Lý Quang Diệu - Bàn Về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới - Chương 04 - Phần 2

Thậm chí ngay lúc này khi Ấn Độ tự do hóa, họ bán đi những doanh nghiệp nhà nước nhưng lại nói rằng không thể sa thải công nhân. Như thế thì làm thế nào họ tạo ra được lợi nhuận? Làm thế nào có thể mở rộng và đạt năng suất tốt hơn rồi bắt đầu tuyển dụng nhân công trên một cơ sở khác hẳn?[159]

Đội ngũ nhân lực có trình độ ít ỏi hơn của Ấn Độ sẽ là một điểm yếu xét về lâu dài. Và mặc dù lực lượng lao động Ấn Độ có chất lượng hàng đầu luôn có nhu cầu cao nhưng số lượng đông đảo các kỹ sư và sinh viên tốt nghiệp đại học vẫn còn thiếu những kỹ năng cần có trong một nền kinh tế đang thay đổi và vẫn thiếu việc làm. Chỉ có hơn một nửa lao động Ấn Độ hoàn thành bậc tiểu học, một sự thiếu sót rất lớn.[160]

Các nhà lãnh đạo Ấn Độ, bắt đầu từ Nehru và thế hệ của ông, bị mê hoặc bởi sự tăng trưởng và công nghiệp hóa được cho là mau lẹ của Liên Xô. Và dĩ nhiên, đây là những gì các nhà kinh tế học Anh thời đó đề xuất: tích lũy tư bản lớn, các dự án lớn sắt, thép, chế tạo các công cụ nông nghiệp. Rồi ắt bạn phát triển. Họ tin như vậy. Khi Ấn Độ bắt đầu thay đổi vào năm 1991-1992 với Manmohan Singh. vốn là một nhà kế hoạch, họ đã lỡ mất bốn mươi năm tăng trưởng. Giờ đây họ gặp vấn đề triệt bỏ tất cả những hình thức độc quyền này. Và các nghiệp đoàn giờ đây là một phần của những công ty lớn do nhà nước nắm giữ, những công ty không muốn bị tư nhân hóa, bởi vì nếu bạn điều hành các công ty ấy một cách hiệu quả, lực lượng lao động sẽ bị cắt giảm 2/3 hoặc một nửa.[161]

[159] Datta-Ray, Hướng Đồng để trông Tây, tr. 298-299.

[160] Lý Quang Diệu, Ẩn Độ trong sự phục hưng châu Á.

[161] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Cơ quan Phát thanh truyền hình Công, 5/5/2001.

Ngành công nghiệp của Ấn Độ vốn có thái độ hoài nghi đối với đầu tư nước ngoài và hướng nội về kinh tế. Các chính sách tự lực cánh sinh không còn thích hợp trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau với công nghệ thay đổi mau lẹ. Di sản lịch sử thứ hai của Ấn Độ là thiên kiến của họ với phân phối công bằng. Việc tái phân bổ tất cả lợi nhuận trong các giai đoạn tăng trưởng trước đó sẽ làm chậm quá trình tích lũy vốn rất cần để tạo ra tăng trưởng hơn nữa. Sự giàu có sinh ra từ hệ thống doanh nghiệp, có nghĩa là phải biết chấp nhận rủi ro. Cách duy nhất để nâng cao điều kiện sống của người nghèo là tăng kích thước cái bánh. Bình đẳng về thu nhập không tạo động lực cho những người tháo vát, chăm chỉ làm tốt hơn và cạnh tranh.[162]

[162] Lý Quang Diệu, Hẹn hò với số phận (A Tryst with Destiny), phát biểu tại cuộc họp chung của Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, và Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ, New Delhi, 5/1/1996.

Tình trạng thiếu hẳn đại cử tri được giáo dục về mặt kinh tế làm cho các nhà lãnh đạo của Ấn Độ rất dễ sa vào chủ nghĩa dân túy kinh tế, vốn là thứ làm rối loạn quá trình tự do hóa. Lợi ích quốc gia thường phụ thuộc vào những đặc quyền đặc lợi. Nhiều người cần cải cách bị ngăn cản do sự phản đối từ các nhóm đặc quyền đặc lợi. Đặc quyền đặc lợi sinh sôi trong môi trường dân túy chủ nghĩa. Trong 20 năm qua, có sự phát triển nhanh các kế hoạch về thực phẩm giá rẻ, điện năng miễn phí và các khoản vay được bao cấp. Những kế hoạch này tạo ra chi phí rất nặng cho cả nền kinh tế. Sự khác biệt giữa phúc lợi và chủ nghĩa dân túy bị xóa nhòa.[163]

Ở Singapore có ba trường học của Ấn Độ. Lẽ ra còn nhiều hơn thế, nhưng tôi nói không. Hoặc các vị tới một trường Singapore, hoặc các vị quay về Ấn Độ, bởi vì thậm chí nếu họ [người Ấn Độ] có tư cách thường trú nhân và phục vụ quốc gia, họ vẫn không sẵn sàng hòa nhập bởi vì họ có xu hướng thiên theo văn hóa Ấn Độ. Giáo trình tại các trường này đều hướng về Ấn Độ, kiến thức là Ấn Độ, tình cảm cùng vậy, tất cả mọi thứ. Đó chính là vấn đề.[164]

[163] Lý Quang Diệu, Hẹn hò với số phận (A Tryst with Destiny), phát biểu tại cuộc họp chung của Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, và Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ, New Delhi, 5/1/1996.

