Mật mã tâm linh - Chương 4 - Phần 3

Cơ hội đến vào lúc không hay biết như thế nào?

Người học được cách không oán giận gì trời đất, dũng cảm đảm đương trách nhiệm mà bản thân mình làm được, đó là một kiểu đức tính, và sẽ mang lại cho bản thân mình nhiều món quà không ngờ tới, đó chính là bạn đang tạo kinh nghiệm cho bản thân mình, mang lại may mắn cho bản thân mình.

Tôi vẫn luôn tin cách nói này - khi bạn kiên định gánh vác trách nhiệm và tiến về phía trước, thiên địa vạn vật nghe được hiệu lệnh trên sẽ tập trung lại giúp đỡ bạn. Thế là quý nhân xuất hiện, cơ hội trong tình huống này cũng bắt đầu xuất hiện những mầm non.

Có lúc tôi cũng nghĩ không thông, điều này không phải là mê tín hay sao? Thiên địa vạn vật làm sao lại nghe một chỉ lệnh cơ chứ? Tai của chúng ở đâu? Khả năng nghe của chúng thế nào? Chỉ lệnh này được phát ra khi nào? Nó dùng ngôn ngữ nào?

Tôi nghĩ mãi mà không ra. Thế nhưng thực tế là có những câu chuyện như thế. Tôi nghe thấy rất nhiều người đã kể lại, khi họ vô cùng cảm động thì cũng tràn đầy hoài nghi. Nghĩ một chút, tôi cũng đã tìm ra được kết luận.

Hiệu lệnh giúp bạn thực ra được xuất phát từ nội tâm của bạn. Một người, nếu như có thể tích cực tiến về phía trước, luôn không thỏa hiệp thì nhất cử nhất động của người đó đều tỏa ra một loại tín hiệu tỏa sáng. Đây giống như cỏ thơm sẽ phát ra mùi vị thơm giòn như mùi nướng vậy, ngăn cũng không ngăn được, bịt cũng không bịt được. Tất cả những người đi qua người đó sẽ nhìn thấy ánh sáng đó, giống như đi qua viên dạ minh châu vậy.

Tôi tin rằng trong nội tâm của rất nhiều người đều muốn giúp đỡ người khác. Đặc biệt là khi giúp đỡ người khác mà không gây tổn hại nghiêm trọng gì cho bản thân, rất nhiều người đều vui vẻ ra tay giúp đỡ.

Cánh tay này có lúc là một cơ hội gặp gỡ, giúp ai cũng là giúp, tại sao không giúp một người khiến cho chúng ta có cảm tình? Tại sao không giúp một người khiến cho chúng ta tôn trọng? Tại sao không giúp một người có đạo đức? Và thế là bạn nhận được nó.

Có lúc cánh tay giúp đỡ là một tin tức. Bởi vì bạn làm cho đối phương cảm thấy vui vẻ, khi con người vui vẻ sẽ cảm thấy tư tưởng được thông suốt. Trong tiềm thức của người giúp đỡ bạn họ thích bạn, họ nghĩ có thể tin tức này có lợi đối với bản thân bạn, rất có thể ngay cả bạn cũng không hiểu được mối quan hệ giữa tin tức này và cảm giác tốt đẹp của nó, thế nhưng tiềm thức đã nhanh chóng làm giúp bạn chuyện này, nó cũng không ngờ rằng chuyện này lại là một sự bắt đầu mới của bạn.

Nhiều lúc cánh tay giúp đỡ là một món tiền nhỏ. Chuyện này đối với người có tiền thì không là gì cả, thế nhưng đối với những người gặp khó khăn thì giống như một giọt cam lộ từ trên trời rơi xuống. Có thể bạn vì có được món tiền này mà đạt được một sự thay đổi, chuyển ngoặt. Chuyện này đối với người giúp đỡ mình mà nói chỉ đơn giản như nhấc tay lên mà thôi. Khái niệm giữa tiền và tiền nhiều lúc khác nhau như trời với đất, cách dùng nó cũng khác nhau rất nhiều, tiền biết làm ảo thuật đó.

