Lý Quang Diệu - Bàn Về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới - Chương 08 - Phần 2

Một xã hội dân chủ không tự vận hành được. Nó đòi hỏi hai thứ để thành công. Thứ nhất, phải có một cử tri đoàn thận trọng và quan tâm để lựa chọn, và sau đó kiểm soát bằng sức mạnh của công luận đối với những chính trị gia mà họ chọn để đảm nhận những công việc của đất nước. Thứ hai, một hệ thống dân chủ phải có các chính đảng trung thực và đủ năng lực để hệ thống ấy có thể lựa chọn những đảng lãnh đạo thay thế.[310]

Việc Singapore có thành công như một chế độ dân chủ với một bộ máy hành chính trung thực hay rơi vào tuyệt vọng và trở thành chế độ độc tài với một bộ máy hành chính tham nhũng tùy thuộc vào việc liệu có đủ những con người được giáo dục đào tạo sẵn sàng xuất hiện để đảm nhận trách nhiệm của mình thay vì nhìn đất nước đi xuống hay không.[311]

[308] Lý Quang Diệu, phát biểu tại buổi khai trương Trung tâm Dịch vụ Dân sự, Singapore. 15/8/1959.

[309] Lý Quang Diệu, phát biểu tại một hội thảo về Khái niệm dân chủ tai Trung tâm Nghiên cứu Chính trị, Singapore, 16/8/1964.

[310] Lý Quang Diệu, phát biểu trong một cuộc mít tinh bầu cử tại Hội đồng Thành phố, Singapore, 20/12/1957.

[311] Lý Quang Diệu, phát biểu tại một cuộc mít tinh ở Klang, Singapore. 14/4/1964.

Trong một xã hội dân chủ, chỉ ngồi và nhìn những chiến sĩ đấu tranh thôi thì chưa đủ. Các nghiệp đoàn của bạn, các quan chức của bạn, các thành viên của bạn và tất cả mọi người phải có quan điểm của mình, vì bằng cách nêu quan điểm, bạn sẽ làm cho cuộc chiến bớt tổn thất và đau xót cũng như khả năng thành công chắc chắn hơn. Nếu cuộc chiến thua, khi đó bạn, nghiệp đoàn của bạn, các quyền học thuật của bạn và sự tự do học thuật của bạn sẽ trở thành những từ ngữ rồng tuếch.[312]

Công dân phải sẵn sàng ủng hộ các nhà lãnh đạo mà họ bầu chọn bằng cách cố gắng và chấp nhận những hy sinh cũng như kỷ luật cần để đạt được những mục tiêu đã nhất trí với nhau. Người dân càng không sẵn sàng chấp nhận hy sinh và nỗ lực thì tăng trưởng kinh tế càng thấp. Tính kỷ luật xã hội càng lòng lẻo và sự đồng thuận càng phân tán thì thành tích đạt được càng yếu và năng suất càng thấp.[313]

Sự vận hành của một hệ thống dân chủ về cơ bản là những vấn đề quan trọng được đặt ra trước nhân dân qua các cuộc bầu cử quyết liệt. Và bất kỳ ai được lựa chọn để đại diện cho người dân đều được kỳ vọng thực hiện những nhiệm vụ nhân dân trao cho họ. Đây chính là cốt lõi của hê thống dân chủ.[314]

[312] Lý Quang Diệu, phát biểu tại một bữa tối của Liên đoàn Sinh viên Đại học Malaya, Singapore, 30/11/1961.

[313] Lý Quang Diệu, phát biểu tại lễ tuyên thệ nhậm chức của Nội các Singapore. Singapore, 2/1/1985.

[314] Lý Quang Diệu, phát biểu về sắc lệnh Duy trì An ninh Công cộng, Singapore, 8/10/1958.

Những rủi ro của nền dân chủ là gì?

Mỗi người một lá phiếu chính là hình thức chính phủ khó khăn nhất. Lúc này lúc khác, kết quả có thể rất lung tung. Đôi khi người dân không kiên định. Họ cảm thấy chán nản với những cải tiến đều đặn trong cuộc sống và trong một thời điểm hấp tấp, họ bỏ phiếu cho một sự thay đổi chỉ để thay đổi.[315]

Cho nên chừng nào bạn vận hành mô hình mỗi người một lá phiếu này, lời kêu gọi dễ nhất có thể đưa ra cho toàn dân là những lời kêu gọi đơn giản, tình cảm, không phải là phát triển kinh tế và tiến bộ cũng như tất cả những điều khác mà họ không hiểu rõ, mà là những điều đơn giản: niềm tự hào về chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, văn hóa.[316]

[315] Lý Quang Diệu, phát biểu tại một cuộc mít tinh ở Quảng trường Fullertoạ Singapore, 19/12/1984.

