Mật mã tâm linh - Chương 4 - Phần 6

Lời hứa không phải là chiếc khóa

Bạn có thể thay đổi lời hứa trước đây, không cần thiết mãi mãi bị nó ràng buộc như thế.

Điều này vô cùng quan trọng. Con người chúng ta coi trọng lời hứa ngàn vàng. Kết quả thì sao, con người trên thế giới trở thành hai doanh trại lớn, một bên là “Lời hứa ngàn vàng”, “Lời hứa tựa lông hồng”.

Lời hứa ngàn vàng tất nhiên là hàng có chất lượng tốt rồi, thế nhưng thế sự thay đổi, nếu như tư duy của bạn có tiến bộ và thay đổi thì thực ra cũng không cần thiết phải giữ lại lời hứa từ rất lâu rồi, nếu như thế thì dập khuôn quá. Có một số người vì quá coi trọng lời hứa như chiếc khóa vàng này mà sợ hãi thay đổi, cố gắng đeo nó lên cổ, thực sự như thế không đáng.

Bạn có quyền thể hiện cảm nhận của bạn. Cảm nhận thay đổi rồi, thông qua sự lựa chọn của lý trí bạn có thể thay đổi quyết định, bao gồm cả lời hứa.

Rất nhiều người không dám nói ra cảm nhận của mình, khi hỏi nguyên nhân thì phần lớn mọi người xấu hổ nói: bởi vì sợ người khác không thích mình. Nếu như có người vì sự thành thật của bạn mà không thích bạn vậy thì bạn nên tránh xa họ ra mà thôi.

Có điều có nhiều lúc con người thường không làm rõ sự khác nhau giữa việc phát biểu ý kiến bình luận và nói ra cảm nhận của mình. Thực ra nói ra cảm nhận của mình ngay lúc ấy thông thường là vô hại. Không phải là bạn đang đánh giá người khác mà chỉ là khách quan miêu tả hoạt động nội tâm của mình mà thôi, thế nên chắc chắn không có lỗi gì. Nếu như ngay cả chủ quyền của bạn cũng không có vậy thì hoàn cảnh của bạn thực sự là có chút đáng thương.

Không muốn gặp một ai đó, không muốn tham gia hội nghị nào đó, không muốn đi ăn cơm với ai đó, bạn có thể không đi. Không tiếp nhận phỏng vấn, không tham gia sinh nhật vì ai đó, không bày tỏ cảm nhận vì ai đó, bạn không nên vì điều đó mà cảm thấy buồn rầu.

Không chịu trách nhiệm đối với cảm xúc của người khác mà chỉ chịu trách nhiệm với cảm xúc của chính bản thân mình. Người khác nghĩ như thế nào đó là tự do và lựa chọn của họ, không liên quan gì đến bạn. Cho dù do bạn gây nên nhưng bọn họ có thể lựa chọn cảm xúc không giống nhau, bạn tuyệt đối không phải là nguyên nhân chủ yếu của mâu thuẫn.

Không cần thiết đi tìm đáp án của mỗi câu hỏi.Trên thế giới có rất nhiều việc không có đáp án. Hoặc là, hôm nay đáp án là thế này ngày mai đáp án có thể thay đổi thành thế kia, đó là một cục diện có thể xuất hiện trong một phạm vi bình thường.

Không cần thiết phán đoán đúng sai mỗi một sự việc. Đúng sai đối với một sự vật nào đó là có, chỉ là không nhất thiết mỗi một sự vật bạn đều phán đoán đúng sai mà thôi.

Không lên mạng, không dùng thẻ ngân hàng, không mở được hòm bảo hiểm, không mở blog, không biết nhắn tin điện thoại, không hiểu nguy cơ kinh tế, không hiểu màu sắc thịnh hành năm nay và không biết tên của một cơn bão nào đó… những điều này không có gì mất mặt cả. Nên biết rằng thời Lý Bạch, Đỗ Phủ đều không có những thứ này nhưng bọn họ vẫn vĩ đại như thường.

Có thể thấy không có đủ lý do để đưa ra một quyết định vậy thì bạn nên dựa vào trực giác. Thế nhưng bạn phải có trách nhiệm với những điều đó.

