Những Âm Mưu Từ Đảo Jekyll - Chương 10

Chương 10 CƠ CHẾ MANDRAKE Phương pháp Cục Dự trữ Liên bang tạo nên tiền từ không khí; khái niệm cho vay nặng lãi như một khoản chi trả lãi suất ngụy tạo; nguyên nhân thực của khoản thuế ngầm với tên gọi lạm phát; cách thức Cục Dự trữ Liên bang tạo ra các chu kỳ bùng nổ - phá sản. Vào thập niên 40 xuất hiện một nhân vật trong câu chuyện hài hước (comic strip) với tên gọi Mandrake the Magician (sáng tác của Lee Falk, một câu chuyện hài hước thuộc dòng hành động - phiêu lưu - ND). Nét đặc biệt của nhân vật này là nó có thể tạo ra những thứ từ không khí và khi phù hợp thì biến chúng trở về trạng thái ban đầu. Điều này là thích hợp và bởi vậy mà quy trình được mô tả trong phần này nên được gọi theo tên nhân vật đó để vinh danh ông ta. Trong các chương trước, chúng tôi khảo sát kỹ thuật được phát triển bởi các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về chính trị và tiền tệ để tạo ra tiền từ không khí nhằm mục đích cho vay. Đó không phải là một mô tả xác đáng hoàn toàn bởi vì nó hàm ý rằng tiền tệ được tạo ra trước tiên và sau đó đợi có ai đó đến vay mượn. Mặt khác, các giáo trình về ngân hàng thường chỉ ra rằng, tiền tệ được tạo ra từ nợ. Điều này cũng đánh lừa chúng ta vì nó hàm ý rằng, nợ tồn tại trước hết và sau đó được biến đổi thành tiền. Thật ra, tiền không được tạo ra cho đến khi nó được cho vay. Và điều đó đảm bảo cho sự xuất hiện và tồn tại của đồng tiền. Nhưng đây cũng là hành động chi trả nợ - hành động khiến nó biến mất. Không có lời lẽ nào để có thể mô tả một cách hoàn chỉnh quy trình này. Như vậy, cho đến khi một thứ gì đó được tạo ra, chúng ta nên tiếp tục sử dụng câu “tạo ra tiền bạc từ không khí” và đôi khi bổ sung “nhằm mục đích cho vay”. Như vậy, hãy tạm quên các con số mang tính lịch sử trong quá khứ và tiến đến “tương lai” của chúng, hay nói cách khác, tới hiện tại của chúng ta và xem thử quy trình tạo ra tiền bạc/nợ nần đã được thực hiện ra sao và vận hành như thế nào. Sự kiện đầu tiên cần xem xét là tiền tệ của chúng ta ngày nay không chứa bất cứ vàng hay bạc bên trong. Tỷ lệ kim loại chứa trong đồng tiền không phải là 54% hay 15% mà là 0%. Sự thực này đã trải qua một chặng đường lịch sử của đồng tiền kim loại và biến thành đồng tiền pháp định thuần chất. Hầu hết tiền dự trữ đều thể hiện dưới hình thức sổ séc hơn là tiền giấy và điều này đơn thuần là vấn đề kỹ thuật. Các nhà tài phiệt ngân hàng đã từng nói về “tỉ suất dự trữ” và điều đó cũng chỉ là ba hoa phét lác. Sự kiện thứ hai cho rằng, các nhu cầu cần phải được hiểu rõ là, bất chấp biệt ngữ kỹ thuật và các quy trình có vẻ phức tạp, bộ máy thực sự tạo ra tiền bạc của Cục Dự trữ Liên bang lại khá đơn giản. Họ tạo ra tiền bạc hệt như thợ kim hoàn chế tác vàng vậy, đương nhiên là ngoại trừ việc thợ kim hoàn bị hạn chế bởi nhu cầu nắm giữ một số kim loại quý dự trữ, trong khi FED thì không bị hạn chế bởi những điều như vậy. CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG LÀ TỔ CHỨC KHÔNG THIÊN VỊ Bản thân Cục Dự trữ Liên bang thẳng thắn đến không ngờ khi đề cập đến quy trình này. Một cuốn sách nhỏ được Cục Dự trữ Liên bang New York xuất bản cho chúng ta thấy rằng “Tiền tệ không thể được chuộc hay thu đổi sang vàng hay bất cứ tài sản nào khác và được sử dụng như công cụ hỗ trợ. Câu hỏi về những tài sản nào “chống lưng” cho những loại tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang chỉ là một vấn đề nhỏ nhưng có ý nghĩa tài chính rất lớn.”[2] Đâu đó trong cuốn sách này có đoạn viết “Các ngân hàng đang tạo ra tiền bạc dựa trên phiếu nợ của người đi vay (IOU)… Các ngân hàng tạo ra tiền bạc bởi ‘việc lưu hành’ các khoản nợ kinh doanh hoặc cá nhân.”[3] Trong cuốn sách nhỏ có tên “Cơ chế tiền tệ hiện đại” (Modern Money Mechanics), Ngân hàng Cục dự trữ Liên bang của Chicago cho rằng: Tại Hoa Kỳ, chẳng phải tiền giấy mà cũng không phải tiền gửi ở ngân hàng có giá trị như hàng hóa tiêu dùng. Về bản chất, đồng đô-la cũng chỉ là một mảnh giấy mà thôi. Tiền gửi ngân hàng đơn thuần chỉ là mục ghi sổ. Tiền xu cũng có giá trị thực chất như kim loại, nhưng nói chung không bằng với số tiền danh nghĩa của chúng. Vậy điều gì khiến cho các công cụ như séc, tiền giấy và tiền xu trở nên được chấp nhận như mệnh giá trong việc thanh toán tất cả các khoản nợ và các giá trị tiền tệ khác? Điều cơ bản, những người liều lĩnh đã giữ những công cụ này và họ có khả năng đổi những loại tiền này thành các tài sản tài chính hay hàng hóa/dịch vụ thực thụ bất cứ khi nào họ muốn. Điều này một phần là vấn đề của hệ thống pháp luật, tiền tệ được coi như “pháp lệnh tiền tệ” do chính phủ quản lý - nghĩa là nó phải được chấp thuận.