Lý Quang Diệu - Bàn Về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới - Chương 08 - Phần 1

Chương 8. Tương lai nền dân chủ

Vai trò của chính phủ là gì? Vai trò của một nhà lãnh đạo là gì? Một nhà lãnh đạo cần phải phản ứng như thế nào trước công luận? Những yêu cầu cho chế độ dân chủ là gì? Những rủi ro của nền dân chủ là gì? Sự cân bằng phù hợp giữa luật pháp và trật tự là gì? Sự cân bằng phù hợp giữa cạnh tranh và bình đẳng là gì? Trong các câu trả lời dưới đây, trình bày cốt lõi triết lý chính trị của ông cũng như những bài học thực tiễn từ vai trò lãnh đạo Singapore của ông.

Vai trò của chính phủ là gì?

Chỉ có một chính phủ hiệu quả và có năng lực mới có thể tạo ra khuôn khổ để người dân có thể thực hiện được nhu cầu của họ. Người dân không thể tự mình thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của họ. Họ cần sự ủng hộ và tổ chức của một bộ lạc, hoặc của chính phủ, để đạt được điều này. Công nghệ hiện đại đòi hỏi chuyên môn hóa ở rất nhiều lĩnh vực. Một xã hội công nghệ cao cần nhiều kiến thức và nhiều kỹ năng.[284]

Công việc của một chính phủ là đưa ra những quyết định mạnh mẽ để có thể có được sự chắc chắn và ổn định trong các vấn đề của người dân.[285]

[284] Lý Quang Diệu, phát biểu tại tiệc kỷ niệm Quốc khánh ở Trung tâm Cộng đồng Tarỹong Pagar, Singapore, 16/8/1984.

[285] Chương trình phát thanh một bài phát biểu của Lý Quang Diệu ngày 5/6/1959.

Nghệ thuật của chính quyền là phát huy tối đa những nguồn lực hạn chế có sẵn cho quốc gia sử dụng.[286]

Nhiệm vụ tức thời của chúng ta là xây dựng một xã hội trong đó người dân được tưởng thưởng không phải theo số lượng tài sản họ sở hữu mà theo những đóng góp tích cực của họ cho xã hội bằng sức lao động thể chất hoặc tinh thần. Từ mỗi người theo đúng năng lực của người đó. Đến từng người theo đúng giá trị và đóng góp của người đó cho xã hội.[287]

Một chính phủ tốt được kỳ vọng không chỉ thực hiện và duy trì các chuẩn mực. Người ta còn kỳ vọng chính phủ ấy phải nâng cao những chuẩn mực ấy. Và cuối cùng, chính trong lĩnh vực kinh tế mới đạt được các kết quả. Phải tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm; thêm nhiều người dân có lượng tài sản lớn hơn.[288]

[286] Lý Quang Diệu, phát biểu trước các dân biểu và công chức Singapore, Singapore. 16/11/1959.

[287] Lý Quang Diệu, thông điệp Ngày Quốc tế Lao động. 1/5/1962.

[288] Chương trình phát thanh một bài phát biểu của Lý Quang Diệu ngày 2/6/1960.

Chính nhiệm vụ của chính phủ phát sinh từ cấp cơ sở để giữ cho các đại diện của mình hoạt động trên cơ sở đó, để bảo đảm rằng từ rất lâu trước khi một lời than phiền hoặc bất bình trở thành gay gắt thì đã có những giải pháp được đem ra vận dụng, cần phải giữ mối liên hệ thường xuyên với người dân không chỉ để biết xem họ than phiền điều gì mà còn để dẫn dắt và tổ chức họ, và khắc sâu trong họ những đặc tính xã hội có ích trong việc xây dựng xã hội.[289]

Người phương Tây đã từ bỏ mất một nền tảng đạo đức cho xã hội, vì tin rằng tất cả mọi vấn đề đều có thể giải quyết được nhờ một chính phủ tốt. Ở phương Tây, đặc biệt sau Thế chiến II, chính phủ được nhìn nhận là thành công đến mức có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ vốn do gia đình đảm nhận ở những xã hội kém hiện đại hơn. Ở phương Đông, chúng ta bắt đầu bằng sự tự lực cánh sinh. Ở phương Tây hiện nay lại ngược lại. Chính phủ ủy quyền cho tôi và tôi sẽ giải quyết mọi vấn đề của xã hội.[290]

[289] Lý Quang Diệu, phát biểu tại Trung tâm giải trí quốc gia, Singapore, 25/4/1960.

[290] Fareed Zakaria, Văn hóa là định mệnh: Đàm thoại với Lý Quang Diệu (Culture Is Destiny: A Conversation with Lee Kuan Yew), Foreign Affairs, tập 73, số 2 (tháng 3 -4/1994), tr. 112- 114.

Vai trò của một nhà lãnh đạo là gì?

Nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo là tạo niềm tin trong người dân để họ sẵn sàng đứng lên hưởng ứng. Tuy nhiên không quân đội nào, dù can trường, có thể chiến thắng khi các vị tướng của họ yếu đuối. Các nhà lãnh đạo phải có khả năng lên kế hoạch và vạch ra con đường phía trước và kiên cường đi theo lộ trình. Khi họ cùng nhau chiến đấu và chiến thắng, một mối liên hệ sẽ hình thành giữa người dân và nhà lãnh đạo như cảm giác tin tường sâu sắc và không thể lay chuyển giữa quân đội và các tướng lĩnh cùng sát cánh bên nhau trong trận chiến.[291]

Công việc của bạn với tư cách một nhà lãnh đạo là truyền cảm hứng và khích lệ, chứ không phải rêu rao những ý nghĩ cùng quẩn của mình. Bạn như vậy là khiến cho người dân của mình mất tinh thần.[292]

Một nhà lãnh đạo doanh nghiệp không phải thuyết phục người lao động của mình theo mình. Trong một công ty đã có tôn ti trật tự, và ông ấy triển khai các chính sách thông qua tổ chức. Công việc của ông ấy là thỏa mãn khách hàng và cổ đông của mình. Tuy nhiên, một thủ lĩnh chính trị phải vẽ ra được tầm nhìn tương lai cho người dân của mình, sau đó biến tầm nhìn đó thành các chính sách mà ông ấy phải thuyết phục người dân là rất đáng để ủng hộ, và cuối cùng là khích lệ họ giúp mình triển khai các chính sách ấy.[293]

[291] Lý Quang Diệu, phát biểu tại lễ kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 33 ở Tanjong Pagar, Singapore, 15/8/1998.

[292] Tom Plate. Trò chuyện với Lý Quang Diệu: Singapore công dân: Làm cách nào xây dựng một quốc gia (Conversation with Lee Kuan Yew: Citizen Singapore: How to Build a Nation), Singapore: Marshall Cavendish, 2010, tr. 86.

[293] Lý Quang Diệu, Lãnh đạo chính trị trong những xã hội mới (Political Leadership in New Societies). phát biểu tại Phòng Thương mại Singapore, Hong Kong, 8/12/2000.

Bài kiểm tra đánh giá vai trò lãnh đạo không đơn thuần nằm trong việc lặp lại những nỗi sợ hãi và nghi ngờ, đặc biệt khi những nỗi sợ hãi và nghi ngờ thật sự này có khả năng là giải pháp và bị cho là không hợp lý và vô căn cứ. Là người lãnh đạo rất nhiều cộng đồng, chúng tôi nhận ra những nỗi lo lắng này có tồn tại, nhưng chúng tôi phải đi đầu trong việc xua tan chúng. Chúng tôi không thể chấp nhận để cho mọi việc trôi đi một cách thụ động. Chúng tôi phải đi đầu trong suy nghĩ của công chúng. Sau khi đã thu hút được sự chú ý vào những mối quan tâm của cộng đồng đòi hỏi phải có sự bảo hộ đặc biệt, chúng tôi phải hình thành các giải pháp giúp bảo đảm những mối quan tâm này và thúc đẩy những điều tốt đẹp.[294]

[294] Lý Quang Diệu, phát biểu tại buổi khai mạc cuộc họp lần thứ hai ủy ban Tư vấn Đoàn kết Malaysia, Singapore, 18/12/1961.

Bạn có thể có tài năng hoặc không. Công việc của tôi là tìm ra điều đó, thật nhanh, cho dù một con người phải chịu trách nhiệm về số phận của hơn hai triệu công dân Singapore có năng lực hay không. Nếu người đó không có, tôi đã lãng phí thời gian của mình. Cho dù bạn dạy một người cách chơi golf hoặc dạy một con chó cách phát hiện ma túy thì điều đầu tiên bạn phải biết là: đối tượng ấy có năng lực hay không?[295]

Dấu ấn quan trọng nhất chúng ta có thể để lại không phải bằng cách ở lỳ tại văn phòng, mà là qua cách chúng ta giao quyền để quản trị. Chúng tôi thực hiện quyền lực với tư cách những người được nhân dân ủy thác, với ý thức rất rõ về trách nhiệm ủy thác của mình. Khi những người có quyền coi quyền lực được giao cho mình như một thứ đặc quyền cá nhân thì tất yếu họ sẽ làm giàu cho bản thân, làm lơi cho gia đình mình và ưu ái bạn bè. Những cấu trúc cơ bản của nhà nước hiện đại bị xói mòn, như những rầm đỡ của một căn nhà sau khi bị mối mọt tấn công. Khi đó người dân phải trả giá đắt và lâu dài cho những tội lỗi của những lãnh đạo này. Sự ổn định và tiến bộ trong tương lai của chúng tôi tùy thuộc vào những người kế tục chúng tôi, những người thấu hiểu ý thức về nhiệm vụ được ủy thác, nhận thức được rằng lạm dụng quyền lực và sức mạnh mà họ được giao phó chính là phản bội lại niềm tin. Bằng việc giao quyền lực ngay khi chúng tôi vẫn còn tỉnh táo và vẫn đang có toàn quyền, chúng tôi có thể đảm bảo rằng những người kế tục mình có những đức tính cơ bản để được giao phó quyền lực. Sẽ là vô hiệu quả nếu tham quyền cố vị và tranh giành quyền lực từ chúng tôi khi chúng tôi đã yếu. Khi đó chúng tôi sẽ không có tiếng nói gì với những người kế tục mình.[296]

