Quan Và Lại Ở Miền Bắc Việt Nam - Chương 3 - Phần 5

Nguyên quán ở Gia Định (huyện Tam Long, làng Tân Đức) Vương Hữu Bình là nhân viên dưới quyền các quan tỉnh Hà Nội trong chín năm (1873-1882) làm kinh lịch tại tòa lãnh sự Pháp tại Hà Nội từ 1882 đến 1883 rồi phủ toàn quyền từ 1883 đến 1893. Thấy ông là “một nhân viên mẫn cán trung thành đối với cả hai nước Việt và Pháp”[261], Nguyễn Hữu Độ lúc đó làm kinh lược Bắc Kỳ đã xin được cho Vương Hữu Bình một phần thưởng đặc biệt quý giá: một tấm kim khánh bằng vàng trắng (100 lượng). Sau hai mươi năm làm việc ở các bàn giấy ông được bổ nhiệm quyền án sát Hải Phòng (tháng 9/1893) rồi Thái Bình (tháng 12/1894) sau đó là tuần phủ Thái Bình (tháng 7/1896).

Còn con đường làm quan của Nguyễn Đình Quang cũng khá đặc biệt. Ông sinh tại xã Thuận Vi (huyện Thư Trì, tỉnh Thái Bình). Trong giai đoạn từ 1877-1885 từ tòng cửu phẩm lên chánh bát phẩm, tám năm lên ba trật nhưng sau đó chỉ bốn năm từ 1885 đến 1889 lên tám trật từ chánh bát phẩm lên chánh tứ phẩm và trong bảy năm sau từ 1889 đến 1896 lên đều đều hai trật từ chánh tứ phẩm lên chánh tam phẩm[262]. Giai đoạn đầu khá chậm tương ứng với chuyển từ thừa biện bộ Lễ rồi bộ Hình từ 1877 đến 1879, thừa biện tại sở vận tải tỉnh Nam Định (1879-1880), thư lại ở các ty phiên Nam Định, Hà Nội từ 1882 đến 1883 là năm ông được thăng thự kinh lịch. Tháng 8/1885 là bước ngoặt trên bước đường công danh của ông. Ông được quan kinh lược Nguyễn Hữu Độ che chở và theo về Huế. Sau chuyến công cán đó ông được bổ nhiệm các chức tư vụ, chủ sự, tham tá tại nha kinh lược từ tháng 9/1885 đến tháng 8/1890.

[261] ANV-KL 2520, tờ 2.

[262] ANV-KL 2521, tờ 28-31.

Hình 27 - Đường hoạn lộ của Nguyễn Đình Quang, tuần phủ Hưng Hóa

Ông được ban thưởng nhiều phẩm tước danh dự, quần áo rất quý giá nhưng nhất là nhịp độ thăng hàm đặc biệt nhanh. Quan kinh lược đã giành được cho ông chỉ trong một năm 1888 tháng ba thăng vượt cấp (là một cách vi phạm chế độ thăng trật) từ chánh lục phẩm lên chánh ngũ phẩm hai trật một lúc rồi đến tháng chạp lên một trật nữa từ chánh ngũ phẩm lên tòng tứ phẩm. Thế là chỉ trong vòng chín tháng lên ba trật. Sang giai đoạn sau từ 1890 ông tham gia các cuộc hành quân “bình định” với chức an phủ sứ tại Thái Nguyên từ tháng tám đến tháng 12/1890. Việc Lương Tam Kỳ ở phủ Tòng Hóa về hàng triều đình đã đưa ông lên chức bố chính (tháng 11/1890) rồi lãnh tổng đốc Hải Dương (tháng 5/1895). Năm sau (1896) ông về làm tuần phủ Hưng Hóa.

