Lý Quang Diệu - Bàn Về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới - Chương 04 - Phần 1

Chương 4. Tương lai Ấn Độ

Liệu Ấn Độ có vươn lên thành một cường quốc, và nếu như vậy, thì vào thời điểm nào? Hệ thống chính thể dân chủ của Ấn Độ tạo ra những hạn chế gì cho những triển vọng lâu dài của họ? Nền văn hóa Ấn Độ tạo ra những hạn chế gì cho triển vọng lâu dài của họ? Sức mạnh kinh tế hiện nay của Ấn Độ là những gì? Những thách thức và thành tựu kinh tế lâu dài của Ấn Độ là gì? Đâu là những triển vọng kinh tế của Ấn Độ trong tương quan với Trung Quốc trong thập kỷ tới? Mô hình dân chủ của Ấn Độ có vai trò như thế nào đối với phần còn lại của châu Á, đặc biệt trong sự đối lập với mô hình chuyên chế của Trung Quốc? Liệu Ấn Độ có thể là một đối trọng chiến lược với Trung Quốc tại châu Á không? Dự báo cho mối quan hệ Mỹ-Ấhen là gì? Là một nhà quan sát lâu năm đối với nền kinh tế, chính trị và vai trò trong khu vực của Ấn Độ, Lý Quang Diệu có những viễn kiến riêng để trả lời các câu hỏi trên.

Liệu Ấn Độ có vươn lên thành một cường quốc, và nếu như vậy, thì vào thời điểm nào?

Trong các lần tôi tới thăm Ấn Độ vào năm 1959 và 1962, khi Nehru còn đang nắm quyền, tôi nghĩ Ấn Độ có triển vọng trở thành một xã hội phồn thịnh và một cường quốc lớn. Đến cuối thập niên 1970, tôi nghĩ họ sẽ trở thành một cường quốc quân sự lớn chứ không phải một cường quốc mạnh về kinh tế do bộ máy quan liêu cứng nhắc của họ.[134]

[134] Lý Quang Diệu, Từ thế giới thứ ba lên thế giới thứ nhất: Câu chuyện Singapore, 1965-2000 (From the Third World to the First: The Singapore Story, 1965-2000), New York: HarperColling, 2000, tr. 405.

Hệ thống chính thể dân chủ của Ấn Độ tạo ra những hạn chế gì cho những triển vọng lâu dài của họ?

Ấn Độ đã mất nhiều thập kỷ với cơ chế kế hoạch hóa nhà nước và quản chế khiến cho họ bị chìm sâu trong quan liêu và tham nhũng. Một hệ thống phân quyền sẽ cho phép có thêm nhiều trung tâm như Bangalore và Bombay phát triển và thịnh vượng. Chế độ đẳng cấp chính là kẻ thù của chế độ nhân tài. Ấn Độ là một quốc gia với sức mạnh to lớn chưa được khai phá. Tiềm năng của họ vẫn còn nguyên vẹn, chưa được tận dụng.[135]

Có những hạn chế trong hệ thống hiến định và trong hệ thống chính trị Ấn Độ ngăn trở nước này phát triển với tốc độ mau lẹ. Bất kỳ điều gì giới lãnh đạo chính trị muốn làm đều phải đi qua một hệ thống rất phức tạp ở trung ương và sau đó là một hệ thống còn phức tạp hơn nữa ở các bang khác nhau. Người Ấn Độ sẽ phát triển với một nhịp độ do Hiến pháp, sự pha trộn sắc tộc, các mô hình bầu cử và các chính phủ liên minh của họ quyết định, khiến cho việc ra quyết định rất khó khăn.[136]

Đó là do hệ thống hiến định được người dân chấp nhận và nay đã được định hình. Sẽ liên tục có những sửa đổi theo địa giới bang, các quan hệ ngôn ngữ, chi tiêu đẳng cấp, tất cả những điều chinh này làm giảm sút chế độ nhân tài năng động và ngăn Ấn Độ phát huy được tối đa tiềm năng của mình.[137]

[135] Lý Quang Diệu, Từ thế giới thứ ba lên thế giới thứ nhất: Câu chuyện Singapore,1965-2000 (From the Third World to the First: The Singapore Story, 1965-2000), New York: HarperColling, 2000, tr. 412.

