Bẽ bàng, chương 01 cont.

Chương 01 cont.

Người bồi ghi vội những con số của Mỹ Dung kêu lên tập giấy cầm tay, đoạn mang cả tờ thực đơn, quay gót vô nhà bếp. Một thằng nhỏ lo dọn bàn, nó đem một nhánh phong lan cặm trong chiếc ly pha lê đặt trước mặt Mỹ Dung.
Mỹ Dung liền hỏi chàng:
− Anh có biết y nghĩa gì trong đóa phong lan này hay không?
− Không! Sao, em?
Dung chẫm rãi phân giải:
− Nhánh hoa này không phải là nhánh hoa trang hoàng cho bàn ăn. Và cũng không phải bàn nào cũng có hoa phong lan như mình. Anh xem lại chung quanh coi có phải như vậy hay không. Chỉ đặt biệt bàn nào... có đôi, bồi bàn mới đặt hoa phong lan.
− Nghĩa là sao? Anh chưa hiểu.
− Anh hãy để mắt theo dõi... bàn nào có phong lan, thì anh sẽ hiểu.
Nàng đứng dậy kéo Bình và tiếp:
− Còn lâu lắm mới có món ăn đầu đem ra. Mình lại hồ en chơi đi anh Bình.
− Bỏ bàn đi, người khác vô chiếm à.
− Người ta thấy trên bàn có chưng hoa thì người ta biết ngay bàn đã có khách rồi, không ai dám chiếm hết. Cách tổ chức nơi đây độc đáo hơn mọi nơi khác.
Bình so bước theo nàng, vừa hớt nhanh:
− Phải đến đây đôi lần mới biết.
− Đúng vậy! Tức cười lắm, anh! Hồi ba má đưa tụi em đến đây ăn lần đầu tiên, em thấy hoa hồng với hoa phong lan đẹp quá, em lấy cắp, bị người ta rầy, làm em mắc cở sượng...!
Bình bẹo cằm nàng:
− Mặt mày như vầy mà đi ăn cắp!
− Người ta tưởng hoa chưng bàn thôi chớ bô....
− Có mấy bàn chưng hoa hồng là sao?
− Quan sát đó thì biết ngay, cần gì phải hỏi.
− Những bàn đó có nhiều người.
Nàng nói nhanh:
− Bàn tiệc của bạn bè hay gia đình đông người, thì bồi bàn đặt bình hoa hồng. Mà bình hoa đó đã tính tiền chung với món ăn của mình rồi chớ chẳng phải không đâu.
Bình sửng sốt:
− Của họ đem ra, chừng mình về, họ cất vào để hôm sau chưng nữa, mà họ tính tiền bắt mình phải trả được à. Đâu có nhà hàng nào kỳ lạ như vậy.
Nàng kéo Bình cùng ngồi xuống bậc thạch bờ hồ:
− Kể như người ta tặng cho mình đó chớ. Người ta không cất lại, nếu mình không lấy, thì khi về, sẽ có ngưo8`i mang ra xe trao tận tay mình kèm với lời chúc một đêm ngủ ngon.
Bình nhẹ gật gật:
− Hay ha! Đó chính là một nghệ thuật câu khách.
Nàng xoay người quay mặt ra hồ và vòi vĩnh:
− Anh hái cho Dung cái bông sen mới nở đi.
− Người ta rầy quê lắm à!
− Hông có rầy.
− Bông sen ở ngoài xa mà làm sao hái được.
− Thì anh kiếm cái nào gần bờ hái cho em.
− Người ta ngó chừng mình kìa.
Nàng liền giãy nảy làm nủng với chàng như một cô bé lên năm, lên bảy:
− Anh hổng chiều em há! Em hổng thèm chơi với anh nữa à!
Bình hăm hở đứng lên:
− Anh chiều đây! Hay giận, hay hờn ghê!
