Lý Quang Diệu - Bàn Về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới - Chương 09 - Phần 1

Chương 9. Lý Quang Diệu tư duy như thế nào?

Những nguyên tắc chiến lược cơ bản nhất của ông là gì? Làm thế nào ông tiếp cận được với tư duy và cách lập chính sách mang tính chiến lược? Những trải nghiệm cá nhân và chuyên môn gì đã giúp hình thành cách tiếp cận đó? Các mô thức chiến lược gì giúp định hình cách tiếp cận đó? Lịch sử đóng vai trò gì trong tư duy và lập chính sách mang tính chiến lược? Sự sáng sủa đóng vai trò gì trong tư duy và lập chính sách mang tính chiến lược? Quan điểm của ông về lý do các xã hội tiến bộ có ảnh hưởng như thế nào đến tư duy chiến lược của ông? Quan điểm của ông về lý do các xã hội trì trệ hoặc suy thoái có ảnh hưởng như thế nào đến tư duy chiến lược của ông? Những phẩm chất gì định hình nên một nhà lãnh đạo thành công? Các nhà lãnh đạo thường hay phạm phải sai lầm chính sách công nào nhất? Ông ngưỡng mộ nhà lãnh đạo nào nhất và tại sao? Ông mong muốn được mọi người nhớ về mình như thế nào? Các câu trả lời của cho những câu hỏi này cho thấy rất nhiều điều về những nguyên tắc và thế giới quan đã định hình nên lựa chọn chính trị của ông.

Những nguyên tắc chiến lược cơ bản nhất của ông là gì?

Con người, dù có thể rất lấy làm tiếc, vốn xấu xa và phải được kiềm chế tránh khỏi thói xấu của mình.[327]

Chúng ta có thể chinh phục được không gian, nhưng chúng ta chưa học được cách chinh phục những bản năng và tình cảm nguyên thủy của mình vốn rất cần cho sự tồn tại của chúng ta trong Thời kỳ Đồ đá, không phải ở kỷ nguyên không gian.[328]

[327] Han Fook Kwang, Warren Fernadez và Sumiko Tan, Lý Quang Diệu: Con người và những ý tưởng (Lee Kwan Yew: The Man and His Ideas), Singapore: Straits Times, 1998, tr. 194.

[328] Lý Quang Diệu, thông điệp năm mới, 1/1/1958.

Một trong những sự kiện cá nhân bi thảm nhất là khi Ngài Nehru đối mặt với nỗi đau cùng cực do vỡ mộng trong niềm tin cơ bản của mình. Thực tế, nền chính trị quyền lực ở châu Á cùng cổ xưa như những bộ tộc đầu tiên xuất hiện, và cho dù chúng ta có thích hay không thì nếu chúng ta muốn tồn tại và duy trì được những bản sắc tách biệt của chính mình, chúng ta rất cần học xem những gì là lợi ích chung ở bất kỳ thời điểm nào của một nhóm các dân tộc.[329]

Tôi luôn nghĩ rằng con người cùng giống như động vật, trong khi luận thuyết Khổng giáo nói rằng điều này có thể cải thiện được. Tôi không dám chắc có thể làm được điều đó không, nhưng đúng là có thể đào tạo con người, có thể đưa con người vào kỷ luật. Bạn có thể làm cho một người thuận tay trái viết được bằng tay phải của họ, nhưng bạn thật sự không thể thay đổi được bản năng bẩm sinh của người đó.[330]

Người ta cho rằng tất cả đàn ông và đàn bà đều bình đẳng và nên được bình đẳng. Nhưng bình đẳng có thực tế hay không? Nếu không được thì việc cứ bám lấy bình đẳng chắc chắn dẫn tới suy thoái.[331]

[329] Sunanda K. Datta-Ray. Hướng Đông để trông Tây: Sứ mệnh Ấn Độ của Lý Quang Diệu (Looking East to Look West: Lee Kuan Yew’s Mission India), Singapore: ISEAS, 2009, tr. 177.

[330] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Mark Jacobson, 6/7/2009.

[331] Lý Quang Diệu, phát biểu tại Diễn đàn Sáng tạo 21 Asahi, Tokyo, 20/11/1992.