[4] Ở phần ghi chú của bản tin Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang St. Louis, chúng ta tìm thấy lời giải thích thẳng thắn đáng ngạc nhiên như thế này: Các hệ thống tiền tệ hiện đại có nền tảng pháp định - nói một cách chính xác là tiền tệ được lưu hành theo sắc lệnh (money by decree) - với các thể chế cho vay hoạt động theo tư cách như các đơn vị ủy thác, tạo ra các trái phiếu với nền tảng là tiền pháp định - đồng tiền hiện hữu như một nguồn dự trữ. Luật định về tiền tệ cho thấy: “Tiền mang tính pháp lệnh cho tất cả các khoản nợ, kể cả nợ cá nhân và tổ chức.” Trong khi không cá nhân nào có thể từ chối tiếp nhận đồng tiền này cho việc trả các khoản nợ thì các giao dịch trao đổi có thể được soạn thảo một cách dễ dàng nhằm cản trở việc sử dụng nó trong hoạt động thương mại hàng ngày. Tuy nhiên, việc giải thích một cách thuyết phục vì sao tiền tệ được chấp nhận chính là chính phủ muốn tiền tệ là phương thức thanh toán các nghĩa vụ thuế. Việc lường trước nhu cầu nhằm làm rõ thuật ngữ nợ đã tạo ra đòi hỏi cho đồng đô-la pháp định thuần chất.[5] TIỀN TỆ PHẢI BIẾN MẤT MÀ KHÔNG CẦN NỢ Đối với người Mỹ thì thật khó mà nghĩ rằng tổng nguồn cung tiền tệ của họ lại được hỗ trợ bởi các khoản nợ và còn có nhiều ý kiến do dự nhằm mường tượng ra rằng nếu mọi người đều trả lại tất cả các khoản nợ mà mình vay mượn thì chẳng còn thứ tiền bạc nào còn được tồn tại và lưu hành. Đúng vậy, có lẽ sẽ chẳng còn một đồng cắc nào được lưu hành - tất cả mọi đồng tiền kim loại hay tiền giấy đều sẽ quay ngược vào ống tiền của ngân hàng, và sẽ chẳng còn bất cứ đồng đô-la nào trong tài khoản sử dụng séc của một ai đó. Nói ngắn gọn, tất cả tiền tệ sẽ biến mất. Vào năm 1941, Marriner Eccles đã từng là Thống đốc của Hệ thống ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang. Ngày 30/9 năm đó, Eccles được yêu cầu phải chứng thực trước Ủy ban Nhà nước về tiền tệ và ngân hàng. Mục đích của việc nghe cuộc điều trần này là nhằm thu thập thông tin liên quan đến vai trò của Cục Dự trữ Liên bang trong việc tạo ra những điều kiện dẫn đến cuộc suy thoái vào thập niên 30. Wright Patman - Đại biểu quốc hội Hoa Kỳ, người giữ trọng trách chủ tịch HĐQT của Ủy ban này, đã đặt ra câu hỏi rằng, làm thế nào mà FED có được tiền để mua bán lượng trái phiếu trị giá hai tỷ đô-la vào năm 1933. Và đoạn trao đổi dưới đây chính là những gì chứng thực cho điều đó. ECCLES: Chúng tôi tạo ra tiền tệ. PARMAN: Tạo ra từ cái gì? ECCLES: Từ quyền phát hành tín dụng. PATMAN: Thế đâu có gì bảo trợ cho việc này, ngoại trừ tín dụng của chính phủ? ECCLES: Hệ thống tiền tệ của chúng ta là vậy. Nếu không có khoản nợ nào trong hệ thống tiền tệ của chúng ta thì chắc chẳng có bất cứ loại tiền bạc nào hiện hữu. Cũng nên lưu ý rằng, mặc dù tiền tệ có thể đại diện cho tài sản đối với các cá nhân đặc biệt, song khi được coi như khối tập hợp của tổng nguồn cung tiền tệ, nó sẽ không còn là tài sản nữa. Một cá nhân nào đó vay mượn 1.000 đô-la có thể nghĩ rằng anh ta tạo ra tình trạng tài chính của mình bằng số tiền này nhưng lại không phải như vậy. Tài sản tiền mặt 1.000 đô-la của anh ta được bù đắp bởi khoản phải trả 1.000 đô-la, và tình trạng tài chính của anh ta là 0. Tài khoản ngân hàng cũng diễn ra tương tự như vậy ở quy mô lớn. Nếu cộng tất cả các tài khoản ngân hàng trên cả nước, chúng ta có thể dễ dàng giả định rằng tổng lượng tiền tệ này đại diện cho một khối tài sản khổng lồ - khối tài sản có thể hỗ trợ nền kinh tế. Mỗi một mẩu tiền này được sở hữu bởi một ai đó. Và một số nào đó thì lại chẳng có gì. Số khác sẽ sở hữu khối tài sản khổng lồ lớn gấp nhiều lần so với những gì họ nắm giữ. Tất cả được bổ sung cho nhau, và cán cân quốc gia chỉ là con số không. Những gì chúng ta nghĩ là về tiền bạc nhưng thực chất, đó chỉ là ảo ảnh. Thực tế chính là nợ. Robert Hemphill giữ trọng trách của một nhân viên tín dụng tại Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Atlanta. Trong lời nói đầu cuốn sách của Irving Fisher có tên gọi 100% tiền tệ (100% Money), Hemphill đã nói rằng: Nếu tất cả các khoản nợ ngân hàng đều được trả thì chẳng có một ai có thể có tiền gửi ngân hàng và cũng chẳng có một đồng tiền giấy hay tiền kim loại nào được lưu hành. Nhận định này thực sự gây ra sự sửng sốt cho mọi người. Chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào các ngân hàng thương mại. Ai đó cần phải vay mượn từng đô-la trong dòng tiền đang lưu thông, tiền mặt hoặc tín dụng. Nếu các ngân hàng tạo ra nhiều tiền bạc một cách trái tự nhiên, chúng ta sẽ trở nên thịnh vượng; nếu không, chúng ta sẽ khổ sở. Chúng ta hoàn toàn không thể sống nếu thiếu hệ thống tiền tệ hiện hành. Khi một ai đó nắm được quyền lực hoàn toàn, điều ngớ ngẩn nhất trong tình thế vô vọng của chúng ta là không thể tin được - nhưng sự thật là như vậy.