[316] Lý Quang Diệu, phát biểu tại Đại học Malaya, Kuala Lumpur, 28/8/1964.

Chế độ dân chủ đại nghị với mỗi người một lá phiếu sẽ chỉ có tác dụng nếu người dân lựa chọn một cách có lý trí từ nhiều lựa chọn mà họ nhận được trong một cuộc bầu cử. Chẳng bao giờ có mô hình lý tưởng cả. Cử tri đối mặt với việc lựa chọn rất hạn chế các trường hợp khác nhau. Cử tri phải hài hòa những hy vọng và mong muốn của mình với những gì các đảng phái đưa ra. Hệ thống dân chủ sụp đổ nếu người dân có lựa chọn phi lý, như đã từng xảy ra tại Pháp sau Thế chiến II cho tới khi [Charles] de Gaulle gạt bỏ Đệ tứ Cộng hòa. Hệ thống này cùng thất bại nếu không một đảng nào đưa ra được một sự lựa chọn duy lý, như ở Indonesia trong giai đoạn 1949 và 1959 cho tới khi Tổng thống Sukamo gạt bỏ Quốc hội và tự xác lập mình như là “người dẫn dắt” nền dân chủ.[317]

[317] Lý Quang Diệu, phát biểu vào thời điểm trước bầu cử tại Singapore. 24/4/1964.

Vậy chúng ta đang tìm kiếm điều gì? Một hình thức chính phủ được xem là thoải mái vì đáp ứng những nhu cầu của chúng ta thì không đàn áp và nâng tối đa những cơ hội của chúng ta. Và cho dù bạn có mô hình mỗi người một lá phiếu hay vài người một lá phiếu hoặc vài người hai lá phiếu thì đó vẫn là những hình thức cần vạch rõ. Về mặt tri thức, tôi không thấy thuyết phục rằng mỗi người một lá phiếu là tốt nhất. Chúng tôi thực hiện mô hình này vì đó là những gì người Anh để lại cho chúng tôi, và chúng tôi không thực sự thấy cần phải thay đổi nó. Nhưng cá nhân tôi rất tin rằng chúng tôi sẽ có một hệ thống tốt hơn nếu chúng tôi trao cho mỗi người dân từ bốn mươi tuổi trở lên và đã có gia đình hai lá phiếu, bởi vì người đó chắc chắn sẽ thận trọng hơn, bỏ phiếu cho cả con cái của mình. Người đó chắc chắn sẽ bỏ phiếu một cách nghiêm túc hơn là một thanh niên dưới ba mươi. Đồng thời, một khi ai đó qua tuổi sáu mươi lăm, đó lại là một vấn đề. Từ tuổi bốn mưới đến sáu mươi là lý tưởng và ở tuổi sáu mươi người ta nên quay lại với chỉ một lá phiếu, nhưng cách đó sẽ rất khó sắp xếp.[318]

[318] Fareed Zakaria, Văn hóa là định mệnh, tr. 119.

Mô hình mỗi người một lá phiếu, trên cơ sở hệ thống dân chủ nghị viện phương Tây, hiệu quả trong khuôn khổ những giới hạn nhất định. Bạn có những thứ như thái độ bất biến, về cái gì là đúng và cái gì là sai.

Chà, người dân của bạn tự động phản ứng lại những tác nhân kích thích cơ bản nhất định, nhưng bạn phải cho phép có một cuộc đấu ai tham gia cùng được, và ở tất cả những quốc gia mới nổi lên người ta đối mặt với rắc rối ngay sau khi giành được độc lập. Đây là một trong những vấn đề của một xã hội mới nổi. Quyền lực phải được thực thi. Và khi quyền lực không được hậu thuẫn bởi vị thế, uy tín hay tập quán thì nó phải tích cực chống lại sự thách thức.[319]

[319] Lý Quang Diệu, phát biểu trước các công chức Singapore tại Trung tâm Chính trị. Singapore, 14/6/1962.

Sự cân bằng phù hợp giữa luật pháp và trật tự là gì?

Cái ngày ông [Mikhail] Gorbachev nói với quần chúng tại Moscow: không việc gì phải sợ KGB, tôi đã hít một hơi thật sâu. Con người này là một thiên tài thật sự, tôi nói. Ông ấy ngồi trên đỉnh của một cỗ máy khủng bố và tuyên bố: không có gì phải sợ. Chắc chắn ông ấy phải có một kế hoạch dân chủ hóa rất ghê gớm. Cho tới khi tôi gặp ông ấy, và tôi thấy ông ấy hoàn toàn lúng túng trước những gì đang xảy ra quanh mình. Ông ấy đã nhảy xuống phần rất sâu của bể nước mà không hề biết cách bơi.

