Lý Quang Diệu - Bàn Về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới - Chương 05 - Phần 1

Chương 5. Tương lai chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan

Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan tạo ra mối đe dọa gì cho phương Tây? Cội nguồn của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan là gì? Bản thân Hồi giáo đóng vai trò gì trong việc gây ảnh hưởng đến chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan? Các mục tiêu chính của những phần tử Hồi giáo cực đoan là gì? Những phần tử Hồi giáo cực đoan sẵn sàng đạt được các mục tiêu ấy đến mức nào? Những nhân tố gì sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan? Những tín đồ Hồi giáo ôn hòa sẽ đóng vai trò gì trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan? Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan sẽ đe dọa an ninh toàn cầu trong bao lâu? Các câu trả lời của Lý Quang Diệu cho những câu hỏi này phản ánh thực tế rằng các nước láng giềng của Singapore là những nước Hồi giáo và Singapore là một mục tiêu tiềm tàng của các vụ tấn công khủng bố.

Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan tạo ra mối đe dọa gì cho phương Tây'?

Tình trạng chia rẽ lớn không còn là giữa các nước cộng sản chủ nghĩa và các nước dân chủ, hoặc giữa phương Tây và phương Đông nữa. Giờ đây, đó là giữa những phần tử Hồi giáo cực đoan với Hoa Kỳ, Israel và những chủ thể ủng hộ họ. Trận chiến thứ hai là giữa Hồi giáo chiến binh và Hồi giáo hiện đại phi chiến binh.[187] Chúng ta đối mặt với một tình hình mới vốn chưa từng xuất hiện trong lịch sử văn minh. Chúng ta có một nhóm người sẵn sàng hủy hoại bản thân để gây thiệt hại cho người khác. Những nhóm duy nhất xuất hiện trước họ là phong trào Những con hổ giải phóng Tamil. Những nhóm này đấu tranh cho một sự nghiệp hữu hình, cho một quê hương của những người Tamil ở Sri Lanka. Còn chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan chiến đấu vì Hồi giáo, một sự nghiệp khác hẳn bắt nguồn từ một nhận thức tôn giáo.[188]

Chủ nghĩa khủng bố kiểu Al Qaeda rất mới mẻ và khác thường vì nó diễn ra trên toàn cầu. Một sự kiện ở Morocco có thể làm dấy lên sự giận dữ của các nhóm cực đoan ở Indonesia. Giữa những phần tử cực đoan khác nhau trên toàn thế giới có chung sự nhiệt thành rất cuồng tín.[189]

[187] Lý Quang Diệu, Rất nhiều bất trắc (Uncertainties Abound) phát biểu tại tiệc Quốc khánh lần thứ 37 Tanjong Pagar, Singapore. 16/8/2002.

[188] Han Fook Kwang, Zuraidah Ibrahim. Chua Mui Hoong, Lydia Lim, Ignatius Low, Rachel Lin, và Robin Chan, Lý Quang Diệu: Những sự thật khó khăn để giúp Singapore đi tới (Lee Kuan Yew: Hard Truths to Keep Singapore Going). Singapore: Straits Times, 2011, tr. 239.

[189] Fareed Zakaria, Chúng ta cần bắt được ong chúa (We Need to Get the Queen Bees), Newsweek, 1/12/2003.

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo sẽ mất nhiều năm mới dịu xuống. Trong lúc đó. thế giới bị đe dọa nếu những phần tử khủng bố này có được vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nếu điều đó xảy ra, tình trạng tàn sát sẽ vô cùng khủng khiếp. Do đó, cần phải chấm dứt các chương trình hạt nhân của những quốc gia cuồng ngạo, và kho vũ khí và vật tư dự trữ của họ cần bị tịch thu.[190]

