Không ngờ cô gái này đã có quan hệ với anh Cục trưởng Cục Bưu chính gì đó ở quê. Cô ta bất chấp tất cả sang tay luôn căn hộ đó, bỏ về quê cũ cuwosi anh chàng kia. Người đàn ông Hồng Kông một ngày có dịp qua Thâm Quyến mới phát hiện căn hộ đó đã sang tên đổi chủ từ bao giờ rồi.

Đương nhiên, đây là câu chuyện về những cô gái ghê gớm. Thực ra, cũng có những số phận thê thảm. Một cô gái người Hàng Châu ở với ông chồng Hồng Kông tám năm, ngờ đâu ông này đã có gia đình ở Hồng Kông rồi. Ông ta còn thề thốt sẽ bỏ vợ để cưới cô nhưng cứ lần lữa từ năm nay qua năm khác, chẳng thấy li hôn. Từ một cô gái trẻ trung đương độ bây giờ đã trở thành một bà cô quá lứa. Cô hiểu ra người đàn ông kia sẽ chẳng bao giờ lấy mình, tức giận bỏ về quê cũ. Người thân của cô ở quê thì đều biết là cô lấy chồng Hồng Kông, nên nhìn cô bằng con mắt xoi mói. Ánh mắt ấy khiến cô không thể chịu đựng được, nhưng chẳng biết làm gì hơn, đành dùng số tiền tích cóp được mở một tiện quần áo nhỏ, dựa vào đó mà kiếm sống, chẳng còn muốn yêu đương gì nữa, coi như chết nửa con người.

Thậm chí có người còn thê thảm hơn. Người đàn ông Hồng Kông kia chưa có gia đình gì cả, nhưng cũng chẳng có trách nhiệm gì với cô hết. Thích thì đến đón cô đi chơi, còn chán thì bỏ mặc cô, đi kiếm người khác. Cô bỏ việc, ở nhà nội trợ, một lòng muốn chung sống với người đàn ông đó, muốn lấy sự dịu dàng đằm thắm của mình để cảm hoá trái tim đa tình của anh ta. Người đàn ông này không chán cô nhưng cũng chẳng muốn cưới cô ấy, cứ khất lần để một, hai năm nữa. Cô gái đó chán đời lại thích đi quán rượu, dùng thuốc lắc, rồi bị nguời ta dụ dỗ đâm ra nghiện hút. Số tiền tiết kiệm ít ỏi cô ta hút sạch bách, còn người đàn ông tuyên bố: “Ngữ như cô thì ai dám dây vào?” Từ đó chẳng đoái hoài gì đến cô ta nữa. Cô ta không có tiền hút hít nên ra đứng đường bắt khách, bán dâm, rồi bị cảnh sát đưa vào trại cải tạo.

Thê thảm nhất là cô gái có số phận phần nào giống với cô gái đồng hương năm xưa. Có điều cô này là chị của một người bạn của tôi, người An Huy, cũng yêu một người Hồng Kông, nhưng ông này đã có gia đình rồi. Họ đã mua nhà ở Bố Cát, rồi lại sinh một đứa con nữa. Bởi đứa con là người giá thú, nên không có hộ khẩu chính thức. Mỗi tháng phải trả 1.000 tệ tiền mẫu giáo cho con, tiền trả góp cho căn nhà là 1.000 tệ nữa. Ban đầu mọi chuyện đều tốt đẹp, người đàn ông đó cũng có trách nhiệm, tuy không giàu có lắm (ông ta là tài xế xe container, rất nhiều những tài xế xe container ở Hồng Kông đều có vợ hai ở Thâm Quyến, thế đấy!) nhưng tháng nào cũng đưa đủ tiền chi tiêu cho cô ấy. Không ngờ một ngày, người đàn ông Hồng Kông này bị tai nạn xe, tiền bồi thường đương nhiên là không tới lượt cô rồi, mà khổ sở nhất là đứa trẻ mắc bệnh động kinh, một tháng phải mất mấy trăm ngàn tiền thuốc thang. Hai mẹ con không thể tiếp tục ở lại Thâm Quyến được nữa, cực chẳng đã, đành bán căn nàh đang ở, trở về quê cũ ở An Huy. Nghĩ đến đứa trẻ đã từng được vui chơi học hành ở nơi phồn hoa như Thâm Quyến, mà cũng chẳng có hộ khẩu, bây giờ lại phải về vùng sơn cước hẻo lánh, thật đáng thương.

Tất cả những chuyện này chỉ làm tôi mủi lòng, nghe chuyện của mọi người tôi lại nghĩ đến số phận của mình, mà lòng đau xót. Những câu chuyện buồn thảm chỉ đem lại cho tôi những linh cảm chẳng lành, thế đấy.