Một trong những thực tế của cuộc sống là không bao giờ có hai thứ gì ngang bằng nhau, dù về độ nhỏ hay độ to. Sinh vật không bao giờ ngang bằng. Ngay cả trong trường hợp song sinh giống hệt nhau, thì vẫn có một người ra đời trước người kia và được ưu tiên hơn người kia. Cho nên với loài người cùng vậy, các bộ tộc cùng vậy và các dân tộc cùng vậy.[332]

Con người sinh ra vốn đã không bình đẳng. Họ phải cạnh tranh rất nhiều. Các thể chế như chủ nghĩa cộng sản Liên Xô đã thất bại, bởi vì họ tìm cách dàn đều lợi nhuận. Khi đó không ai làm việc chăm chỉ nữa. nhưng tất cả mọi người đều muốn được càng nhiều càng tốt, nếu không nói là nhiều hơn so với người khác.[333]

[332] Lý Quang Diệu. “Cá lớn và cá nhỏ trong vùng biển châu Á” (Big and Small Fishes in Asian Waters), phát biểu tại cuộc họp của Câu lạc bộ Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Đại học Singapore, Singapore. 15/6/1966.

[333] Lý Quang Diệu, phát biểu tại tiệc kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 41 Tanjong Pagar, Singapore, 18/8/2006.

Ban đầu tôi cũng tin rằng mọi đàn ông và đàn bà đều bình đẳng. Giờ tôi biết rằng đó là điều khó có khả năng xảy ra nhất bởi vì hàng triệu năm đã trôi qua trong quá trình tiến hóa, con người tản mát khắp nơi trên bề mặt Trái đất này, bị cách ly với nhau, phát triển độc lập, có sự pha trộn khác nhau về chủng tộc, dân tộc, khí hậu, thổ nhưỡng. Đây là điều tôi đã đọc được và tôi kiểm nghiệm so với quan sát của mình. Chúng ta đọc rất nhiều điều. Thực tế rằng mọi thứ được in ra và được ba, bốn tác giả nhắc lại không có nghĩa là mọi thứ ấy đều đúng sự thật. Có thể tất cả đều sai. Nhưng qua kinh nghiệm của bản thân tôi kết luận: đúng, có sự khác biệt.[334]

Trong bất kỳ xã hội nào, cứ 1.000 đứa trẻ ra đời, có một tỷ lệ gần như là thiên tài, một tỷ lệ ở mức trung bình và một tỷ lệ là những đứa khờ khạo. Chính những đứa trẻ thiên tài và trên trung bình mới quyết định hình thức của những gì sắp đến. Chúng ta muốn một xã hội công bằng. Chúng ta muốn dành cho tất cả mọi người các cơ hội bình đẳng. Nhưng, trong sâu thẳm tư duy của mình, chúng ta chẳng bao giờ tự mình quyết định rằng hai con người bình đẳng với nhau về thể lực, về động cơ, về mức độ tận tụy và về năng lực bẩm sinh.[335]

[334] Kwang và các cộng sự, Lý Quang Diệu: Con người và những ý tưởng, tr. 175.

[335] Lý Quang Diệu, phát biểu tại tiệc khai trương Hội Quản trị Kinh doanh Đại học Singapore, Singapore, 27/8/1996.

Cuốn sách Thói kiên ngạo chết người: Những sai lầm của chủ nghĩa xã hội (The Fatal Conceit: Errors of Socialism) của Fredrick Hayek nêu được sự minh bạch và uy quyền mà tôi cảm nhận được từ lâu nhưng không có khả năng diễn đạt, cụ thể là tình trạng thiếu sáng suốt của những bộ óc xuất chúng, kể cả Albert Eingtein, khi họ tin rằng một bộ não siêu việt có thể nghĩ ra một hệ thống tốt hơn và mang lại “công bằng xã hội” cao hơn so với những gì quá trình tiến hóa lịch sử, hoặc chủ nghĩa Darwin trong kinh tế, có thể đem lại qua nhiều thế kỷ.[336]