Nàng ngồi yên chỗ để cho Bình đi quanh bờ hồ tìm hái cho nàng một bông sen vừa hé gương. Nàng cười toại nguyện:
− Em đem bông sen này về chưng trong phòng em. Để chi vậy anh biết hôn?
− Cho thêm đẹp căn phòng.
− Không phải vậy, để khi nào em vào phòng ngủ, em thấy bông sen thì em nhớ tới anh liền. Khi nào bông sen này héo, anh phải có bông khác thay cho em à!
Chàng nói nhanh:
− Ra chợ Sàigòn mua cả bó...
Nàng bất bình lườm chàng:
− Anh kém thông minh quá hà! Em nói như vậy mà anh cũng chưa kịp hiểu ý em nữa hả?
Chàng ngẩn ngơ:
− Ý em muốn nói gì ?
Nàng nâng niu đóa hoa và cười tình:
− Qua sáu ngày là bông này héo khô rồi phải hôn? Muốn có bông khác để thay cho em, thì anh phải trở vô đây... Cuối tuần tới, hai đứa mình trở lại ngồi chỗ này nữa.
Nói đến đây, Mỹ Dung chỉ tay về phía bên kia bờ hồ:
− Kìa anh! Anh có thấy gì không?
− Cặp trai gái đó hả?
Mỹ Dung vặn lại chàng:
− Ừ! Anh có để mắt quan sát hay không?
− Thì... hai người cũng chọn bàn tròn và ngồi sát vai bên nhau. Có gì mà Dung phải chú ý?
− Vậy là cặp mắt anh không có tinh tế chút nào hết.
Bình đã biết hết rồi, mà chàng cứ giả bộ dại khờ!
− Ai đi có đôi thì cũng vậy, để mắt xio mói làm gì những người xung quanh mình.
Nàng cười e ấp:
− Dung muốn chỉ cho anh thấy ... cách khéo xử thể của chàng trai đó đối với người con gái ngồi bên cạnh chớ Dung có xoi mói ai đâu.
Chàng ra vẻ ngẩn ngơ:
− Khéo xử thế sao đâu?
− Anh không để ý thấy thật hả?
− Không! Chắc em thấy chàng vừa lấy món ăn cho nàng.
− Chỉ có vậy thôi là thường. Anh hãy xem lại trên mái tóc của nàng đó.
− Có cài hoa lan.
Nàng ngầm dậy chàng:
− Trước khi ăn, chàng phải lấy hoa lan cài lên tóc cho nàng, anh thấy chưa. Và nàng không được cài một đóa hoa nào khác, dù là hoa giả, nên nàng đã gỡ bỏ tất cả xuống. Ý nghĩ sâu xa là vậy đó.
Bình nhẹ gật và tủm tỉm cười:
− Anh hiểu rồi. Anh đã hiểu vì sao bàn này có hoa hồng bàn nọ có phong lan.
Thằng nhỏ mang hoa lúc nảy chạy ra lễ phép trước mặt hai người:
− Thưa ông bà, ông bà uống chi?
Mỹ Dung hỏi sang chàng:
− Như thường hả anh?
− Nếu có thay đổi cũng tùy Dung.
Nàng đưa hai ngón tay ra dấu với thằng nhỏ:
− Hai bia! Đem ra ngay đi, chúng tôi trở lại bàn bây giờ.
Dứt lời, nàng níu tay Bình, bắt Bình phải đỡ nàng đứng lên, rồi hai người song song bước trở về bàn ngồi. Đến nữa giờ sau món ăn đầu mới được mang ra.
Bình vừa rút khăn định lau đũa thì bị nàng dằng tay:
− Chưa! Bộ đói bụng lắm sao mà gấp?
− Để nguội, mất ngon.
Nàng giật phăng chiếc khăn bỏ xuống bàn:
− Trước khi ăn, anh phải làm gì?
Bình cố ý trêu tức nàng:
− Ở nhà, anh hay bắt chước ba má, trước khi ăn, phải kẹp ngang đôi đũa trên tay, xá xá mấy cái để tạ Ơn thần nông!