Tôi hiểu Đặng Tiểu Bình khi ông ấy nói: nếu phải bắn hãy bắn ngay, bởi vì nhiều khả năng là Trung Quốc sẽ đại loạn trong 100 năm tới. Đặng hiểu, và ông ấy thả lòng dần dần. Không có Đặng, Trung Quốc đã vỡ tan.[320]

[320] Richard Lambert. Peter Montasnon. và Will Dawking, Nhà lãnh đạo kỳ cựu châu Á coi thường chính sách của Hoa Kỳ (Veteran Asian Leader Scoms US Policy), Financial Times, 19/5/1999.

Pháp quyền đồng nghĩa với quyền được xét xử trước tòa, quyền tự do, quyền được lập hội và bày tỏ chính kiến, quyền tụ tập, quyền biểu tình hòa bình: ngày nay không ở đâu trên thế giới những quyền này được phép thực hiện mà không có những giới hạn, vì nếu áp dụng một cách mù quáng, những ý tưởng này có thể đi theo hướng hủy hoại xã hội có tổ chức. Bài kiểm tra quyết định đối với bất kỳ hệ thống pháp luật nào không phải là sự hoành tráng hoặc tầm lớn lao của những khái niệm lý tưởng mà trên thực tế là, liệu có thể tạo ra trật tự và công lý trong các mối quan hệ giữa người với người, và giữa con người với nhà nước hay không. Để duy trì trật tự này với sự khoan dung và nhân bản ở mức độ tốt nhất là cả một vấn đề. Trong một xã hội ổn định và vững chắc, luật pháp thường là một tiền thân cho trật tự. Nhưng thực tiễn nhọc nhằn của công tác duy trì hòa bình giữa người với người và giữa chính quyền với cá nhân có thể được mô tả một cách chính xác hơn nếu như cụm từ đó được thay đổi thành “trật tự và luật pháp” vì không có trật tự thì luật pháp không thể phát huy tác dụng. Trật tự đã được xác lập và các quy định sẽ có khả năng được thi hành trong một xã hội ổn định, chỉ khi đó mới có thể xây dựng những mối quan hệ con người giữa người dân với người dân, và giữa người dân với nhà nước theo đúng những quy định luật pháp đã định trước. Và khi không thể kiểm soát nổi tình trạng mất trật tự ngày càng tăng và công khai thách thức chính quyền thì khi đó, những quy định mạnh mẽ phải được hình thành để duy trì trật tự sao cho luật pháp có thể tiếp tục quản lý các mối quan hệ con người. Một khả năng khác là để cho tình trạng hỗn loạn và vô chính phủ lấn át trật tự.[321]

Tất cả các lành thổ thuộc địa đã giành được độc lập kể từ khi kết thúc Thế chiến II đều phải trang bị cho mình những đạo luật khẩn cấp. Chính quyền giỏi không lệ thuộc vào việc có thiếu vắng những sức mạnh này hay không. Điều đó phụ thuộc vào việc sử dụng những sức mạnh ấy một cách khôn ngoan, đúng đắn và có sự phân biệt bởi những đại diện do nhân dân bầu ra và phải trả lời trước nhân dân.[322]

Để thành công, xã hội phải duy trì sự cân bằng giữa việc bồi dưỡng nhóm ưu tú và khuyến khích nhóm trung bình cải thiện. Phải có cả hợp tác và cạnh tranh giữa người dân trong cùng một xã hội.[323]

[321] Lý Quang Diệu, phát biểu tại dạ tiệc thường niên Hội Luật pháp Đại học Singapore, Singapore, 18/1/1962.

[322] Lý Quang Diệu, phát biểu về sắc lệnh Duy trì An ninh Công cộng, Singapore, 8/10/1958.

Sự cân bằng phù hợp giữa cạnh tranh và bình đẳng là gì?

[323] Lý Quang Diệu, phát biểu nhân tiệc Quốc khánh TanjongPagar, Singapore, 13/8/1987.