Không một cường quốc nào, không một tôn giáo nào, không một hệ tư tưởng nào có thể chinh phục được thế giới, hoặc biến đổi nó theo ý của mình. Thế giới quá đa dạng. Các chủng tộc, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ và lịch sử khác nhau đòi hỏi những lộ trình khác nhau để đi tới dân chủ và thị trường tự do. Các xã hội trong một thế giới toàn cầu hóa - được gắn kết qua lại nhờ vệ tinh, truyền hình, Internet và du lịch - sẽ ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Hệ thống xã hội đáp ứng được tốt nhất các nhu cầu gì của một dân tộc ở một giai đoạn cụ thể trong tiến trình phát triển của họ sẽ được giải quyết bởi chủ nghĩa Darwin về xã hội.[337]

[336] Kwang và các cộng sự, Lý Quang Diệu: Con người và những ý tưởng, tr. 159.

[337] Lý Quang Diệu, Hoa Kỳ: Cơ hội ở châu Á, thách thức ở Trung Đông (US: Opportunities in Asia, Challenges in the Middle East), phát biểu tại Đại học Southern Methodist Dallas, 19/10/2006.

Làm thế nào ông tiếp cận được với tư duy và cách lập chính sách mang tính chiến lược?

Tôi tự mô tả bản thân mình, có lẽ theo các thuật ngữ châu Âu, nằm giữa xu hướng bảo thủ và xã hội chủ nghĩa. Tôi xin tự nhận là một người tự do. Cũng như ai đó tin vào các cơ hội bình đẳng để tất cả mọi người đều có được một cơ hội ngang bằng nhằm phát huy tối đa bản thân, và với lòng nhân ái nhất định để bảo đảm rằng thất bại không rời tự do. Tôi muốn điều hành hệ thống hiệu quả nhất có thể, nhưng có trợ cấp cho những người làm việc chưa hiệu quả bởi vì họ không được tự nhiên ưu ái hoặc họ không thể nỗ lực được hơn. Tôi là một người tự do theo đúng nghĩa kinh điền của từ đó thể hiện ở chỗ tôi không bó buộc vào một lý thuyết cụ thể nào về thế giới hay xã hội cả. Tôi rất thực dụng. Tôi sẵn sàng nhìn nhận vấn đề và nói xem đâu là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề nhằm đem lại hạnh phúc và sự sung mãn cao nhất cho nhiều người nhất?[338]

[338] Kwang và các cộng sự, Lý Quang Diệu: Con người và những ý tưởng, tr. 130.

Quá trình giáo dục của tôi trong một gia đình ba thế hệ khiến tôi trở thành một người theo Khổng giáo một cách vô thức. Nó thấm vào bạn niềm tin Khổng giáo rằng xã hội vận hành hiệu quả nhất khi mọi người đều có mục tiêu trở thành quân tử. Mẫu hình lý tưởng là bậc quân tử. Điều đó có nghĩa là người đó không làm những điều xấu, cố gắng làm điều tốt, hiếu để với cha mẹ, thủy chung với vợ, giáo dưỡng con cái thật tốt, đối đãi trọng thị với bạn bè và là một thần tử trung thành của nhà vua. Triết lý sâu xa là để một xã hội vận hành tốt, bạn phải có chung quyền lợi với quần chúng nhân dân, rằng xã hội phải được ưu tiên hơn quyền lợi cá nhân. Đây là sự khác biệt cơ bản với nguyên tắc của người Mỹ, nơi các quyền cơ bản là của cá nhân.[339]

[339] Tom Plate, Trò chuyện với Lý Quang Diệu: Singapore công dân: Làm cách nào xây dựng một quốc gia (Conversation with Lee Kuan Yew: Citizen Singapore: How to Build a Nation), Singapore: Marshall Cavendish, 2010, tr. 177.