[6] Với sự hiểu biết rằng tiền tệ của Hoa Kỳ được tạo ra dựa trên nguồn nợ, xin đừng ngạc nhiên khi biết rằng Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang không quan tâm nhiều đến việc nhìn nhận vấn đề giảm nợ tại quốc gia này, bất chấp sự bày tỏ của công chúng đối với điều trái ngược. Đây là điểm mấu chốt từ các ấn bản của Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang. Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Philadelphia cho rằng: “Một lượng lớn các chuyên gia phân tích giờ đây đánh giá nợ quốc gia như một thứ gì đó hữu ích… [Họ tin tưởng] rằng nợ quốc gia không cần được giảm xuống.”[7] Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang của Chicago phụ họa thêm: “Nợ - cả nhà nước lẫn tư nhân - đóng vai trò chủ chốt trong các quy trình kinh tế… Những gì được yêu cầu ở đây không phải là sự hủy bỏ nợ, mà là việc sử dụng khôn ngoan hay quản lý thông minh khoản nợ đó.”[8] ĐIỀU GÌ KHÔNG ĐÚNG VỚI KHOẢN NỢ NHỎ? Ở đây có một hình thức hấp dẫn đối với lý thuyết này. Nó mang lại diện mạo về khả năng thấu hiểu nguyên tắc kinh tế phức tạp cho những ai có thể giải nghĩa điều này như tinh hoa của trí tuệ. Một giao dịch trung thực là giao dịch mà trong đó, người vay trả khoản tiền đã thỏa thuận giữa hai bên cho việc sử dụng tạm thời tài sản bên cho vay. Tài sản này có thể là bất cứ thứ gì có giá trị hữu hình. Ví dụ, nếu đó là chiếc xe hơi thì sau đó người đi vay sẽ phải trả phí “thuê mướn”. Nếu đó là tiền bạc thì đó là khoản “lãi suất”. Khi tìm đến với người cho vay - bất kể là ngân hàng hay một cá nhân cho vay bất kỳ nào - và nhận từ họ khoản tiền cho vay, chúng ta đều có mong muốn trả lãi suất tiền vay trong sự thừa nhận rằng tiền mà chúng ta vay là tài sản mà chúng ta muốn sử dụng. Điều này có vẻ công bằng khi ta trả phí thuê tài sản cho chủ sở hữu tài sản. Không dễ dàng để có được chiếc xe hơi, và cũng không đơn giản để có được khoản tiền thực. Nếu khoản tiền mà chúng ta vay mượn là do mồ hôi nước mắt của kẻ khác tạo nên, chúng hoàn toàn xứng đáng được trả lãi suất. Nhưng, chúng ta sẽ phải suy nghĩ như thế nào nếu như đồng tiền được tạo nên bởi một nét bút hay chỉ một cú click chuột máy tính? Và tại sao người ta lại có thể ngửa tay nhận khoản lãi suất cho hành động này? Khi trao khoản tín dụng vào tài khoản séc của bạn, các ngân hàng đang làm ra vẻ họ cho bạn vay tiền. Trên thực tế, họ chẳng có gì để cho bạn vay cả. Thâm chí đồng tiền mà người gửi không mắc nợ đưa vào ngân hàng cũng được tạo ra từ không khí nhằm đối phó lại với khoản vay của ai đó. Như vậy, điều gì cho phép các ngân hàng thu phí lãi suất nếu khoản cho vay được tạo ra từ không khí! Thật vô hình rằng khắp nơi, người ta đang bị ràng buộc bởi pháp luật nhằm chấp nhận những chứng nhận vô nghĩa lý này để đổi lấy những hàng hóa và dịch vụ hữu hình, chúng ta đang bàn không phải về những gì hợp pháp mà về những gì mang tính đạo đức. Như Thomas Jefferson từng quan sát trong cuộc chiến kéo dài của mình chống lại hệ thống ngân hàng trung ương Hoa Kỳ: “Không ai có quyền tự nhiên đối với việc kinh doanh tiền bạc của người cho vay, ngoại trừ anh ta - người có tiền cho vay.”[9] NGUYÊN NHÂN THỨ BA NHẰM BÃI BỎ HỆ THỐNG DỰ TRỮ LIÊN BANG Hàng thế kỷ trước, việc cho vay nặng lãi được định nghĩa như là khoản lãi suất được tính cho khoản vay. Cách sử dụng hiện đại ngày nay đã định nghĩa lại việc này như khoản lãi suất quá mức. Dĩ nhiên, bất cứ khoản lãi suất nào được tính cho khoản vay không tự nhiên đều được coi là quá mức. Vì thế, từ điển cần phải bổ sung định nghĩa mới. Cho vay nặng lãi là khoản được tính cho bất cứ lãi suất cho vay nào của tiền tệ pháp định. Vì vậy, hãy cùng xem xét hai khái niệm nợ và lãi suất để hiểu thêm vấn đề. Thomas Edison đã tổng kết sự đồi bại của hệ thống tiền tệ bằng những câu như thế này: Những người không đụng tay chân trong một công việc nào đó và chẳng góp một cắc lẻ tiền mua sắm máy móc, vật chất sẽ kiếm được nhiều tiền hơn so với những kẻ sắm sửa máy móc, trang thiết bị và hùng hục làm việc…[10] Có phải đây là sự phóng đại? Hãy thử xem xét việc mua bán ngôi nhà trị giá 100.000 đô-la, trong đó 30.000 đô-la là chi phí đất đai, phí thiết kế, hoa hồng bán hàng, giấy phép xây dựng… và 70.000 đô-la bạn phải đi vay. Nếu người mua nhà đề nghị mức 30.000 đô-la như một khoản tiền trả trước thì sau đó bạn phải đi vay thêm 70.000 đô-la. Nếu khoản vay được tính với mức lãi suất 11% trong giai đoạn 30 năm thì số lãi suất phải trả sẽ là 167.806 đô-la. Điều này có nghĩa là khoản tiền phải trả cho bên cho vay là cao hơn khoảng 2,5 lần so với mức phải trả cho những người cung cấp nguồn nhân lực hay nguyên vật liệu. Đúng là con số này biểu trưng cho giá trị thời gian của tiền tệ trong 30 năm và có thể dễ dàng được điều chỉnh trên cơ sở rằng người cho vay xứng đáng được đền bù cho việc trao quyền sử dụng nguồn vốn của mình trong suốt nửa cuộc đời của mình. Nhưng điều này cũng cho thấy rằng, người cho vay thực