Một khi có thể nhận thức bản thân một cách tốt hơn chúng ta nên chấm dứt hành vi đóng một vai không cần thiết của mình lại.

Nhẫn nại chính là sự tôn kính với bản thân

Có một số vết thương dùng dây ruột mèo (một loại dây để khâu vết mổ) khâu cũng không khít, dùng thuốc cầm máu cũng không ngăn được, dùng da thì không che hết được, chỉ có thể giống như miệng con cá luôn mở ra cho đến khi bị đất mộ vùi lấp.

Nỗi đau trong cuộc sống giống như muối, để xem bạn sẽ mang nó đặt vào những đồ chứa như thế nào. Nếu như đổ vào một chiếc nồi sữa bé thì ghê lắm. Bạn sẽ bị muối thành dưa góp. Nếu như là biển lớn thì thời tiết sẽ đẹp vô cùng.

Nhân loại còn lâu mới đạt đến trình độ khám phá được tất cả mọi chân tướng sự thật. Vì thế, bạn nên nhẫn nại.

Cho dù ngoài mặt chúng ta thể hiện mệt mỏi như thế nào, cho dù thất bại như thế nào chúng ta vẫn có giá trị. Giá trị này có liên quan đến cuộc sống, chẳng ai có thể cướp đoạt được. Ngoài bản thân bạn ra, không ai có thể khiến bạn mất giá.

Tuy chúng ta không thể thay đổi những chuyện đã xảy ra nhưng chúng ta có thể thay đổi ảnh hưởng của những chuyện đó đối với chúng ta. Không nên để những lo lắng trước đây làm tiêu tốn khả năng hưởng thụ hạnh phúc, niềm vui trước mắt của chúng ta. Còn trong tình huống sợ hãi, khủng bố chúng ta sẽ phát hiện ra tiềm lực nội tại mà bản thân mình không hề biết. Không rời xa mà cứ kiên trì giữ lấy, có lúc sẽ có may mắn. Nhẫn nại nhiều lúc là thần thánh.

Tôi vốn không giỏi nhẫn nại, đến hôm nay dần dần có chút thay đổi rồi. Tôi vốn cho rằng nhẫn nại là một ân điển đối với người khác, thực ra bây giờ mới hiểu đó chính là sự tôn kính đối với bản thân. Tin tưởng lý luận của chính mình, không nên vội vàng chứng minh sự cao minh của mình làm gì. Biết sự thật cùng tồn tại nhưng sẽ một mình mình giữ. Có thể cảm nhận sự đa dạng của vạn vật nhưng không cần người khác tán thưởng.

Nhẫn nại khiến cho tôi cảm thấy yên tĩnh. Trong yên tĩnh khiến người ta cảm nhận được bản thân mình thật ấm áp và có sức mạnh.

Có lúc lắng nghe chính là tất cả

Lắng nghe chăm chú và lắng nghe một cách tùy ý là hoàn toàn khác nhau. Chúng ta cùng làm một thí nghiệm nhỏ nhé. Bạn và bạn của bạn, gọi bạn là A, cô ấy là B nhé. Hồi đầu tiên, cô ấy nói, bạn nghe.

Tiết thứ nhất, cô ấy nói một cách nghiêm túc, bạn chăm chú lắng nghe. Chú ý nhé, là lắng nghe. Từ lắng nghe trong từ điển có nghĩa là: nghe. Khi tôi nhìn thấy từ này tôi nghĩ nó không đơn giản như thế. Từ lắng nghe là do bộ “nhĩ” nghĩa là cái tai và chữ lệnh trong từ mệnh lệnh hợp thành. Tôi hoàn toàn tin rằng đây là một mệnh lệnh đối với đôi tai, giống như đôi tai nên nghe cho tốt, nhất định không được không nghe rõ, nhất định không được chạy trốn, nhất định phải ghi nhớ những gì bạn đã nghe thấy.