Nàng giãy nảy:
− Gì mà tạ Ơn thần nông? Quê quá anh ơi! Dung không cần biết ở nhà anh làm sao. Dung nhắc anh... trong bữa ăn tại đây nè.
Chàng gọn miệng:
− Mời em!
Hết sức bất mãn, nàng lườm dài:
− Ai biểu anh mời.
Chàng vói tay lật cái bát của Mỹ Dung lên:
− Anh chưa kịp lau bát đữa cho Dung mà vội bắt lỗi. Để anh săn sóc cho đây.
Nàng giật bát dằn xuống:
− Em cũng không biểu anh săn sóc... Hổng biết gì hết Thấy ghét quá hà!
Bình cười mơn trớn:
− Vậy chứ em muốn sao? Nói đi! làm giận, làm hờn như vậy, khách chung quanh người ta cười à.
Nàng nhẹ hất hàm:
− Em mới chỉ cho anh thấy đó.
Giả bộ như chợt nhớ ra, Bình ngương ngùng cầm đóa phong lan trên tay:
− À ... ạ ... ! Anh nhớ ra rồi.
Nàng đá nhẹ vào mũi giầy chàng:
− Đợi nhắc mới nhớ.
− Cài sao đây?
− Em hổng biết, cài sao coi được thì thôi.
Bình đứng lên đảo mắt chung quanh coi có ai ngó mình hay không rồi mới run run tay cài hoa lên suối tóc tiên. Hương tóc xuân nữ thơm hơn hoa lan! Chàng chợt thấy sự khát khao lớn nhanh trong lòng, bốc cháy trong mắt, nóng bỏng vành môi! Chàng muốn cài thêm lên tóc người thương một nụ hôn thật nồng nàn, nhưng khi vừa vúi thấp thì chàng đâm bấn loạn tâm thần.
Chàng liền nặng nề gieo mình xuống, cố dập tắt lửa lòng:
− Đẹp rồi đó!
− Có giống người kia hôn?
Chàng trai nghiêng đầu ngắm nét đẹp thần tượng:
− Đẹp hơn nhiều! Dung mười, người ta chỉ có sáu bảy thôi!
Nàng ngã sang vai Bình và cười lả lơi:
− Anh cứ ngạo em hoài à!
− Đẹp thì phải khen đẹp. Dung lấy gương soi coi.
− Trông có vô duyên hôn?
Chàng tắc lưỡi:
− Anh nói đẹp lắm mà! Đẹp bạo tàn!
Nàng nhẹ thúc Bình một cái và rúc rích cưo8`i:
− Sao anh hay nói em đẹp bạo tàn quá vậy? Đẹp bạo tàn là sao? Em đã giết ai đâu mà kêu là bạo tàn?
Chàng kín đáo tỏ tình:
− Giết anh đây nè! Người con gáy hay đàn bà có sắc đẹp quyến rũ, làm chết ngây chết ngất bọn đàn ông con trai là sắc đẹp bạo tàn!
Nàng giảy đỏng:
− Thôi, anh ơi! Đừng ngạo em quá vậy anh ơi! Em xấu như ma, như bà chằn mà nói đẹp bạo tàn. Em ghét quá hà! Cấm à, em hổng cho nói bạo tàn nữa à.
− Thì ... đẹp như tiên!
Chàng dứt lời thì tiếng còi xe cắt ngang câu chuyện. Bình vụt đứng dậy, đăm đăm nhìn ra đường và sảng sốt kêu lên:
− Chết rồi, Dung ơi! Chiếc MERCEDES bốn số chín ...!
Mỹ Dung giật mình thon thót, đứng nép sau lưng Bình, đưa mắt dớn dác:
− Đâu anh?
Chàng chỉ tay:
− Đang de vô đó!