Thăng chức ngay lập tức: Vũ Quang Nhạ, Trần Đình Lượng

Quê xã Trung Lao (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định), Vũ Quang Nhạ vốn chỉ là anh học trò bình thường, trong 2 năm 1882-1883 đã tuyển được nhiều người đi khẩn hoang trong tỉnh Nam Định[263]. Ông cũng tích cực tham gia mở rộng diện tích canh tác vào nửa cuối triều Tự Đức để tăng thêm nguồn thu thuế. Lúc đó Triều đình cho lập nha dinh điền ở nhiều tỉnh[264] để đôn đốc công cuộc khẩn hoang và mộ dân lập ấp. Vũ Quang Nhạ tiến thân nhờ những hoạt động trong quân ngũ tiến hành ở các tỉnh Nam Định và Bắc Ninh, ban đầu làm bang tá Đa Phúc (1884-1885) sau đó đến 1889 thăng lên tán lý quân vụ tỉnh Bắc Ninh. Ngay từ 1887 đã làm quyền cho nhiều chức quan tỉnh Bắc Ninh (án sát, bố chính, tổng đốc) rồi đến tháng 2/1895 thì đổi về Hà Nội, tháng 4/1895 đổi về Hải Dương, đến tháng 10/1895 trở lại Bắc Ninh với chức tổng đốc.

[263] ANV-KL 2516, tờ 13-15.

[264] Chu Thiên “Chính sách khẩn hoang của Triều Nguyễn”, NCLS, 56 (1963), tr.45-63.

Hình 28 - Đường hoạn lộ của Vũ Quang Nhạ

Từ 1887 đến 1892 ông được đặc cách ban thưởng nhiều tước hàm danh dự: ba lần được vua ban mũ áo quý giá, tam hạng Nam long bội tinh, một kim khánh, bốn ngân khánh, một kim bội tinh, bốn kim tiền và bảy ngân tiền (trong đó có hai phi long đại hạng ngân tiền). Thật đáng ngờ khi cho rằng Vũ Quang Nhạ đã mua sắm ruộng đất chỉ bằng tiền lương của mình.

Trần Đình Lượng quê huyện Trực Định (Thái Bình) cũng thăng quan nhanh như thế[265]. Ban đầu Lượng chỉ là nhân viên bình thường ở nha dinh điền tỉnh Nam Định. Nhưng chỉ trong 1 năm từ 1884 đến 1885 ông đã thăng nhanh năm trật từ tòng cửu phẩm đến chánh thất phẩm, tiếp đấy dừng lại ba năm (1886 đến 1889) ở tòng lục phẩm, rồi lại lên nhanh từ tòng ngũ phẩm lên tòng nhị phẩm trong vòng bốn năm (1890-1895).

[265] ANV-KL 2518, tờ 37-39.

Hình 29 - Đường hoạn lộ của Trần Đình Lượng tuần phủ Bắc Giang

Quả là Trần Đình Lượng có theo quân Pháp đánh dẹp phong trào nổi dậy tại các tỉnh Nam Định (1884-1887), Quảng Yên (1890-1891), Hưng Yên (1892-1893).

Gần gũi với người có quyền lực và hoạt động quân sự, đó là hai đòn bẩy thăng quan tiến chức. Nếu không từng làm việc trong nha môn của quan kinh lược, một số lại viên không bao giờ leo lên được các chức vụ cao. Tham gia bình định tuy không phải là nhân tố quyết định nhưng có vai trò ở nhiều cấp độ khác nhau.

Bảng 24 - Tham gia hành binh tiễu phạt là những cơ hội thăng quan tiến chức của các quan tỉnh

Tên

Nhịp hàng năm

Các cuộc bình định

Tỉnh

Năm bổ nhiệm

Vị trí

Lê Bảng

8a – 3a (10 bậc)

1884 – 1887

Thái Nguyên

1886

quyền án sát Bắc Ninh

Vũ Quang Nhạ

8a – 3a (10 bậc)

1885 – 1889

Bắc Ninh

1887

quyền án sát Bắc Ninh

Nguyễn Đình Khang

0 – 4b (9 bậc)

1885 – 1886

Hà Nội

Nguyễn Văn Cộng

9a – 5b (8 bậc)

1888 – 1889

Bắc Ninh

Lê Nguyên Huy

8b – 4b (8 bậc)

1889 – 1892

Bắc Ninh

Nguyễn Tiến

8a – 4a (8 bậc)

1887 – 1888

Hải Dương

1891

quyền án sát Bắc Ninh

Đào Trọng Kỳ

8a – 5a (8 bậc)

1887 – 1888

Hải Dương

1888

quyền án sát Hải Dương

Trần Đình Lượng

9a – 7a (5 bậc)