Được rồi, quay trở lại trò chơi của chúng ta. Lần thứ nhất bạn chăm chú lắng nghe trong năm phút. Sau khi làm xong thì mời A hỏi xem B nghĩ như thế nào. Tôi đoán B nhất định sẽ nói, rất vui, rất được hoan nghênh. Nếu như là bi thương thì sẽ cảm thấy có người cùng bạn bước đi trên cùng một con đường, cùng nhau gánh vác. Nếu như vui vẻ, cảm nhận sẽ là chia sẻ và cùng chung niềm vui.

Bây giờ chúng ta cùng bắt đầu hồi thứ hai. Lần này là B nói, A nghe. Chỉ là A không nhất thiết phải chăm chú lắng nghe, có thể nghe cái này cái kia, không cần chú tâm lắm. Hoặc là về biểu hiện có thể làm bộ chăm chú nghe nhưng thực ra không biết trong lòng đang nghĩ cái gì. Nhất định phải làm được là nghe không chăm chú. Kết quả thế nào? Hãy để tôi nói cho các bạn biết, B không thể kiên trì nói trong năm phút được, nhất định họ không nói gì nữa. Hỏi cảm giác của B, B nhất định sẽ nói tôi cảm thấy bị tổn thương, cảm thấy một chút ý nghĩa cũng không có, thôi bỏ đi, chẳng còn gì đáng nói nữa.

Nghiêm trọng hơn, nếu như B trong lúc bị tổn thương như thế có thể sẽ cảm thấy sự tự ti và thất vọng càng nghiêm trọng hơn, sẽ cảm thấy B không phải là một người đáng yêu, đáng được tôn trọng, bạn xem, ngay cả bạn bè mà cũng không coi tôi ra gì như thế, tôi thất bại khi làm người… Có thể nhiều suy nghĩ tiêu cực khác nữa cũng sẽ xuất hiện, ví dụ như tự sát…

Xem đi, một chuyện lắng nghe đơn giản lại có kết quả không giống nhau như thế. Nếu như bạn không tin, hãy thử làm một lần nữa. Lần này vị trí của AB được thay đổi, người lần trước nói thì lần này sẽ nghe, người nghe thì lần này sẽ nói. Tôi tin rằng thông qua sự đóng vai đơn giản này, bạn sẽ có hồi ức sâu sắc với tầm quan trọng của việc lắng nghe.

“Nghe” - động tác này nói thì rất bình thường nhưng lại rất kỳ diệu.

“Nghe” là một chức năng rất cũ. Khi chúng ta còn là động vật chúng ta đã nắm được bản lĩnh này rồi. Cho đến hôm nay, khi chúng ta ngậm miệng lại chúng ta có thể không nói gì, khi chúng ta nhắm mắt lại chúng ta có thể không thấy thế giới bên ngoài. Nhưng chúng ta không có cách nào bịt tai lại. Nó mãi mãi là một chiến binh không biết mệt mỏi. Ngày đêm lắng nghe thế giới xung quanh.

Có thể, thông tin cần tiếp nhận nhiều quá cho nên nghe về cơ bản được chia thành ba tầng.

Tầng thứ nhất là chuyên chú sinh lý. Chúng ta nên cảnh giác với những âm thanh quá lớn hoặc những âm thanh nhỏ, những âm thanh bất thường. Khi chúng ta phát hiện ra những âm thanh này có thể mang đến nguy hiểm về mặt tâm lý thì chúng ta sẽ vội bịt tai lại. Nếu như nguy hiểm hơn nữa là chúng ta sẽ chạy, thoát khỏi nguy hiểm ấy.

Tầng thứ hai là chuyên chú tâm lý. Điều này khá giống với lắng nghe, chúng ta không chỉ nghe mà phải dùng ánh mắt và ngôn ngữ cơ thể thể hiện với người nói rằng chúng ta hiểu họ đang nói gì. Người ở đó, trái tim cũng ở đó. Xuất phát từ sự quan tâm và tình yêu, trái tim của chúng ta nguyện ý cùng đập với anh ấy hoặc cô ấy. Điều này thể hiện một ý nghĩa – tôi đồng ý ở bên bạn.