Khi tôi đi đây đi đó, tôi quan sát xem một xã hội, một chính thể hoạt động như thế nào. Tại sao họ lại tốt? Và những ý tưởng này sinh không phải chỉ để đọc. Ban có thể đọc về nó, nhưng nếu bạn không liên hệ nó với bản thân thì vô nghĩa, tôi luôn làm như thế này. Bạn không được bỏ qua tầm quan trọng của việc thảo luận với những người uyên bác. Tôi xin nói rằng việc này có ích hơn là lĩnh hội hay lướt xem cả đống tài liệu. Vì trong một quá trình trao đổi ngắn, bạn có thể rút ra được tinh túy của những gì một ai đó có kiến thức và kinh nghiệm phong phú đã đạt được.[340]

Không phải ngẫu nhiên chúng tôi đi được tới đây. Mọi điều khả dĩ có thể đi sai, chúng tôi đều cố gắng ngăn chặn trước. Đó là cách chúng tôi tới được đây, đó là lý do vì sao chúng tôi có được nguồn dự trữ lớn. Vì nếu chúng tôi không có nguồn dự trữ thì khi chúng tôi gặp rắc rối, chúng tôi không có gì cả, tất cả những gì chúng tôi có là bộ máy chức năng đòi hỏi trí tuệ, những kỹ năng đặc biệt phối hợp với nhau thành một dạng phức hợp, với nguồn vào từ nhiều dân tộc và các chuyên gia của họ về dịch vụ tài chính, sản xuất, du lịch, cùng tất cả các dạng hoạt động kinh tế khác gộp lại. Không dễ để tái tạo lại. Tôi xem đây là đóng góp lớn nhất mà tôi có thể làm được, điều đáng giá nhất để làm.[341]

[340] Kwang và các cộng sự, Lý Quang Diệu: Con người và những ý tưởng, tr. 230, 233.

[341] Kwang và các cộng sự, Lý Quang Diệu: Con người và những ý tưởng, tr. 245.

Những trải nghiệm cá nhân và chuyên môn gì đã giúp hình thành cách tiếp cận đó?

Suy nghĩ của tôi đến từ tính cách của tôi. Tôi cùng có những trải nghiệm cuộc đời của mình. Người ta sẽ thấy cả loạt tình huống bất ngờ và không lường trước được khi mà cả thế giới của bạn sụp đổ. Thế giới của tôi đã sụp đổ như vậy. Đế chế Anh được cho là tồn tại thêm 1.000 năm nữa ở Đông Nam Á, nhưng sụp đổ khi quân đội Nhật đến vào năm 1942. Tôi chưa bao giờ nghĩ họ có thể chinh phục được Singapore và đẩy người Anh ra. Họ đã làm được và đối xử rất tàn bạo với chúng tôi. kể cả tôi. Tôi học về quyền lực từ rất lâu trước khi Mao Trạch Đông viết rằng quyền lực đến từ nòng súng.

Người Nhật đã chứng minh điều này; người Anh thì không. Họ chiếm phần chót của đế chế khi họ không phải sử dụng sức mạnh. Người Anh có ưu thế về công nghệ, thương mại và kiến thức. Họ xây dựng tòa nhà chính phủ đồ sộ này trên một quà đồi bằng sức lao động của tù nhân Ấn Độ năm 1868 để cai trị người dân. Tôi học cách quản trị, cách cai trị người dân, như người Anh làm, và cách người Nhật sử dụng sức mạnh của họ.[342]

Việc người Nhật xâm chiếm Singapore chính là phần giáo dục chính trị lớn nhất cho cuộc đời tôi vì, trong ba năm rưỡi, tôi thấy được ý nghĩa của quyền lực và cách quyền lực, chính trị và chính quyền song hành cùng nhau, và tôi cùng hiểu được người dân phản ứng khi bị mắc kẹt vào hoàn cảnh bị quyền lực áp chế như thế nào bởi vì họ phải sống. Hôm trước, người Anh ở đó, là những ông chủ tuyệt đối, không thể lay chuyển được; hôm sau, lại là người Nhật, những người bị chúng tôi nhạo báng, chế giễu là những kẻ lùn, còi cọc, với cặp mắt xếch thiển cận.[343]

[342] Plate. Trò chuyện với Lý Quang Diệu. tr. 49 - 50.

[343] Kwang và các cộng sự, Lý Quang Diệu: Con người và những ý tưởng, tr. 22.

