Mật mã tâm linh - Chương 4 - Phần 7

Nghiêm khắc và làm khó

Nghiêm khắc và làm khó nhiều lúc cứ lẫn lộn với nhau.

Trong tình hình có thể kiểm soát được, yêu cầu đối với bản thân đạt được 80% so với mức độ cao nhất 100%, như vậy là nghiêm khắc. Còn làm khó, là để bản thân mình đi làm việc mà bình thường bản thân mình chưa bao giờ làm được.

Hoặc người khác làm được, có thể bản thân ở điều kiện tốt nhất có thể làm được nhưng phần lớn tình huống là không làm được. Nói thật, tôi chủ trương làm một người luôn làm khó bản thân. Tại sao? Bởi vì làm khó thì những việc vui đùa sẽ không thể vui đùa được nữa, sẽ trở thành những việc khó khăn. Một việc, khổ bình thường thì có thể được, thế nhưng không được khổ quá. Nếu như khổ quá sẽ đánh mất đi dũng khí để cố gắng. Một việc, thời gian khổ cũng không thể quá dài, trong thời gian ngắn gian khổ thì còn được thế nhưng nhất định phải có ánh sáng “khổ tận cam lai”. Nếu không thì cuộc sống sẽ mất đi ánh sáng vốn có của nó, trở thành một buổi biểu diễn của nỗi khổ.

Khi quá khổ tôi sẽ từ bỏ. Tôi cảm thấy đây không phải là hèn nhát mà chỉ là một cách lựa chọn. Mọi việc trên đời chỉ cần không ảnh hưởng đến lợi ích cơ bản của người khác thì tự mình nên có quyền quyết định. Tôi không thích cảm giác gian khổ đến như hoàng liên, mong muốn đời người có nhiều ánh sáng và hy vọng, ấm áp và hạnh phúc. Vì thế, đối với tôi mà nói tôi không làm khó mình. Một người không làm khó bản thân thì thông thường cũng không làm khó người khác. Mình không làm được thì đừng nên làm khó người khác.

Tôi quen một người bạn. Cậu ấy rất coi trọng việc ra sách. Sách của cậu ấy xuất bản rồi, tặng tôi, trong cuốn sách còn có nét bút nét vẽ của cậu ấy sửa từng lỗi nhỏ. Cậu ấy nói, tức không chịu được, xem xét kỹ lại cả cuốn sách có mười mấy lỗi sai. Phụ trách biên tập thật thiếu trách nhiệm.

Lúc đó tôi chưa ra cuốn sách nào, khi vui mừng cho cậu ấy mà cũng cảm thấy rất vất vả. Tôi nói, mỗi quyển sách cậu đi tặng người khác, cậu đều sửa hết lỗi sai à? Cậu ấy nói, đương nhiên, tôi không thể chịu được người khác nhìn thấy các lỗi sai trong sách của tôi. Tôi mua một trăm cuốn sách, tặng mấy chục người bạn. Cho dù không phải là áo gấm hồi hương nhưng cũng không thể để trên áo gấm có dấu vết của côn trùng cắn được.

Tôi nói: Tìm từng quyển một, sửa từng chữ một, công không nhỏ đâu.

Cậu ấy buồn rầu nói: Không nói đến công cán gì, mấu chốt là tình cảm giả tạo. Khi sửa chữa các lỗi sai tôi tức lắm. Hóa ra một sản phẩm tốt như thế lại có nhiều lỗi sai thế này. Mỗi lần nhìn thấy một lỗi sai tôi lại giống như nhìn thấy một con gián trong nồi cháo vậy. Cảm giác đau lòng, giống như đứa con của mình bị người ta tát cho vậy.

Gương mặt cậu ấy thể hiện rõ nỗi đau, tôi vẫn không thể quên được hôm đó. Sau này tôi cũng xuất bản sách, tôi cũng nhìn thấy những lỗi sai trong sách của mình. Tôi biết trong giới xuất bản sách tỉ lệ sai sót dưới 1/10.000 là được phép. Tôi muốn nói rằng 10.000 chữ có 1 lỗi sai, tiêu chuẩn này thực sự rất nghiêm khắc, thế nhưng nếu thực sự xuất hiện cũng là một sai sót không nhỏ. Ví dụ như một quyển tiểu thuyết dài ba mươi vạn chữ có nghĩa là trong cuốn sách này có thể có sai sót là ba mươi lỗi, còn cuốn sách vẫn là một sản phẩm đạt yêu cầu.