Chợt thấy chiếc MERCEDES đen bóng lộn, mang bốn số 9. do ông Nam Phát lái, bà Nam Phát ngồi bên cạnh, có đủ 2 cô Mỹ Hương, Mỹ Trang ngồi phía sau, đang lui vào chỗ trống cách xe Mỹ Dung bằng bốn chiê"c xe khác, Mỹ Dung lộ vẻ sợ sệt, luống cuống:
− Ba má với con Hương, con Trang vô... Làm sao bây giờ anh?
Chàng cũng mất bình tĩnh:
− Phải trốn chớ biết làm sao.
− Chắc ba má đã thấy xe em rồi, trốn đàng nào được
Bình cuối nàng nú[ sau buội hoa trắng, đoạn thì thầm bảo:
− Hay là Dung cứ ở lại, Dung cứ ra đón hai em của Dung đi.
Nàng chau mày băn khoăn:
− Còn anh?
− Anh thoát ngõ hậu, băng đồng về luôn. Tất cả đã xuống xe rồi đó. Mỹ Trang chỉ chiếc DODGE xanh... Mọi người đều đảo mắt tìm kiếm em... Không thể chậm trể nữa được. Đi đi Dung!
− Hôm nay là ngày gì mà mình gặp toàn những chuyện xui xẻo không hà. Chưa kịp ăn gì hết mà anh lại phải trốn về sao? Rồi anh về bằng xe gì?
− Anh đón xe đò dưới tỉnh lên quá giang vô Saigon được, em đừng lọ Còn chuyện ăn uống mình còn nhiều dịp khác. Mất vui hết rồi, nhưng đành phải chịu vậy! Đi đi! Em đừng đứng đây, không khéo bại lộ hết. Anh dọt!
Chưa kịp dứt lời thì Bình đã thoăn thoắt đi ra sân sau. Còn nàng đứng chết lặng nhìn theo chàng bằng đôi mắt sầu rưng rưng.
Theo dõi cử chỉ của hai người, anh bồi bàn không hiểu tí gì hết, anh ngơ ngẩn đến trước mặt Mỹ Dung:
− Những gì trên bàn này, đều do tôi thanh toán, không mất mát gì đâu. Vì có gia đình tôi tới đông người, tôi phải sang bàn khác, còn những món gì chưa dọn ra anh hãy kêu bếp ngưng lại đi.
Anh bồi nhăn mặt:
− Cha! đã lỡ nấu nướng phần nào của bàn này, đâu vào đấy hết rồi, mà bà kêu ngưng thình lình như vậy thì... tụi tôi phải ăn rồi thưo8`ng tiền cho chủ chớ không biết làm sao hơn.
Nàng gượng cười xóa nếp âu lo:
− Thôi thì cứ tiếp tục, tôi ngồi chỗ nào, cứ mang ra chỗ ấy cho tôi, nhưng phải chậm chậm chừng vài mươi phút sau hãy dọn ra nghe.
Anh bồi chỉ lên bàn:
− Còn đĩa cua rang muối này?
− Đem trở vô, chờ tôi chọn thêm vài món nữa, kể như tôi chưa kêu gì hết, biết hôn? Lát nữa, đừng có hỏi gì lôi thôi hết nghe hôn.
Anh bồi bàn gật lia và bưng đĩa cua đi:
− Dạ! Dạ! Ông rút lui rồi thì bây giờ bắt đầu lại...
Mỹ Dung quắc mắc hỏi vói theo:
− Anh nói ai rút lui?
Biết mình hớ miệng làm mích lòng khác, anh bồi trớ:
− Ông đi đằng sau hả bà?
Nàng gật bừa:
− Ừ! Thấy sao hay vậy, anh không nên tò mò.
− Dạ, xin lỗi ...
Dường như anh bồi bàn đã đoán biết lý do vì sao Bình vội vàng thoát thân như vậy, anh quay gót, cuối mặt cười tủm tỉm.
Mỹ Dung giả bộ hớn hở đi ra sân trước, vừa vẫy gọi:
− Mỹ Hương ơi! Mỹ Trang ơi!
