Tuyết - Chương 23 - Phần 01

ALLAH ĐỦ CÔNG MINH ĐỂ BIẾT ĐÂY KHÔNG PHẲI LÀ VẤN ĐỀ CỦA LÝ TRÍ HAY XÁC TÍN, MÀ LÀ CÁCH SỐNG CUỘC ĐỜI MÌNH.

Cùng Sunay ở đại bản doanh


Khi Sunay thấy Ka viết thơ, ông đứng dậy sau mặt bàn ngổn ngang giấy tờ để chúc mừng và khập khiễng đi ra chỗ Ka. "Cả bài thơ ông đọc hôm qua ở nhà hát cũng rất hiện đại," ông nói. "Tiếc rằng khán giả nước ta không đủ trình độ hiểu nghệ thuật hiện đại. Vì thế trong các tác phẩm của mình tôi sử dựng múa bụng và chuyện đời thủ môn Vural để người dân hiểu được. Xen vào đó tôi diễn không khoan nhượng Sân khấu của cuộc đời, hiện đại nhất để nó tác động trục tiếp vào cuộc sống. Tôi thà làm loại nghệ thuật trộn lẫn thảm hại và cao quý cho nhân dân còn hơn diễn những vở hài kịch nông cạn ở Istanbul được các nhà băng tài trợ. Giờ thì với tất cả tình bạn, ông hãy nói cho tôi hay: tại sao ông không nhận mặt ai trong số Hồi giáo chính trị mà người ta chỉ cho ông xem ở Sở cảnh sát và khoa thú y?" 

"Tôi có nhận ra ai đâu." 

"Sau khi chứng kiến ông bày tỏ sự quý mến với thằng bé đã dẫn ông đến chỗ Lam, bọn lính định bắt ông. Người ta nghi ngờ tại sao ông từ Đức về đúng thời điểm trước khi nổ ra cách mạng và có mặt khi ông hiệu trưởng đại học sư phạm bị bắn chết. Họ định hỏi cung và tra tấn ông xem ông biết gì, nhưng tôi đã chặn lại. Tôi đã đứng ra bảo lãnh ông." 

"Xin cảm ơn." 

"Nhưng vẫn chưa rõ tại sao ông lại hôn thằng bé dẫn ông đến chỗ Lam. 

"Tôi không rõ." Ka nói. "Nó có gì đó rất thành thật và thẳng thắn. Tôi tin là nếu được sống, nó sẽ sống trăm tuổi." 

"Ông có muốn biết thằng Necip mà ông thương hại ấy ngoan ngoãn đến mức nào không?" Sunay lôi một tờ giấy ra đọc. "Hồi tháng Ba năm ngoái Necip có lần trốn học, dính dáng vào vụ ném vỡ cửa kính quán bia Vui vì ở đó bán rượu trong tháng ăn kiêng Ramadan. Làm phụ việc đôi lần ở văn phòng tỉnh ủy của đảng Phồn vinh, nhưng bị cắt việc vì có lập trường cực đoan hoặc lên cơn khủng hoảng tinh thần làm cho mọi người phát sợ (ở văn phòng đảng ủy không chỉ có một chỉ điểm). Đã từng có ý định tiếp cận Lam khi tay này đến thành phố trong một năm rưỡi qua.Viết một truyện ngắn, bị Bộ an ninh quốc gia đánh giá là "không hiểu muốn nói gì", đăng ở tờ báo Hồi giáo chính trị của Kars với 75 ấn bản bán ra. Cùng với thằng bạn là Fazil bàn kế hoạch giết hại ông dược sĩ về hưu chủ báo đó, sau khi ông này hai lần hôn Necip một cách kỳ quái (bản chính của bức thư trình bày lý do giết người mà bọn thúng định găm lại hiện trường đã bị đánh cắp từ kho lưu trữ của Bộ an ninh quốc gia, trong hồ sơ chỉ còn bản sao) Nhiều lần cùng bạn bè cười nói đi dọc phố Atatürk, trong đó một lần hồi tháng Mười làm điệu bộ tục tĩu khi chiếc xe cảnh sát dân sự đi qua." 

"Bộ an ninh quốc gia làm việc ở đây tốt đấy chứ," Ka nói. 