Ba mươi lỗi sai! Đây là khái niệm gì chứ? Giống như một bát cơm trắng khi ăn sẽ gặp ba mươi hạt cát vậy. Bạn cảm thấy thế nào? Chắc răng sẽ mỏi lắm?

Có điều, tôi không cảm thấy giận. Thật sự không giận, không phải tôi cố làm ra mình độ lượng.

Tôi nghĩ, nghề nghiệp nếu đã quy định như thế thì cũng là một việc bình thường. Đối với những việc bình thường thì không cần phải làm to mọi chuyện lên.

Tôi tin rằng người đọc cũng sẽ có những cảm nhận về những lỗi sai này. Chúng ta phải tin tưởng quần chúng. Một quyển tiểu thuyết tốt hay không chủ yếu quyết định ở chất lượng bên trong, sai sót không phải là vấn đề chủ chốt.

Là một người sáng tác, đương nhiên sẽ tương đối nương tay với tác phẩm của mình, thực ra đó là tâm trạng luôn coi cái chổi cùn như là của quý, rất dễ tính toán này nọ. Người khác càng khoan dung hơn, xét cho cùng đây chỉ là một cuốn tiểu thuyết, đọc xong là sẽ quên ngay, bới lông tìm vết không cần thiết.

Người bạn đó đổ lỗi cho người biên tập như vậy là không đúng. Sau này tôi được biết là người ta không đồng ý làm tác phẩm của anh ấy nữa, con đường văn chương của anh ấy cũng gặp khó khăn. Đó cũng là một cái giá của làm khó.

Quá yêu bản thânkhông thể trở thành lý do để cố chấp

Quá yêu bản thân không thể trở thành lý do để cố chấp.

Có một câu nói mà mọi người hay nói đó là: Hãy yêu bản thân bạn.

Có người tưởng rằng yêu bản thân mình nghĩa là lúc nào cũng dựa vào ý kiến của mình để làm việc, tưởng rằng có thể không yêu người khác, tưởng rằng bản thân có thể sai khiến người khác, điều này thực ra là một cách hiểu nhầm của việc yêu bản thân mình.

Yêu bản thân mình không có nghĩa phải để tất cả các mong muốn đều đạt đến sự thỏa mãn, không thể nói bản thân mình là một cá thể độc lập, tất cả đều phải xuất phát từ lợi ích của mình. ở đây “bản thân” có hàm nghĩa rộng rãi.

Mỗi người đều không phải là cô lập, bạn là bản thân bạn nhưng không hoàn toàn là bản thân bạn. Ví dụ, nếu như bạn yêu bản thân mình mà khi quốc gia gặp khó khăn bạn lại không tiến về phía trước, lại thụt lùi. Vậy thì quốc gia không còn là quốc gia, bạn sẽ yên thân ở đâu? Tình yêu bản thân của bạn đã trở thành trống rỗng?

Không có ai có thể phân khai một cách triệt để với người khác, vì thế từ “bản thân” không phải là một người cô lập mà là một người trong quần thể người. Bạn không thể mượn cớ của bản thân mình mà làm tổn hại đến lợi ích của người khác. Bởi vì nói một cách khác, lợi ích của bản thân mình luôn gắn liền với lợi ích của người khác.

Yêu bản thân chính là tìm được sự hòa hợp nhất giữa bản thân và lợi ích công cộng, để khả năng của bản thân được phát huy tốt nhất, có thể để tập thể trở nên đoàn kết hơn, mạnh mẽ hơn, lâu dài hơn, tốt đẹp hơn vì có sự tồn tại của bạn.

Ý nghĩa đều đi đâu hết rồi?