sự có thứ gì đó để trao quyền, rằng anh ta đã tạo ra nguồn vốn, tiết kiệm và sau đó cho vay để giúp một người nào đó xây nhà. Tuy nhiên, những gì mà chúng ta nghĩ là về người cho vay - người chẳng động chân động tay để tạo ra tiền bạc, cũng chẳng tiết kiệm nó và trên thực tế tạo ra tiền bạc từ không khí. Vậy thì cái gì là giá trị thời gian của không khí? Như chúng ta đã thấy, bất cứ đồng đô-la nào lưu hành ngày nay, bất luận là tiền tệ, tiền séc hay thẻ tín dụng - hay nói cách khác là nguồn cung tiền - tồn tại chỉ bởi nó được vay mượn bởi một ai đó; có thể không phải là bạn mà là một ai đó. Điều này có nghĩa là tất cả đồng đô-la Mỹ trên thế giới này đang được tạo ra hàng ngày và được dàn xếp lãi suất cho các ngân hàng - các thực thể đã tạo ra chúng. Một phần của mỗi một dự án kinh doanh mạo hiểm, khoản đầu tư, lợi nhuận hay giao dịch có liên quan đến tiền bạc - và thậm chí bao gồm cả những khoản lỗ hay khoản chi trả thuế - chính là phần được đánh dấu riêng như khoản phải trả cho ngân hàng. Và ngân hàng đã làm gì để có được nguồn chảy của cải bất tận này? Có phải họ đã cho vay nguồn vốn có được thông qua đầu tư của các cổ đông? Có phải họ đã cho vay khoản tiền tiết kiệm mà họ đã đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có được? Không, họ chẳng có nguồn thu nhập nào chính đáng cả. Đơn giản là họ chỉ cần múa cây đũa thần có tên gọi là đồng tiền pháp định. Dòng tài sản không phải do tự thân vận động mà có dưới vỏ bọc lãi suất có thể chỉ được xem như khoản cho vay nặng lãi ở mức cao nhất. Thậm chí nếu ở đây không có nguyên nhân nào khác nhằm bãi bỏ Cục Dự trữ Liên bang thì lý do vì nó là công cụ tối ưu nhất của chế độ cho vay nặng lãi cũng đủ thuyết phục hơn bao giờ hết. AI TẠO RA TIỀN TỆ NHẰM CHI TRẢ LÃI SUẤT? Một trong những câu hỏi gây bối rối song hành cùng quy trình này là “Nếu vay 10.000 đô-la từ ngân hàng với mức lãi suất 9% thì bạn đang nợ họ 10.900 đô-la. Nhưng ngân hàng chỉ sản xuất ra 10.000 đô-la để cho vay. Như vậy, điều này có vẻ như không còn cách nào để bạn - và tất cả những ai có khoản nợ tương tự - có thể có khả năng hoàn trả khoản nợ của mình. Khoản tiền đang lưu hành là không đủ để trang trải tất cả nợ, bao gồm cả lãi suất. Điều này dẫn đến một số kết luật rằng bạn cần vay 900 đô-la cho khoản lãi suất và rằng, lần lượt sẽ dẫn đến nhiều lãi suất hơn. Giả định rằng, vay càng nhiều thì chúng ta sẽ càng cần phải vay và khoản nợ dựa trên tiền tệ pháp định là một đường xoắn ốc bất tận. Đây chỉ là một phần của sự thật. Sự thật là không có đủ tiền được tạo ra để tính đến cả lãi suất, nhưng đây là phép ngụy biện rằng cách duy nhất để trả nợ là phải vay nhiều hơn nữa. Giả định là không đủ nếu ta tính đến giá trị trao đổi nguồn nhân lực. Chúng ta hãy thử giả định rằng bạn phải trả khoản nợ 10.000 đô-la với mức gần 900 đô-la một tháng và khoảng 80 đô-la lãi suất. Bạn nhận ra rằng mình đã cố hết sức để trả nợ vì thế mà bạn quyết định kiếm thêm công việc bán thời gian. Mặt khác, ngân hàng đang kiếm được 80 đô-la lợi nhuận mỗi tháng từ nguồn tiền mà bạn vay. Kể từ khi được tính lãi suất, khoản vay này không được thanh toán như là phần chia lớn hơn - tiền lời từ khoản vay. Vì thế, điều này được giữ nguyên như là tiền có thể tiêu được trong tài khoản ngân hàng. Lúc này, ngân hàng cần tìm một người lau sàn tuần một lần. Bạn đáp lại mẩu quảng cáo trên báo và được tuyển dụng với mức 80 đô-la/tháng. Kết quả là bạn kiếm được tiền để trả lãi suất vay và đây là điều quan trọng - tiền mà bạn nhận được chính là đúng khoản tiền mà bạn đã trả cho ngân hàng. Miễn là bạn làm việc cho ngân hàng mỗi tháng, khoản tiền như vậy sẽ chui vào ngân hàng như một khoản tiền lãi suất sau đó lại đi ra như là khoản tiền lương phải trả cho bạn và sau đó lại đi vào ngân hàng như một khoản tái thanh toán lãi suất. Bạn cũng không cần thiết phải làm việc trực tiếp cho ngân hàng. Chẳng quan trọng là bạn kiếm tiền từ đâu, nguồn gốc ban đầu của nó chính là ngân hàng và điểm đến cuối cùng cũng là ngân hàng. Con đường vòng mà tiền bạc vận hành có thể rộng hay hẹp, nhưng sự thật là cuối cùng thì tất cả các khoản lãi suất cũng được trả bởi sự nỗ lực làm việc của loài người, và tầm quan trọng của sự thật này thậm chí còn gây sửng sốt hơn là giả định rằng lượng tiền tệ được tạo ra là không đủ để trả lãi suất ngân hàng. Và tất cả nỗ lực này của loài người cuối cùng cũng chỉ mang lại lợi ích cho những kẻ tạo ra tiền tệ pháp định. Đó là một hình thức nô lệ thời hiện đại mà theo đó, phần lớn mọi người trong xã hội làm việc như những tên nô dịch nhằm phục vụ giai cấp thống trị tài chính rủng rỉnh bạc tiền. THẤU HIỂU ẢO TƯỞNG Có lẽ nhiều người trong chúng ta muốn biết về hoạt động kinh doanh của các tập đoàn kinh tế ngân hàng dưới sự bảo trợ của Cục Dự trữ Liên bang. Nhưng sẽ là sỉ nhục nếu