[136] Lý Quang Diệu, phát biểu tại lễ ra mắt cuốn Một Ẩn Độ tốt hơn: Một thế giới tốt hơn (A Better India: A Better World) của Narayana Murthy, Singapore, 11/5/2009.

[137] Sunanda K. Datta-Ray. Hướng Đông để trông Tây: Sứ mệnh Ấn Độ của Lý Quang Diệu (Looking East to Look West: Lee Kwan Yew’s Mission India), Singapore: ISEAS, 2009, tr. 153.

Các nhà lãnh đạo chính trị của Ấn Độ rất quyết tâm cải cách, nhưng chế độ quan liêu của Ấn Độ lại chậm chạp và không muốn thay đổi. Tình trạng tranh giành ở địa phương và tham nhũng càng có hại. Hơn nữa, chế độ dân chủ dân túy làm cho các chính sách của Ấn Độ thiếu nhất quán, thường xuyên bị thay đổi tùy thuộc vào đảng cầm quyền. Ấn Độ có hạ tầng yếu kém, các rào cản hành chính và điều tiết rất lớn đối với doanh nghiệp, cộng thêm thâm hụt tài chính lớn, đặc biệt ở cấp bang, ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư và tạo công ăn việc làm.[138]

Nếu tất cả các Bộ trưởng và quan chức cấp cao của Ấn Độ đều giống như Narayana Murthy [người đồng sáng lập và cựu Tổng Giám đốc Iníbsys] - chăm chỉ, là những đốc công cứng rắn, là những nhà thương thuyết vững vàng, nhưng luôn hướng về phía trước - thì Ấn Độ sẽ là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới, và chỉ trong một thế hệ, họ sẽ trở thành quốc gia đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, có lẽ Murthy đã nhận ra rằng không một cá nhân riêng lẻ nào có thể thay đổi được hệ thống chính quyền ở Ấn Độ để làm cho quốc gia này hiệu quả như Infosys.[139]

[138] Lý Quang Diệu. Quản lý toàn cầu hóa: Bài học từ Ấn Độ và Trung Quốc (Managing Globalization: Lessons from India and China), phát biểu tại lễ ra mắt chính thức của Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Singapore, 4/4/2005.

[139] Lý Quang Diệu, phát biểu tại lễ ra mắt cuốn Một Ẩn Độ tốt hơn: Một thế giới tốt hơn của Narayana Murthy.

Nền văn hóa Ấn Độ tạo ra những hạn chế gì cho triển vọng lâu dài của họ?

Ấn Độ không phải là một quốc gia thực sự. Thay vào đó, đây là 32 quốc gia riêng rẽ có vẻ như được sắp xếp dọc tuyến đường sắt của người Anh. Người Anh đến, chinh phạt, thiết lập chế độ cai trị (Raj) ở đây, hợp nhất dưới sự cai trị của họ một mớ hỗn độn gồm 175 thành bang do các ông hoàng cai trị, và cai quản họ bằng 1.000 người Anh và vài vạn người Ấn Độ được nuôi dạy để hành xử giống như người Anh.[140]

Tôi phản đối một xã hội không có ý thức phát huy tối đa đề vươn lên hàng đầu. Tôi phản đối một xã hội phong kiến trong đó việc bạn chào đời đã quyết định địa vị của bạn trong một trật tự tôn ti có sẵn. Một ví dụ cho mô hình xã hội đó chính là hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ.[141]

Ấn Độ là một nền văn minh lâu đời. Nehru và Gandhi có cơ hội làm cho Ấn Độ những gì tôi đã làm cho Singapore do uy tín rất lớn của họ, nhưng họ không thể phá vỡ hệ thống đẳng cấp. Họ không thể phá bỏ những thói quen[142].