"Họ biết ông đến nhà trưởng lão Saadettin Efendi, ở đó có gài micro, và ông đã hôn tay ông ta khi vào tiếp kiến. Ông vừa khóc vừa nói là mình tin vào Allah, và ông đã đưa mình vào tình thế khó xử trước mặt lũ hạ dân ở đó. Nhưng người ta không biết tại sao ông làm việc đó. Ở đất này có hàng đống thi sĩ phái tả hoảng hốt thay đổi trận tuyến vì họ nghĩ: "Ta phải theo Hồi giáo chính trị thôi trước khi họ được nắm quyền!" 

Ka không biết chui vào lỗ nẻ nào. Linh cảm rằng Sunay đánh đồng điều ông đã làm với sự yếu đuối càng khiến ông xấu hổ hơn. 

"Tôi biết. Những gì ông chứng kiến sáng nay làm ông buồn.Đúng là cảnh sát xử tệ với bọn trẻ; trong hàng ngũ họ thậm chí có cả những kẻ mang thú tính, lấy bạo lực làm trò vui. Nhưng hãy gạt chuyện ấy qua một bên..."Ông chìa tho Ka một điếu thuốc. "Hồi thanh niên, tôi cũng tới Nişantaşi và Beyoğlu như ông, ngốn phim phương Tây như một thằng điên, đọc hết sách của Sartre và Zola. Cũng như ông, tôi tin châu Âu là tương lai của chúng ta. Tôi không thể tưởng tượng ra rằng ông lẳng lặng mà đứng ngắm thế giới này sụp đổ; em gái ông bị ép phải trùm khăn lên đầu, và thơ của ông bị cấm như ở Iran vì không hợp lẽ tôn giáo. Vì ông cùng thế giới với tôi; ở Kars này, ngoài ông ra không có ai từng đọc thơ của T.S. Eliot cả đâu." 

"Có Muhtar, ứng viên thức thị trưởng của đảng Phồn vinh nữa," Ka đáp. "Ông ấy rất yêu thơ." 

"Tay này thì chẳng cần phải bắt làm gì,"Sunay mỉm cười nói. "Hắn đã trao cho người lính đầu tiên gọi cửa nhà hắn một bản tuyên bố có ký tên, xin rút đơn ứng cử chức thị trưởng. Có tiếng nổ. Khung và kính cửa sổ tung bần bật. Cả hai cùng ngó về hướng phát ra tiếng nổ, phía sông, nhưng thẳng thấy gì ngoài hàng dương tuyết phủ và máng nước đóng băng của những ngôi nhà bỏ hoang ở dãy phố đối diện. Họ bước lại gần cửa sổ. Ngoài người lính gác trước nhà, không có ai trên đường cả. Thậm chí vào giờ nghỉ trưa ở Kars cũng gây ấn tượng buồn thảm bất thường. 

"Một diễn viên tốt..." Sunay nói với vẻ hơi sân khấu, "...phải thể hiện cho được các sức mạnh thủ lũy trong lịch sử từ nhiều năm, nhiều thế kỷ, bị dồn nén vào một góc mà không có lối thoát và không được định hình. Anh ta nhận lấy những bài học của mình và không để lộ ra, giấu kín trong mình; không ai biết anh ta mạnh đến đâu cho tới lúc chứng kiến anh lên sân khấu. Diễn viên ấy phải tìm một tiếng nói khả dĩ đem lại cho anh ta tự do thực thụ - tìmsuốt đời, ở những nơi heo hút nhất, trên con đường ít người đặt chân nhất, những sân khấu khó leo nhất. Một khi đã tìm ra tiếng nói ấy, anh ta phải gan dạ làm đến cùng." 

"Ba hôm nữa tuyết tan hết, đường lại thông, và Ankara sẽ đòi tính sổ những giọt máu bị đổ ở đây," Ka nói. "Không phải vì họ không muốn thấy đổ máu mà họ không muốn thấy ai khác gây đổ máu ngoài họ. Và người dân Kars sẽ khinh bỉ ông cùng trò chơi kỳ quái này của ông. Lúc đó ông sẽ làm gì?" 

"Ông đã thấy tay bác sĩ rồi đấy, tôi có chứng đau tim và sắp lìa đời - chẳng còn gì quan trọng cả," Sunay nói. "Nghe này, tôi vừa nhớ ra một chuyện: người ta nói rằng nếu chúng tôi tìm được một tên và treo cổ hắn lên, ví dụ như tên đã bắn ông hiệu trưởng đại học sư phạm, và phát sóng trực tiếp trên truyền hình thì cả thành phố Kars sẽ nằm trong tay chúng tôi." 