[295] Lý Quang Diệu, phát biểu tại một hội nghị của Đảng Hành động Nhân dân, Singapore, 15/11/1982.

[296] Lý Quang Diệu, phát biểu tại một bữa tối của Giới quyền uy, Singapore. 25/9/1984.

Một dân tộc vĩ đại không phải chỉ nhờ quy mô của mình. Đó còn là ý chí, khả năng cố kết, sức chịu đựng, kỷ luật của người dân và chất lượng những nhà lãnh đạo của họ nhằm bảo đảm cho dân tộc ấy có một vị trí trang trọng trong lịch sử.[297]

Lịch sử của một dân tộc không phải được quyết định bằng một hoặc hai thất bại hay chiến thắng trong bầu cử. Đó là một quá trình lâu dài và liên tục, không lệ thuộc vào con người và nhân cách, mà lệ thuộc vào những lực lượng chính trị, xã hội và dân tộc vận hành ngay trong một hoàn cảnh nhất định. Và vấn đề chỉ là câu hỏi liệu người ta có thể phân tích, giải mã và nhận thức được các lực lượng đang phát huy vai trò và tính toán được hướng kết quả của tất cả những lực lượng này không. Đây là những nhân tố bền vững hơn, quyết định hơn tất cả những khẩu hiệu mà người dân hay các chính trị gia hoặc các nghiệp đoàn có thể nghĩ ra.[298]

Cho dù mọi sự kiện ở hiện tại lúc này có diễn biến thế nào thì cái logic vĩnh cửu của vị trí địa lý và sức mạnh của các yếu tố lịch sử, dân tộc và kinh tế vẫn chiếm ưu thế. Chúng ta không được đi ngược với những gì là tất yếu lịch sử. Điều này không có nghĩa là chúng ta thụ động chờ đợi lịch sử mở ra. Chúng ta phải tích cực cố gắng thúc đẩy tiến trình lịch sử.[299]

[297] Lý Quang Diệu, phát biểu tại mít tinh quần chúng Ngày Đoàn kết Malaysia, Singapore, 31/8/1963.

[298] Lý Quang Diệu, phát biểu tại mít tinh Ngày Quốc tế Lao động, Singapore, 1/5/1961.

[299] Lý Quang Diệu, phát biểu trước hội sinh viên Đại học Nanyang, Singapore, 6/11/1960.

Một nhà lãnh đạo cần phải phản ứng như thế nào trước công luận?

Tôi đã học cách tảng lờ những ý kiến chỉ trích và lời khuyên từ các chuyên gia và cả những người có vẻ là chuyên gia, đặc biệt là các học giả thuộc các ngành khoa học xã hội và chính trị. Họ nghĩ ra những chính sách về cách phát triển của một xã hội giống với mô hình lý tưởng của họ, đặc biệt là cách giảm đói nghèo và mở rộng phúc lợi. Tôi luôn cố gắng đúng đắn nhưng không phải là đúng đắn về mặt chính trị.[300]

Điều mà thế giới phương Tây không hiểu là cuối cùng, tôi không lo lắng về chuyện người ta đánh giá tôi thế nào. Tôi lo lắng về sự đánh giá mà người dân do tôi quản trị đưa ra với tôi kia.[301]

Tôi không tiếp nhận bất kỳ điều gì một cách quá nghiêm trọng. Nếu tôi làm như vậy, tôi sẽ phát ốm ngay. Người ta sẽ nói về bạn với rất nhiều chuyện ngớ ngẩn. Nếu bạn tiếp nhận những chuyện ấy quá nghiêm túc thì bạn sẽ phát điên mất.[302]

Con người phải biết cách vượt qua cám dỗ của các phương tiện truyền thông thời sự chuyên lấy lòng người ta. Đừng bao giờ bận tâm với những gì các phương tiện truyền thông thời sự nói.[303]

[300] Lý Quang Diệu, Từ thế giới thứ ba lên thế giới thứ nhất: Câu chuyện Singapore. 1965 - 2000 (From the Third World to the First: The Singapore Story, 1965 - 2000), New York: HarperColling, 2000, tr. 688.