Cánh tay giúp đỡ có lúc chỉ là cổ vũ và quan tâm mà thôi. Tuy cổ vũ và quan tâm không cần thiết phải bỏ ra nhiều công sức thế nhưng người ta thường cổ vũ động viên những người gần gũi nhất với cuộc sống của mình, sẽ quan tâm những người mà mình yêu thích, tin tưởng.

Trên đời có nhiều việc đều tùy vào từng người mà khác nhau. Đối với bạn khó như lên trời thế nhưng đối với người khác chỉ như gẩy cọng rau trong đĩa thức ăn thôi. Vì thế, hãy rèn luyện nhân cách và mục tiêu của cuộc đời bạn đi nhé. Khi nó chiếu sáng tới người khác thì cơ hội sẽ đến vào lúc bạn không ngờ tới đó.

Điều này không có gì là thần bí cả, chỉ cần bạn giống như một chú chim, luôn giang rộng đôi cánh của mình, có lúc sẽ có một cơn gió thổi qua đúng lúc ấy, đó chính là một luồng khí dâng lên cao. Nếu như bạn cứ cuộn tròn trong ổ, thì cho dù gió có thổi thế nào thì đối với bạn cũng chỉ là lạnh lẽo mà thôi.

Không nên lúc nào cũng muốn thể hiện tốt hơn hiện thực

Khi bạn có ý định dạo bước giữa hai mặt của bản thân bạn, chúng hoàn toàn khác nhau, hình tượng trong cuộc sống của bạn sẽ trở nên vô cùng phức tạp, bạn phải đối mặt với nhiều chuyện hơn, thậm chí cơ thể của bạn cũng không có cách nào thích ứng được.

Chúng ta thường mong muốn bản thân mình thể hiện tốt hơn thực tế một chút.

Ví dụ như khi chúng ta còn nhỏ nếu như nhà có khách đến, bố mẹ sẽ dạy chúng ta: “Con nên ngoan một chút nhé!”, sau khi khách ra về, bố mẹ sẽ nói: “Được rồi, bây giờ con có thể thoải mái như cũ rồi”. Những lời này đều là những câu nói bình thường, thế nhưng nó lại để lại một ấn tượng đó là – trong một số trường hợp và trước mặt người khác chúng ta nên thể hiện tốt hơn tình hình thực tế một chút.

Như thế nào là tốt hơn?

Chính là theo tiêu chuẩn của cuộc sống, chúng ta phải thông minh hơn, học giỏi hơn, chăm chỉ hơn, rộng lượng hơn, vui tính hơn, có trách nhiệm hơn, dũng cảm hơn… có rất nhiều thứ muốn “hơn” nữa, nói chung là hoàn mỹ hơn bản thân bạn hiện tại.

Động cơ chủ quan này không có hại lắm, yêu thích cái đẹp ai cũng muốn mà.

Có điều, điều này hình thành thành thói quen. Trước mặt người khác chúng ta thể hiện một bản thân hoàn toàn khác, và cho rằng như thế là đáng yêu, là có giá trị. Còn bản thân thật sự lúc đó chỉ là hàng thứ phẩm không được phép thể hiện, nó đáng bị che dấu đi.

Đó là sự phân chia hình tượng của bản thân.Chúng ta không thích bản thân của thực tế, chúng ta đành thể hiện một “bản thân giả” trước mặt người khác. Khi “bản thân giả” của bạn được người khác chấp nhận và tán thưởng thì chúng ta vừa vui vẻ và cảm thấy mình đã thành công trong việc diễn một vai mới, vai diễn đó chính là “bạn” trong mắt người khác. Mặt khác, sự tự ti của chúng ta quá lớn khi chúng ta biết sự đánh giá bên ngoài đều dành cho một “bạn” không tồn tại, bạn của thực tế cảm thấy mình giống như cô bé lọ lem, nấp trong một góc vậy.

Về lâu về dài chúng ta sẽ biến thành một người có thể phân chia.

Hiện tượng này ở đâu cũng thế. Ví dụ như bạn thường nghe thấy các bạn gái nói, sau khi kết hôn chân tướng thật sự của anh ấy mới lộ rõ, tôi hoàn toàn không dám tin đó cùng là một người tôi quen trước khi kết hôn.