Tầng thứ ba chính là sự chuyên chú về tinh thần. Tôi không chỉ nghe bạn nói mà tôi còn suy nghĩ, tôi nghĩ ở vị trí của bạn, nỗi khổ của bạn, tất cả mọi thứ đến với bạn, con đường của bạn ở đâu… Đương nhiên, có nhiều người sẽ dừng lại ở bước này, họ sẽ nghĩ rất nhiều thế nhưng họ có thể không nói cho bạn. Người ấy có thể nói hoặc có thể không nói. Nói và không nói thực ra đó là lý do của người lắng nghe, không nên miễn cưỡng. Tin rằng người nói sẽ hiểu được tầng này. Mọi người đều có thể cảm nhận được chất lượng của việc nói ra.

Bạn có thể sẽ hỏi, sau khi nghe xong sẽ như thế nào?

Sau khi chăm chú nghe xong bạn sẽ quyết định xem nên giúp đỡ anh ấy hoặc cô ấy như thế nào. Có thể có lúc lắng nghe chính là tất cả.

Trong cuộc đời, bạn phải tìm được ít nhất một đôi tai có thể lắng nghe. Chỉ cần khi bạn nói người đó có thể hiểu bạn, nếu không thì nói càng nhiều sẽ khiến người ta cảm thấy phiền não. Nói xong đoạn đầu rồi chẳng còn hứng thú để nói tiếp nữa. Đương nhiên trước hết phải tin tưởng bản thân có giá trị, nỗi khổ của bản thân mình có giá trị, đáng giá để bạn bè lắng nghe.

Từ bỏ không có nghĩa là thất bại

Từ bỏ tranh đoạt không có nghĩa là nhường cho người khác chiến thắng, chỉ là rời xa, rời đi. Tôi không cùng chạy thi với các bạn nữa không có nghĩa là tôi thất bại mà chỉ là nói chúng ta không có cuộc thi chạy mà thôi.

Đời người dường như không thể tránh khỏi các cuộc thi đấu, thế nhưng thực tế là đời người không phải là một trận thi đấu. Bạn không cần phải thi với ai cả. Nếu nhất định phải tìm đối thủ thì đó chính là cái chết, thế nhưng kết cục là quyết định rồi, vì thế cũng không cần phải thi nữa, chỉ là quá trình mà thôi. Thừa nhận sự bất lực trên một lĩnh vực nào đó bạn sẽ dùng nhiều sức lực hơn để đầu tư vào một lĩnh vực khác để đạt được thành tích tốt hơn.

Khi tôi còn trẻ tôi thường xấu hổ khi nói đến những kỹ năng mà tôi không giỏi. Tôi thường nghĩ lung tung, tôi thường nghĩ mình có thể cố gắng không mệt mỏi để hy vọng có thể thay đổi càn khôn. Bây giờ sự kiên trì của tôi càng ngày càng ít đi. Tôi thường thường lùi bước, vì biết bản thân mình già rồi, có lúc nên tạm thời nghỉ ngơi. Thế nhưng tôi không từ bỏ, chỉ có điều là đổi một điệu khác mà thôi.

Từ bỏ không có nghĩa là thất bại, bởi vì bạn không hề tham gia cuộc thi vì thế kết quả có thế nào cũng không liên quan đến bạn. Thế nhưng từ bỏ cũng không có nghĩa là thành công bởi vì bạn đã vắng mặt, kết quả là chạy trốn và rút lui.

Nếu là một lần thì có thể coi đó là một sách lược. Nếu như thường xuyên như thế thì đúng là bạn đã từ bỏ rất nhiều điều đặc sắc của cuộc sống này.

Cả đời người không thể không từ bỏ. Cuộc đời không hề từ bỏ một lần đó không phải hiện thực. ít nhất lần cuối cùng bạn phải từ bỏ cuộc đời này, bạn không muốn từ bỏ cũng không được, vì điều đó do quy luật tự nhiên cai quản. Trước đó, bạn có thể đã từng từ bỏ thanh xuân, từ bỏ sức khỏe, từ bỏ lý tưởng, từ bỏ người thân…

Bất kể bạn thích hay không thích bạn nhất định phải từ bỏ. Từ bỏ là thứ rất có sức mạnh, cuối cùng nó có thể mang tất cả mọi thứ mà chúng ta có ra đi. Vì thế nên học cách chung sống hòa bình với từ bỏ. Bạn học càng sớm thì càng có lợi. Bởi vì từ bỏ không phải là thất bại, mà chỉ là một giai đoạn. Cùng với sự tăng lên của tuổi tác bạn càng phải cẩn thận hơn khi đưa ra quyết định. Thế nhưng, không được việc gì cũng từ bỏ, bạn không được lúc nào cũng thế. Đó là triết học của kẻ hèn nhát.