Người cổ đại thường chú ý đến nhu cầu sinh tồn cơ bản nhất. Cuộc sống bình thường sẽ tự nhiên mà chuẩn bị khả năng để mang đến những ý nghĩa đặc sắc nhất. Cuộc sống của con người tiếp cận gần với đất như thế cho nên mỗi người đều hoài nghi bản thân mình là một phần của thiên nhiên. Bọn họ trồng trọt, thu hoạch, nấu nướng, sinh con cái, sau đó là mắc bệnh và chết, cuối cùng là trở về với đất. Bọn họ coi tương lai rất tự nhiên, cảm thấy tương lai rõ ràng lắm, đó chính là ăn cơm no, cháu con đầy nhà, thực hiện lần lượt từng việc một, hy vọng có thể mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày đều nhìn thấy sự tuần hoàn của tự nhiên. Bọn họ có cảm giác quy thuộc mạnh mẽ với những thứ thuộc về thiên nhiên như mặt trăng, mặt trời, sao, sông, núi… Bọn họ hiểu được bản thân mình là một phần không thể thiếu của gia đình và tập thể. Đối với những sự tồn tại trên đây từ trước đến giờ chưa ai phải đặt câu hỏi.

Đúng thế. Có ai có thể hỏi một người nông dân vùi đầu làm việc gian khổ rằng: Ông làm ăn vất vả như vậy để làm gì? Ông ấy nhất định tiếp tục làm, đối với ông ấy mà nói, lương thực ăn uống của ông, vợ con ông, bố mẹ ông đều bắt đầu từ công việc vất vả này, điều này cần phải nói nữa hay sao?

Thế nhưng, ngày nay ý nghĩa đó không còn nữa. Đô thị hóa, công nghiệp hóa, khiến cho cuộc sống thiếu dần đi mối quan hệ máu thịt với thiên nhiên. Chúng ta không nhìn thấy bầu trời sao, mỗi người chúng ta dường như đều thoát ly khỏi sợi dây sinh mệnh cơ bản với thế giới. Bạn kết nối mạng, bạn có thể mua bán cổ phiếu trên thị trường, thế nhưng ý nghĩa này có liên quan không?

Chúng ta có quá nhiều thời gian để đặt ra nhiều vấn đề, chúng ta cần thiết phải đối mặt với sự khảo nghiệm vô tình của tự do, thế nhưng chúng ta đã mất đi vật tham khảo.

Công việc không có ý nghĩa hơn, một chút sáng tạo cũng không có. Sinh con cái cũng không có ý nghĩa nữa, dân số thế giới bùng nổ, có khi không sinh con cái còn có ý nghĩa hơn.

Ý nghĩa của sinh mệnh là kết cấu tâm lý vô cùng quan trọng, có liên quan vô cùng mật thiết với mỗi con người. Nhà tâm lý học vĩ đại Carl Gustar Jung nói: bệnh nhân của tôi một phần ba không phải vì mắc bệnh gì đó có thể định nghĩa được, mà là vì cuộc sống không có ý nghĩa, không có mục tiêu.

Nhà tâm lý học Frank có một cách nói khác. Ông nói: ít nhất là có 50% khách đến đều có vấn đề này: Cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa.

Sartre nói: Con người là một sự nhiệt tình làm việc vô ích. Sự sinh ra của chúng ta chẳng có ý nghĩa gì, chết đi cũng không có ý nghĩa gì. Nhưng sau khi Sartre nói xong câu này, trong tiểu thuyết của ông ấy lại khẳng định rõ ràng ý nghĩa của sự theo đuổi, bao gồm việc tìm một gia đình trên thế giới này, tìm tình bạn, tình đồng chí, hành động, tự do, chống lại áp bức, phục vụ người khác, tự mình tham gia và thực hiện.

Trong cuộc sống hiện tại, đi tìm ý nghĩa cho cuộc sống đã trở thành một nhiệm vụ cần thiết cho cuộc sống này. Mỗi một người đều có một hệ thống ý nghĩa cho riêng mình, bao gồm hành vi chuẩn: Dũng cảm, phản kháng cao ngạo, đoàn kết tình bạn, yêu…

Bạn là ba phần trăm à?

Nếu như có một ngày, bạn nói: Công việc này mang lại cho tôi sự trải nghiệm cao nhất, khiến tôi đạt được niềm vui rất lớn, điều không thể ngờ tới đó là nó còn khiến cho tôi có nhiều tiền. Vậy thì chúc mừng bạn. Bạn đã mang niềm vui của bản thân và việc phục vụ công cộng kết hợp lại với nhau. Nghe nói những người có thể làm đến điểm này chỉ chiếm 3% trong tổng dân số.

