Sử ký Tư Mã Thiên - Chương 28 - Phần 02

Lý Tư nói :

- Ở năm mặt ấy tôi đều không bằng Mông Điềm. Nhưng sao ông lại đòi hỏi ở tôi nhiều như thế?

Triệu Cao nói :

- Cao vốn chỉ là bọn tôi tớ phục dịch trong cung mà thôi; may mắn nhờ quen việc giấy tờ, văn án nên được đưa vào cung vua Tần, coi sóc công việc hơn hai mươi năm, chưa hề thấy nhà Tần cho Thừa tướng thôi việc (15), chưa hề thấy công thần được phong đất đến hai đời. Người nào rốt cục cũng bị giết chết. Hoàng đế có hơn hai mươi người con, đều là những người ngài quen biết cả. Người con đầu cương nghị lại có vũ dũng, tin người và cất nhắc kẻ sĩ, một khi lên ngôi thế nào cũng dùng Mông Điềm làm Thừa tướng, ngài quyết không thể nào mang ấn thông hầu mà về làng, cái đó thì rõ lắm. Cao nhận chiếu dạy dỗ Hồ Hợi, giúp ông ta học pháp luật đã mấy năm, chưa hề thấy ông ta có sai sót gì. Người nhân từ, trọng hậu, khinh của cải, quý trọng kẻsĩ, lòng rất sáng suốt, tuy ăn nói vụng về, nhưng rất mực lễ phép. Các con vua Tần không ai bằng ông ta. Có thể lập ông ta làm vua! ông hãy tìm kế lập ông ta đi!

Lý Tư nói :

- Ông nên trở lại chức vụ của mình (16). Tư này phụng chiếu nhà vua, vâng theo mệnh trời, còn có điều gì phải quyết định nữa?

Triệu Cao nói :

- An có thể thành nguy, nguy có thể thành an (17). Làm người không nắm được vận mệnh an nguy của mình, làm sao có thể gọi là người thánh hiền lỗi lạc?

Lý Tư nói :

- Tư này là kẻ áo vải nơi làng xóm đất Thượng Sái. Nhà vua yêu cho làm Thừa tướng, phong tước thông hầu, con cháu đều được chức vị cao, có bổng lộc hậu, cho nên đem việc nước còn hay mất, an hay nguy phó thác cho tôi? Tôi há phụ bạc hay sao Kẻ trung thần không trơn cái chết mà cầu may;người con hiếu không nên làm thân thể khó nhọc quá để nguy đến tính mạng, kẻ bầy tôi chỉ lo giữ tròn chức vụ của mình mà thôi. ông đừng nói nữa, kẻo khiến Tư mang tội (18).

Triệu Cao nói :

- Tôi nghe thánh nhân biến đổi luôn luôn chứ không cố chấp. Nắm lấy sự biến đổi, theo thời cơ, thấy ngọn mà biết được gốc, thấy sự vật phát triển mà biết kết cục nó sẽ ra sao. Tình hình sự vật nó biến đổi như thế đấy, sao có thể giữ một phép tắc nhất định được! Hiện nay uy quyền và vận mệnh của thiên hạ là treo ở trong tay Hồ Hợi. Cao có thể nhờ đấy mà làm được điều mình muốn. Vả chăng từ ngoài mà khống chế trong thì gọi là làm loạn, ở dưới mà khống chế kẻ trên thì gọi là giặc (19). cho nên mùa thu sương xuống thì cỏ hoa rụng; mùa xuân nước dâng thì vạn vật sinh trưởng: đó là cái kết quả tất nhiên. Tại sao ngài thấy muộn thế (20)?

Lý Tư nói :

- Tôi nghe nói vua Tấn thay Thái tử mà ba đời không yên; Tề Hoàn Công anh em tranh giành nhau, thân bị giết chết. Vua Trụ giết người thân thích, không nghe lời can ngăn nên nước thành gò đống, nguy đến quốc gia: ba người này trái với trời nên tôn miếu không còn ai tế tự (21). Tư vẫn còn là người, sao lại mưu việc như vậy?

Triệu Cao nói :

- Trên, dưới một lòng thì sự nghiệp mới có thể lâu dài. Trong ngoài nhất trí thì việc xong xuôi. Nếu ngài theo kế của tôi thì mãi mãi được phong hầu, đời đời xưng “cô”, sẽ sống lâu như Vương Tử Kiền, Xích Tùng Tử, có cái trí khôn của Khổng Khâu, Mặe Địch. Nếu ngài bỏ điều ấy mà không theo, thì tai họa đến cả con cháu, đủ làm người ta lạnh gáy (22). Người khéo xử sự nhân lúc họa mà được phúc, ngài định xử thế nào?