Cũng có giám đốc nói, nhân viên này là do tôi tuyển vào, lúc đó anh ta làm việc rất chăm chỉ, không ngờ sau khi được chính thức nhận vào lại vô cùng lười biếng, không có chút chủ động gì trong công việc cả.

Hai ví dụ trên đây có kết cục là ly hôn và sa thải. Có thể thấy con người giả tạo có thể lừa người khác được một lúc nào đó thôi, không thể lừa lâu dài, cuối cùng người bị thiệt vẫn là bạn mà thôi.

Nếu như bạn cảm thấy con người thực sự của bạn chưa đủ hoàn hảo, vậy thì cách tốt nhất đó là khiến cho bản thân mình càng hoàn thiện hơn, chứ không phải bằng cách che giấu, lừa gạt. Làm như vậy tự mình cảm thấy vất vả hơn, và càng ngày càng cách xa sự hoàn mỹ. Hơn nữa, những người trong thiên hạ đều không phải là kẻ ngốc nghếch, bạn có thể giả vờ một tiếng hai tiếng nhưng không có cách nào giả vờ cả đời trong một môi trường không thuộc về bạn cả. Một khi bị mọi người phát hiện thì càng bị mọi người đánh giá kém đi.

Khi tôi còn trẻ tôi luôn cảm thấy rất mệt mỏi. Bởi vì tôi luôn muốn thể hiện mọi thứ tốt hơn bản thân mình một chút, rồi tự làm giả bản thân mình lúc nào không hay. Rõ ràng là không vui thế nhưng sợ người khác nhìn thấy và nghĩ mình đang suy nghĩ điều gì đó cho nên tôi thường tỏ ra vui vẻ. Có ý kiến với lãnh đạo nhưng sợ lãnh đạo ý kiến, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của mình cho nên cố tình tỏ ra chăm chỉ trước mặt lãnh đạo. Thực ra, sự không hòa hợp giữa hai bên như thế nào thì trong lòng đều rõ ràng cả. ở hội nghị có ý kiến khác nhưng đoán được bản thân mình là thiểu số cho nên cũng im lặng không lên tiếng…

Sau này cuối cùng tôi cũng đã hiểu ra nên dùng con người thật của mình để đối diện với mọi người. Không cần thiết phải làm người khác vui, không cần thiết oan ức bản thân mình làm gì. Nếu cứ làm như thế về lâu dài tôi nghĩ rằng cơ hội sẽ ít hơn, chỉ cần cả đời được sống chân thực với con người mình, cái giá phải trả cũng được. Không ngờ rằng, sống chân thực với mình tôi lại kết được nhiều bạn bè hơn, cơ hội cũng nhiều hơn.

Nghĩ đi nghĩ lại mới thấy hóa ra mọi người đều thích những thứ chân thực hơn. Bạn chân thực thì bạn sẽ cảm thấy mình an toàn, cũng khiến cho người khác cảm thấy an toàn, cơ hội cũng sẽ nhiều hơn. Từ đó tôi cố gắng chân thực hơn. Không chỉ bản thân mình tiết kiệm được thời gian, sức lực, khả năng để làm được nhiều việc khác hơn, hơn nữa tỉ lệ thành công cũng cao hơn.

Tiếp nhận trạng thái cuộc sống khác với mình

Khoan dung là cho phép người khác có tự do hành động và phán đoán. Đối với những hành động và quan điểm khác với bản thân mình, cho dù đã dự đoán được một kết cục nguy hiểm thế nhưng vẫn phải nhẫn nại để công bằng chờ đợi.

Điểm này rất khó. Thế nhưng do tôi đã từng là chuyên gia tâm lý lâm sàng, nghe rất nhiều câu chuyện của người khác, biết rất nhiều kết thúc của nhiều người, như vậy cũng làm cho cuộc đời tôi ở một mức độ nào đó ghi nhớ được rất nhiều kinh nghiệm của người khác. Tôi không có khả năng nhìn xa trông rộng mà chỉ như một chú chim già mổ thân cây khô nhiều rồi cho nên có thể phán đoán được chỗ nào có sâu, chỗ nào tốt.