Đạo Hồi không phải là một vấn đề. Tuy nhiên, Hồi giáo cực đoan đương thời, hay chủ nghĩa Hồi giáo, lại là một vấn đề. Dầu mỏ không đi kèm với chủ nghĩa Hồi giáo có thể là một vấn đề. nhưng chủ nghĩa Hồi giáo cộng thêm dầu mỏ lại trở thành một hỗn hợp không ổn định. Chủ nghĩa Hồi giáo cộng thêm dầu mỏ cộng thêm vũ khí hủy diệt hàng loạt tương đương với một hiểm họa. Một nước Iran có khả năng về hạt nhân sẽ làm thay đổi cân bằng địa chính trị rất lớn. Các quốc gia khác ở Trung Đông cùng sẽ muốn có vũ khí hạt nhân, làm tăng nguy cơ những nguyên liệu có thể tách ra để sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt sẽ rơi vào tay những kẻ khủng bố.[191]

[190] Lý Quang Diệu, Những phần tử khủng bố Hồi giáo vườn nhà (Homegrown Islamic Terrorists”, Forbes, 17/10/2005.

[191] Lý Quang Diệu. Dầu mỏ và chủ nghĩa Hồi giáo (Oil and Islamism). Forbes. 13/3/2006 (nhấn mạnh trong bản gốc).

Cội nguồn của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan là gì?

Cuộc xung đột Israel-Palestine không phải là nguyên nhân của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo. Trong các tín đồ Hồi giáo, đặc biệt ở Trung Đông, có một niềm tin sâu sắc rằng thời đại của họ đã đến và rằng phương Tây đã chèn ép họ quá lâu. Trong khi chủ nghĩa dân tộc đại Ả-rập không đoàn kết được thế giới Hồi giáo vào những năm 1950 và 1960 thì nhiệt huyết Hồi giáo lại trở thành một lực lượng đoàn kết thay thế.[192]

Hồi giáo chiến binh có sức mạnh từ tình trạng bấp bênh và xa lánh mà toàn cầu hóa tạo ra ở những nhóm kém thành công hơn. Và vì toàn cầu hóa chủ yếu do Hoa Kỳ dần dắt và thúc đẩy nên Hồi giáo chiến binh xác định Mỹ và người Mỹ là mối đe dọa đối với đạo Hồi. Việc Mỹ kiên định ủng hộ Israel càng làm tăng nhận thức của các chiến binh Hồi giáo về mối đe dọa. Nhưng chủ nghĩa khủng bố sẽ tiếp tục kể cả nếu vấn đề Trung Đông được giải quyết.[193]

[192] Cuộc gặp của Thượng nghị sĩ Baucus với Lý Quang Diệu, điện tín mật từ Patricia L. Herbold, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Singapore, 17/1/2006.

[193] Lý Quang Diệu. Cân bằng chiến lược Đông Á sau 11/9 (The East Asian Strategic Balance after 9/11), phát biểu tại Hội thảo An ninh châu Á lần thứ nhất tại Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược, Singapore. 31/5/2002.

Từ khi thành lập Israel, những người Ả-rập ở Trung Đông được dạy phải căm thù người Israel và người Do Thái ngay tại trường học và các giáo đường, thường xuyên được củng cố bằng những hình ảnh lặp đi lặp lại trên các phương tiện truyền thông đại chúng về những cuộc tấn công quân sự dữ dội của Israel vào các lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng. Sau bốn mươi năm phát triển kinh tế không đều, nhiều nước Ả-rập cảm thấy tức giận và xấu hổ vì nền văn minh Hồi giáo một thời quang vinh của họ bị phương Tây, đặc biệt là Mỹ, hạ bệ và bị văn hóa đồi trụy tha hóa. Việc chấm dứt cuộc xung đột của người Palestine sẽ loại bỏ một luận điểm thuận tiện cho các nhóm cực đoan tập hợp lực lượng. Nhưng trừ phi các nhóm vũ trang tại các nước Ả-rập và các chính thể thần quyền Hồi giáo được thấy rõ là thất bại, nếu không Jemaah Islamiyah và các nhóm chiến binh khác ở thế giới Hồi giáo phi Ả-rập sẽ tiếp tục tuyền mộ những phần tử cực đoan. Thậm chí nếu có giải pháp cho vấn đề Israel-Palestine thì Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây của mình vẫn phải bảo đảm rằng lực lượng chiến binh Hồi giáo sẽ bị đánh bại bằng kinh tế, quân sự và những phương tiện khác để chứng minh một cách rõ ràng cho những tín đồ Hồi giáo phi Ả-rập thấy rằng sự cuồng tín và vũ trang không hề có tương lai.[194]

[194] Lý Quang Diệu, Sau Iraq (After Iraq) phát biểu tại Hội thảo An ninh châu Á lần thứ hai tại Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược, Singapore. 30/5/2003.