Tư bèn ngửa đầu lên trời than, chảy nước mắt thở dài mà nói :

- Than ôi! Một mình gặp phải thời loạn, đã không thể chết, còn biết gửi tính mệnh vào ai?

Tư bèn nghe lời Triệu Cao.

Cao báo với Hồ Hợi :

- Thần đem mệnh lệnh của Thái tử báo cho Thừa tướng, Thừa tướng Tư đâu dám trái lệnh.

Bấy giờ mấy người bèn bàn mưu với nhau, giả làm Thừa tướng đã nhận di chiếu của Thủy Hoàng, lập con là Hồ Hợi làm Thái tử. Lại lập một bức thư gửi cho con đầu Phù Tô nói :

- Trẫm đi tuần thiên hạ, tế lễ cái thần ở các danh sơn để kéo dài tuổi thọ. Nay Phù Tô cùng tướng quân Mông Điềm cầm quân mấy mươi vạn đồn thú ở biên giới đã hơn mười năm. Không thể tiến quân về phía trước, quân sĩ tổn thất nhiều, không lập được chút công cán gì. Thế mà lại mấy lần dâng thư nói bướng, phỉ báng việc ta làm. Vì cớ không Nhị Thế cho là phải, bèn thay đổi pháp luật. Các quan và các công tử có tội, Nhị Thế liền giao cho Cao, bảo Cao tra tấn xét hỏi. Giết bọn đại thần Mông Nghị, mười hai công tử bị giết chết phơi thây ở chợ Hàm Dương; mười công chúa bị xé xác ở đất Đỗ; của cải của họ bị đưa vào kho vua, những người liên can bị tội không kể xiết.

Công tử Cao muốn bỏ trốn, sợ cả họ bị tội, bèn dâng thư nói: “Khi tiên đế còn sống, thần vào thì được cho ăn, thần ra thì được đi xe, thần được cho áo quần trong kho của Hoàng đế, được cho ngựa quý trong chuồng của Hoàng đế. Thần đáng lý phải chết theo mà không làm được. Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung. Kẻ bất trung thì không còn danh tiếng, không đáng trên đời. Thần xin được chết theo và được chôn ở chân núi Ly Sơn. Chỉ xin bệ hạ đoái thương?”.

Thư dâng lên, Hồ Hợi cả mừng cho gọi Triệu Cao và đưa thư cho Cao xem, nói :

- Làm bầy tôi lo giữ tính mạng còn chưa được quyết không dám nghĩ đến việc làm phản.

Hồ Hợi chấp nhận lời thỉnh cầu trong thư. Cho tiền mười vạn để chôn cất. Pháp lệnh trừng phạt, giết thóc ngày càng thảm khốc, các quan ai cũng thấy mình nguy đến nơi, nhiều người muốn làm phản. Nhà vua lại sai làm cung A Phòng, đắp các đường lớn và đường để cho vua đi, thuế má đóng góp ngày càng nặng, việc đi đồn thú làm xâu không lúc nào ngớt. Do đó, bọn lính thú nước Sở là Trần Thắng, Ngô Quảng làm loạn nổi lên ở Sơn Đông, những người anh hùng hào kiệt nổi dậy, tự lập làm vương làm hầu để chống lại Tần đánh đến Hồng Môn rồi rút lui (2) ý Tư mấy lần muốn can ngăn nhưng Nhị Thế không nghe.

Nhí Thế trách Lý Tư, nói:Ta có cách nhìn riêng của ta. Ta lại nghe Hàn Phi nói :