[164] Kwang và các cộng sự, Lý Quang Diệu, tr. 284-285.

Ấn Độ có nhiều trường đại học hạng nhất hoàn toàn độc lập. Ngoại trừ một vài trường đại học hàng đầu như Viện Công nghệ Ấn Độ và Viện Quản lý Ấn Độ vẫn xếp hạng tốt nhất, còn không thể nào duy trì được những chuẩn mực cao ở nhiều trường đại học khác. Áp lực chính trị tạo ra hạn ngạch tuyền sinh dựa trên đẳng cấp hoặc các mối liên hệ với các đại biểu quốc hội.[165]

[165] Lý Quang Diệu, Quản lý toàn cầu hóa.

Đâu là những triển vọng kinh tế của Ấn Độ trong tương quan với Trung Quốc trong thập kỷ tới?

Không nên nói về Ấn Độ và Trung Quốc cùng một lúc. Đó là hai quốc gia hoàn toàn khác nhau. Nhưng liệu điều đó có làm cho Ấn Độ không còn vai trò một chủ thể không? Không hề. Họ là một chủ thể còn lớn hơn toàn bộ ASEAN cộng lại.[166]

Các hệ thống không thể so sánh với nhau. GDP của Trung Quốc cao gấp 3,5 lần Ấn Độ. Ấn Độ đang tăng trưởng với tốc độ bằng 2/3 của Trung Quốc. Nhưng Ấn Độ là một quốc gia lớn và một đối trọng ở Ấn Độ Dương.[167]

Kinh tế Ấn Độ có thể tăng trưởng bằng khoảng 60-70% của Trung Quốc. Sẽ không thể lớn hơn - căn cứ trên những dự đoán hiện tại. Nhưng 60-70% của Trung Quốc với một số dân sẽ còn đông hơn cả Trung Quốc vào năm 2050 là điều gì đó rất đáng kể, và Ấn Độ có những con người rất có năng lực thuộc nhóm đứng đầu.[168]

[166] Kwang và các cộng sự, Lý Quang Diệu, tr. 318.

[167] Như trên.

[168] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Leonard M. Apcar, Wayne Amold và Seth Mỵdang, Iníernciíionaì Herald Tribune, 29/8/2007.

Tuy nhiên, tại sao sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc lại tạo ra những e ngại? Phải chăng vì Ấn Độ là một nền dân chủ trong đó nhiều lực lượng chính trị liên tục hoạt động, hình thành nên một hệ thống kiểm soát và cân bằng nội bộ? Rất có khả năng đúng như vậy - đặc biệt khi các chính phủ của Ấn Độ có xu hướng hình thành từ những liên minh lớn gồm mười đến hai mươi đảng phái. Ấn Độ có thể lan tỏa sức mạnh vượt qua biên giới của mình xa hơn và tốt hơn Trung Quốc, nhưng không hề có tâm lý lo sợ rằng Ấn Độ có những ý định gây hấn. Ấn Độ không hề tạo ra một thách thức đối với trật tự quốc tế giống như Trung Quốc - và sẽ không cho tới khi nào họ có được hạ tầng xã hội đạt tới những tiêu chuẩn của Thế giới Thứ nhất và tự do hóa nền kinh tế của mình hơn nữa. Thực tế, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản tích cực ủng hộ Ấn Độ vì họ muốn một thế giới cân bằng hơn trong đó Ấn Độ sánh ngang với Trung Quốc. Điều gì xảy ra nếu Ấn Độ vượt xa Trung Quốc? Liệu người Mỹ và người Âu có ủng hộ Trung Quốc không? Tôi nghi ngờ điều đó. Họ vẫn có nỗi ám ảnh về “hiềm họa da vàng”[169] một tâm lý được củng cố bằng những kỷ niệm về tình trạng cuồng loạn của Đại Cách mạng Văn hóa và sự kiện Thiên An Môn, đấy là còn chưa đề cập tới những xúc cảm mạnh mẽ của họ chống lại tình trạng kiềm duyệt của chính phủ Trung Quốc.[170]

Trung Quốc tập trung vào Hoa Kỳ và không muốn làm thân với Ấn Độ.[171]

[169] Yellow peril: Tâm lý của người châu Âu sợ bị người châu Á lấn lướt.