[140] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Graham Allison và Robert D. Blackwill, 2/12/2011.

[141] Han Fook Kwang, Zuraidah Ibrahim. Chua Mui Hoong, Lydia Lim, Ignatius Low, Rachel Lin, và Robin Chan, Lý Quang Diệu: Những sự thật khó khăn để giúp Singapore đi tới (Lee Kwan Yew: Hard Truths to Keep Singapore Going). Singapore: Straits Times, 2011, tr. 50.

[142] Tom Plate. Trò chuyện với Lý Quang Diệu: Singapore công dân: Làm cách nào xây dựng một quốc gia(Conversation with Lee Kwan Yew: Citizen Singapore: How to Build a Nation), Singapore: Marshall Cavendish, 2010, tr. 102.

Hãy thử xem ngành công nghiệp xây dựng ở Ấn Độ và Trung Quốc, và bạn sẽ thấy sự khác biệt giữa một bên là hoàn thiện mọi thứ còn bên kia là chẳng hoàn thành gì cả, mà chỉ nói. Một phần lý do là Ấn Độ là một quốc gia đa dạng – đó không phải là một dân tộc mà là 32 dân tộc khác nhau nói 330 phương ngữ khác nhau. Ở Trung Quốc có tới 90% người Hán nói cùng một ngôn ngữ, với những khẩu âm khác nhau, nhưng đọc cùng một văn tự. Nếu bạn đứng ở Delhi và nói tiếng Anh, trong số 1,2 tỷ người có lẽ 200 triệu người sẽ hiểu bạn. Nói bạn nói tiếng Hindi, có thể 250 triệu người sẽ hiểu bạn. Nếu bạn nói tiếng Tamil, khoảng 80 triệu người sẽ hiểu bạn. Cho nên có sự khác biệt rất lớn giữa hai quốc gia. Chúng ta đang so sánh quả cam với quả táo. Xin đừng hiểu nhầm ý tôi. Tầng lớp trên ở Ấn Độ cũng ngang bằng với bất kỳ nơi nào trên thế giới. Những trí thức Bà la môn, vốn là con cái của các tu sĩ, thông minh và khôn ngoan chẳng khác gì bất kỳ ai bạn thấy trên thế giới, nhưng họ vấp phải những chướng ngại như nhau. Và cũng vì, trong hệ thống đẳng cấp của họ, nếu bạn là một người Bà la môn và bạn kết hôn với một người không phải Bà la môn, đẳng cấp của bạn sẽ tụt xuống, cho nên yếu tố di truyền của bạn bị đông cứng trong một đẳng cấp nhất định.[143]

Một công chức trung bình ở Ấn Độ vẫn xem mình cơ bản là một quan chức chứ không phải người phục vụ. Một quan chức trung bình ở Ấn Độ không chịu chấp nhận rằng việc trục lợi và làm giàu là sai trái. Quan chức trung bình ở Ấn Độ không mấy tin tưởng vào cộng đồng kinh doanh của Ấn Độ. Họ xem những doanh nhân Ấn Độ như là những kẻ cơ hội chỉ biết vơ vét tiền và không đem lại sự phồn thịnh cho đất nước, và càng tệ hơn nếu những doanh nhân đó là người nước ngoài.[144]

[143] Elgin Toh, Ngài Lý lạc quan về sự phát triển của Trung Quốc; ông dự đoán lãnh đạo tiếp theo sẽ tìm cách đưa đất nước lên tầm cao hơn (Mr. Lee Optimistic over China’s Development; He Predicts Next Leader Will Seek to Take Country to Higher Level), Straits Times, 12/7/2011.

[144] Lý Quang Diệu, Ẩn Độ trong sự phục hưng châu Á(India in an Asian Renaissance), bài diễn thuyết Jawaharlal Nehru thứ 37, New Delhi, 21/11/2005.

Sức mạnh kinh tế hiện nay của Ấn Độ là những gì?