Bi thương thường gặp nhất đó là khi nhìn thấy hiểm nguy đầy rẫy đám đông ồn ào nhưng đương sự vẫn nghĩ đó là dòng sông phẳng lặng, vẫn bình thản bước về phía trước. Tôi lên tiếng cảnh báo nguy hiểm thế nhưng người ta vẫn bịt mắt bịt tai lao về đó, khiến tôi vô cùng chán nản. Thời gian lâu dài tôi cũng mệt rồi, biết là không thể nhẫn nại được nữa cho nên mọi thứ cũng dần dần mất đi.

Nhiều lúc do đương sự không hỏi ý kiến của tôi nên tôi cũng không thể bước quá sâu vào cuộc sống của họ cho nên tôi đành nhìn chiếc xe lật khỏi đường ray, người ngựa mỗi người một nơi.

Con người muốn tỏ ra từ bi, không giả tạo cũng không phải là một việc đơn giản. Lúc này đều khiến tôi cảm thấy sốt ruột.

Thời gian lâu dần mọi người cũng sẽ hiểu ra. Không được nghĩ rằng lo lắng bất an chính là một cách cống hiến, đây chỉ là lợn lành chữa thành lợn què, không giúp được người khác mà còn hủy cả niềm vui của chính mình.

Bản thân lo lắng không phải thể hiện bạn đã dốc hết sức mà đó chỉ là sự giày vò của trạng thái tâm lý không khỏe mạnh. Thực ra đời người không nhất định phải phân chia đúng sai. Đời người là một quá trình, “vạn trượng hồng trần vạn nghìn khí tượng” đều là bình thường. Khoan dung chính là chấp nhận một trạng thái đời người khác với bản thân bạn, thế nhưng không phải là kích động.

Vì bản thân xây dựng điểm vui vẻ

Nhân loại đang trải qua một giai đoạn độc lập nhất trong lịch sử từ trước đến giờ. Cũng chính là nói “cuộc cách mạng năm nghìn năm chưa từng có”. Chà, nói là năm nghìn năm, chính là nói sau khi con người trèo từ trên cây xuống, năm trăm nghìn năm hay hai triệu năm trở lại đây chưa từng có giai đoạn kỳ tích nào.

Đó chính là sự uy hiếp từ cuộc sống của chúng ta. Không phải là tai họa thiên nhiên đáng sợ như mưa, gió, bão, tuyết như tổ tiên đã sợ hãi nữa, cũng không phải là vấn đề ăn no, mặc ấm, mà là tai họa về vấn đề tâm lý do chính bàn tay con người chúng ta tạo ra. Đây là lần đầu tiên chúng ta phải đối mặt với giai đoạn tâm linh con người giữ vai trò chủ đạo, là thời khắc quan trọng trong quá trình tự mình chuyển biến của con người.

Chúng ta phải đối mặt với mâu thuẫn lớn nhất đó là đau thấu từ tim

Cơm ăn no rồi, đó là việc tốt hay việc xấu? Đương nhiên là việc tốt rồi. Những người chưa từng nếm qua cảnh đói khát thì rất khó hiểu được cảm giác yếu ớt do việc thiếu đường huyết mang lại, có cảm giác đáng sợ và gần cái chết như thế nào. Lúc này nếu như nhận được một miếng lương khô thì đó là thứ hạnh phúc không lời nào diễn tả được. Nếu như đó là một miếng thịt nướng thơm phức thì chẳng khác gì lên được thiên đường.

Đói khát rất mạnh. Khi đói khát không tồn tại thì rất nhiều niềm vui sâu trong đáy tim cũng có thể một đi không trở lại. Niềm vui cũ đi rồi, cần có niềm vui khác lấp vào đó. Nếu không thì con người sẽ bị cướp đoạt mất nguồn hạnh phúc quan trọng.

Mỗi người cần xây dựng cho mình một điểm hạnh phúc lâu dài. Đây là nhiệm vụ mới trong giai đoạn mới ở hình thái mới của bạn. Bạn không được phép vừa lòng với niềm vui mà thức ăn mang lại, cũng không được phép vừa lòng với niềm vui do bản năng mang lại. Đó đều là bản năng của động vật, tuy không thể dùng ngòi bút để mưu sát thế nhưng xét cho cùng con người với động vật có một sự khác biệt rất lớn.