Học cách duy trì niềm vui của mình

Duy trì niềm vui là một việc rất cần sự cố gắng chứ không phải là một việc bẩm sinh hiển nhiên.

Vui vẻ và bi thương, đều là một phần tình cảm của con người. Chìm đắm trong nỗi buồn là một việc rất bình thường, nếu như không có ý thức bước ra khỏi đó thì con người sẽ cứ chìm mãi trong đau đớn, lâu dần sẽ chẳng có cách nào thoát ra được. Thông thường ngoài thời gian ra chúng ta cần một sự thức tỉnh, cần một tiếng gọi, có như vậy chúng ta mới có thể đứng dậy được từ nỗi đau.

Niềm vui thì không giống như thế, nó giống như một lỗ cát, cứ chảy dần mà chúng ta không hề biết, nó chỉ để lại chiếc vỏ của ký ức, khiến người ta buồn rầu. Nên học cách duy trì niềm vui của bạn, đó chính là không ngừng cảm ơn, không ngừng hướng mặt về phía có ánh sáng. Thời gian trôi đi bạn sẽ tự nhiên học được cách sống chung với niềm vui.

Hy vọng chỉ cần bạn đứng dậy mọi người sẽ nhìn thấy ánh sáng cuộc sống từ con người bạn. Cuộc sống có ánh sáng tươi đẹp nếu như nói một đóa hoa nhỏ trên đỉnh núi cũng có hương thơm, một khúc gỗ mục cũng sẽ bị bẩn không tan, vậy thì cuộc sống của chúng ta cũng có thể tỏa ra mùi vị.

Hy vọng bạn có thể khiến cuộc sống của bạn giống như Milan trong bóng đêm và hoa mai trong tuyết. Con người vẫn chưa đến gần nhưng đã bị tiêm nhiễm, sẽ hít thở từng hơi một, bất giác sẽ thở dài vì quãng thời gian tươi đẹp bay qua.

Thúc Bản Hoa nói: Con người sinh ra là tự do, thế nhưng lại vô tình rơi vào gông cùm.

Bình thường chúng ta cảm thấy thời gian tự do quá ít còn thời gian xiềng xích thì lại nhiều. Có điều, suy nghĩ kĩ một chút thì bạn vẫn tự do. Tất cả gông cùm đều do bạn đeo lên. Hãy mở gông cùm ra để hưởng thụ hương vị của tự do, có một số người từ trước đến giờ chưa bao giờ thưởng thức hương vị ấy. Bọn họ cứ không ngừng mở rộng sức mạnh của gông cùm, bỏ qua sự chủ động của bản thân. Chỉ có bản thân bạn mới có thể hóa giải những nỗi đau và mâu thuẫn trong những câu chuyện xảy ra trong cuộc đời mà thôi, hãy để bản thân mình hướng tới sự viên mãn. Nhớ kỹ rằng bạn mãi mãi là chủ nhân của chính bạn.

Vũ trụ không công bằng sao? Không. Vũ trụ chỉ là không quan tâm mà thôi. Việc của mình phải tự mình làm. Đây là đạo lý đã được học từ ngày mẫu giáo rồi.

Con người sở dĩ nhìn thấy nhiều người khác trong hoàn cảnh khó khăn là bởi vì đó là do những người đã thành công đang tự nói. Không thích khó khăn, không nên tự tạo ra khó khăn. Thực ra, khó khăn đều mài mòn phần lớn tài hoa của con người, đều ăn mòn ý chí của con người, đều trì hoãn hạnh phúc của mọi người. Tôi tin rằng trên những mảnh đất phì nhiêu, trong bầu không khí tràn đầy ánh sáng, có như thế mới có thể sản sinh ra nhiều mùa màng bội thu được.