Không nên coi thường công việc. Công việc là một bộ phận quan trọng khiến cho chúng ta cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống. Nếu như bạn chỉ coi công việc là công cụ kiếm tiền vậy thì bạn đã đánh mất đi một niềm vui lớn trong cuộc sống rồi. Một phần công việc yêu thích khiến cho chúng ta có cảm giác có sứ mệnh, mang lại thân phận cho chúng ta, là một cách để chúng ta hô ứng với xã hội. Tiềm năng của chúng ta có thể phát huy trên khán đài của công chúng, chúng ta báo đáp lại xã hội, trong lòng chúng ta sẽ có cảm giác thỏa mãn.

Mỗi loại công việc đều mang lại niềm vui, đồng thời mỗi loại công việc đều gian khổ. Vấn đề hiện nay đó là niềm vui đó có phù hợp với bạn hay không? Niềm vui cũng có chất lượng cao thấp, phân chia duy trì lâu dài hay không. Có niềm vui chỉ là sự tò mò, sau khi bạn biết được bí mật trong đó thì niềm vui sẽ biến thành sự chán ghét. Có niềm vui giống như ủ rượu, thời gian càng dài bạn càng cảm nhận được mùi thơm nức lòng người. Nói đến buồn đau thì điều này cần phải thực sự rèn luyện một đợt. So sánh một chút thì buồn đau còn quan trọng hơn niềm vui, bởi vì đó là tận đáy của bạn. Bạn có thể tiếp nhận được nỗi đau muôn đời không? Mức độ chịu đựng sự đau buồn của bạn như thế nào? Thời gian bạn có thể nhẫn nại được là bao nhiêu? Bạn có thể thay đổi vì nó như thế nào?

Sự ảnh hưởng của nhân cách đối với công việc luôn luôn có hứng thú. Bạn luôn phải có sự hiểu biết nhất định về công việc ngành nghề đó. Đó là việc gì? Quy tắc của nó như thế nào? Đây không phải là một môn học đơn giản, bạn nên biết rằng hiện nay trên thế giới có hơn hai vạn ngành nghề đang phát triển. Mỗi một ngành nghề đều có cách vận hành riêng, nếu như bạn không nắm rõ đến lúc bước vào làm có thể bạn không chịu được. Bạn không biết quy tắc của trò chơi thì trò chơi sẽ mang lại cho bạn sự lo lắng và áp lực mà thôi.

Các ngành nghề có thể có quy tắc ngầm, bạn có biết không? Tôi biết có một số quy tắc ngầm không thể để lộ rộng rãi được, thế nhưng nhiều năm rồi nó vẫn tồn tại trong ngành nghề đó. Nếu như bạn muốn tiếp nhận ngành nghề đó bạn nên hiểu hết toàn bộ về nó: Quy tắc trên mặt bàn và quy tắc dưới mặt bàn. Nếu như bạn là một người có tính sạch sẽ về mặt tinh thần thì bạn nên tránh xa quy tắc ngầm ấy. Bạn không thể một bên vừa khống chế nó một bên vừa lợi dụng nó, như vậy thì bản thân bạn chỉ là một sinh vật chìm dưới mặt nước mà thôi.

Khi bạn thử làm một công việc đầy tính sáng tạo thì bạn nên tin tưởng vào trực giác của bạn, không nên quá lý trí. Bởi vì lý trí thông thường là phán đoán thông qua những kinh nghiệm đã có, thế nhưng lần này quá lý trí sẽ chỉ như tên thích khách mà thôi.

Do mối liên hệ giữa giá trị công việc và ý nghĩa cuộc sống bị chùng xuống và rạn vỡ, con người hiện đại thường đưa tay ra nhưng mịt mờ không nhìn rõ năm ngón tay. Công việc đã chiếm đi những tháng ngày thanh xuân, đầu tư tâm huyết, tinh thần cạn kiệt. Khi chúng ta không thể tiếp tục tìm được niềm vui và ý nghĩa trong công việc nữa thì những khả năng ở mặt phụ mới đến thật mạnh mẽ, sự kiên quyết còn vượt qua dự tính của bạn. Tuy nhiên trong công việc càng lúc càng không tìm được cảm giác hạnh phúc, thì chúng ta càng lúc càng muốn đi tìm nó. Điều này hình thành lên một sự trái ngược.