Khi các đồng nghiệp cao cấp trong nội các và tôi nhìn lại những năm tháng cuồng nhiệt trước kia của mình trong việc quản trị Singapore, chúng tôi nhận ra mình đã được lợi rất nhiều từ việc phải trải qua một trường học rất khắc nghiệt. Chúng tôi gặp những gã du côn đường phố. Nếu chúng tôi không trở nên lịch duyệt, chúng tôi có thể bị đánh. Giống như những con chó bị nhốt trong chuồng phía sau hàng rào, chúng tôi sẽ chạy nhắng lên khi được thả ra. Cả một thế hệ người Singapore, giờ đã hơn bốn mươi tuổi, được giáo dục trong một trường học chính trị khắc nghiệt. Con cái của chúng tôi không nhớ gì về những thời khắc rối ren do sự chống đối liều lĩnh. Một thế hệ các Bộ trưởng trẻ hơn cùng không có trải nghiệm này. Cuộc chiến cam go nhào nặn nên các Bộ trưởng có tuổi. Trong số chúng tôi những người yếu, chậm chạp hoặc dễ bị kích thích sẽ bị loại bỏ đầu tiên. Những người còn lại là những người sống sót trong quá trình chọn lọc tự nhiên kiểu Darwin. Chúng tôi có những bản năng sinh tồn sắc bén.[344]

[344] Lý Quang Diệu, phát biểu tại cuộc họp thông qua lần thứ hai Dự luật Hiến pháp Cộng hòa Singapore (Sửa đổi) trước Quốc hội Singapore, Singapore, 24/7/1984.

Tôi đã học được gì từ năm 1973 đến nay. Một số yếu tố không thay đổi cơ bản về con người và xã hội con người, cách thức nhào nặn họ để họ làm tốt hơn, và nguy cơ về suy thoái và thậm chí sụp đổ, tôi nhận ra một xã hội văn minh mới mong manh làm sao. Tôi cùng đi đến chỗ hiểu ra được sự tầm thường của những thành tích cá nhân. Ở tuổi sáu mươi, cách xa tuổi năm mươi, tôi nhận ra bản chất nhất thời của tất cả những hào quang và thành công thế tục và đặc tính sớm nở tối tàn của những lạc thú và thỏa mãn giác quan. Tôi từng tự hỏi có bao nhiêu phần trong tôi là tự nhiên và có bao nhiêu phần là do rèn giũa? Liệu tôi có phải là một người khác đi nếu tôi không được tôi luyện qua thử thách và đấu tranh? Đưa ra những quyết định sống còn và trải qua những cuộc khủng hoảng ghê gớm liên tiếp, tầm nhìn, tham vọng và những ưu tiên của tôi đã trải qua một quá trình biến cải cơ bản, và tôi tin là thường xuyên. Tôi không thể đổi thay về thể chất, tâm thần và tình cảm, khía cạnh mang tính chất “phần cứng.” Nhưng khía cạnh “phần mềm”, những phản ứng của tôi với Chúa, với vinh quang, hay vàng bạc. là do những trải nghiệm của tôi mà có. Nói cách khác, mặc dù phần cứng (bản chất) rất rộng, nhưng nếu thiếu phần mềm (rèn giũa), thì không thể tạo ra được gì nhiều cho phần cứng.[345]

[345] Lý Quang Diệu, phát biểu tại tiệc sinh nhật lần thứ 60, Singapore, 16/9/1983.

Các mô thức chiến lược gì giúp định hình cách tiếp cận đó?

Sự chứng thực cuối cùng cho logic và lý trí xuất hiện khi chúng trở thành những thực tiễn thiết thực.[346]

Bài kiểm tra rõ nhất là thành tích đạt được, không phải những lời hứa. Hàng triệu người bị mất quyền sở hữu ở châu Á không quan tâm và không biết gì đến lý thuyết. Họ muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ muốn một xã hội công bằng, bình đẳng hơn.[347]

Lương tri và sự thịnh vượng kinh tế đòi hỏi chúng tôi phải luôn tìm ra những giải pháp thiết thực, không phải mang tính học thuyết, cho những vấn đề tăng trường và phát triển của chúng tôi.[348]

[346] Chương trình phát thanh một bài phát biểu của Lý Quang Diệu ngày 4/9/1962.

[347] Lý Quang Diệu, phát biểu tại Đại hội Quốc tế Xã hôi chủ nghĩa. Brussels, 5/9/1964.

[348] Lý Quang Diệu, phát biểu tại lễ khai trương S.H.B. Tug Tesoh của Yang Di-Pertuan Nesara. Singapore, 27/2/1960.