Vậy thì, niềm vui có tác dụng gì?

Tác dụng của niềm vui đó là nó khiến cho chúng ta nhận thức được giá trị của mình, cảm nhận được người khác khẳng định thành công của bạn, bạn có tác dụng với thế giới này. Có một tác dụng đáng quý nữa đó là, nó khiến cho bạn khỏe mạnh hơn.

Mọi người đều thích cười

Vui vẻ cười nghe điện thoại, đối phương sẽ cảm nhận được gương mặt vui vẻ của bạn.

Đây là một việc vô cùng đơn giản, thế nhưng không phải lần nào cũng làm được.

Khi nghe điện thoại, bạn hãy đặt một chiếc gương trước mặt để nhắc nhở bản thân. Không nên mang tâm trạng không tốt của bản thân để truyền cho một người khác không liên quan. Như vậy là không công bằng đối với người đó, mà cũng là một sự giày vò với chính bản thân bạn.

Tập cười, tâm trạng của bạn dần dần cũng thoải mái hơn. Đây thật sự là một phương pháp quý báu mà tổ tiên ông cha đã truyền lại cho chúng ta, giữa các tổ hợp cơ trên mặt và cảm xúc của chúng ta có một con đường thần bí. Bạn không thể xem thường sức mạnh của nó.

Khi chụp ảnh chúng ta sẽ nói gì? Trước đây đều nói “cà tím”, trong hàng trăm loại động thực vật duy chỉ có loại quả mặt mũi xấu xí, thậm chí có thể nói là có màu tím xúi quẩy nữa, vậy mà nó trở thành đại sứ nụ cười được con người yêu thích.

Khi dịch SARS bắt đầu lan rộng, chúng tôi đi ra ngoài phỏng vấn rồi chụp ảnh với các y tá, bác sĩ, có người đề nghị nói SARS, khi ra ảnh gương mặt mọi người đều tươi tắn, xinh đẹp. (Khi chụp ảnh nói SARS thì để lộ hai hàm răng, nhìn rất tươi tắn).

Hai năm nay bởi vì giá lợn tăng cao cho nên khi chụp ảnh có người nói chúng ta cùng nói “thịt lợn” (zhurou), thế là ai cũng giống như đang hô núi gọi biển vậy, dường như đã đến chợ bán thịt của nông dân rồi. (Khi chụp ảnh nói “zhurou” thì đôi môi chu lên phía trước, một kiểu chụp ảnh thịnh hành trong hai năm gần đây).

Chỉ cần là vận mẫu cuối của từ tổ có thể khiến cho đôi môi của chúng ta như được mở rộng về hai bên thì đều có thể trở thành khẩu lệnh đẹp khi chụp ảnh.

Mọi người đều thích cười, cho dù đó là một sản phẩm giả tạo trong thời gian ngắn ngủi nhưng ai cũng muốn giữ nó lại.

Nhân tâm phải có quy tắc chuẩn

Người khác không làm việc mà bạn yêu cầu nhưng không nhất định là vì người ta không hiểu ý của bạn, không phục tùng bạn mà có thể là vì người ta không muốn làm như thế. Vì thế bạn không cần phải nói đi nói lại trừ khi bạn muốn biến mình thành một người nói lảm nhảm, chẳng có lợi ích gì cả. Phương pháp tốt nhất lúc này có thể là để cho họ tự mình đi tìm kiếm. Cho dù phải đầu rơi máu chảy thì cũng nhất định phải giao được số tiền ngừng trệ.

Phải học cách từ chối nhưng không được có cảm giác hối hận. Khi chúng ta từ chối người khác chúng ta thường có cảm giác hối hận mạnh mẽ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyết định. Nếu bởi vì một quyết định nào đó của bạn mà tổn hại đến lợi ích của người khác thì bạn không cần phải hối hận. Hối hận - ngoài việc giày vò bản thân ra nó còn làm cho chúng ta ngu đi.

Có lúc con đường thông xuống địa ngục sẽ lát đầy những viên gạch chúc phúc. Một trong những việc thảm nhất trên thế giới, chính là thiện ý trở thành tiêu chỉ đường cho bi kịch.