chúng ta dừng lại ở đây mà không đề cập đến cơ cấu vận hành ma thuật của hệ thống ngân hàng. Đây quả là phương tiện hấp dẫn mang tính huyền bí và lừa gạt. Như vậy, chúng ta hãy tập trung sự chú ý vào quy trình thực tế mà những tay phù thủy ngân hàng đã tạo nên ảo tưởng về đồng tiền hiện đại. Trước hết, chúng ta cần quay trở lại với quan điểm chung để xem xét hành động. Sau đó chúng ta sẽ tiếp cận gần hơn và nghiên cứu từng thành phần cấu thành hệ thống một cách chi tiết. CƠ CẤU MANDRAKE: TỔNG QUAN NỢ Chức năng của bộ máy này là nhằm làm biến đổi nợ thành tiền. Đơn giản chỉ có vậy. Trước hết, FED sẽ lấy tất cả các khoản trái phiếu chính phủ mà dân chúng không mua rồi viết séc cho Quốc hội để quy đổi chúng. (Bộ máy này yêu cầu các loại trái phiếu nợ khắc nhưng trái phiếu chính phủ bao gồm phần lớn bảng kê này). Ở đây không có tiền chống lưng cho loại séc ký đó. Đồng đô-la pháp định được tạo ra ngay tại chỗ nhằm đáp ứng mục đích đó. Bằng việc gọi những trái phiếu này là “dự trữ”, FED sử dụng chúng như cơ sở cho việc tạo ra 9 đồng đô-la bổ sung cho mỗi một đồng đô-la được tạo ra cho trái phiếu. Đồng tiền được tạo ra cho trái phiếu được tiêu bởi chính phủ, bất luận đồng tiền được tạo ra trên các loại trái phiếu này là nguồn gốc của tất cả các khoản nợ ngân hàng - các khoản nợ được thiết kế cho các doanh nghiệp kinh doanh và các cá nhân trong một quốc gia. Kết quả của quy trình này cũng chính là quá trình tạo ra tiền bạc trên máy in, nhưng ảo tưởng lại được xây dựng trên nền tảng các mánh lới, thủ thuật kế toán hơn là thủ thuật in tiền. Điều then chốt là Quốc hội và tập đoàn ngân hàng lại bắt tay với nhau mà theo đó, tập đoàn ngân hàng có đặc quyền thu lãi suất tiền vay - khoản tiền được tạo ra từ không khí - và đó là đặc quyền vĩnh viễn cho mỗi đồng đô-la lưu hành trên hành tinh này. Mặt khác, Quốc hội có quyền truy cập nguồn vốn không giới hạn mà không cần phải nói cho các cử tri biết các khoản đóng thuế của họ đã được tăng lên thông qua quy trình lạm phát. Nếu nắm bắt được phần này, bạn sẽ hiểu được Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang. TIỀN Bây giờ chúng ta hãy xem xét vấn đề một cách chi tiết hơn. Ở đây có ba cách thức tổng quan để Cục Dự trữ Liên bang tạo ra tiền pháp định từ nợ. Cách thứ nhất là bằng việc tạo ra khoản vay cho các ngân hàng thành viên trong hệ thống thông qua cái gọi là Chính sách cho vay khẩn cấp (Discount Window). Cách thứ hai là bằng việc mua bán trái phiếu kho bạc và các loại giấy chứng nhận nợ khác thông qua cái gọi là Open Market Committee. Cách thứ ba là bằng việc thay đổi cái gọi là tỉ suất dự trữ (reserve ratio) mà các ngân hàng thành viên được yêu cầu nắm giữ. Mỗi phương pháp là một con đường khác biệt dẫn đến cùng một địa điểm: tiếp nhận các phiếu nợ (IOU) và biến đổi chúng thành tiền có khả năng sử dụng được. CHÍNH SÁCH CHO VAY KHẨN CẤP (THE DISCOUNT WINDOW) Chính sách cho vay khẩn cấp là ngôn ngữ đơn thuần của các chuyên gia ngân hàng đối với khoản vay. Khi các ngân hàng thiếu tiền, Cục Dự trữ Liên bang lập tức sẵn sàng đóng vai trò “ngân hàng của các ngân hàng” để cho vay nợ. Có nhiều nguyên nhân để các ngân hàng vay nợ. Kể từ khi họ nắm giữ “nguồn dự trữ” khoảng 1-2% khoản tiền gửi trong két ngân hàng và 8-9% tiền thế chấp, lợi nhuận kinh doanh của họ thực sự là rất mỏng. Cũng là phổ biến đối với họ để nếm mùi thăng trầm tiêu cực được gây ra bởi nhu cầu không bình thường của khách hàng đối với tiền mặt hoặc một lượng lớn séc bị vét sạch và mang tới các ngân hàng khác cùng lúc. Đôi khi, họ thực hiện những khoản cho vay kém hiệu quả và khi các tài sản này bị chuyển ra khỏi sổ sách, “nguồn dự trữ” của họ cũng bị giảm sút và thực tế là có thể trở thành khoản tiền âm. Và cuối cùng, đó là mô-típ lợi nhuận. Khi các ngân hàng vay tiền từ Cục Dự trữ Liên bang với một tỷ lệ lãi suất và cho vay với tỷ lệ cao hơn, đó được coi là lợi thế. Nhưng đó chỉ đơn thuần là khúc dạo đầu. Khi vay tiền từ FED, ngân hàng trở thành nguồn dự trữ một đô-la (one-dollar reserve). Vì được yêu cầu giữ 10% nguồn dự trữ, các ngân hàng thực tế đã có thể cho vay 9 đô-la trên mỗi đô-la vay mượn.[11] Hãy xem xét các con số toán học. Giả định rằng, ngân hàng nhận được 1 triệu đô-la từ Cục Dự trữ Liên bang với lãi suất 8%. Như vậy, tổng chi phí hàng năm là $80.000 (.08 x $1.000.000). Ngân hàng xử lý khoản vay như là một khoản tiền gửi - khoản tiền trở thành cơ sở cho việc tạo ra 9 triệu đô-la bổ sung phục vụ việc cho vay. Nếu chúng ta giả định rằng ngân hàng cho vay khoản tiền này với mức lãi suất 11%, doanh thu trước thuế sẽ là $990.000 (.11x$9.000.000). Lấy số này trừ đi chi phí ngân hàng $80.000 cộng với cổ phần tương ứng từ toàn bộ số tiền phải trả, chúng ta sẽ có doanh thu sau thuế là khoảng $900.000. Nói cách khác, ngân hàng vay một triệu đô-la và có thể gần như tăng gấp đôi trong một năm.