Mỹ Trang nhún nhảy trước mặt vợ chồng ông Nam Phát:
− Ba má! Chị Dung kìa! Con thấy chiếc xe đậu đó thì con biết chắc có chị Dung trong nầy mà.
Hai em Dung chạy đến, mỗi đứa một bên đeo tay nàng mà nói líu lo, nhưng vì mất bình tĩnh nên nàng chẳng thèm nghe gì hết.
Ông Nam Phát nghiêm mặt, rắn giọng:
− Con vô đây hồi nào? Con đi với ai đây?
Nàng vẫn giữ nụ cười trên môi:
− Con biết trước, ba má và các em sẽ vô đây, con vô nhà con bạn ở Phú Lâm định rủ nó đi chơi, nhưng nó đã về tỉnh rồi, nhân tiện, con chạy thẳng vô đây đón ba má luôn. Con vừa tới chừng hai phút...
Ông Nam Phát hớt ngang:
− Chớ không phải con ngồi trong này đã tàn tiệc rồi, mà tiệc đó do một người bạn trai đãi.
Nàng chối bai bải:
− Dạ, đâu có! Đâu có bạn trai nào, con đi một mình.
Ông xua tay bảo:
− Con Mỹ Hương với Mỹ Trang vô lựa bàn ngồi đi, để ba má bàn chuyện với chị Dung con một chút.
Hai đứa em nàng đi rồi, ông Nam Phát liền bắt đầu truy gạn nàng.
− Con không thể qua mặt ba được đâu nghe. Cậu nào đi với con đó, con hãy mời cậu ta ra đây ba biểu.
Mỹ Dung lắc đầu:
− Đâu có cậu nào, con nói con đi một mình.
Ông điểm tay:
− Đi một mình mà sao lại có hoa lan cài trên tóc kiả Con hãy quay lưng lại cho má con coi.
Nàng vội vàng gỡ hoa trên tóc xuống"
− Con thấy người ta chưng trên bàn đẹp quá, con ăn cắp cài trên tóc nè.
Và nàng khôn khéo chỉ đôi trai gái vừa bước lên xe:
− Hoa lan này chưng trên bàn của hai người đó. Hồi nãy, họ dắt nhau ra hồ sen, con đảo mắt quanh thấy không ai để ý con lẹ tay rút lấy nè.
Bà Nam Phát ngầm che chở cho con gái bằng câu mắng yêu:
− Con gái lịch sự dữ ha! Đi ăn cắp hoa của người ta mà còn khoe, đem cài lên tóc cho người ta biết...
Nghi ngờ tự nhiên tan biến hết, cha nàng đổi giọng ôn tồn:
− Trong quán này đã có cái luật lê.... đặc biệt, hoa bàn nào là của khách bàn ấy, con đừng lấy cắp như vậy nữa. Rủi người ta bắt được mình thò tay trộm cắp, người ta rầy thì xấu hổ lắm à nghe con. Bỏ hoa lan lại trong xe đi, đừng cài tóc nữa.
Nói đến đây, thình lình, ông Nam Phát giật pănhg những đóa hoa của tình yêu trong tay nàng và phũ phàng vứ dưới bánh xe:
− Thôi, bỏ đi! Của người ta, mình không nên giữ. Lát nữa, sẽ có người... tặng cho con nhánh hoa lan khác, tươi đẹp hơn.
Nghe qua câu nói của cha, Mỹ Dung thầm lấy làm băn khoăn, hoang mang không biết sẽ có người tặng hoa mà người đó là ai, nhưng nàng không dám gạn hỏi cha.
Nàng luyến tiếc nhìn những đóa hoa tả tơi nằm dưới đầu xe chờ bánh cán qua, mà nàng tưởng như con tim đầy mộng ước của mình sắp bị nghiến nát và nàng có linh cảm rằng mối tình giữa nàng với người con trai ấy vừa bị cha nàng cắt đứt rồi!