"Ngay bây giờ họ đã nằm trong tay các ông rồi cơ mà," Ka nói. 

"Nghe nói bọn chúng chuẩn bị đánh bom cảm tử." 

"Nếu các ông treo cổ một người thì tình hình sẽ còn khủng khiếp hơn." 

"Ông sợ, ông xấu hổ nếu người châu Âu biết chúng ta đang làm gì ở chốn này? Ông có biết bọn họ từng treo cổ bao nhiêu người để làm nền móng cho thế giới hiện đại mà ông khâm phục không? Nếu còn sống thì Atatürk sẽ treo cổ một bộ óc yêu tự do ngu tối như ông ngay từ hôm đầu. Ông nên ghi nhớ một điều:bọn học sinh trường tôn giáo mà ông gặp trong tù hôm nay đã ghi lòng tạc dạ vĩnh viễn khuôn mặt ông. Chúng có thể giật bom nổ mọi nơi và nhằm vào mỗi người. Sau khi trình bày bài thơ tối qua, bây giờ ông được chúng coi như một phần của điệp vụ...Mỗi người có một chút Tây hóa, nhất là những trí thức kiêu ngạo nhìn người dân đen từ trên xuống, đều cần một giới quân sự thế tục để được dễ thở ở đất này. Nếu không, bọn toàn thống ắt đã dùng dao cùn để biến họ và các bà vợ tô son trát phấn của họ thành thịt băm. Nhưng lũ thông thái ngạo mạn ấy tưởng rằng chúng là người Âu và khịt mũi khinh bỉ đám lính bảo vệ mình. Liệu ông có tin rằng, lúc bọn chúng biến đất này thành Iran sẽ có ai đó nhớ đến một thằng mặc váy có trái tim nhân hậu như ông đã rơi nước mắt xót thương bọn trẻ ở trường tôn giáo? Lúc đó chúng sẽ treo cổ ông lên bởi vì ông hơi bị Tây hóa hoặc thích ăn mặc đẹp, vì ông đeo cà vạt hay chỉ vì ông mặc cái áo choàng này. Ông mua cái áo này ở đâu vậy? Tôi mượn nó lên sàn diễn được không?" 

Tất nhiên." 

"Tôi cử cho ông một vệ sĩ để chiếc áo này không bị thủng lỗ đạn. Lát nữa tôi có một công bố trên ti vi. Đến giữa trưa mới hết lệnh cấm ra đường, ông nên ở nhà!" 

"Ở Kars không có bọn khủng bố Hồi giáo khiến người ta sợ đến thế," Ka nói. 

"Những đứa đang ở đây là đủ lắm rồi," Sunay đáp. "Ngoài ra, chúng nó chỉ có thể chiếm lĩnh đất nước này một cách chắc chắn bằng cách gieo rắc khủng bố tôn giáo. Dần dần qua thời gian nỗi sợ hãi của chúng ta sẽ trở thành mặc định. Nếu người dân không biết sợ phe toàn thống mà tìm sự che chở nơi nhà nước và quân đội thì họ sẽ rơi vào tay lũ phản động và vô chính phủ, hệt như tình hình các quốc gia bộ tộc ở Cận Đông hay châu Á." 

Dáng đứng thẳng như cột đèn và nói như ra lệnh, cái nhìn chăm chăm vào một điểm tưởng tượng trên đầu khán giả của Sunay nhắc Ka nhớ lại động tác mà hai mươi năm trước đây ông ta vẫn diễn trên sân khấu. Nhưng Ka không cười; ông cảm thấy mình chính là một phần của vở kịch lỗi thời ấy. 

"Giờ thì ông nói đi, ông cần gì ở tôi!" Ka nói. 

"Nếu không có tôi thì tới giờ phút này chắc ông cũng xong đời rồi. Kệ cho ông liếm gót lũ toàn thống đến mức nào, rốt cuộc áo ông cũng xơi vài lỗ đạn mà thôi. Người bạn và người che chở duy nhất của ông ở thành phố Kars này là tôi. Và chớ quên, mất tình bạn này thì ông sẽ bị tống vào một xà lim ở tầng hầm Sở cảnh sát chờ tra tấn đấy. Các bạn ông ở tờ Cộng hòa cũng sẽ không tin ông, mà tin quân lính hơn, ông hãy mở mắt ra đi." 

"Tôi hiểu." 