[12] Đó chính là đòn bẩy! Nhưng đừng quên nguồn gốc của đòn bẩy tài chính: đơn vị sản xuất ra 9 triệu đô-la được coi là nguồn cung tiền tệ cho quốc gia. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA THỊ TRƯỜNG MỞ Phương pháp quan trọng nhất được Cục Dự trữ Liên bang sử dụng trong việc tạo ra đồng tiền pháp định chính là việc mua bán tài sản thế chấp trên thị trường mở. Tuy nhiên, trước khi nhảy vào thị trường này, hãy cân nhắc những lời cảnh báo. Thủ thuật mánh lới nằm trong việc sử dụng những câu chữ có chứa những ý nghĩa kỹ thuật mang tính hơi khác biệt so với những gì mà họ muốn nói đến đối với dân chúng. Bởi vậy, hãy thật tập trung vào từng câu chữ. Những câu chữ này không có ý nghĩa lớn để phải giải thích nhưng lại có ý nghĩa lớn để lừa dối. Bất chấp diện mạo ban đầu, quy trình đó không được coi là phức tạp. Nó chỉ là ngớ ngẩn. CƠ CHẾ MANDRAKE: CÁCH NHÌN CỤ THỂ Hãy bắt đầu với… NỢ CHÍNH PHỦ Chính phủ liên bang chấm phá dăm ba nét mực vào giấy, tạo họa tiết ấn tượng xung quanh mép giấy bạc và gọi nó là trái phiếu hoặc kỳ phiếu chính phủ. Đó chỉ là lời hứa trả một khoản tiền định rõ với mức lãi suất nhất định trong một thời gian nhất định. Như chúng ta sẽ thấy trong các bước sau, cuối cùng khoản nợ này cũng trở thành cơ sở nền tảng cho hầu hết nguồn cung tiền tệ của quốc gia.[13] Trên thực tế, chính phủ tạo ra tiền mặt, nhưng điều này lại không có vẻ giống tiền mặt. Biến đổi những phiếu nợ này thành tiền giấy và tiền séc là nhiệm vụ và chức năng của Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang. Trái phiếu được chuyển cho FED và sau đó được phân loại như là… TÀI SẢN THẾ CHẤP Công cụ của nợ chính phủ được xem như tài sản vì nó cho rằng, chính phủ sẽ giữ lời hứa trả nợ. Điều này dựa trên khả năng của nợ nhằm giành được bất cứ thứ gì mà nó cần vì lý do đánh thuế. Như vậy, thế mạnh của tài sản này là quyền lực nhận lại những gì mà nó đã cho đi. Vì thế, Cục Dự trữ Liên bang giờ đây có “tài sản” - thứ tài sản có thể được sử dụng nhằm bù lại tiền nợ. Sau đó nó cũng có thể tạo ra nợ bằng việc chấm phá vài ba nét mực lên những mảnh giấy khác và đổi những tờ giấy này cho chính phủ để lấy tài sản. Và tờ giấy thứ hai chính là… SÉC DỰ TRỮ LIÊN BANG Ở đây không có tiền trong bất cứ tài khoản nào để trang trải khoản tiền séc này. Bất cứ ai khác thực hiện việc này đều có thể bị tống giam. Đó là quy định đối với Cục Dự trữ Liên bang, tuy nhiên, vì Quốc hội cần tiền nên đó cũng là cách dễ nhất để có được tiền bạc. (Việc tăng thuế có thể là hành động tạo ra những hậu quả nghiêm trọng; việc phụ thuộc vào công chúng để mua trái phiếu có thể không phải là hành động thực tế, đặc biệt nếu như mức lãi suất được ấn định ở mức thấp một cách gượng gạo; và việc in một lượng lớn tiền tệ có thể là hiển nhiên và gây ra tranh cãi). Với cách thức này, quy trình được gói gọn một cách bí mật trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng lại giống như việc phụ thuộc vào các nhà máy in tiền tệ pháp định (loại tiền tệ được tạo ra với đơn đặt hàng của chính phủ nhưng không có bất cứ thứ tài sản nào hữu hình có giá trị chống lưng) nhằm chi trả các khoản chi phí chính phủ. Trong thuật ngữ kế toán, sổ sách kế toán được coi là “cân bằng” vì mục nợ được bù đắp bằng “tài sản” phiếu ghi nợ. Séc Cục Dự trữ Liên bang mà chính phủ nhận được sau đó được xác nhận và gửi lại cho một trong những ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang, nơi chúng trở thành… TIỀN GỬI CHÍNH PHỦ Một khi được gửi vào tài khoản chính phủ ở ngân hàng, séc của Cục Dự trữ Liên bang được sử dụng nhằm chi trả các chi phí chính phủ và như vậy được chuyển đổi thành nhiều… SÉC CHÍNH PHỦ Những tấm séc này trở thành phương tiện mà theo đó, làn sóng tiền tệ pháp định thứ nhất sẽ tràn vào nền kinh tế. Người nhận tiền giờ đây gửi chúng vào tài khoản của mình ở ngân hàng, nơi chúng trở thành… CÁC KHOẢN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Các khoản tiền gửi ngân hàng thương mại là nợ đối với các ngân hàng bởi vì chúng phải được trả lại cho người gửi. Tuy nhiên, miễn là còn được duy trì trong ngân hàng, chúng vẫn được coi là tài sản bởi chúng đã là tiền mặt thực sự. Một lần nữa, sổ sách kế toán lại được cân bằng: tài sản bù đắp cho khoản nợ. Nhưng quy trình không dừng lại ở đây. Thông qua các phép thuật của hệ thống ngân hàng thuộc Cục Dự trữ Liên bang, các khoản tiền gửi được tạo ra nhằm đáp ứng mục tiêu sinh lợi của ngân hàng. Để thực hiện được điều này, các khoản tiền mặt gửi ngân hàng giờ đây được tái phân loại trong sổ sách kế toán và được gọi là…. DỰ TRỮ NGÂN HÀNG Dự trữ cho cái gì? Có phải những khoản dự trữ này được duy trì cho việc trả cho người gửi? Không. Đó chính là chức năng hèn mọn mà các khoản dự trữ này đáp ứng khi được