1884 – 1885

NamĐịnh

1890

quyền án sát Quảng Yên

5b – 2b (6 bậc)

1890 – 1895

Quảng Yên

Hưng Yên

Nguyễn Hữu Toản

7a – 5b (4 bậc)

1887 – 1888

Bắc Ninh

1889

quyền án sát Bắc Ninh

Nguyễn Hữu Đắc

8a – 6a (4 bậc)

1892 – 1893

Bắc Ninh

1894

quyền án sát Thái Nguyên

Nguyễn Dực

7b – 5b (4 bậc)

1893 – 1894

Bắc Ninh

1894

quyền án sát Bắc Ninh

Việc tham gia hành binh có thể là nhân tố thúc đẩy nhanh hơn việc được thăng quan từ chức quan địa phương (phủ, huyện) lên quan tỉnh, nhưng có thể là mở đầu hay lập lại một con đường làm quan. Nói một cách khác một viên lại quèn chẳng mấy ai biết tên tuổi hay một viên quan nhỏ chẳng có phẩm trật gì cũng có thể phút chốc trở thành quan tỉnh.

Ở đây cần nhấn mạnh tầm quan trọng của công việc ủy thác đột xuất về quân sự ở cấp huyện (phủ) và tỉnh. Ở cấp phủ, huyện những tuần phòng bang tá hay cầm phòng bang tá đảm bảo giữ gìn trật tự trong phủ, huyện[266] khi một quan chức tham gia hành quân đi tiễu phạt thì mang chức thương tá quân thứ hay bang tá quân thứ hoặc bang tá quân vụ, có quyền lực về quân sự trong một hay nhiều tỉnh tùy phạm vi hành binh. Phạm Văn Toán[267] đứng đầu một tổ chức mà tên gọi nói lên tầm quan trọng của nhiệm vụ được giao. Khi còn là tri phủ Lạng Giang các quân nhân Pháp đã đánh giá cao đóng góp của ông, năm 1887 được giao chức bang tá quân vụ nhằm cung cấp người dẫn đường, khiêng vác, súc vật thồ hàng cho những cuộc trưng thu của cải và còn do thông thạo đường sá, các bang tá quân vụ còn có thể dẫn đường và cung cấp tin tức phục vụ hành quân tiễu phạt. Ở cấp cao hơn có các chức danh tán lý quân vụ, tán tương quân vụ, tham tá quân vụ. Những chức danh này đã tăng thêm quyền uy cho những chánh tổng, lý trưởng[268]. Ở cấp cao nhất quan nào thực sự cầm đầu các đạo quân “bình định” được mang chức danh an phủ sứ.

[266] ANV-RST 16318, hồ sơ hành trạng Phạm Văn Côn.

[267] ANV-RST 31452, hồ sơ hành trạng Phạm Văn Toán.

[268] Như trên.

Tình hình giới thuộc lại

Nguồn gốc địa phương

Tuyệt đại đa số thuộc lại (834 người) đều nguyên quán ở miền Bắc (hình 30) chiếm tỷ lệ 95%, còn miền Trung 5%. Các tỉnh miền châu thổ sông Hồng nơi cung cấp lại viên nhiều nhất chiếm 79% tổng số, miền thượng du 9%, còn trung du chỉ 5%. Riêng Hà Nội cung cấp 33% tổng số lại viên tức bằng số lại gốc bốn tỉnh Bắc Ninh (13%) Hưng Yên (3%) Nam Định (7%) và Hà Nam (4%) cộng lại. Toàn bộ các tỉnh trừ Hải Dương đều tuyển nha lại chủ yếu là người sinh ra ở Hà Nội.

Các lại viên có làm việc tại tỉnh nguyên quán không? Con số tổng trung bình 33% không nói lên được độ chênh lệch giữa các tỉnh. Vùng thượng du 60% số lại ở các nha môn là người địa phương. Cao Bằng 74%, Lạng Sơn 70%, Tuyên Qang 37% so với tỷ lệ trung bình 26% đối với các tỉnh miền châu thổ trừ Hà Nội và trung du. Tính đặc thù của Hà Nội về việc dùng lại viên có gốc rễ địa phương cũng giống như quan đương chức ở tỉnh Hà Nội phần lớn là người quê quán ở tỉnh Hà Nội. Trong hàng ngũ thuộc lại ở Hà Nội 84% có gốc rễ địa phương (tỷ lệ cao hơn ở vùng thượng du). Ngoài Hà Nội, các tỉnh Bắc Ninh, Hung Yên là nơi cung cấp thuộc lại nhiều nhất cho các nha môn thì phần lớn cũng làm việc dưới quyền các quan phủ huyện hay tỉnh nhà. Còn các tỉnh khác, tỷ lệ tuyển dụng thuộc lại thấp thì thuộc lại làm việc có nguồn gốc địa phương cũng thấp hơn.