Bản chất của Hồi giáo ở Đông Nam Á đã thay đổi trong hơn ba mươi năm qua. Trước hết và trên hết, sau khi giá dầu mỏ tăng gấp bốn lần vào năm 1973, Saudi Arabia đã hào phóng rót tiền cho phong trào truyền giáo xây dựng các giáo đường và trường học tôn giáo cũng như trả tiền cho các giáo sĩ trên khắp thế giới, loan truyền những điều răn dạy và tập tục theo trường phái khổ hạnh của Hồi giáo Wahhabi[195]. Tiếp đến, việc lật đổ chế độ Shah ở Iran vào năm 1979 cũng tác động sâu sắc đến các tín điều Hồi giáo về sức mạnh của đạo Hồi. Cuối cùng, sự tham gia của một số lượng đông đảo các tín đồ Hồi giáo Đông Nam Á vào cuộc thánh chiến ở Afghanistan trong những năm 1980 và 1990 đã làm cho rất đông các tín đồ Hồi giáo Đông Nam Á trở nên quá khích.[196]

[195] Wahhabi: một nhánh của dòng Hồi giáo Sunni, chủ trương quay lại với những nền tảng cồ xưa của đạo Hồi.-BT

[196] Lý Quang Diệu, Cân bằng chiến lược Đông Á sau 11/9.

Khi chúng tôi hỏi các tín đồ Hồi giáo của mình “Tại sao các bạn lại quá ngặt nghèo trong các tập tục tôn giáo như vậy?” thì họ trả lời “Bởi vì chúng tôi được giáo dục tốt hơn và hiểu rõ hơn những gì cần được tuân thủ”. Nhưng nhân tố lớn hơn là áp lực đồng đẳng từ trung tâm của thế giới Hồi giáo. Với sự gia tăng lòng mộ đạo trên khắp thế giới do việc Saudi tài trợ cho các giáo đường, các trường Hồi giáo và các thầy giáo tôn giáo, toàn bộ dân số Hồi giáo tăng vọt. Rồi một vài người quá hăng hái bị những phần tử quá khích cực đoan bắt cóc để trở thành những chiến binh thánh chiến. Al Qaeda và các phần tử cực đoan địa phương tuyển mộ từ các giáo đường những người phù hợp với các lớp học tôn giáo riêng của họ, nơi họ được dạy rằng nhiệm vụ của tất cả những tín đồ Hồi giáo tốt là chiến đấu cho tất cả những tín đồ Hồi giáo bị áp bức trên toàn thế giới, và nếu cần thiết, chét cho sự nghiệp, để trở thành những kẻ tử vì đạo.[197]

[197] Lý Quang Diệu, Điều gì sai? (What Went Wrong?), phỏng vấn với Michael Vatikiotis, Far Eastern Economic Review, tháng 12/2002.

Ở Đông Nam Á, các tín đồ đạo Hồi rất khác. Họ thoải mái, dễ sống hòa thuận. Nhưng hơn ba mươi năm qua, kể từ khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ và đồng đô la dầu mỏ trở thành nhân tố chính trong thế giới Hồi giáo thì những phần tử cực đoan đã tiến hành xây giáo đường, trường học tôn giáo để dạy về phong trào Wahhabi, ép người khác bỏ đạo. gửi các nhà truyền giáo đi khắp nơi và mở các hội nghị toàn cầu hóa, kết nối mạng lưới. Và dần dần, họ thuyết phục được các tín đồ Hồi giáo Đông Nam Á, và trên thực tế, các tín đồ Hồi giáo trên khắp thế giới, rằng tiêu chuẩn vàng chính là Saudi Arabia, rằng đó mới là Hồi giáo chân chính thật sự.[198]

[198] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Charlie Rose, 24/9/2004.

Bản thân Hồi giáo đóng vai trò gì trong việc gây ảnh hưởng đến chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan?