[170] Lý Quang Diệu, Sự trỗi dậy hòa bình của Ấn Độ (India’s Peaceíul Rise), Forbes, 24/12/2007.

[171] P. S. Suryanarayana, Trung Quốc, Ấn Độ về cơ bản không phải là địch thù: Lý Quang Diệu (China, India Not Basically Adversaries: Lee Kuan Yew), Hindu. 24/7/2011.

Tôi không dám chắc rằng Ấn Độ có muốn một phần nhu cầu tiêu dùng từ tầng lớp trung lưu đang gia tăng mạnh của Trung Quốc hay không, bởi vì Ấn Độ rất sợ cạnh tranh. Phía Trung Quốc đã đề nghị với Ấn Độ một hiệp định tự do thương mại nhưng Ấn Độ không mặn mà bởi vì hàng hóa Trung Quốc sẽ tràn vào Ấn Độ và cạnh tranh.[172]

Chừng nào còn có hoạt động thương lượng thị trường tự do thì Ấn Độ sẽ phải học cách trả giá cao hơn Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không gây chiến với Ấn Độ. Họ sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm kia: ví dụ, tại vùng Châu thổ Niger, họ đang đánh đổi mạng sống người Trung Quốc cùng với tiền của Trung Quốc, nhưng họ xác định rằng đáng làm như thế. Ở Angola và Sudan cũng vậy. Họ muốn thu được gì đó từ Iran. Họ kết bạn với các nước cộng hòa ở Trung Phi. Họ muốn có đường ống dẫn dầu từ Kazakhstan chạy vào Trung Quốc qua hàng nghìn kilomet, và họ sẵn sàng xây dựng hệ thống đường ống ấy. Đây là kiểu cạnh tranh của thị trường tự do. Tôi không hề thấy hiện tượng “Nếu các vị bán cho Ấn Độ, tôi sẽ chơi các vị”, mà thay vào đó là “Ấn Độ hứa hẹn với các vị bất cứ thứ gì, tôi sẽ trả nhiều hơn thế”. Họ sẽ chơi theo luật chơi và rất tin tưởng rằng họ có thể thắng theo cách đó.[173]

Điều đó sẽ rất quan trọng nếu đạt được những kết quả tốt hơn so với mô hình của Trung Quốc, nhưng lại không như vậy.[174]

Các hệ thống chính trị tạo ra thành tích kinh tế kém cỏi cuối cùng sẽ bị loại bỏ để có những hệ thống hữu ích hơn.[175]

[172] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Charlie Rose, 28/3/2011.

[173] Phiên hỏi đáp với Lý Quang Diệu tại Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược, London. 23/9/2008.

Mô hình dân chủ của Ấn Độ có vai trò như thế nào đối với phần còn lại của châu Á, đặc biệt trong sự đối lập với mô hình chuyên chế của Trung Quốc?

[174] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Graham Allison và Robert D. Blackwill.

[175] Lý Quang Diệu, Hẹn hò với số phận.

Không nên biến chế độ dân chủ thành một sự biện minh cho tình trạng trì trệ. Có rất nhiều ví dụ về các chính phủ chuyên chế thất bại về kinh tế. Có rất nhiều ví dụ về những chính phủ đạt được kết quả kinh tế siêu việt. Vấn đề thật sự là liệu có hệ thống chính trị của nước nào đó, bất kể đó là dân chủ hay chuyên chế, có thể tạo ra sự đồng thuận về các chính sách cần cho nền kinh tế tăng trưởng và tạo công ăn việc làm cho tất cả mọi người, cũng như có thể bảo đảm rằng những chính sách cơ bản này được triển khai nhất quán mà không hề có sự thất thoát lớn hay không.[176]

Hệ thống dân chủ và pháp trị của Ấn Độ là một lợi thế lâu dài so với Trung Quốc, mặc dù ở những giai đoạn đầu, Trung Quốc có lợi thế triển khai cải cách nhanh hơn.[177]

Nếu các cấu trúc chính trị của Trung Quốc không điều chỉnh đề thích ứng với những thay đổi xã hội nảy sinh từ ti lệ tăng trưởng cao thì Ấn Độ sẽ có lợi thế nhờ hệ thống chính trị linh hoạt hơn xét về lâu dài.[178]

[176] Lý Quang Diệu, Ấn Độ trong sự phục hưng châu Á.

[177] Lý Quang Diệu, Quản lý toàn cầu hóa.

[178] Lý Quang Diệu, Ấn Độ trong sự phục hưng châu Á.

Liệu Ấn Độ có thể là một đối trọng chiến lược với Trung Quốc tại châu Á không?