- Vua Nghiêu có được thiên hạ, nhà cao ba thước, kèo nhà bằng gỗ thái, đẽo mà không bào, tranh lợp mái nhà không cắt Tuy con người lữ khách ở tại quán trọ cũng không phải khó nhọc đến thế. Mùa đông mặc áo cầu, mùa hạ mặc áo cát, ăn cơm đỏ, canh rau, để cơm trong cái liễn bằng sành, uống nước ở cái chum bằng đất, tuy người canh cửa cũng không đến nỗi ăn kém như vậy. Vua Hạ Vũ đục núi Long Môn để cho nước thông với Đại Hạ, khơi dòng cho chín con sông, đắp đê ở nơi chín khúc sông Hà bẻ quặt, tháo nước đọng ra đến biển, đến nỗi vế và đùi không có lông, tay chân đầy chai, mặt mày đen đủi, rốt cuộc chết ở ngoài, chôn ở Cối Kê. Nay đến bọn tôi mọi cũng không khó nhọc đến thế. Cái đáng quý của người làm chủ thiên hạ, đâu phải ở chỗ muốn làm cho thể xác và tinh thần đều cực khổ, nhọc nhằn sống trong cảnh của người lữ khách ở trọ, miệng ăn thức ăn của người canh cửa, tay làm công việc của bọn tôi mọi? Đó là việc những người hèn mọn phải gắng gượng làm, chứ không phải việc người hiền lo đến. Người hiền mà làm chủ thiên hạ thì chỉ dùng thiên hạ để làm cho sung sướng mình mà thôi, sở dĩ làm chủ thiên hạ đáng quý là ở đấy. Phàm gọi là người hiền tức là người có thể làm cho thiên hạ yên ổn, cai trị được muôn dân. Nay chưa làm cho bản thân mình được sung sướng thì làm sao mà trị thiên hạ dược? Cho nên ta muốn thích gì làm nấy, cho thỏa thích điều ham muốn của ta, hưởng thiên hạ mãi mãi mà không gặp tai họa gì. Muốn thế thì phải làm thế nào? Con của Lý Tư là Do làm Thái thú Tam Xuyên, bọn giặc Ngô Quảng ở phía Tây cướp đất, đi lại, nhưng Do cứng không cấm được. Chương Hàm đánh đuổi quân của bọn Ngô Quảng, các sứ giả liên tiếp nhau đến Tam Xuyên tra xét, trách Tư ở địa vị tam công làm thế nào đến nỗi trộm cướp nhiều đến thế, Lý Tư lo sợ nhưng lại luyến tiếc tước lộc, không biết làm thế nào (29).

5. Tư bèn a dua theo ý của Nhị Thế, muốn được lòng nhà vua, viết thư dâng lên nói :

“Vị vua hiền là người biết giữ đạo trọn vẹn và thực hành thuật “đốc trách” (30). Nếu đốc trách thì bầy tôi không thể không đem hết năng lực để phục dịch nhà vua. Nhờ thế địa vị giữa vua và tôi được quy định rõ rệt, cái nghĩa giữa người trên kẻ dưới sáng rõ. Do đó, tất cả những người hay kẻ dở trong thiên hạ không ai không hết lòng làm trọn nhiệm vụ để phục dịch nhà vua. Kết quả nhà vua một mình chế ngự cả thiên hạ mà không bị

Cho nên Thương Quân làm pháp luật khắc vào mặt người bỏ gio ngoài đường (32). Bỏ gio là tội nhỏ mà bị hình phạt nặng. Chỉ có vị vua sáng mới có thể phạt nặng những tội nhẹ. Tội nhẹ còn phạt nặng huống nữa kẻ bị tội nặng thì phạt đến thế nào? Vì thế dân không dám phạm tội.

Hàn Phi nói: “Lụa, vải một thước, người thường không bỏ; vàng ròng trăm cân, Đạo Chích (33) không lấy”. Đó không phải vì lòng người thường xem trọng cái lợi một thước một tấc còn Đạo Chích thì ít tham muốn đâu. Đó cũng không phải vì Đạo Chích coi thường một trăm cân vàng, nhưng vì nếu lấy thì bị trị tội ngay cho nên Đạo Chích không dám. Trái lại lấy một thước vải chưa chắc đã bị phạt, cho nên người thường không buông tha. Vì thế thành cao năm trượng mà Lâu Tử không dám phạm một cách khinh suất, trái lại núi Thái Sơn cao một trăm nhận mà con dê cái què ăn ở trên. Lâu Tử còn cho năm trượng cao cản trở là khó vượt, con dê cái què đâu dám cho trăm nhận cao là dễ trèo. Chỉ vì cái thế dốc thẳng khó lên, bằng phẳng dễ đi khác nhau đó thôi.

Vị chúa sáng, vị vua thánh sở dĩ có thể ở lâu ở địa vị tôn quý, mãi mãi giữ uy quyền to lớn, một mình nắm lấy tất cả cái lợi của thiên hạ cũng chẳng vì có con đường nào khác, ngoài con đường biết một mình quyết định và xét đoán, khi đốc trách thì phạt nặng, cho nên thiên hạ không ai dám phạm. Nay nếu không chú ý đến cái người ta không phạm mà lại theo cái cách người mẹ hiền để làm hư con thì tức là không. xét đến lời bàn của thánh nhân vậy. Không thi hành được cái thuật của thánh nhân làm tôi tớ thiên hạ để làm gì? Chăng phải tội nghiệp lắm sao? Vả lại, người kiệm ước, nhân nghĩa đứng ở triều đình, thì việc vui chơi bừa bãi phóng túng chấm dứt. Bầy tôi biết can ngăn, bàn bạc được nói ở bên cạnh, thì cái chí buông thả hết. Hành động kẻ liệt sĩ chịu chết để giữ khí tiết được đề cao ở trên đời thì cái vui dậm dật bị bỏ. Cho nên vị vua sáng có thể không dùng ba cái đó mà chỉ dùng cái thuật của người chủ để bắt bầy tôi phải nghe theo và trau dồi cái pháp luật sáng rõ của mình. Cho nên thân mình được tôn quý và cái thế của mình được trọng. Phàm vị vua hiền thì thế nào cũng có thể làm trái thế tình, sửa đổi phong tục bắt phải theo mình, bỏ những cái mình ghét và lập những cái mình muốn.