Khu vực tư nhân của Ấn Độ ưu việt hơn hẳn Trung Quốc. Các công ty Ấn Độ theo các quy tắc quản trị doanh nghiệp quốc tế và mang lại lợi nhuận cao hơn so với các công ty Trung Quốc. Và Ấn Độ có các thị trường vốn minh bạch và hiệu quả.[145]

Ấn Độ có hệ thống ngân hàng và các thị trường vốn mạnh hơn Trung Quốc. Ấn Độ có các thiết chế mạnh mẽ hơn – đặc biệt, có một hệ thống pháp luật phát triển rất tốt đem lại một môi trường tốt hơn cho việc sáng tạo và bảo vệ sở hữu trí tuệ.[146]

Ấn Độ - với độ tuổi trung bình 26, so với 33 ở Trung Quốc, và với mức tăng trưởng dân số nhanh hơn - sẽ được hưởng cổ tức nhân khẩu lớn hơn, nhưng họ sẽ phải giáo dục người dân tốt hơn, nếu không cơ hội sẽ biến thành gánh nặng.[147]

[145] Lý Quang Diệu, Quản lý toàn cầu hóa.

[146] Lý Quang Diệu, Ẩn Độ trong sự phục hưng châu Á.

[147] Lý Quang Diệu, Quản lý toàn cầu hóa.

Những thách thức và thành tựu kinh tế lâu dài của Ấn Độ là gì?

Trừ phi Ấn Độ thoát khỏi lối tư duy của mình, họ sẽ là một trường hợp về các cơ hội bị bỏ lỡ. Họ phải xây dựng những siêu xa lộ, ứng dụng những loại tàu hòa siêu nhanh, và xây dựng những sân bay tốt hơn và lớn hơn. Họ cùng sẽ phải chấp nhận rằng để trở thành một nước phát triển, họ phải đưa người dân ra khỏi những làng mạc để chuyển tới các khu đô thị, như Trung Quốc đang làm.[148]

[148] Rasheeda Bhagat, Công thức của Lý dành cho Ẩn Độ(Lees Recipe for India), Hindu Business Line,14/10/2008.

Sau khi con trai của bà Indtra Gandhi chết, tôi có nói với bà. “Hãy nắm lấy cơ hội này, mở cửa Ấn Độ, thay đổi chính sách. Hãy nhìn những kiều dân Ấn Độ, hãy xem họ đang thành công như thế nào ở Anh, ở Singapore, trên khắp thế giới. Bà đang giam hãm và trói buộc họ bằng những chính sách của bà, bằng bộ máy quan liêu của bà.” Bà ấy bảo tôi: “Tôi không thể làm được việc đó. Nơi này là nơi này. Đó là cách thức của Ấn Độ”. Tôi không nhìn thấy ai khác nữa. Bà ấy có đủ bản lĩnh để tuyên bố tình trạng khẩn cấp, và vào thời điểm bạn có gan làm điều đó, lẽ ra bạn nên có gan thay đổi hệ thống và đề khối doanh nghiệp Ấn Độ xé rào. Cho nên đó là lúc tôi thấy rằng Ấn Độ sẽ đi theo một con đường rất chậm chạp. Và ở thời điểm đó, tôi thấy Trung Quốc vươn lên, thoát ra khỏi chủ nghĩa cộng sản. Cho nên tôi biết rằng cuộc đua sẽ không công bằng. Tôi bỏ cuộc.[149]

Ấn Độ là nơi có quá nhiều quy định, quy tắc và chế độ quan liêu mà bạn phải tìm lối đi qua.[150]

Ấn Độ có lẽ có ba đến năm năm để ổn định hạ tầng của mình. Nếu không làm được, họ có nguy cơ mất trắng trong những ván cược kinh tế toàn cầu.[151]

[149] Datta-Ray, Hướng Đông để trông Tây, tr. 223-224.

[150] Như trên, tr. 279.