Tôi đã từng nghe một câu danh ngôn thế này: Người may mắn nhất trên thế giới là tìm thấy một công việc, anh ta không cần làm việc. Câu này nói ra có chút không xuôi, nói trắng ra nghĩa là bạn coi công việc đó như một phần trò chơi, khi bạn làm việc hoàn toàn không có cảm giác bị ép buộc phải làm, mà là xuất phát từ nội tâm và yêu thích.

Công việc đó chính là yêu bản thân, yêu xã hội, là một cốc rượu đuôi gà của sự hỗn hợp giữa cảm giác thành tựu với tố chất của xã hội. Nếu như bạn luôn coi công việc là một nguồn dinh dưỡng để nuôi sống gia đình vậy thì bạn không chỉ có lỗi với bản thân mà còn có lỗi với công việc.

Công việc có thể thay đổi nhưng sự nghiệp thì không. Sự nghiệp mang lại phương hướng cho sinh nhai. Sự nghiệp phải duy trì, nó phải luôn đi cùng với nhân sinh quan, giá trị quan. Sinh nhai là một khái niệm rất rộng rãi. Đó là điểm khác nhau của công việc và sự nghiệp. Nếu như bạn có thể dung hòa công việc và sự nghiệp với nhau thì đúng là trời và người hợp làm một rồi.

Tất cả các công việc đều có tính thần thánh của nó, đều có người thích tồn tại cùng với nó. Nên cố gắng biến công việc của bạn thành niềm vui nên có. Đây chính là một cảnh giới vô cùng tốt đẹp. Bạn làm công việc này, nó khiến cho bạn vui vẻ, nó khiến cho người khác cảm thấy được giúp đỡ, người ta trả thù lao cho bạn, bạn nói xem đó có phải là niềm vui từ nhiều phía không. Việc như thế này, từ trên trời rơi xuống cũng có, tuy có nhưng tỉ lệ không cao. Vì thế, bạn nên có ý đi tìm, để đạt được đỉnh cao của hạnh phúc, giống như hôn nhân vậy.

Đập vỡ chiếc thước ở đâu cũng có

Nên dùng thái độ bình thường nhất để làm một việc không bình thường. Đây chính là chân lý “tâm lý bình thường”.

“Tâm lý bình thường”, mấy chữ này có nhiều người nói nhưng người thực sự hiểu nó thì không nhiều. Bởi vì “bình thường”, nó không phải là một trạng thái phụ thuộc trôi theo sóng, theo gió mà nó là một thái độ sống thực tế và cụ thể. Nó không dễ dàng như chúng ta tưởng tượng, nó không dễ dàng thể hiện ra độ cao của trí tuệ, nó thể hiện ý chí kiên cường.

Nếu như người khác không có yêu cầu gì với bạn thì thực sự đó là một việc rất thảm. Bạn bị bỏ rơi, bạn sẽ cảm thấy không có giá trị, bạn sẽ mất đi cảm giác quy thuộc. Vì thế khi người khác có yêu cầu rất cao với bạn bạn không nên buồn rầu. Đó là vì người ta rất xem trọng khả năng của bạn, cho rằng bạn có khả năng chiến thắng. Đương nhiên, nếu như nó thực sự vượt qua phạm trù của bạn thì bạn có thể đưa ra ý kiến, thế nhưng không được chán nản cúi đầu.

Khắp nơi đều là thước đo. Đo đến mức phát sợ. Chiều cao là thước, bởi vì nó được xếp vào mấy hàng trên trong điều kiện đi chinh phục hôn nhân. Cân nặng là thước bởi vì nó có liên quan mật thiết đến hình tượng của nhiều người. Chức vụ là thước, đơn giản vì nó là bậc thang duy nhất đo xem bạn có tiến bộ hay không. Xếp hạng là thước, cho dù ở quốc tế, trong nước, trong tỉnh, trong trường, trong lớp thì nó đều là cột mốc của địa vị và tư cách của bạn. Tuy nhiên người lập ra cái thước đó là ai? Con người đã quên rồi.