Cho nên khi sống thì được tôn trọng, khi chết thì được tên thụy là tài giỏi sáng suốt. Vị vua sáng một mình định đoạt cho nên uy quyền không ở bầy tôi. Sau đó, mới có thể tiêu diệt con đường nhân nghĩa, bịt cái miệng du thuyết, làm khốn hành vi kẻ liệt sĩ, chặn sự khôn ngoan che sự sáng suốt chỉ một mình ở trong nhìn và nghe. Cho nên ở ngoài không thể lấy hành vi nhân, nghĩa, liệt sĩ để lấn át; ở trong không thể lấy lời can gián, du thuyết, tranh cãi để thắng. Nhờ vậy nhà vua có thể một mình tha hồ làm theo sở thích của mình chẳng ai dám trái. Có như thế mới có thể làm sáng rõ được cái thuật của Thân Bất Hại, Hàn Phi (34) và sửa sang cái phép tắc của Thương Quân. Chưa bao giờ pháp luật được trau dồi, thuật đốc trách được sáng rõ mà thiên hạ loạn. Cho nên nói “Vương đạo gọn và dễ làm, nhưng chỉ có vị vua sáng mới làm được.

Như vậy đủ biết nếu thành tâm lo việc đốc trách thì bầy tôi không thể gian tà; bầy tôi không thể gian tà thì thiên hạ được yên; thiên hạ yên thì nhà vua uy nghiêm và được tôn quý; nhà vua uy nghiêm và được tôn quý thì đốc trách kiên quyết; đốc trách kiên quyết thì cầu gì được nấy; cầu gì được nấy thì nước nhà giàu; nước nhà giàu thì sung sướng phồn thịnh (35). cho nên nếu đặt ra thuật đốc trách thì muốn gì cũng được. Quần thần trăm họ lo bổ cứu những sai lầm của mình còn chưa kịp dám đâu nghĩ đến việc làm loạn. Như vậylà làm trọn đạo đế vương. Có thể nói là cái thuật làm sáng rõ địa vị vua tôi vậy. Tuy nhiên Thân Bất Hại, Hàn Phi sống lại cũngkhông thể làm hơn được”.

Thư tâu lên, Nhị Thế vui lòng. Từ đó càng thi hành việc “đốc trách” nghiêm hơn trước. Ai đánh thuế dân nặng thì được xem là quan lại sáng suốt.

Nhị thế nói :

- Như thế có thể gọi là biết “đốc trách” vậy? Ở ngoài đường số người bị hình phạt chiếm một nửa, ở ngoài chợ người chết ngày càng chồng chất. Ai giết nhiều người là tôi trung.

Nhị Thế nói :

- Như thế có thể gọi là biết “đốc trách” vậy (36).

6. Lúc đầu Triệu Cao làm lang trung lệnh, giết và báo oán riêng rất nhiều, sợ cáo quan đại thần vào chầu, tâu, gièm pha, chê bai mình, bèn nói với Nhị Thế.

- Người ta quý Thiên tử vì chỉ được nghe tiếng thôi, chứ bầy tôi không ai được thấy mặt. Cho nên nhà vua mới gọi là“trẫm”. Vả lại, bệ hạ tuổi còn trẻ, chưa chắc đã thông thạo các việc Nay nếu bệ hạ ngồi ở triều đình, thưởng phạt có điều gì không đúng thì sẽ bị cáo quan đại thần coi thường. Đó không phải là cách biểu thị sự thần minh với thiên hạ. Nếu bệ hạ chắp tay ngồi trong cung cấm, cùng thần và những người chầu chực thạo pháp lệnh, chờ có việc gì đưa đến sẽ cân nhắc xét đi xét lại, như vậy thì các quan đại thần không dám tâu việc nghi ngờ, thiên hạ sẽ ca ngợi là vị vua thánh.