[151] Ravi Velloor. Kinh tế Ấn Độ đang lên, nhưng chú ý chỗ vấp (India’s Economy on a Roll but Mind the Humps), Straits Times, 10/11/2007.

Ấn Độ hẳn phải rất ganh tị với cách thức rất hữu hiệu mà Trung Quốc đã tạo dựng lên hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc rộng khắp của họ, các nhà máy điện, và các nguồn nước, cũng như triển khai các chính sách đưa tới lượng FDI (đầu tư gián tiếp nước ngoài) khổng lồ trong lĩnh vực chế tạo, tạo công ăn việc làm cao và tăng trưởng cao. Sự tăng trưởng ngoạn mục của Ấn Độ nằm ở các dịch vụ công nghệ thông tin, vốn không tạo ra nhiều công ăn việc làm.[152]

Khi Ấn Độ có hạ tầng đâu ra đấy, đầu tư sẽ đổ vào và họ sẽ bắt kịp rất nhanh. Những gì Ấn Độ cần là một hệ thống tự do hơn nữa cho phép có sự cạnh tranh quốc tế lớn hơn. Khi đó, họ sẽ có thể chơi ở đẳng cấp của các công ty quốc tế.[153]

Ấn Độ thiếu sự kết nối nhanh chóng giữa các thành phố. Một khi thiết lập được mạng lưới hậu cần phù hợp - đường sá, hải càng, đường sắt - và giảm bớt nạn quan liêu giấy tờ, họ sẽ có được nhiều việc làm không chỉ trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà còn trong lĩnh vực chế tạo và tất cả những ngành khác. Công việc sẽ tăng lên và đất nước này sẽ chuyển mình.[154]

[152] Lý Quang Diệu, Quản lý toàn cầu hóa.

[153] Ravi Velloor, Ấn Độ sẽ đóng vai trò độc lập: Bộ trưởng cố vấn Lý (India Will Play Independent Role: MM Lee), Straits Times, 5/11/2007.

[154] Ấn Độ, Trung Quốc không chắc giải quyết được tranh chấp biên giới: Lý Quang Diệu (India, China Unlikely to Resolve Border Dispute: Lee Kuan Yew), Press Trust of India, 16/12/2009.

Để tạo công ăn việc làm, mũi cải cách đột phá chính phải là trong lĩnh vực chế tạo. Điều đó đòi hỏi sự thay đổi về các luật lao động đề cho phép chủ lao động cắt giảm công nhân khi nhu cầu kinh doanh đi xuống, tinh giản các quy trình pháp lý, giảm thâm hụt tài chính, giảm bớt hành chính quan liêu và quan trọng nhất là cải thiện hạ tầng.[155]

Ấn Độ không thể phát triển thành một nền kinh tế lớn chỉ dựa trên dịch vụ. Kể từ cách mạng công nghiệp, không một quốc gia nào trở thành nền kinh tế lớn mà không trở thành một cường quốc công nghiệp.[156]

Tham nhũng khiến cho cả Ấn Độ và Trung Quốc điêu đứng, nhưng nạn quan liêu giấy tờ làm giảm hiệu quả và hiệu suất của Ấn Độ nhiều hơn hẳn so với Trung Quốc.[157]

Trước hết, Ấn Độ cần cắt giảm nạn quan liêu giấy tờ; thứ hai, đưa ra những hình thức khuyến khích lớn hơn cho khu vực tư nhân; thứ ba, giải quyết thách thức về thiếu hụt hạ tầng; và cuối cùng, tự do hóa các chuẩn mực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại quốc gia này.[158]

[155] Lý Quang Diệu, Ẩn Độ trong sự phục hưng châu Á.

[156] Như trên.

[157] Lý Quang Diệu, Quản lý toàn cầu hóa.

[158] Lý Quang Diệu gợi ý chiến lược cho Ẩn Độ tăng trưởng vượt lên tốc độ tăng trưởng hiện nay (Lee Kuan Yew Suggests Strategy for India to Grow beyond Current Rate of Growth), Tân Hoa, 17/12/2009.