Hãy cứu bản thân mình ra khỏi những chiếc thước đo đó, đây là một nhiệm vụ cấp thiết.

Mãi mãi không nên coi sự tiến bộ của người khác làm thước đo năng lực của chính mình. Đây là một phương thức quen thuộc của những người không tự tin. Cho dù là đối với người khác hay đối với bản thân mình đều không kỳ vọng quá cao. Vì thế khi bạn bè tụ họp nên nhất định phải thoải mái, thả lỏng, chúng ta gặp nhau vì tình bạn trong quá khứ chứ không phải gặp nhau vì trận tỉ thí ngày hôm nay.

Phê bình thường xuyên có sức phá hoại

Con người thường cảm thấy vô cùng kịch liệt với những việc bản thân mình cảm thấy xấu hổ. Đây là một kết luận không lấy gì làm thoải mái cả. Nếu như bạn nhìn thấy ai vô cùng cứng rắn thông thường là do nỗi đau của họ bị chạm đến. Mà nỗi đau này thường có liên quan đến sự xấu hổ.

Khi một người cảm thấy mất mặt thì cũng cảm thấy không có năng lực. Đây là một đặc điểm của con người hiện đại.

Có thể, nhìn từ một góc độ khác mà nói, chúng ta vô cùng xem trọng sự tôn nghiêm. Khi bạn tôn trọng một người nào đó thì người ta sẽ có một khả năng lớn hơn.

Nên nhớ kỹ rằng phê bình có sức tàn phá mạnh. Nên thận trọng phê bình cho dù là với trẻ con hay người lớn.

Tỉ lệ xấu hổ có thể thay đổi con người chiếm 50%, cho dù là do chúng ta vì cảm thấy xấu hổ mà thay đổi hành vi của mình thì đây cũng không phải là một mô hình tốt. Hơn nữa, vẫn còn 50% người không thay đổi vì điều đó.

Tôi không tìm thấy phương pháp nào cổ vũ mọi người thay đổi 100%, thế nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì tôi thấy chắc chắn nó còn cao hơn 50%.

Đặc biệt là đối với trẻ em, khiến bọn chúng cảm thấy xấu hổ luôn không bằng khiến cho chúng cảm thấy tự hào và vinh quang. Cho dù xấu hổ và cổ vũ đều khiến người ta có sự thay đổi với tỉ lệ như nhau, tôi cảm thấy nên chọn nhiều theo hướng cổ vũ hơn. Điều này sẽ tương đối ấm áp và tươi sáng hơn, sẽ sinh ra hiệu ứng tốt, lâu dài hơn.

Năng lượng hút sâu của lỗ đen thường dựa trên danh nghĩa của tình yêu

Khi một người nói ra điều sâu xa nhất, điều không thể nói với ai, điều quan trọng nhất trong nội tâm dường như nó sẽ có sức thu hút, hấp dẫn mạnh mẽ với người nghe.

Những điều tâm sự này không chỉ bao hàm tức giận, bi thương, khúc mắc mà còn thường có sự yếu đuối nhất của người mạnh mẽ và nỗi buồn nhất của người yếu đuối. Là một người lắng nghe bạn nhất định phải bình tĩnh. Bởi vì chỉ có sự bao dung, khoan dung vô hạn của bạn lúc này mới có thể khiến cho người nói tiếp tục cởi mở lòng mình, để cởi mở nỗi lòng tâm sự bao lâu nay.

Bạn nên khắc phục mọi điều của bản thân để cố gắng lắng nghe đến cùng. Đối phương chỉ có thể nghẹn ngào, kiềm chế nỗi lòng bao lâu sau mới có thể tìm được phương hướng để mở lời.

Mỗi khi gặp tình huống thế này bạn không nên hoảng hốt. Đây là vũ đài tin tưởng trong nhân gian, còn bạn là khán giả duy nhất.

Có một số gia đình, dưới danh nghĩa của “tình yêu” đã thực hiện sự độc tài và uy quyền. Cho dù là con trai hay con gái, khi tìm bạn đời đều phải xem xét kĩ lưỡng đến môi trường như thế này.