Ông Nam Phát nào hiểu được nổi niềm thầm kín của con gái, với nét mặt vui tươi, ông đảo mắt nhanh:
− Con gặp ông Bửu Châu chưa con?
Mỹ Dung ngẩn ngơ:
− Ông Bửu Châu nào, con đâu có biết.
Mẹ nàng xen lời:
− Là ông khách trán cao, đẹp kính trắng, cũng đi chiếc Mec-xơ- đếch đen như ba con, đến nhà mình hôm tối thứ hai, mà má đã kêu con rót trà mời ổng đó. Con quên rồi sao?
− Con chỉ nhớ hôm đó con có ra chào khác, nhưng con không ngó mặt người ta, nên con không biết ông Bửu Châu là ông nào.
− Ba con có mời ổng dự bữa tiệc này, để thảo luận nhiều vấn đề quan trọng.
Ông Nam Phát tỏ vẻ sốt ruột:
− Không biết ổng có ngồi ở sân trong hay không.
Mẹ nàng cũng đảo mắt tìm kiếm:
− Không thấy chiếc xe của ổng, thì chắc ổng chưa đến. Thường thường thì ổng đúng hẹn lắm, có lẽ ổng sắp tới. Mình ở đây đón ổng, để cho con Dung vô chọn bàn, đặt tiệc trước đi là vừa, chừng mình ngồi vào bàn khỏi phải đợi lâu.
Mỹ Dung khấp khởi lòng mừng:
− Để con vô chọn một bàn lớn gần bờ hồ. Mình cần sáu chỗ ngồi hả má?
Ông Nam Phát tươi cười:
− Ừ, có thêm ông Bửu Châu thì phải sáu ghế.
− Con phải đi chợ luôn hả ba?
Ông gật đầu:
− Chớ sao! Con gái của ba tế nhị lắm! Con đi chợ chọn món ăn thế nào cho vừa miệng ông Bửu Châu. Và trong bữa ăn, con phải khéo léo thế nào cho vui lòng đẹp dạ Ông Bửu Châu.
Nghe cha nói hơi lạ tai, Mỹ Dung há hốc mồm, nhìn sửng ông Nam Phát. Bà sốt ruột thúc hối:
− Con vô lo bàn tiệc cho ba má mau đi con. Ông Bửu Châu là một nhân vật tên tuổi trong thương trường chớ chẳng phải nhà giàu tầm thường như ai, mình tiếp đãi lôi thôi, người ta cười chết.
Bỗng ông Nam Phát hớn hở kêu lên:
− Chiếc MERCEDES quanh vô cổng kia kìa! Ông Bửu Châu tới rồi. Tài xế đâu mà ổng tự lái?
Mỹ Dung vội vàng quanh lưng bỏ đi về phía bàn có hai em gái nàng đang ngồi đợi. Đoán biết sẽ có chuyện không vui xẩy đến cho nàng, mặt nàng buồn xịu, buồn xọ Nàng không đặt món ăn nào khác hơn những món sẵn có từ lúc nảy. Chỉ thêm nhiều phần mà thôi.
Thế là nàng được thoát nạn, nhưng nàng đinh ninh rằng trong bữa tiệc có mặt ông Bửu Châu nào đó, nàng sẽ phải khổ tâm không ít. Nàng muốn lấy xe ra về ngay, tìm gặp Bình để xin lỗi Bình, nhưng không biết làm sao đi được trong lúc cha nàng với ông khách kính trắng, trán trợt, so vai nhau đi vào sân trong.
Nhìn kỹ lại, nàng thấy ông Bửu Châu không phải là một thanh niên tuấn nhã, ma là một ngưO8`i trọng tuổi đáng cha nàng, lòng nàng mới hết hoang mang lo sợ.
Chờ ông Bửu Châu gần tới, nàng lễ phép chấp tay, cúi đầu:
− Kính chào bác!
Cha nàng chỉnh liền:
− Sao con lại kêu ông Bửu Châu bằng bác? Ông Bửu Châu nhỏ tuổi hơn ba nhiều mà.