Có người coi ngôi nhà là động lực tốt nhất trong cuộc sống, điều này giống như coi tiền là động lực, tầm nhìn thấp và hoang đường. Hai năm nay giá nhà leo thang, mọi người đều có liên quan ít nhiều đến nhà đất, nhà đất nghiễm nhiên trở thành một thành viên trong gia đình, thậm chí còn là thái thượng hoàng. Nhà đất không giống như tiền vừa nhìn đã khiến người ta hoa mắt, khi chúng ta nghĩ đến ngôi nhà chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tình thân, ấm áp, đoàn tụ, hội tụ…. tốc độ này nhanh đến mức chúng ta khó lòng mà cảm giác được, lâu dần sẽ dễ dàng vượt qua thuộc tính kinh tế của căn nhà, trực tiếp bước vào không khí ấm áp hừng hực, coi căn nhà như người nhà của mình, và nơi đó tràn đầy niềm vui.

Nhưng vẫn phải phân khai. Không có nhà tự nhiên sẽ khiến người ta chán nản, nhưng chúng ta vẫn có thể thuê một căn phòng nhỏ để hưởng thụ niềm vui của đời người. Nếu như không có sự liên kết tâm hồn thì nhà to đến mấy cũng trở thành một cái động rỗng.

Trái tim con người nếu như không có quy tắc chuẩn thì một khi thời đại mang đầy tính lựa chọn và phong phú như thế đến gần sẽ rất khó khăn. Nếu như một con thuyền không có cảm giác phương hướng thì khi gặp gió đông tây nam bắc bạn nói xem nó sẽ đi về đâu? Vật chất quá nhiều dễ khiến con người ta mê muội. Không nên khiển trách vật chất, nó chỉ khiến cho trái tim sáng trong hơn mà thôi.

Chỉ có một con đường thoát khỏi cục diện, tôi chưa từng đi qua.

Khi một người không có cách nào khác nâng cao năng lực của mình thì có thể nâng cao mức độ lựa chọn.

Thường có người nói với bác sĩ tâm lý rằng khi tôi rơi vào cục diện khó khăn, bác sĩ có cách nào để thay đổi hoàn cảnh khó khăn của tôi?

Thông thường tôi nói với họ, tôi không có cách nào thay đổi hoàn cảnh mà bạn gặp phải.

Đối phương thông thường sẽ nói: Vậy tôi phải làm cách nào?

Tôi trả lời: Bạn có thể thay đổi lựa chọn của bạn.

Mọi người thường nghĩ rằng trời rất hẹp, mức độ có thể lựa chọn cũng rất hẹp, thực ra không phải vậy.

Xã hội phát triển đến ngày nay đã cho chúng ta có càng ngày càng nhiều không gian lựa chọn.

Bạn nên sử dụng nguồn tài nguyên này một cách hợp lý, ví dụ bạn cảm thấy hôn nhân không lý tưởng, nếu như một trăm năm trước bạn chỉ có thể chọn cách ngấm ngầm chịu đựng, hoặc từ bỏ, hoặc là tự sát, còn bây giờ bạn có thể chọn cách chữa bệnh cho cuộc hôn nhân của bạn, hoặc là từ bỏ, hoặc là làm lại một cuộc hôn nhân hạnh phúc khác.

Ví dụ như cuối cùng bạn hoàn toàn mất niềm tin vào hôn nhân bạn có thể lựa chọn sống độc thân, cuối cùng còn có thể tự sát (Xin lỗi, tôi muốn đặc biệt nhắc nhở ở đây là, tự sát không phải là một cơ hội tốt, tôi kiên quyết phản đối. Thế nhưng bạn không thể không nói rằng nó cũng là một trong các lựa chọn).

Bạn xem, có phải là mức độ lựa chọn sẽ rộng hơn rồi không?

Trên thế giới có một con đường, con đường đó lại có cục diện “dễ thủ khó công” vô cùng hiểm trở, có thể có con đường như vậy nhưng tôi chưa bao giờ đi qua. Về cơ bản đều có thể tìm ra một vài con đường nhỏ, tắt, để có thể lựa chọn nhiều hơn.