coi là tài sản đơn thuần. Giờ đây, chúng có một tên gọi được điều này, các khoản tiền mặt gửi ngân hàng giờ đây được tái phân loại trong sổ sách kế toán và được gọi khác là “khoản dự trữ”, chúng trở thành cây đũa thần nhằm hiện thực hóa ngay cả số lượng lớn tiền pháp định ở mức độ các ngân hàng thương mại. Và nó vận hành như thế này. Các ngân hàng được FED cho phép nắm giữ ít nhất 10% khoản tiền gửi trong khoản mục “dự trữ”. Điều này có nghĩa là nếu nhận tiền gửi là 1 triệu đô-la từ làn sóng tiền pháp định thứ nhất - loại tiền được tạo ra bởi Cục Dự trữ Liên bang, các ngân hàng sẽ có nhiều hơn 900.000 đô-la so với những gì mà họ được yêu cầu nắm giữ tiền mặt (1 triệu đô-la trừ đi 10% dự trữ). Trong ngôn ngữ ngân hàng, khoản tiền $900.000 được gọi là … DỰ TRỮ DƯ THỪA Từ “dư thừa” là lời cảnh báo rằng các khoản được gọi là dự trữ đều có một số phận đặc biệt, và giờ đây chúng đã trở nên dư thừa quá mức và được coi như khoản có sẵn dành để cho vay. Và các khoản dự trữ dư thừa này đúng lúc sẽ được biến đổi thành… NỢ NGÂN HÀNG Nhưng xin hãy chờ một chút. Làm thế nào mà loại tiền này lại có thể được cho vay khi bản thân nó được sở hữu bởi các cá nhân gửi tiền chính thống - những người vẫn còn có thể tự do viết séc và tiêu bất cứ lúc nào mà họ muốn? Không lẽ đây lại là yêu cầu kép đối với cùng một loại tiền? Câu trả lời là khi đã sẵn sàng, các khoản cho vay mới không còn được tạo ra với cùng loại tiền cũ này. Chúng được thiết kế với loại tiền hoàn toàn mới - tiền được tạo ra từ không khí cho mục đích này. Nguồn cung tiền tệ của quốc gia đơn giản đã tăng lên bởi 90% các khoản tiền gửi của ngân hàng. Hơn thế nữa, đối với các ngân hàng thì loại tiền mới này thú vị hơn nhiều so với loại tiền cũ. Loại tiền cũ mà các ngân hàng nhận từ các cá nhân đòi hỏi họ phải trả lãi hoặc thực hiện dịch vụ cho đặc quyền sử dụng. Nhưng với loại tiền mới, các ngân hàng lại thu lãi suất và khoản lãi suất này không đến nỗi tệ nếu tính tới việc nó không gây tốn kém gì cho các ngân hàng. Khi vỗ vào nền kinh tế, làn sóng tiền tệ pháp định thứ hai chuyển thành hệ thống ngân hàng, đúng lúc làn sóng thứ nhất thực hiện xong … NHIỀU KHOẢN GỬI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Quy trình giờ đây lặp lại nhưng với cường độ nhẹ hơn. Những gì được gọi là “khoản vay” vào ngày Thứ Sáu sẽ quay trở lại ngân hàng như một “khoản tiền gửi” vào ngày Thứ Hai. Khoản tiền gửi sau đó được tái phân loại như là “nguồn dự trữ” và 90% của nguồn dự trữ này trở thành nguồn dự trữ “dư thừa” sẵn sàng cho một khoản vay mới. Như vậy, khoản tiền 1 triệu đô-la của làn sóng tiền tệ pháp định thứ nhất sẽ đẻ thêm 900.000 đô-la trong làn sóng tiền tệ pháp định thứ hai, và những gì thu được từ đây sẽ lại đẻ thêm 810.000 đô la trong làn sóng tiền tệ pháp định thứ ba (900.000 đô la trừ đi 10% dự trữ). Quy trình này sẽ mất khoảng 28 lần qua cánh cửa quay vòng tiền gửi để trở thành khoản cho vay rồi trở thành khoản tiền gửi rồi trở thành nhiều khoản vay hơn và cứ thế lặp lại nhằm tạo ra hiệu quả tối đa - hiệu quả được gọi là… TIỀN TỆ PHÁP ĐỊNH NGÂN HÀNG = HƠN 9 LẦN NỢ QUỐC GIA Số lượng tiền tệ pháp định được tạo bởi tập đoàn ngân hàng xấp xỉ khoảng 9 lần so với số nợ gốc quốc gia - khoản nợ khiến cho cả quy trình có khả năng chấp nhận được.[14] Khi nợ gốc được bổ sung để thành con số này, chúng ta sẽ có… TỔNG TIỀN PHÁP ĐỊNH = HƠN 10 LẦN NỢ QUỐC GIA Tổng số tiền tệ pháp định được tạo ra bởi Cục Dự trữ Liên bang và các ngân hàng thương mại là khoảng 10 lần số nợ chính phủ. Tới một mức độ khi được tạo ra và tràn ngập cả nền kinh tế trong sự dư thừa hàng hóa và dịch vụ, loại tiền tệ mới sẽ khiến cho quyền lực mua bán của cả tiền cũ lẫn tiền mới giảm xuống. Giá cả tăng lên bởi vì giá trị liên quan của tiền bạc giảm xuống. Kết quả cũng tương tự như vậy nếu như quyền lực mua bán của tiền bạc bị tước đoạt khỏi chúng ta dưới dạng thuế. Và như vậy, thực tế của quy trình này sẽ được gọi là… THUẾ NGẦM = HƠN 10 LẦN NỢ QUỐC GIA Có thể bạn không nhận ra điều này: ngoài khoản thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho ngân sách liên bang và thuế tiêu dùng nội địa, trong nhiều năm liền, người Mỹ đã phải trả một khoản thuế ngầm tương đương nhiều lần khoản nợ quốc gia! Và cho đến giờ, điều này vẫn còn tiếp diễn. Vì nguồn cung tiền của chúng ta là một thể chế độc đoán mà không hề có công cụ chống lưng ngoại trừ nợ, số lượng nguồn cung này cũng trải qua những lúc thịnh suy thăng trầm. Khi con người ngập sâu trong nợ nần, nguồn cung tiền tệ quốc gia sẽ mở rộng và giá sẽ tăng lên, nhưng khi họ trả các khoản nợ và từ chối tiếp tục vay nợ thì nguồn cung tiền sẽ thu hẹp lại và giá cả sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn. Điều này cũng diễn ra y hệt đối với những bất ổn về chính trị hoặc kinh tế. Sự luân phiên