Nàng chào khách một lần nữa:
− Dạ, kính chào chút!
Ông Bửu Châu tươi cười đáp lễ:
− Chào Cô Dung!
Trong lúc đó, ông Nam Phát lẩm bẩm bên tai bà:
− Con nhỏ kỳ cục! Lớn rồi mà chẳng biết gì hết, chẳng lẽ mình phải dạy nó cách xưng hô với ông Bửu Châu. Mình đã mở hé... vấn đề cho nói biết, mà nó còn ...bác bác ...chú chú ...! Coi kìa! Nó cững chưa chịu kéo ghế mời ông Bửu Châu ngồi.
Bà bảo nhỏ:
− Đúng cách là mình phải ngồi trước, rồi biểu nó mời ông Bửu Châu ngồi sau. Ông ngồi bên kia, tôi bên này.
Ông Nam Phát liền kéo chiếc ghế ở đầu bàn, ông một bên, bà một bê, dành những chiếc ghế đầu dưới cho ông Bửu Châu với Mỹ Dung, và Mỹ Hương Mỹ Trang. Ông Nam Phát chỉ ghế sắp đặc theo trật tự gia đình:
− Ông Bửu Châu với con Mỹ Dung ngồi bên này, Còn hai đứa Mỹ Hương, Mỹ Trang ngồi bên mẹ. Mỹ Dung! Con hãy mời Bửu Châu ngồi.
Nàng khép nép kép chiếc ghế bên cạnh cha:
− Thưa chú, mời chú ngồi đây!
Ông Nam Phát trố mắt:
− Hừ! Sao con lễ phép quá đáng như đối với bậc trưởng thược vậy con?
Nàng nhoẻn cười:
− Ba không cho kêu bác, thì con kêu bằng chú là phải rồi. Với chú bác thì phải dạ thưa như vậy chớ sao ba.
Ông Bửu Châu ngồi khoanh tay, ngoái đầu lại cười tình với nàng mà khoe cả hàm răng xương đều đặn như hạt ngọc:
− Mỹ Dung có thể coi như là ... là bạn thân của Mỹ Dung. Người tôi có vẻ phong trần lắm, nhưng lại nhỏ hơn ... bác trai đến mười tuổi.
Nghe ông Bửu Châu nói trái tai, Mỹ Dung bắt đầu thấy khó chịu vì giọng nói nham nhở đó, nàng lẹ miệng đốn ngang ông Bửu Châu:
− Chú của tôi còn nhỏ hơn ông nữa à. Tôi đâu có dám kêu một người tóc bạc, răng long, bằng anh bằng cậu.
Dứt lời, nàng sang ngồi bên cạnh cô em út, không thèm ngó mặt ông Bửu Châu nữa.
Ông Nam Phát bất bình:
− Dung! Sao còn lại ngồi bên con Mỹ Trang? Ba đã sắp đặt chỗ ngồi theo thứ tự vai vế rồi thì con phải ngồi gần Bửu Châu chớ. Con ngồi bên đó nó không đồng bàn. Con hãy qua bên này đi không có khách khứa nào đây mà con phải ngượng ngùng.
Nàng đứng lên mang ghế dằn xuống chỗ cũ:
− Mỹ Trang! Đổi chỗ cho chị đi, em sang ngồi bên này, em ngồi bên cạnh chú Châu cho đồng bàn.
Bà Nam Phát lẹ tay ấn vai Mỹ Trang:
− Không có đổi chỗ được, chỗ đó là chỗ dành cho chị Dung con.
Cha nàng nghiêm giọng bảo tiếp:
− Tại sao con không chịu ngồi chỗ đó? Con không được cải lời cha mẹ.
Nàng phụng phịu:
− Ba má cho phép con về.