Các tín đồ Hồi giáo muốn đồng hóa chúng ta. Đó là dòng lưu thông một chiều. Họ không có niềm tin ở việc cho phép lựa chọn.[199]

Samuel Huntington có gửi cho tôi một đoạn mà ông ấy đang viết trên tạp chí Foreign Affairs gọi là “Xung đột giữa các nền văn minh”. Khi tôi gặp ông ấy, tôi nói, này nhé, tôi chỉ đồng ý với ông ở những chỗ có tín đồ Hồi giáo, chỉ ở đó thôi. Ấn Độ giáo, Khổng giáo Trung Quốc hoặc chủ nghĩa cộng sản, Thần đạo của Nhật Bản, tất cả đều thật sự rất thế tục. Họ biết rằng để tiến bộ, bạn phải làm chủ khoa học và công nghệ. Nhưng các tín đồ Hồi giáo tin rằng nếu họ nắm vừng kinh Koran và sẵn sàng làm được tất cả những gì thánh Muhammad đã dạy, họ sẽ thành công. Cho nên, chúng ta có thể dự đoán những rắc rối này sinh từ họ và điều đó đã xảy ra đúng như vậy.[200]

Các tín đồ Hồi giáo không gây ra rắc rối gì về mặt xã hội nhưng họ rất khác biệt và tách biệt. Đạo Hồi là độc nhất vô nhị.[201]

[199] Christopher s. Bond và Lewis M. Simong, Mặt trận tiếp theo: Đông Nam Á và con đường đi tới hòa bình trên toàn cầu với đạo Hồi (The Next Front: Southeast Asia and the Road to Global Peace with Islam), New York: John Wiley and Song, 2009, tr. 223.

[200] Tom Plate, Trò chuyện với Lý Quang Diệu: Singapore công dân: Làm cách nào xây dựng một quốc gia(Conversation with Lee Kwan Yew: Citizen Singapore: How to Build a Nation), Singapore: Marshall Cavendish, 2010, tr. 117-118.

[201] Kwang và các cộng sự, Lý Quang Diệu, tr. 228, 230.

Các mục tiêu chính của những phần tử Hồi giáo cực đoan là gì?

Các tín đồ của chủ nghĩa Hồi giáo tin thời điểm đã chín muồi để tái khẳng định uy thế của đạo Hồi. Các chiến binh Hồi giáo trong số những tín đồ này lựa chọn Iraq làm chiến trường thứ hai của họ. Mục tiêu của họ là đuổi người Mỹ ra khỏi Iraq, giống như họ đã làm với Liên Xô ở Afghanistan. Các nhóm Hồi giáo cực đoan ở một vài quốc gia muốn tạo ra một cuộc xung đột giữa các nền văn minh, và dầu mỏ cho họ phương tiện để làm điều đó.[202]

Những gì Osama bin Laden muốn là chiếm được toàn bộ dầu mỏ ở các nước vùng Vịnh và xây dựng những thể chế kiểu Taliban. Khi đó ông ta sẽ nắm được yết hầu của tất cả các nước công nghiệp - châu Âu Thiên Chúa giáo, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. Khi đó họ có thể có nhà nước Hồi giáo trên toàn thế giới.[203]

[202] Lý Quang Diệu, Dầu mỏ và chủ nghĩa Hồi giáo.

[203] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Charlie Rose.

Liệu tình hình ở Iraq có làm cho chủ nghĩa khủng bố thêm tồi tệ không? Về ngắn hạn, có. Nhưng chủ nghĩa khủng bố cũng đã tồi tệ hơn rồi. Trước chiến tranh ở Iraq, các giáo sĩ chiến binh Hồi Giáo ở Singapore, Indonesia, Philippines, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh và nhiều quốc gia khác đã sẵn sàng tử đạo vì các lãnh tụ Hồi Giáo của họ. Các chiến binh Hồi Giáo muốn hủy diệt Israel và đuổi Hoa Kỳ ra khỏi các nước dầu mỏ ở vùng Vịnh. Thái độ thù ghét luôn nung nấu này sẽ sôi sục bất kể Hoa Kỳ có hành động gì ở Iraq hay Afghanistan. Những vụ giết người ngẫu nhiên sẽ tiếp diễn trong nhiều năm và sẽ chỉ dừng lại khi các chiến binh Hồi Giáo và những người thầy của họ nhận ra rằng thay vì bắt mọi thứ phải theo ý mình thì việc đánh bom những người dân vô tội sẽ làm cho cả thế giới – bao gồm cả các nước Hồi Giáo như Jordan – chống lại họ.[204]

[204] Lý Quang Diệu, Chủ nghĩa khủng bố, Forbes. 26/12/2005.