Cuộc đời tôi không bị dẫn dắt bởi triết lý hay lý thuyết. Tôi thực hiện mọi việc và để người khác rút ra những nguyên tắc từ các giải pháp thành công của tôi. Tôi không nghĩ ra một lý thuyết. Thay vào đó, tôi hỏi: cái gì sẽ làm cho việc này hiệu quả? Nếu, sau một loạt giải pháp, tôi thấy rằng một cách tiếp cận nhất định nào đó có tác dụng, thì tôi cố gắng tìm xem nguyên tắc đằng sau giải pháp đó là gì. Cho nên Plato, Aristotle, Socrates đều không dẫn dắt tôi. Tôi quan tâm đến cái gì có hiệu quả. Đi kèm với khó khăn hoặc vấn đề chính hay phân loại những thực tế xung đột nhau, tôi điểm lại những khả năng lựa chọn mà mình có nếu giải pháp mà tôi để xuất không phát huy tác dụng. Tôi chọn một giải pháp đem lại khả năng thành công cao hơn, nhưng nếu nó thất bại, tôi phải có một cách khác nào đó. Đừng bao giờ để xảy ra tình trạng bế tắc.[349]

[349] Plate. Trò chuyện với Lý Quang Diệu. tr. 46 - 47.

Chúng tôi không phải là những nhà lý luận hư ảo. Chúng tôi không tin vào những lý thuyết như vậy. Một lý thuyết là một định để hấp dần về mặt tri thức. Những gì chúng tôi đương đầu là một vấn đề có thật của những con người tìm kiếm việc làm. được trả lương, được mua thực phẩm, quần áo, nhà cửa và được nuôi con cái.

Tôi đã đọc những lý thuyết và có lẽ chỉ tin chúng một nửa. Nhưng chúng tôi có đủ thực tiễn và đủ thực dụng để không bị rối và ức chế bởi những lý thuyết. Nếu một mô hình hiệu quả thì hãy để chúng tôi thực hiện nó và cuối cùng nó sẽ phát triển thành một nền kinh tế mà chúng tôi có ngày nay. Cách kiềm chứng của chúng tôi là: Nó có hiệu quả không? Nó có mang lại lợi ích cho người dân không? Lý thuyết thông dụng sẽ là các công ty đa quốc gia là những kẻ bóc lột lao động giá rẻ, nguyên liệu thô giá rẻ và sẽ bòn rút một quốc gia đến cạn kiệt. Không ai khác muốn bóc lột lao động. Vậy thì tại sao lại không làm nếu như họ muốn bóc lột lao động của chúng tôi? Họ được hoan nghênh làm việc đó. Chúng tôi sẽ học cách làm việc từ chính họ, điều mà chúng tôi chưa bao giờ học được. Chúng tôi là một phần của quy trình giúp phủ nhận lý thuyết của trường phái kinh tế học phát triển, rằng đây chính là bóc lột. Chúng tôi đâu có bị rối vì những nguyên tắc cao thượng.[350]

[350] Kwang và các cộng sự, Lý Quang Diệu: Con người và những ý tưởng, tr. 109.

Kim Dae-jung từng viết trên tạp chí Foreign Affairs rằng “dân chủ là số phận của chúng ta.” Người ta đặt ông ấy viết một bài làm đối trọng với cuộc trò chuyện của tôi với Fareed Zakaria, và họ muốn tôi phản hồi. Tôi không nghĩ điều đó là cần thiết. Ông ấy đưa ra những nhận định rất quà quyết. Đâu là ví dụ cụ thể chứng minh rằng những điều này sẽ xảy ra? Nếu tất yếu nó xảy ra, tại sao người ta lại phải phấn khích về chuyện đó? Người ta phật ý với quan điểm đó và tìm cách đánh đổ tôi, thực tế này cho thấy sự thiếu niềm tin vào kết quả tất yếu mà họ trông đợi. Nếu lịch sử đứng về phía họ, rằng chế độ dân chủ tự do là tất yếu, thì chỉ cần phớt lờ tôi đi. Không cần phải làm cho tôi nổi tiếng. Phải không nào? Tôi không tin là, vì một lý thuyết nghe có vẻ hay ho, trông có vẻ hợp lý trên giấy, hay được trình bày một cách hợp lý, nhờ thế mà đó chính là cách nó sẽ diễn ra. Kiểm nghiệm cuối cùng chính là cuộc sống. Những gì xảy ra trong cuộc sống thực sẽ là những gì xảy ra với những con người đang làm việc trong xã hội.[351]

[351] Kwang và các cộng sự, Lý Quang Diệu: Con người và những ý tưởng, tr. 151.