Trên thế giới có rất nhiều lỗ đen chúng đang hút hết năng lượng của bạn. Ví dụ, một đứa trẻ khi còn nhỏ nếu như không đạt được cảm giác an toàn đầy đủ, trong tình huống nó không được chữa trị, thì cả đời nó sẽ không có cách nào thiết lập được sự tin tưởng đối với người khác. Việc đánh mất đi cảm giác an toàn này sẽ là lỗ đen lớn nhất trong nhân gian.

Không nên làm việc dưới quyền một cấp trên không có cảm giác an toàn, họ chỉ có hoài nghi mà thôi.

Không nên kết hôn với một người không có cảm giác an toàn, họ không thể đồng cam cộng khổ với mình được.

Ngoan cường quan trọng hơn kiên cường

Con người nhất định sẽ có quy hoạch đối với cuộc sống của chính mình. Thế nhưng khi có một sự việc mới xảy ra bạn phải có khả năng để sửa chữa kế hoạch của mình. Đương nhiên, điều tôi muốn nói ở đây là kế hoạch ngắn hạn, chứ không muốn nói tới mục tiêu cả đời của bạn phải thay đổi không ngừng như mưa gió, thời tiết. Nếu như bạn không thể từ bỏ cuộc sống đã được lên kế hoạch vậy thì chẳng có cách nào tiếp nhận cuộc sống mới đang chờ đợi bạn.

Đi sai rồi, liệu có thể quay lại điểm bắt đầu để bắt đầu lại một lần nữa? Có lúc có thể, phần lớn thời gian thì không thể. Bởi vì bạn đã đánh mất thời gian và sự tín nhiệm. Con người không thể tắm hai lần trên một dòng sông, càng không thể nói là cùng một xuất phát điểm. Mỗi một sự thay đổi của con số đều ảnh hưởng đến tiến trình và phương hướng của sự phát triển. Đối với điều này chúng ta nên chuẩn bị tư tưởng đầy đủ.

Một số người chỉ giỏi chạy trốn thì lần đầu tiên chạy thì chạy thôi. Lần thứ hai cũng dễ dàng chạy thêm lần nữa. Nhưng lần thứ ba không nên chạy trốn bản thân hay người khác nữa. Luôn luôn chạy trốn thì chẳng bao giờ tiến bộ được.

Những người tràn đầy năng lực sáng tạo thông thường thường có một trái tim như trẻ con, luôn tràn đầy cảm giác hiếu kỳ. Phẩm chất hiếu kỳ này nếu ở một đứa trẻ thì sẽ là bẩm sinh, còn ở người lớn thì cần phải hết sức duy trì. Tôi nói duy trì ở đây không có nghĩa là nói ở đâu đâu bạn cũng nên làm ra bộ ngạc nhiên, mà đó là một cảm giác phát ra từ nội tâm, tìm hiểu sự hứng thú của thế giới này. Điều này không khó bởi vì thế giới này luôn tràn đầy những lĩnh vực mà bạn chưa hề biết, bạn chỉ cần không nên hủy diệt ánh mắt tò mò của bạn thì sự hiếu kỳ sẽ giống như một bảo vật, luôn luôn được nâng cao.

Nên có cảm giác hài hước. Sự sinh ra của cảm giác hài hước bắt nguồn từ cảm giác tiếp nhận của bản thân, sự tiếp nhận của xã hội loài người, sau đó sẽ có cảm giác vui cười. Hài hước không nên cố ý, nếu như cố ý thì điều đó là tự tìm nỗi khổ. Nếu như bạn không có khiếu hài hước thì điều này cũng chẳng có gì đáng tự ti cả, cũng không cần phải đi học làm gì. Duy trì bản thân bạn như trước là được rồi, không cần phải để ý quá nhiều.

Đối với một người thành công mà nói thực ra ngoan cường còn quan trọng hơn kiên cường. ý nghĩa của “kiên” là bẻ không vỡ, nhưng ngoan cường, ngoài ý nghĩa đó ra, còn có ý nghĩa cường điệu hơn trăm nghìn lần. “Ngoan” có nghĩa là gì? Nghĩa là ngu dốt nhưng không chịu tiếp nhận giáo dục. Tin vào bản thân, không được thay đổi.