Nhị Thế dùng kế của Cao, không ngồi ở triều đình tiếp kiến đại thần mà ở trong cung cấm. Triệu Cao thường chầu chực, được tin dùng, việc gì cũng do Triệu Cao quyết định (37).

Triệu Cao nghe nói Thừa tướng muốn can điều đó bèn đến gặp Thừa tướng nói :

- Ở Quan Đông bọn trộm cướp nhiều, nay nhà vua càng xúc tiến việc sai người lao dịch làm cung A Phòng, tụ tập chó, ngựa, những vật vô dụng, tôi muốn can nhưng ở địa vị hèn. Đó chính là việc của ngài, sao ngài không can?

Lý Tư nói :

- Phải đấy, tôi cũng muốn nói điều đó đã lâu. Nhưng hiện nay nhà vua không ngồi ở triều đình mà ở trong cung cấm. Tôi có điều muốn nói cũng không thể nói đến tai nhà vua, muốn yết kiến cũng không có cơ hội nào.

Triệu Cao bảo :

- Nếu ngài quả thực muốn can ngăn, tôi xin rình xem có lúc nào nhà vua rảnh để báo cho ngài biết.

Triệu Cao bèn đợi khi Nhị Thế đang an nhàn vui chơi ở trước mặt là con gái, mới sai người nói với Thừa tướng :

- Nhà vua hiện nay đang rảnh, ngài có thể tâu việc.

Thừa tướng đến cửa cung xin yết kiến. Như thế ba lần.

Nhị Thế giận, nói :

- Ta thường có nhiều ngày rảnh, Thừa tướng lại không đến. Nay ta đã an nhàn vui chơi một mình ở đây thì Thừa tướng đến ngay xin yết kiến, có phải Thừa tướng chê và khinh ta không?

Triệu Cao nhân cơ hội này nói :

- Như thế thì nguy? Thừa tướng có dự vào vụ âm mưu ở Sa Khâu. Nay bệ hạ đã được lập làm đế còn Thừa tướng vẫn không được quý hơn, ý ông ta cũng muốn cắt đất làm vương. Vả lại bệ hạ không hỏi nên thần không dám nói đấy thôi. Chứ con trai đầu của Thừa tướng là Lý Do làm Thái thú Tam Xuyên, bọn trộm cướp Trần Thắng đều là những dân ở huyện bên cạnh của Thừa tướng. Vì vậy cho nên bọn trộm cắp đất Sở hoành hành công khai. Chúng đi qua Tam Xuyên, quan thú Tam Xuyên không chịu đánh. Thần nghe họ thư từ qua lại nhưng không biết rõ ràng nên thưa dám tâu. Không những thế, Thừa tướng ở ngoài, uy quyền lớn hơn bệ hạ. Nhị Thế cho là phải, muốn trị tội Thừa tướng nhưng sợ không xác thực. Bèn sai người xét tình hình Thái thú Tam Xuyên tư thông với bọn trộm cướp. Lý Tư nghe tin ấy. Bây giờ Nhị Thế đang ở Cam Tuyền xem hát xướng, xem trò đấu sừng (38). Lý Tư không còn yết kiến được, bèn dâng thư nói về những khuyết điểm của Triệu Cao. Thư như sau :

“Thần nghe: Tôi mà sánh ngang vua thì không thể nào không làm cho nước nguy; thiếp mà sánh ngang chồng không thể nào không làm cho nhà nguy. Nay có vị đại thần ở cạnh bệ hạ nắm tất cả việc lợi và việc hại, chẳng khác gì bệ hạ.

Điều đó thực là bất tiện! Ngày xưa, Tư Thành Tử Hãn làm tướng quốc nước Tống, chuyên quyền hình phạt lấy uy lực của mình mà thi hành, được một năm thì cướp ngôi vua.

Điền Thường làm tôi Giản Công, tước vị cao nhất trong nước, nhà riêng giàu ngang nhà vua, làm điều ân đức riêng, ở dưới được lòng trăm họ, ở trên được lòng các quan lấy nước Tề một cánh kín đáo (39), giết Tề Dư ở Sân giết Giản Công ở Triều, kết quả lấy nước Tề điều đó thiên hạ đều rõ hết. Nay Cao có chí gian tà, có cái hành động phản nghịch như Từ Hản làm tướng quốc ở Tống. Nhà riêng của y giàu có như họ Điền ở nước Tề. Y kiêm cả cái lối phản nghịch của Điền Thường, Tử Hãn mà cướp lấy uy tín của bệ hạ. Chí của y như Hàn Khởi làm tướng quốc của vua Hàn là An vậy. Nếu bệ hạ không lo đến thì sợ y sẽ sinh biến”.