Trong miền châu thổ sông Hồng và trung du tỷ lệ số lại viên làm việc ở huyện nhà cũng rất nhỏ chỉ có 10 trong số 718 người được nghiên cứu, bao gồm 9 thông lại và 1 lại mục. Điều này chứng tỏ những cấm đoán liên quan đến quy định hồi tỵ năm 1843 và 1836 còn được áp dụng vào cuối thế kỷ XIX[269].

[269] Chỉ những lại viên đương chức tại các phủ huyện miền châu thổ sông Hồng và trung du là đáng kể. Thật vậy những lại tòng sự tại các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn là không phải tuân theo quy định này. Các quy định năm 1834 và 1836 trong HD, bộ Lại, q.15, tuyển bổ, t.2, tr.280, q.34:lệ xử phân, t.3, tr.392. DLTY, tr.123. Giống như các lại viên, các quan cũng phải tuân theo quy định về hồi tỵ. Xem đoạn dưới.

Hình 30 - Các thuộc lại làm việc tại nguyên quán (tỉnh)

Bảng 25 - Các thuộc lại làm việc tại nguyên quán (huyện)

Tỉnh

Huyện

Chức vụ

Số lượng

Quảng Yên

Cát Hải

Thông lại

1

Yên Bác

1

Yên Hưng

1

Bắc Ninh

Gia Lâm

1

1

Hà Nam

Thanh Liêm

1

Hà Nội

Thanh Trì

1

Hưng Yên

Kim Động

1

Mỹ Hào

2

Các thuộc lại sinh ra ở huyện nào có được làm ở huyện đó không? Nghiên cứu khía cạnh này không dễ dàng. Phải chăng một số huyện đã không tuyển nha lại là người cùng huyện?

Chúng ta hãy xem xét toàn bộ sáu mươi lại viên làm việc ở Hà Nội là nguyên quán của họ. Trong số này 56,7% là người cùng quê Thanh Trì. Nhưng ở Hà Nội có 70,4% các lại viên cấp phủ, huyện được làm ở tỉnh nguyên quán và chỉ có 45,5% các lại viên cấp tỉnh làm ở tỉnh nguyên quán.

Tương tự ở Quảng Yên có 86,7% lại viên cùng tỉnh đều gốc ở Yên Hưng. Trong huyện Yên Hưng 80% lại viên đều là người cùng huyện còn ở cấp tỉnh thì 100% lại viên đều là người cùng quê ở tỉnh Quảng Yên, nhưng khác huyện.

Cuối cùng ở Ninh Bình 42,8% lại viên cùng quê Ninh Bình đều là người ở huyện Yên Khánh. Yên Khánh cung cấp 1/2 số lại viên làm việc ở cấp tỉnh.

Trong cả ba trường hợp các huyện lỵ đều ở gần các tỉnh lỵ. Nhờ đó việc nắm nhiều thông tin ở địa phương thuận lợi hơn.

Chúng ta hãy nghiên cứu các khu vực tuyển dụng lại viên ở mỗi tỉnh miền châu thổ sông Hồng và Trung du.

Có thể rút ra ba loại hình:

- Tuyển từ bên ngoài tỉnh không cân bằng: các tỉnh Thái Bình, Sơn Tây, Hưng Hóa đều tuyển ở tỉnh ngoài nhất là Hà Nội nơi các tỷ lệ tương ứng 46%, 48% và 58%. Lý do chủ yếu là cũng như các quan, các tỉnh này đều là tỉnh láng giềng của Hà Nội. Việc tuyển ở các tỉnh Thái Bình, Sơn Tây, Hưng Hóa không cân bằng vì không tuyển đủ người ngay trong tỉnh. Hải Dương đối với Hưng Yên cũng vậy. Tuy là tỉnh láng giềng nhưng ở đây Hải Dương chỉ tuyển được 48% các lại viên cùng quê sinh ra ở tỉnh Hưng Yên.