Tôi có động cơ cá nhân trong việc mong muốn Ấn Độ vươn lên càng sớm càng tốt thành một cường quốc kinh tế lớn trong vũ đài chính trị thế giới. Nếu Ấn Độ không trỗi dậy, châu Á sẽ bị nhấn chìm (nhận định của Lý Quang Diệu nói với J. R. D. Tata năm 1974).[179]

[179] Datta-Ray, Hướng Đồng để trông Tây, tr. 7.

“Lý Quang Diệu nhấn mạnh sự cần thiết phải có Ấn Độ hiện diện trong khu vực, hoặc thông qua một sự dàn xếp an ninh đa phương hoặc bằng việc nêu ra một ‘Học thuyết Monroe Á Châu” đề ngăn chặn nạn ‘câu trộm’ ở châu Á. Ông nói Ấn Độ là ứng viên lý tưởng để đảm trách vai trò như vậy bởi vì quốc gia này đang tiến hành chính sách đối ngoại ‘dựa trên cơ sở bình đẳng chứ không phải dựa trên các mối quan hệ quyền lực.’ Vai trò mà ông chỉ ra cho Ấn Độ là vai trò của một ‘người giám hộ’ khi ông thúc dục ‘Ấn Độ tích cực chú ý đến an ninh, ổn định chính trị và phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á nhỏ bé hơn'” (nhận định của Sunanda K. Datta-Ray về quan điểm của Lý Quang Diệu đối với Đông Nam Á sau khi các cường quốc phương Tây rút đi vào cuối thập niên 1970).[180]

[180] Kripa Sridharan, Tiến triển và tăng trưởng quan hệ Ấn Độ-Singapore (The Evolution and Growth of India-Singapore Relations), trong cuốn Quan hệ Singapore-Ấn Độ: Sách vỡ lòng (Singapore-India Relations: A Primer) do Yong Mun Cheong và V. V. Bhanoji Rao (chủ biên), Singapore: Singapore University Press, 1995, tr. 23.

Hàn Quốc quá nhỏ bé. Việt Nam cùng quá nhỏ. Đông Nam Á quá hỗn tạp. Bạn cần một ‘tay chơi’ lớn hơn để dữ cân bằng.[181]

Ai là đối trọng đây? Nhật Bản không thể là đối trọng. Nhật Bản và Hoa Kỳ kết hợp lại có thể là một đối trọng về kinh tế, sức mạnh và quân sự, nhưng ai là đối trọng X ngay tại châu Á, bởi vì có thể sau 100 hoặc 200 năm nữa, Mỹ không còn đủ khả năng thống trị châu Á? Nhưng Ấn Độ thì vĩnh viễn có mặt tại đây.[182]

Ấn Độ đã thành công trong việc hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình, đặc biệt là hải quân, và bảo vệ được an ninh. Mặc dù Trung Quốc đang xây dựng một hải cảng ở Miến Điện và một hải cảng nữa ở Pakistan, nhưng Ấn Độ sẽ thống trị Ấn Độ Dương trong một thời gian dài.[183]

[181] Datta-Ray, Hướng Đông để trông Tây, tr. 81.

[182] Plate. Trò chuyện với Lý Quang Diệu, tr. 105-106.

[183] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Graham Allison và Robert D. Blackwill.

Về mặt địa lý, Ấn Độ không thích hợp với Thái Bình Dương. Nhưng cuộc ganh đua giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ diễn ra ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trung Quốc đã chuyển lực lượng hải quân vào Ấn Độ Dương để bảo vệ nguồn cung dầu lửa của mình từ vùng Vịnh và hàng hóa từ châu Phi. Đó chính là nơi Ấn Độ trở thành một lực lượng. Nếu Ấn Độ đứng về phía Mỹ, người Mỹ sẽ có lợi thế lớn. Cho nên Trung Quốc phải có cách đối chọi, và đã phát triển các hải càng ở Myanmar và Pakistan.[184]

Ấn Độ không tạo ra ảnh hưởng địa chính trị và kinh tế lớn ở Đông Nam Á bởi vì sự chú ý của khu vực này tập trung vào Trung Quốc, vốn là cội nguồn xu hướng phô trương sức mạnh.[185]

Dự báo cho mối quan hệ Mỹ-Ấn là gì?

Không thể có ngay mối quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ấn để bao vây Trung Quốc. Thậm chí khi mối quan hệ tăng lên thì Ấn Độ vẫn sẽ là một chủ thể độc lập. Họ sẽ bảo vệ quyền lợi của mình với Trung Quốc và hợp tác với Trung Quốc ở những nơi quyền lợi của hai bên trùng nhau.[186]

[184] Kwang và các cộng sự, Lý Quang Diệu, tr. 315.

[185] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Graham Allison và Robert D. Blackwill.

[186] Velloor, Ấn Độ sẽ đóng vai trò độc lập.

o0o