Nghe Mỹ Dung đòi về, ông Bửu Châu sa sầm mặt buồn, bà Nam Phát lộ vẻ giận, còn ông thì quắc mắt nhưng dịu giọng:
− Sao lại về
− Con nhức đầu
− Có nhức đầu cũng phải ráng ngồi cho vui. Không dự định trước mà họp mặt đông đủ như vậy, nhứt là con ... với Bửu Châu, con không thể về trước được, Ba biểu con ngồi xuống đó.
Không thể nào trốn tránh đâu được nữa, nàng buốc lòng kéo ghế dang ra xa ông Bửu Châu, rồi dằn dỗi gieo mình ngồi xuống tưởng đã gãy chân ghế sắt.
Ông Bửu Châu liếc nàng:
− Mỹ Dung ngồi như vậy rồi làm sao ăn được?
Nàng ngoảnh mặt ngó ngoài đồng:
− Tay tôi dài như tay vượn vậy chú ơi!
Cha nàng rót rượu khai vị vào ly, vừa kề miệng bên tay ông Bửu Châu:
− Là con gái nên nó vậy đó. Còn e thẹn, nhưng chừng đi sâu vào vấn đwề thì chuyện gì cũng êm xuôi như ý. Bửu Châu đừng buồn nghe hôn. Nếu nó có cử chỉ nào không hài lòng Bửu Châu, thì Bửu Châu cũng nên bỏ qua.
Ông Bửu Châu gật lia lịa:
− Dạ! Dạ! Tôi không hề chấp nhứt Mỹ Dung! Tôi không ngờ trong bữa tiệc này lại có mặt Mỹ Dung ...
Bà Nam Phát hớt nhanh:
− Vì tôi nghĩ trước sau gì cũng phải cho nó biết ... nên tôi muốn nó có mặt ngay trong bữa tiệc này cho vui.
Mỹ Dugn băn khoăn hỏi nhanh:
− Chuyện gì vậy, má?
Bà Phát đâm lúng túng:
− Thì ...chuyện ...
Ông Phát tươi cười:
− Để thong thả rồi con sẽ rõ. Mà con có thể đóan biết rồi.
− Chuyện gì mà ba má làm ra vẻ quan trọng và bí ẩn quá, con không thể nào hiểu nổi.
Nàng dứt lời đúng nhằm lúc người bồi bàn đặt bình hoa hồng ngay giữa bàn.
Ông Nam Phát ngước lên nhìn anh bồi và gọn miệng bảo:
− Cho hoa lan!
Anh bồi vừa gật đầu vừa lui lại:
− Dạ! Xin lỗi ông bà, vì tôi không biết ông bà có cần ...
Ông Phát ngắt ngang:
− Cho con gái tôi.
Mỹ Dung ngoái đầu nhìn theo anh bồi, chính là người đã dọn bàn cho nàng với Bình lúc nảy, nàng dặn vói theo:
− Thôi, khỏi!
Như không nghe, anh bồi đi thẳng luôn.
Ông Nam Phát tắc lưỡi:
− Dung! Đừng lộ quê, người ta cười nghe con.
Nàng chán chường thở ra, thả mắt mông lung về đồng vắng và tâm hồn như quấn quít theo gót chấn của Bình, còn lại bên bàn tiệc đây là cái xác với nhiều nét quyến rũ dưới mắt ông Bửu Châu mà thôi.
Ông Bửu Châu khẽ gọi tên nàng hai lần mà nàng không nghe, ông phải đưa ly chạm nhẹ cánh tay vào vai nàng. Nàng giật mình quay lại xoáy tia mắt thẳng vào mặt ông Bửu Châu.
Ông ta cười tình:
− Hãy vui lên, Nè!, Mời Dung!
Nàng phủi vai, quay mặt:
− Tôi không b iết uống rượu.
Ông vói tay nâng ly của nàng lên:
− Thì Dung cũng phải cụng ly cho vui. Ly nước ngọt của Dung đây nè!
Nàng giật ly dằn xuống bàn, hằn học:
− Chú cứ để mặc tôi. Chút cụng ly với ba tôi kìa.