- Tuyển từ bên ngoài tỉnh (một tỉnh) có cân bằng. Nam Định tuyển ngay trong tỉnh 40% còn 36% tuyển ở Hà Nội, Bắc Ninh tuyển ngay trong tỉnh 40% còn 38% tuyển ở Hà Nội.

- Tuyển từ bên ngoài tỉnh nhiều cực (hai tỉnh). Bắc Giang tuyển ngay trong tỉnh 20%, ngoài tỉnh 40% ở Hà Nội và 26% ở Bắc Ninh. Thái Nguyên tuyển ngay trong tỉnh 13% còn 40% ở Hưng Yên và 16% ở Hà Nội. Hưng Yên tuyển ngay trong tỉnh 49% còn 2% ở Hà Nội và 11% ở Hà Nam.

- Tuyển từ bên ngoài tỉnh nhiều cực (trên hai tỉnh). Ninh Bình tuyển ngay trong tỉnh 36% còn 23% tuyển ở Hà Nội và 18% ở Nam Định. Quảng Yên tuyển ngay trong tỉnh 57%, ở Hà Nội 11% và ở Hải Dương 11%.

Cũng như với các quan, sự phân tích trên đi đến kết quả đầu tiên chỉ là tương đối. Chỉ có ba tỉnh (Thái Bình, Hưng Hoá, Sơn Tây) là lệ thuộc nhiều vào Hà Nội để tuyển dụng lại viên. Một trung tâm tuyển dụng khác là Hưng Yên, cung cấp một nửa số lại viên cho tỉnh Hải Dương. Cuối cùng ở các tỉnh khác như Ninh Bình, Hải Phòng, việc tuyển dụng bị chia nhỏ.

Nghiên cứu tuyển nha lại ở địa bàn tỉnh cần được bổ sung thêm sự phân bổ theo từng địa hạt nhỏ.

Cũng như với các quan, năm huyện ngoại vi Hà Nội - Thanh Trì (16,5%), Gia Lâm (8,1%), Vĩnh Thuận (5,5%), Thanh Oai (4,4%) và Từ Liêm (3,2%) - đóng góp nhiều nhất 37,8% vào việc tuyển dụng lại viên. Một trung tâm thứ hai nhỏ hơn là huyện Mỹ Hào thuộc tỉnh Hưng Yên cung cấp 8,8% tổng số lại viên. Một trung tâm thứ ba là huyện La Sơn tỉnh Hà Tĩnh cũng đáng kể đến mặc dù tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số 1,5%. Nhưng cần xuống đến cấp làng xã để thấy mức độ tập trung tuyển nha lại. Có 5 làng được coi là nơi cung cấp nhiều lại viên nhất (Dị Sử, Tả Thanh Oai, Nhân Mục, Thổ Khối, Yên Đồng)[270], hình như cung cấp đến 22,5% tổng số lại viên đương nhiệm ở các tỉnh Bắc Kỳ năm 1896. Vị trí họ giữ trong số lại viên làm việc tại huyện nhà cũng không kém phần đáng lưu ý.

[270] 10 trong số 11 lại ở Yên Đồng đều ở một xóm Đông Thái như Phan Đình Phùng và Hoàng Cao Khải đều quê cùng xóm Đông Thái. Xem Ngô Đức Thọ (chủ biên), Các nhà khoa bảng Việt Nam…, sđd, tr. 817, 881.