[301] Tom Plate, Trò chuyện với Lý Quang Diệu. tr. 31.

[302] Chương trình phát thanh một cuộc họp báo với Lý Quang Diệu, 19/11/1961.

[303] Lý Quang Diệu, phát biểu tại bữa tiệc trưa của Quốc hội Australia, Canberra, 20/10/1976.

Chính phủ, để hoạt động hiệu quả, ít nhất phải gây ấn tượng về sức chịu đựng, và một chính phủ chạy theo sự đỏng đảnh của cử tri - khi những người đánh dấu vào lá phiếu không hoàn toàn mù chữ mà chỉ biết chữ nửa vời thì điều này càng tệ hại hơn - chính là một chính phủ đã bị suy yếu trước khi kịp bắt đầu công việc quản trị của mình.[304]

Ý tưởng của tôi về một chính phủ của nhân dân là bạn không phải lúc nào cũng vì nhân dân khi bạn thực hiện quyền quản trị. Có những lúc bạn phải không thuộc về nhân dân. Nhưng đến cuối nhiệm kỳ của mình, bạn cần mang lại những lợi ích lớn để người dân nhận ra những gì bạn làm là cần thiết và sẽ tiếp tục bỏ phiếu cho bạn. Đó chính là nền tảng để tôi quản trị. Nếu bạn muốn lúc nào cùng vì nhân dân, bạn sẽ quản lý rất tệ.[305]

[304] Phiên hỏi đáp với Lý Quang Diệu tại Viện Hoàng gia Quan hệ Quốc tế, London, 14/5/1962.

[305] Han Fook Kwang, Warren Femadez và Sumiko Tan, Lý Quang Diệu: Con người và những ý tưởng (Lee Kuan Yew: The Man and His Ideas), Singapore: Straits Times, 1998, tr. 127.

Tôi chưa bao giờ quá lo ngại hoặc bị ám ảnh bởi những cuộc thăm dò dư luận hay lấy ý kiến cử tri. Tôi nghĩ một nhà lãnh đạo như vậy là một nhà lãnh đạo kém. Nếu bạn bận tâm về chuyện xếp hạng của bạn lên hay xuống, khi đó bạn không còn là nhà lãnh đạo nữa. Bạn đẽo cày giữa đường thì bạn sẽ chẳng bao giờ xong cái cày cả. Giữa việc được yêu quý và được sợ hãi, tôi luôn tin Machiavelli[306] đúng. Nếu chẳng có ai sợ tôi thì tôi vô nghĩa. Khi tôi nói gì đó tôi phải được tiếp nhận một cách rất nghiêm túc. Từ những gì dân chúng nghĩ về tôi lúc này lúc khác, tôi xem là hoàn toàn không thích đáng. Toàn bộ cơ sở có thể trái ngược, nhưng nếu tôi biết điều này đúng thì tôi vẫn quyết tâm làm, và tôi hoàn toàn tin chắc khi mọi việc diễn ra, tôi sẽ chiến thắng. Công việc của tôi với tư cách một lãnh đạo là bảo đảm rằng trước cuộc bầu cử tiếp theo, tôi đã phát triển đủ và nêu rõ cho người dân để tôi có thể chèo lái họ.[307]

[306] Niccolò di Bemardo dei Machiavelli (1469 -1527) là nhà ngoại giao, nhà triết học chính trị. sử gia, nhà thơ, nhà soan kịch và là nhân vật trung tâm của bộ máy chính trị thời Phục hưng Italia. Ông được biết đến với các luận thuyết về chủ nghĩa hiện thực chính trị (tác phẩm Quân Vương) và chủ nghĩa cộng hòa (tác phẩm Discourses on Livỳ). Machiavelli chủ trương, trong đời sống, đặc biệt trong đấu tranh chính trị: Nhà vua vừa là chồn cáo, vừa là sư tử và con người muốn xứng đáng là một con người phải tiến thẳng vững vàng tới mục đích. Mục đích sẽ chứng minh tính đúng đắn của biện pháp. -ND

[307] Như trên, tr. 229.

Những yên cầu cho chế độ dân chủ là gì?

Pakistan, Indonesia và Miến Điện là các trường hợp gợi cho ta nhớ rằng nhà nước dân chủ không phải là thể chế ổn định chỉ đơn thuần nhờ kiến tạo được một hiến pháp dân chủ.[308]

Trong một xã hội dân chủ thì công việc của chúng tôi là gì? Trước hết, vận động công luận. Chúng tôi phải làm cho mọi người chuẩn bị sẵn tâm lý để tiếp nhận những điều này, hoặc càng nhiều người càng tốt, tranh luận và chỉ ra xem chúng tôi sẽ đi tới đâu, những chính sách nào đó sẽ đưa chúng tôi tới đâu.[309]