Tôi không tin thể chế của Mỹ là điều đáng mong muốn hoặc có khả năng. Tôi nhận thấy người Anh đang cố gắng sao chép người Mỹ. Vì các quan chức Mỹ tiết lộ các chi tiết mật nên người ta cho rằng đó là những điều “trong cuộc.” Điều đó cho thấy xã hội của bạn là một xã hội tự do trong đó nếu bất kỳ vị Bộ trưởng hay tòa án nào trấn áp sự thật, bạn cảm thấy nhiệm vụ của mình là hé lộ sự thật đó cho phía đối lập. Đó là điều rất mới và chưa được chứng minh. Cho nên khi bạn làm xáo trộn những nguyên tắc cơ bản của xã hội thì tác động sẽ rơi vào thế hệ tiếp theo và thường còn sau cả thế hệ tiếp theo. Có lẽ vì tôi là người bảo thủ, vì một bên là hệ thống đã được kiểm nghiệm và chứng minh, còn một bên chưa được chứng minh nên tại sao không để cho bên kia tự chứng minh trước? Nếu tất cả việc tranh cải đều dẫn đến sự phát triển mạnh của những phát hiện khoa học và công nghệ và hạnh phúc lớn lao cũng như không còn những vấn đề xã hội thật sự sẽ thật ngu ngốc nếu không xem xét kỹ những khả năng này vì chính chúng ta. Bằng chứng cuối cùng là những gì xảy ra với xã hội.[352]

[352] Lý Quang Diệu, thảo luận với năm nhà báo nước ngoài, ghi âm tại Cơ quan Truyền thông Singapore, Singapore. 9/10/1984.

Lịch sử đóng vai trò gì trong tư duy và lập chính sách mang tinh chiến lược?

Lịch sử không tự lặp lại giống y như cũ, nhưng một số xu hướng và kết quả nhất định lại là bất biến. Nếu bạn không hiểu lịch sử, bạn sẽ suy nghĩ rất ngắn hạn. Nếu bạn hiểu lịch sử, bạn sẽ suy nghĩ trung và dài hạn.[353]

Để hiểu hiện tại và dự đoán tương lai, người ta phải hiểu đủ về quá khứ, đủ để có cảm nhận về lịch sử của một dân tộc. Người ta phải hiểu đúng không chỉ những gì đã diễn ra, mà đặc biệt hơn là tại sao điều đó lại xảy ra và xảy ra theo cách cụ thể như vậy. Điều này đúng với cá nhân và cũng đúng với cả các quốc gia. Trải nghiệm cá nhân của một con người quyết định việc người đó thích hay ghét một số thứ,hoan nghênh hay e sợ chúng khi chúng xảy ra. Cho nên với các quốc gia cũng vậy: đó là ký ức chung của một dân tộc, phức hợp học được từ những sự kiện quá khứ giúp dẫn tới thành công hoặc những thảm họa khiến cho một dân tộc hoan nghênh hay e sợ những sự kiện mới bởi vì họ nhận ra những thành phần trong các sự kiện mới có những nét tương đồng với trải nghiệm quá khứ. Giới trẻ học được nhiều nhất từ trải nghiệm cá nhân. Những bài học mà thế hệ cha chú của họ phải trả bằng xương máu có thể làm giàu thêm kiến thức của lớp trẻ và giúp họ giải quyết những vấn đề và hiểm nguy mà họ chưa từng gặp phải trước đó; nhưng kiến thức gián tiếp như vậy chẳng bao giờ sinh động, sâu sắc hay lâu bền bằng những gì tự cá nhân trải nghiệm.[354]