Niềm vui của sinh vật tồn tại mãi mãi. Có điều nó rất tiết chế. Ví dụ như dạ dày của bạn, dung lượng của nó rất có hạn. Tôi đã từng tận mắt chứng kiến bệnh nhân nằm trên giường bệnh vì ăn no quá khiến cho dạ dày bị bục, tình hình vô cùng thảm. Tôi luôn cho rằng dạ dày là cơ quan rất thực tế, hơn nữa đến khi nào đầy đủ rồi thì sẽ không nạp thêm thức ăn nữa. Thực ra cũng không phải vậy. Một khi lượng thức ăn lớn chuyển vào dạ dày thì dạ dày sẽ mất đi chức năng co bóp, thức ăn ứ đọng lại ở đó, giống như một cái túi da đình công vậy. Nếu như mọi chuyện dừng lại ở đây thì cũng chưa phải là nghiêm trọng nhất, đáng sợ nhất đó là thức ăn được ăn vào đã bắt đầu lên men dưới tác dụng của nhiệt độ cơ thể, tạo ra một lượng khí rất lớn. Lúc này dạ dày bắt đầu trương lên, trở thành một quả bóng. Lượng khí sinh ra càng ngày càng nhiều thì khí thể sẽ khiến cho dạ dạ dày nổ tung. Khi chúng tôi dùng dao phẫu thuật phần bụng của bệnh nhân thì thấy trong bụng bệnh nhân toàn cơm là cơm. Chúng tôi phải cắt đi đoạn dạ dày bị vỡ, sau đó dùng một lượng nước muối sinh lý lớn để rửa dạ dày, rửa hết số cơm còn đọng lại ở dạ dày và sau đó là gan, mật và ruột… giống như đang rửa một chiếc xoong đầy dầu mỡ vậy… phẫu thuật kéo dài trong thời gian khá lâu, chúng tôi rất hy vọng có thể giữ được sinh mệnh cho bệnh nhân này. Tuy nhiên những hạt cơm này chứa rất nhiều vi khuẩn, nó sẽ làm ô nhiễm đường ruột của bạn, khiến cho người này sẽ nhiễm trùng, nặng nhất là chết.

Có thể thấy, một người có thể ăn được một lượng thức ăn vào dạ dày là có giới hạn cả.

Đối mặt với cơ thịt của cơ thể sống, bạn thử dùng que điện cực châm thử một cái, nó sẽ đàn hồi lại, nó sẽ có phản ứng kích thích với bạn. Bạn tăng tần số kích thích thì phản xạ của nó cũng tăng lên theo. Thế nhưng đây không phải là trò chơi có thể chơi đến cùng. Khi sự kích thích của bạn trở nên dày đặc và nhanh chóng hơn thì các cơ lại không phản ứng được nữa. Thầy giáo tôi nói tổ hợp cơ này đã bước vào “thời kỳ tuyệt đối không phản ứng”. Cho dù bạn có tăng cường độ kích thích đi nữa thì nó vẫn không hề có phản ứng gì cả. Dùng một câu nói hơi thông tục một chút đó là: các cơ bãi công rồi.

Vậy cơ thịt khi nào thì sẽ bắt đầu đi làm trở lại? Không biết được. Lý trí không có cách nào thao túng được quy luật của cơ thịt, trừ khi nó nghỉ ngơi đầy đủ thì nó sẽ tự động đi làm việc trở lại. Nếu không thì, ngoài cách chờ đợi ra bạn không có cách nào khác cả.

Thầy giáo tôi nói quần thể các cơ trong cơ thể người, các cơ trong cơ quan sinh dục nam và các cơ tim rơi vào “thời kỳ tuyệt đối không phản ứng” lâu nhất. Tại sao, các bạn có biết không?

Các học sinh trả lời rằng, nếu như cơ tim không được nghỉ ngơi đầy đủ thì cho dù kích thích như thế nào đi nữa tim cũng sẽ đập loạn lên, sẽ xảy ra sự rung động của tính xơ, như vậy thì cơ quan động cơ này của con người bị phế rồi.