Bảng 26 - Tỉ lệ tuyển dụng ở các làng “chuyên cung cấp thuộc lại” cho huyện sở tại

Làng sinh quán

Huyện

Chiếm tỉ lệ (%)

Yên Đồng

La Sơn

86,4 (11/13)

Thổ Khối

Gia Lâm

71 (49/69)

Nhân Mục

Thanh Trì

60,5 (86/142)

Tả Thanh Oai

Thanh Oai

50 (19/38)

Dị Sử

Mỹ Hào

38 (27/71)

Có thể đưa ra giả thiết sau đây để lý giải mức độ tập trung cao như vậy: chất lượng đào tạo. Tại các làng trên có nhiều nhà khoa bảng đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ thuộc lại ngay ở làng quê của họ như Tả Thanh Oai, Nhân Mục, Yên Đồng. Riêng ở Tả Thanh Oai có 13 tiến sĩ[271] từ những năm 1453 đến 1841 và chiếm 18% tổng số cử nhân trong huyện từ 1807 đến 1884. Còn ở Yên Đồng, từ 1829 đến 1879 đã có 8 tiến sĩ và 8 phó bảng, và chiếm 22% số cử nhân trong huyện từ 1807 đến 1884.

[271] Có 2 tiến sĩ triều Lê (1428-1527) và 10 tiến sĩ triều Lê trung hưng (1533-1788) và 1 tiến sĩ triều Nguyễn.

Ở các làng khác mối quan hệ giữa các nhà khoa bảng và các lại viên không rõ rệt lắm. Thổ Khối có nhiều người làm nha lại mà chỉ có 1 phó bảng (1841) và chiếm 12,9% sổ cử nhân của huyện. Ở Dị Sử chỉ có 2 tiến sĩ (1499) và 4 cử nhân từ 1807 đến 1884, chiếm tỷ lệ 4,5% số cử nhân trong huyện. Nhưng theo Phan Huy Chú thì đấy là chuyên đào tạo thuộc lại:

Những người ở các làng Dị Sử, Bạch Sam về huyện Đường Hào, làng Hoa Đường về huyện Đường An, quen việc viết, tính, thông hiểu việc làm lại, làm ti thuộc ở các vệ trong kinh, ngoài trấn, không thể kể hết ra được[272].

[272] HC, t. 1, Dư địa chí, tr. 122, Phan Huy Chú, Hoàng Việt dư địa chí, (1997), tr.94.

Ngoài truyền thống văn học là cách giải thích đầu tiên thì cũng phải tính đến bối cảnh chính trị cuối thế kỷ XIX đã có vai trò không nhỏ. Nói cách khác các quan đã tham gia các cuộc “bình định” có cơ hội quy tụ được nhiều người cùng quê hương xóm làng đi theo giúp việc, khi thanh bình trở lại thì những thủ hạ thân tín trở thành thuộc lại trong nha môn của mình. Nhân tố thứ hai này được thể hiện như thế nào? Số thuộc lại đều khá tập trung ở Dị Sử và Nhân Mục. Như Dị Sử cung cấp 17% tổng số thuộc lại tòng sự tại Hải Dương và 14% tổng số thuộc lại ở Hải Phòng. Tương tự như vậy, người làng Nhân Mục đi làm chiếm 1/4 tổng số lại ở Bắc Ninh và Hà Nội, và 1/5 tổng số lại ở Thái Bình.

Vả lại tại phần lớn các tỉnh, các thuộc lại đều làm trong cùng một nha môn. Chúng ta hãy xem xét sự phân bổ nội bộ của các thuộc lại quê ở Nhân Mục. Trong mười ba lại viên làm việc ở cấp huyện tại Hà Nội thì ba làm ở Đan Phượng cùng quê với quan huyện, hai ở Phú Xuyên mà quan huyện Phú Xuyên cũng là người cùng làng, hai ở Chung Kỳ và hai ở Thanh Oai. Còn năm lại viên nữa ở Hà Nội thì đều trong một phiên ty của quan tổng đốc. Ở Bắc Ninh cũng vậy, trong bảy lại viên ở nha môn tỉnh, thì ba làm việc dưới quyền quan án sát, và 4 dưới dưới quyền quan bố chính, mà viên kinh lịch trong án sát sứ cũng là người Nhân Mục. Cũng trong tỉnh Bắc Ninh có mười ba lại ở cấp huyện thì ba người làm việc ở Đông Anh. Ở Nam Định có bốn lại đều là người làng Nhân Mục, thì ba làm ở chỗ quan bố chính, biết rằng cấp trên của họ là một viên thông phán cũng là người Nhân Mục. Trong ba người làm ở nha môn quan tri phủ Nghĩa Hưng thì có hai người quê Nhân Mục. Ở Hưng Hóa trong bốn lại làm ở Thanh Ba, thì có hai người cùng quê Nhân Mục. Trong tỉnh Sơn Tây có năm lại cấp tỉnh thì hai người Nhân Mục đều cùng làm việc ở chỗ quan bố chính. Cuối cùng tại Thái Bình trong ba lại viên cấp tỉnh người cùng làng Nhân Mục thì hai người cùng làm một chỗ là nha môn quan bố chính và trong số sáu lại viên người Nhân Mục làm ở các huyện thì hai cùng làm với nhau ở Kiến Xương và hai đều làm ở Thư Trì.