"Vậy hãy cho tôi biết, sáng hôm nay ông đã giấu bên cảnh sát điều gì, ông đã vì mặc cảm tội lỗi mà chôn trong tim điều gì?" 

"Rõ ràng đã đến lúc tôi tin vào Allah," Ka mỉm cười nói. "Có lẽ tôi còn giấu điều đó trước chính tôi." 

"Ông đang tự lừa dối mình! Ngay cả khi ông tin thì cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu đức tin của ông chỉ bó hẹp trong mình. Vấn đề ở chỗ người ta phải tin như những người nghèo và trở thành một người trong họ. Chỉ khi ông ăn thức ăn của họ, ông sống cùng họ, cười cái gì họ thấy buồn cười, và bực mình cái làm họ bực mình, lúc đó ông mới tin vào Thượng đế của họ. Ông không thể cùng tin vào một Allah mà lại sống một cuộc đời khác hẳn. Allah đủ công minh để biết đây không phải là vấn đề của lý trí hay xác tín, mà là vấn đề cách sống cuộc đời mình. Nhưng tôi không định hỏi ông chuyện đó. Nửa tiếng nữa tôi sẽ xuất hiện trên truyền hình và nói với dân chúng Kars. Tôi muốn đem cho họ một tin lành. Tôi sẽ nói, thủ phạm bắn ông hiệu trưởng đại học sư phạm đã bị bắt. Rất có thể chính hắn đã giết ông thị trưởng. Tôi có được nói là sáng nay ông đã nhận mặt hắn không? Sau đó ông lên màn ảnh và kể lại mọi chuyện." 

"Nhưng tôi có nhận ra ai đâu cơ chứ?" 

Sunay nắm bả vai Ka với một động tác giận dữ, hoàn toàn không phải sân khấu nữa, kéo ông ra khỏi phòng, qua hành lang rộng và lôi ông vào một căn phòng quét toàn màu trắng. Vừa ngó vào phòng, Ka giật mình - không phải vì nó thiếu sạch sẽ mà vì không khí quá riêng tư. Mấy đôi tất phơi trên sợi dây căng từ nắm xoay ở cửa sổ đến cái đinh trên tường. Trong chiếc vali để mở nằm ở góc phòng Ka thấy máy sấy tóc, găng tay, sơ mi và một cái nịt vú cỡ to, nhất định chỉ có thể vừa với Funda Eser. Bà ngồi trên ghế đẩu ngay bên cạnh, vừa lấy thìa xúc từ bát (chè, Ka tự hỏi, hay xúp?) đặt trên mặt bàn chất đầy son phấn và giấy má đã dẹp qua một bên, vừa đọc. 

"Ở đây chúng ta là đại diện của nghệ thuật hiện đại... và chúng ta gắn chặt vào nhau như keo sơn," Sunay nói và bóp tay Ka mạnh hơn. 

Ka chẳng hiểu Sunay định ám chỉ gì, cũng không rõ diễn kịch hay nói thật. 

"Thủ môn Vural biến đâu mất rồi," Funda Eser hỏi. "Ông ấy đi khỏi từ sáng sớm và không thấy quay lại." 

"Chắc lại say sưa ở đâu rồi." Sunay trả lời. 

"Say sưa ở đâu được cơ chứ," vợ ông nói. "Mọi nơi đều đóng cửa. Không ai ra phố. Lính đã đi tìm ông ấy rồi đấy. Họ sợ là ông ấy bị bắt cóc." 

"Thế hả? Nếu bị bắt cóc thì hay quá," Sunay nói. "Nếu lão ấy bị lột da và cắt lưỡi thì hình cùng thoát được lão." 

Mặc cho sự thô thiển trong cử chỉ và lời nói, Ka vẫn nhận ra tính khôi hài tinh tế và nét đồng điệu tâm hồn giữa hai vợ chồng họ khiến ông dù sao cũng thấy nể trọng pha lẫn ghen tị. 

Đúng lúc ấy ánh mắt ông và Funda Eser giao nhau,bất giác Ka cúi rạp người chào bà. 

"Thưa quý bà, bà thật tuyệt diệu trong buổi diễn tối qua."Ông nói với giọng khoa trương, nhưng cũng pha lẫn khâm phục chân thành. 

"Thật quá lời, hỡi quý ông thân mến," bà đáp lại hơi ngượng ngùng. "Ở nhà hát của chúng tôi, không phải diễn viên mà khán giả mới chính là nghệ sĩ."