Thầy giáo nói, trả lời rất tốt. Vậy thì, các cơ ở cơ quan sinh dục tại sao cũng cần nghỉ ngơi trong một thời gian dài?

Lúc đó chúng tôi đều còn rất trẻ nên thực sự không biết phải trả lời như thế nào, cho nên ai cũng đờ mặt ra.

Thầy giáo nói, tình dục có thể dùng để chế ngự lo lắng về cái chết. Y học không thể không thừa nhận sự hấp dẫn của tình dục có một sức mạnh thần kỳ nào đó, đó là một ngõ nhỏ có thể tránh được gió lớn, trong thời gian ngắn có thể đối phó được với sự lo lắng. Dưới ma lực của tình dục con người sẽ chìm đắm trong đó. Có điều, bởi vì cơ quan sinh dục không chỉ đơn thuần là cơ quan mang lại niềm vui cho con người, nó còn gánh vác trách nhiệm là duy trì nòi giống. Công việc này quá vất vả, vì thế nó mới mặc cho hoạt động này một chiếc áo khoác ngoài vui vẻ, giống như lớp đường ngọt bên ngoài viên thuốc ấy. Nếu như bạn ăn thuốc không ngừng chỉ vì lớp đường bên ngoài của nó thì bạn sẽ ăn đến phát điên mất. Vì thế, các cơ ở cơ quan sinh dục mới thể hiện rõ “thời kỳ tuyệt đối không phản ứng”.

Thế nhưng hãy nhớ kỹ rằng tình dục không phải là tất cả. Các giáo sư y học đã cảnh cáo nhiều lần, điều này đã vượt qua phạm trù y học. Ông ấy nói, những người trẻ tuổi ơi, nếu như các bạn coi tình dục là một nhiệm vụ quan trọng vậy thì không những cơ thể không cho phép mà tất cả sau khi rút đi như thủy triều, đọng lại chính là cảm giác vô nghĩa và lạnh lẽo vô cùng, thế giới sẽ trở nên dung tục và đơn nhất. Đặc biệt là các mối quan hệ phức tạp, tuy rằng có thể mang lại sự ấm áp mạnh mẽ nhưng ngắn ngủi cho người cô đơn thế nhưng điều này chỉ là uống cho vơi đi cơn khát mà thôi.

Cho đến hôm nay tôi không biết chuyện này đã có quyền nói là khoa học chứng minh chưa thế nhưng hệ thống cơ quan sinh dục của người tuyệt đối không phải là một món hàng ngu ngốc có thể tham lam chiếm đoạt, tôi hoàn toàn tin điều này.

Cho dù tình dục và nhu cầu ăn uống cùng mang lại niềm vui cho con người nhưng tất cả đều có định lượng của nó cả, vậy chúng ta đi đâu để tìm một nơi có niềm vui dùng mãi không hết, và không gì thay thế được?

Chỉ có sự tìm kiếm về lĩnh vực tinh thần mới là mãi mãi không có giới hạn, niềm vui mà nó có thể mang lại chính là niềm vui có chất lượng nhất.

Tất cả mọi sự u uất đều bắt nguồn từ sự đổ vỡ trong quan hệ

Mỗi người đều có quan hệ mật thiết với mọi người, vì thế khi quan hệ giữa hai bên đổ vỡ mới lộ ra một nỗi buồn không gì bù đắp được. Nguyên nhân đổ vỡ có thể do hiểu nhầm, phản bội, lừa gạt, cãi nhau, coi thường… cái chết thì đương nhiên là sự đổ vỡ đến tột cùng rồi. Sinh mệnh giống như một sợi xích, nếu như một mắt bị đứt rồi thì làm thế nào? Phương pháp duy nhất đó là nối lại mắt xích đó, điều này cần tốn thời gian và động não suy nghĩ.

Tôi đã từng xem kỹ một tấm vải bông do nữ công nhân công xưởng vải dệt. Tấm vải đứt rồi thì mỗi sợi bông cũng đứt, giống như que kem bông bị tan chảy vậy. Nữ công nhân dùng hai sợi bông hỗn hợp cùng mở rộng ra, để mỗi sợi bông đều tìm được vị trí nối tương ứng, sau đó nhẹ nhàng nối chúng lại, để bọn chúng tạo thành một thể thống nhất. Sau khi nối xong, lật cả hai mặt đều không có dấu vết nào cả.