Trong Chiến tranh Việt Nam, người Mỹ thấy rằng sự thiếu hiểu biết đủ sâu của họ về lịch sử dân tộc và đất nước là một bất lợi nghiêm trọng. Các trường đại học Mỹ như Yale, Comell, Staníòrd và những nhóm chuyên gia cố vấn như RAND Corporation nhanh chóng tập hợp những bộ óc hàng đầu thuộc những ngành tương đương nhau để phát triển kiến thức chuyên môn. Giá như họ làm điều này trước khi họ bị cuốn vào Chiến tranh Việt Nam thì có thể họ đã chọn cách không tham gia vào trận chiến ở Việt Nam, mà là ở Campuchia.[355]

[353] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Graham Allison và Robert D. Blackwill, 2/12/2011.

[354] Lý Quang Diệu, Lịch sử không hình thành như cách nó được viết ra (History Is Not Made the Way It is Written), phát biểu tại mít tinh kỷ niệm 25 năm Đảng Hành động Nhân dân, Singapore, 20/1/1980.

[355] Lý Quang Diệu, phát biểu tại lễ nhận bằng Tiến sĩ Luật tại Đại học Melboume. Melboume. 21/4/1994.

Sự sáng sủa đóng vai trò gì trong tư duy và lập chính sách mang tính chiến lược?

Những gì tôi muốn thảo luận là tầm quan trọng của thứ tiếng Anh viết đơn giản, rõ ràng. Điều này không hề đơn giản. Arthur Koestler đã chỉ ra rất đúng rằng nếu những bài phát biểu của Hitler được viết ra, chứ không phải nói, thì người Đức sẽ không bao giờ lao vào chiến tranh. Khi bạn gửi cho tôi hoặc cho Bộ trưởng của bạn một biên bản hay một bản ghi nhớ hoặc dự thảo cần được xuất bản như bài diễn văn của Tổng thống, đừng bao giờ tìm cách gây ấn tượng bằng những lời đao to búa lớn. Hãy gây ấn tượng bằng sự sáng sủa trong các ý tưởng của bạn. Tôi nói như một người làm nghề. Nếu tôi không thể tiết giảm những ý tưởng phức tạp thành những lời nói đơn giàn và trình bày những ý tưởng ấy một cách sinh động cho công chúng hiểu thì tôi sẽ không có mặt ở đây ngày hôm nay.[356]

Nhiều nhận định của tôi có thể gây tranh cãi, nhưng khi đó là một lựa chọn giữa những lời vô vị và sự quy kết mang tính cá nhân, tôi cảm thấy nhiệm vụ của mình là nói ra những quy kết của mình một cách mạnh bạo, vì một trở ngại lớn cho sự phát triển chính trị nhanh chóng và có trật tự của người Malaysia chính là, và vẫn là, họ có thói quen bỏ qua những thực tế khó chịu và né tránh việc tranh luận không lấy gì làm thoải mái.[357]

Chỉ những người bản lĩnh mới có sức mạnh và can đảm nói về những nhận định của họ để bảo vệ và ủng hộ những gì họ tin tưởng, vì người dân của họ vì đất nước của họ, bất kể chuyện gì xảy ra với họ.[358]

[358] Chương trình phát thanh một bài phát biểu của Lý Quang Diệu ngày 15/9/1961.

[356] Lý Quang Diệu, phát biểu trước các Bộ trưởng, Quốc vụ khanh và các quan chức cao cấp Singapore, Singapore, 27/2/1979.

[357] Lý Quang Diệu, Chàng sinh viên trở về: Những lời nói vô vị và cuộc tranh cãi (The Retumed Student: Platitudes and Controversy), phát biểu tại Diễn đàn Malaya, London 28/1/1950.

Quan điểm của ông về lý do các xã hội tiến bộ có ảnh hưởng như thế nào đến tư duy chiến lược của ông?

Các nền văn minh xuất hiện vì xã hội loài người phản ứng lại thách thức trong một điều kiện nhất định. Khi nào thách thức đó là đúng đắn. thì con người phát triển.[359]

Có ba yếu tố cần thiết cơ bản cho sự biến đổi thành công của bất kỳ xã hội nào. Thứ nhất, sự lãnh đạo quyết đoán; hai, một chính thể hiệu quả; và ba, kỷ luật xã hội.[360]