Những phần tử Hồi Giáo cực đoan sẵn sàng đạt được các mục tiêu ấy đến mức nào?

Những phần tử quá khích Hồi Giáo Al Qaeda tin rằng bằng việc liên tục tiến hành đánh bom tự sát quy mô, họ có thể đuổi người Mỹ ra khỏi Trung Đông, hủy diệt nước Mỹ và khiến châu Âu khiếp sợ và nhờ đó giữ được các xã hội Hồi Giáo của mình thuần khiết và sùng đạo, như ở thế kỷ 7. Họ không thể thành công bởi vì công nghệ sẽ tiếp tục phát triển và thay đổi nền kinh tế cũng như lối sống của chúng ta, cho dù chúng ta là tín đồ Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, Do Thái Giáo, Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, vô thần hay bất khả trị.[205]

Tôi không nhìn thấy chuyện những phần tử quá khích Hồi Giáo sẽ chiến thắng, và nói thế, ý tôi là họ không thể áp đặt được hệ thống cực đoan của họ. Tôi có thể thấy họ gây ra sự sợ hãi và bất an, nhưng họ lại không có công nghệ và tổ chức để gây ảnh hưởng đến bất kỳ chính phủ nào.[206]

[205] Lý Quang Diệu, phát biểu tại nghị viện Singapore về đề xuất phát triển các khu nghi dường tích hợp, Singapore, 19/4/2005.

[206] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Amaud de Borchsrave. United Press Intemational 8/2/2008.

Họ muốn tạo ra một nhà nước bao gồm Malaysia, Indonesia, miền nam Philippines và Singapore. Điều đó thật ngớ ngẩn và không thể đạt được. Tại sao người Hồi Giáo ở Thái Lan, Malaysia hay Philippines phải từ bỏ quyền lực và trao chủ quyền cho cái nhà nước do người Indonesia đứng đầu chứ? Có thể phải mất hai mươi năm, ba mươi năm, nhưng cái nhà nước lý thuyết đó sẽ thất bại. Và những thất bại liên tiếp trong thế giới Hồi Giáo sẽ cho thấy cái nhà nước lý thuyết ấy chỉ là một ảo tưởng.[207]

Những phần tử khủng bố Hồi Giáo sẽ dần đánh mất khả năng gây ra tâm lý sợ hãi ở Châu Âu và Hoa Kỳ, khi các nước này có những biện pháp cứng rắn và toàn diện để ứng phó với họ. Nếu những người Hồi Giáo ở Châu Âu và Hoa Kỳ không tự tránh xa và tố giác những kẻ khủng bố trong cộng đồng mình thì họ sẽ bị đe dọa và tẩy chay. Họ sẽ thấy rất khó kiếm được việc làm tử tế. Ở các nước Hồi Giáo, chỉ còn là vấn đề thời gian đến lúc những người Hồi giáo ôn hòa phải loại bò những kẻ quá khích, hoặc họ sẽ có kết cục là các chính phủ Taliban cai trị họ, giống như ở Afghanistan.[208]

Với việc tiêu diệt Osama bin Laden, phong trào Hồi giáo cực đoan đã bị phân tán và từng nhóm tự mình hoạt động riêng lẻ. Do đó sẽ càng tạp nham và khó kiểm soát hơn. Tuy nhiên, đồng thời các nhóm khủng bố lẻ tẻ ấy lại không có đủ năng lực tri thức để nghĩ ra và tiến hành những cuộc tấn công với quy mô như vụ 11/9.[209]

[207] Lý Quang Diệu, Điều gì sai?

[208] Lý Quang Diệu, phát biểu tại tiệc kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 40 Tanjong Pagar, Singapore, 12/8/2005.

[209] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Graham Allison và Robert D. Blackwill, 2/12/2011.