Quá trình này chính là nói rõ các bước xây dựng lại mối quan hệ mới. Tìm một vị trí mới, sau đó bình tĩnh nối lại, mối quan hệ mới sẽ dần dần được xây dựng.

Mọi việc trên thế giới nói một cách đơn giản là đều do các mối quan hệ tạo thành. Toàn bộ hoạt động của con người chính là do ba mối quan hệ không thể chạy thoát dưới đây.

Quan hệ thứ nhất: Là quan hệ giữa người và thiên nhiên. Nhân loại là con của thiên nhiên. Không có thiên nhiên thì sẽ không có mọi thứ cho con người dựa vào. Uy lực của thiên nhiên thì những người sống ở thành phố không có cách nào hiểu được. Khi bạn đến núi hoang rộng lớn và sa mạc mênh mông, bạn đứng giữa bầu trời đêm cao xanh, bạn đứng giữa đỉnh núi tuyết và biển cả, bạn sẽ dễ dàng tìm được vị trí mà nhân loại nên đứng.

Quan hệ thứ hai: Là quan hệ giữa con người với chính bản thân mình. Bạn không thể tách khỏi bản thân bạn. Chỉ cần bạn còn sống một ngày thì bạn sẽ không bao giờ tách xa nó được. Cho dù xác thịt của bạn bị hủy diệt rồi thì tinh thần của bạn và bạn vẫn gắn bó với nhau, không cách nào tách xa được.

Quan hệ thứ ba: Là quan hệ giữa bạn và người khác. Trên thế giới này có vô số sự ly hợp bi quan, như thủy triều lên xuống, đều bắt đầu từ mối quan hệ này cả. Con người được gọi là “nhóm người”, con người không phải là một cá thể đơn độc, mà là một phần của nhóm người.

Ba mối quan hệ này cho dù là xảy ra đổ vỡ, rạn nứt ở đâu đều không vui. Chúng ta liên kết với nhau, không có một bộ phận nào có chuyện mà các bộ phận khác lại không sao cả. Vì thế, Hemingway đã nói, không nên hỏi chuông nguyện hồn ai, chuông nguyện hồn anh đấy.

Con người mãi mãi không được cắt đứt sự liên hệ với người khác, không nên cắt đứt sự liên hệ với tổ quốc, không nên cắt đứt sự liên hệ với tổ tiên, không nên cắt đứt sự liên hệ với người thân của mình, không nên cắt đứt sự liên hệ với đồng nghiệp, không nên cắt đứt sự liên hệ với lịch sử, không nên cắt đứt sự liên hệ với văn hóa… đó chính là mối quan hệ lặp, giống như những sợi dây treo của cầu Cable stayed bridge (Cầu treo dây), đều khiến cho bạn trở thành chính bạn. (Cầu Normandy, Pháp, xây dựng năm 1995).

Nếu như những sợi dây của cầu bị đứt, ai cũng biết rằng nó sẽ được hồi phục ngay lúc đó. Thế nhưng sợi dây quan hệ của con người đứt rồi, một hai tiếng sau đó vẫn chưa nhìn thấy hậu quả gì nghiêm trọng, bạn vẫn là bạn, bạn có thể vẫn tiếp tục đi làm, có thể nghe nhạc và ăn cơm, có thể nói chuyện hoặc suy nghĩ. Thế nhưng, lâu dần, nhất định sẽ có chuyện xảy ra. Rất nhiều bệnh trầm uất đều nhẹ nhàng xuất hiện mà không hề có một tiếng nói nào báo trước. Tôi từng nghe một vị bác sĩ tâm lý học người Mỹ nói về phương pháp trị liệu mới của chứng bệnh trầm uất, ông ấy nói một cách chắc chắn, tất cả các loại bệnh trên thế giới này đều bắt nguồn do các mối quan hệ có vấn đề.

Sự thực là như thế sao?

Bạn có thể không tin, thế nhưng cứ suy nghĩ kỹ đi nhé!