Nếu tất cả mọi người đạt được phần thưởng như nhau, giống như dưới chế độ cộng sản chủ nghĩa với công việc bảo đảm thì sẽ chẳng còn ai cố gắng vượt lên cả; xã hội sẽ không phát triển và sự tiến bộ sẽ ở mức tối thiểu. Điều đó dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống cộng sản chủ nghĩa. Mặt khác, trong một xã hội cạnh tranh cao nơi người thắng có phần thưởng lớn còn người thua hưởng ít, sẽ có sự chênh lệch lớn giữa tầng lớp trên đỉnh và tầng lớp dưới đáy xã hội, như ở Mỹ. Rốt cuộc, vấn đề cơ bản về công bằng trong xã hội sẽ cần được giải quyết. Nhưng trước tiên, chúng ta phải tạo ra của cải vật chất. Để làm điều đó, chúng ta phải cạnh tranh và có một phần “dương” đủ mạnh. Nếu chúng ta có quá nhiều phần “âm” và phân phối lại quá nhiều thu nhập của những người thành công thì khi đó chúng ta sẽ làm thui chột động lực phấn đấu và thành công của họ, và có thể để mất quá nhiều những người có năng lực, những người sẽ tìm tới các quốc gia khác nơi họ không bị đánh thuế quá nặng. Mặt khác, nếu có quá nhiều người ở tầng lớp dưới cảm thấy bị gạt bỏ thì xã hội của chúng ta sẽ bị chia rẽ và bức bối, và tính cố kết sẽ bị mất đi. Chủ nghĩa cộng sản đã thất bại. Nhà nước phúc lợi của các thể chế dân chủ phương Tây cùng thất bại.

Luôn có nhu cầu cân bằng giữa một xã hội cạnh tranh và thành công với một xã hội gắn kết và nhân hậu. Điều đó đòi hỏi có sự đánh giá đạt được một thỏa thuận hoặc hợp đồng xã hội. Mỗi xã hội phải đi đến điểm tối ưu vì chính mình. Giữa hai đầu, rất cạnh tranh và công bằng thái quá, là phương kế hành động ôn hòa. Điểm này sẽ thay đổi theo thời gian và các giá trị thay đổi.[324]

[324] Lý Quang Diệu, phát biểu tại lễ kỷ niệm 45 năm của Đảng Hành động Nhân dân, Singapore, 21/11/1999.

Tôi có thể giải thích rõ nhất nhu cầu cân bằng giữa cạnh tranh cá nhân và đoàn kết nhóm bằng cách sử dụng hình ảnh ẩn dụ là biểu tượng âm - dương của phương Đông. Trong xã hội cạnh tranh, dương (nam tính) càng lớn thì thành tích tổng thể càng cao. Nếu người thắng cuộc lấy cả thì cạnh tranh sẽ gay gắt, nhưng đoàn kết nhóm sẽ yếu. Nếu tính đoàn kết âm (nữ tính) càng lớn, với phần thưởng được phân chia đồng đều, thì đoàn kết nhóm càng lớn nhưng tổng thành tích càng yếu do cạnh tranh giảm đi. Chúng ta thu xếp sự hỗ trợ, nhưng theo cách sao cho chỉ những người không còn lựa chọn nào khác mới nhận được. Cách này đối lập với những quan điểm ở phương Tây, nơi những người theo chủ nghĩa tự do tích cực khuyến khích người dân đòi hỏi các quyền mà không hề cảm thấy xấu hổ, gây ra tình trạng bùng nổ chi phí phúc lợi.[325]

[325] Lý Quang Diệu, Từ thế giới thứ ba lên thế giới thứ nhất, tr. 106.

Chỉ trong một thế hệ (1965 đến 1990), chúng tôi đã đi từ thế giới thứ ba lên thế giới thứ nhất. 20 năm tiếp theo cho đến 2010, Singapore cần đạt được tư thế và diện mạo của một thành phố sôi nổi và hoạt bát. Để xây dựng một Singapore như thế, chúng tôi cần một chính phủ rất mạnh, với những lãnh đạo có năng lực nhất, mạnh mẽ nhất và tận tâm nhất. Chỉ những lãnh đạo như vậy mới có thể giúp cho kinh tế tăng trưởng, tạo ra nhiều công ăn việc làm và tạo ra thu nhập để chi trả cho việc trang bị và đào tạo Lực lượng Vũ trang Singapore (SAF) thế hệ thứ ba. Lực lượng SAF 3-G này đem lại an ninh và tự tin cho người dân chúng tôi và các nhà đầu tư nước ngoài bảo đảm rằng chúng tôi có thể làm được nhiều hơn là chỉ bảo vệ chính mình. Nếu xảy ra tình trạng mất an ninh thì đầu tư sẽ giảm đi. Điều đó có nghĩa là người dân nghèo đi và bất ổn tăng lên.

Để duy trì sự gắn kết xã hội, chúng tôi tạo vùng đệm cho nhóm thấp nhất, những người có thành tích kém hơn, là 20 - 25% so với sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường. Chúng tôi hỗ trợ những người lao động thu nhập thấp hơn bằng thu nhập bổ sung, tất cả những cách làm này nhằm có một xã hội công bằng.[326]

[326] Lý Quang Diệu, phát biểu tại lễ kỷ niệm Quốc khánh Tanjong Pagar, Singapore, 15/8/2010.

o0o