Các lại viên quê ở Dị Sử không nhiều bằng lại viên người Nhân Mục, tuy nhiên cũng khá tập trưng. 65% tổng số lại cấp huyện cùng quê Dị Sử đều làm việc trong cùng một tỉnh Hải Dương. Trong tỉnh này 32% tổng số lại quê ở Dị Sử, có hai người cùng làm ở Thanh Miện và hai người khác cùng làm ở Cẩm Giàng.

Nếu không thể tìm được mối quan hệ người nhà giữa các lại và quan cùng quê Dị Sử, thì ở Nhân Mục lại không vậy, đây là quê của Lê Hoan, cũng như Yên Đồng là quê của Hoàng Cao Khải. Cho đến tháng 9/1896 tổng đốc Lê Hoan ở Bắc Ninh đã đưa số đông người làng vào làm việc trong bộ máy hành chính của tỉnh.

Việc đưa ồ ạt người cùng làng vào bộ máy quan liêu có ý nghĩa gì? Việc đưa người cùng làng vào làm thư lại hay thông lại không có gì khó. Điều kiện không khắt khe bằng việc đưa người làng vào làm quan phủ, huyện hay quan tỉnh. Rất ít lý lịch của các lại viên nói đến họ có phải qua kỳ thi tuyển nào không. Những người đã lọt qua nhất trường hay nhị trường thi hương là những trường hợp đặc biệt. Cũng không cần có công trạng hiếm hoi hay tập việc lâu dài; chỉ cần biết đọc, biết làm tính và nhất là có sự che chở của một ông quan nào đó là có thể dễ dàng được thu nhận. Trong phần lớn trường hợp, việc tuyển dụng do quan huyện sở tại tiến hành và quan tỉnh cấp một giấy chứng nhận tạm thời cho những người mới được nhận vào làm tập sự trong lúc việc đăng ký ở nha kinh lược hay tòa thống sứ phải chờ đợi rất lâu. Ví như một văn bằng chứng nhận thông lại tập sự do quan huyện sở tại cung cấp hay do tổng đốc Lê Hoan cấp thì về bản chất giá trị như nhau nhưng khác nhau về cấp bậc. Con số văn bằng chứng nhận do Lê Hoan cấp cho lại viên người Nhân Mục rất cao chứng tỏ nhà cầm quyền rất tín nhiệm viên tổng đốc có công lớn trong việc bình định xứ Bắc Kỳ. Nói một cách khác việc cấp bằng là sự khen thưởng của quan tổng đốc đối với lòng trung thành của thủ hạ với mình và cũng là biểu hiện lòng trung thành của Lê Hoan đối với nhà cầm quyền thuộc địa. Như vậy nguyên tắc hồi tỵ được áp dụng triệt để với quan nhưng có nới rất rộng đối với lại viên. Trong giai đoạn tiếp theo thời kỳ chinh phục, nguyên tắc hồi tỵ được nêu cao trong quan hệ giữa Nhà nước trung ương với các bộ máy chung quanh, nhưng càng xuống dưới, thì sự vận dụng này chắc chắn rất linh hoạt.

Bản vẽ 2 - Huyện hoặc châu sinh quán của các lại viên đương nhiệm năm 1896

Bản vẽ 3 - Phân bố các lại viên quê ở Nhân Mục trên các tỉnh Bắc Kỳ

Bản vẽ 4 - Phân bố các lại viên quê ở Thổ Khối trên các tỉnh Bắc Kỳ

Bản vẽ 5 - Phân bố các lại viên quê ở Dị Sử trên các tỉnh Bắc Kỳ

Bản vẽ 6 - Phân bố các lại viên quê ở Tả Thanh Oai trên các tỉnh Bắc Kỳ

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3