giữa các giai đoạn mở rộng và co hẹp của nguồn cung tiền tệ chính là nguyên nhân cơ bản của… SỰ BÙNG NỔ, PHÁ SẢN VÀ SUY THOÁI Ai sẽ được lợi từ tất cả những thứ này? Chắc chắn đó không phải là những công dân bình thường. Những kẻ hưởng lợi nhất chính là các nhà nghiên cứu chính trị của Quốc hội - những người được hưởng hiệu quả của nguồn thu nhập vô tận nhằm duy trì vĩnh viễn quyền lực của mình, và các chuyên gia nghiên cứu tiền tệ trong hệ thống tập đoàn ngân hàng có tên gọi là hệ thống Cục Dự trữ Liên bang, những kẻ đã khai thác, bóc lột người dân Mỹ mà chẳng cần mảy may suy nghĩ và đẩy họ vào kiếp gông xiềng của chế độ phong kiến thời hiện đại. CÁC TỶ SUẤT DỰ TRỮ Các số liệu trước được dựa trên tỉ suất dự trữ 10% (tỉ suất mở rộng nguồn tiền là 10-1). Tuy nhiên, cần phải nhớ một điều rằng, đó chỉ là sự độc đoán. Kể từ khi tiền tệ trở thành tiền pháp định mà không có bất cứ thứ kim loại quý nào chống lưng, chẳng có một giới hạn thực nào ngoại trừ những gì mà các chính trị gia và các nhà quản lý tiền tệ quyết định - và quyết định đó là thích hợp cho từng thời điểm. Việc thay đổi tỉ suất này chính là cách thứ ba mà theo đó, Cục Dự trữ Liên bang có thể gây ảnh hưởng đến nguồn cung tiền tệ quốc gia. Và như vậy, những con số phải được coi là tạm thời. Bất cứ lúc nào cũng sẽ xuất hiện “nhu cầu” cần có thêm tiền, tỉ suất có thể tăng đến 20-1 hoặc 50-1 hoặc yêu cầu của Cục Dự trữ Liên bang có thể sẽ thấp hơn. Như vậy, rõ ràng là không có giới hạn cho khoản tiền pháp định - khoản tiền có thể được in ra dưới sự chỉ đạo của hệ thống Cục Dự trữ Liên bang hiện hành. NỢ QUỐC GIA KHÔNG CẦN THIẾT CHO LẠM PHÁT Vì Cục Dự trữ Liên bang có thể được tính là “cỗ máy đúc tiền” (biến đổi thành tiền) với chức năng biến đổi bất cứ khoản nợ chính phủ nào và bởi quy trình mở rộng nguồn cung tiền tệ là nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng nợ liên bang và lạm phát chính là hai khía cạnh của cùng một hiện tượng. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết đúng. Nó được coi là hợp lý để có được khía cạnh này mà không cần phải có khía cạnh kia. Tập đoàn kinh tế ngân hàng nắm giữ độc quyền in tiền. Hậu quả là tiền tệ được tạo ra chỉ khi các phiếu nợ được chuyển đổi thành tiền bởi Cục Dự trữ Liên bang hoặc bởi các ngân hàng thương mại. Khi mua trái phiếu chính phủ, các cá nhân, công ty hay cơ quan thể chế cần phải sử dụng tiền mà họ kiếm ra được trước đó hoặc tiết kiệm được. Nói cách khác, không có đồng tiền mới nào được tạo ra, bởi vì họ đang sử dụng vốn đang lưu hành hiện thời. Như vậy, việc bán trái phiếu chính phủ cho hệ thống ngân hàng là gây ra lạm phát, nhưng nếu trái phiếu chính phủ được bán cho khu vực tư nhân thì quá trình này không gây ra lạm phát. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu mà Hoa Kỳ tránh được nạn lạm phát vào thập niên 80 khi chính phủ liên bang ngập trong nợ nần - một sự kiện chưa từng xảy ra trong lịch sử trước đó. Bằng việc giữ mức lãi suất cao, các trái phiếu chính phủ này trở nên hấp đẫn đối với các nhà đầu tư tư nhân, kể cả những nhà đầu tư ở các quốc gia khác.[15 ]Một số rất ít tiền mới được tạo ra bởi phần lớn trái phiếu được mua-bán bằng đồng đô-la Mỹ đang lưu hành. Đương nhiên điều này là tình thế tạm thời. Ngày nay, những trái phiếu này vẫn được tiếp tục được hoàn thiện và được thay thế bằng nhiều trái phiếu hơn để tính đến nợ ban đầu cộng với lãi suất tích lũy. Rốt cuộc, quy trình này phải được chấm dứt và khi điều này diễn ra, Cục Dự trữ Liên bang sẽ không có sự lựa chọn nữa ngoại trừ việc mua lại tất cả các khoản nợ của thập niên 80 nhằm thay thế tất cả tiền mà tư nhân đã đầu tư vào trước đó bằng loại tiền pháp định mới được tạo ra cộng thêm nhiều lợi ích khác nhằm trang trải lãi suất. Như thế, chúng ta sẽ hiểu được ý nghĩa của lạm phát. Ở một khía cạnh khác, Cục Dự trữ Liên bang cũng có phương án in tiền ngay cả trong trường hợp chính phủ liên bang không rơi vào cảnh nợ nần. Ví dụ, việc mở rộng nguồn cung tiền dẫn đến cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán vào năm 1929 đã xảy ra trong thời gian khi nợ quốc gia được trả xong. Trong từng năm từ 1920 đến 1930, nguồn thu liên bang đã cao hơn nguồn chi và đã có một số trái phiếu chính phủ được chào bán. Sự lạm phát nghiêm trọng về nguồn cung tiền tệ được thiết kế có lẽ là bằng việc chuyển đổi các khoản vay ngân hàng thương mại thành tài sản “dự trữ” tại chính sách cho vay khẩn cấp của Cục Dự trữ Liên bang và bằng việc mua bán chấp phiếu ngân hàng (banker acceptance) - những thứ được coi là hợp đồng thương mại cho việc mua bán hàng hóa.[16] Và giờ đây còn có nhiều phương án hơn nữa. Đạo luật kiểm soát tiền tệ (Monetary Control Act) ra đời năm 1980 đã khiến cho việc in tiền trở nên khả thi đối với đám tay sai nhằm biến đổi bất cứ công cụ nợ nào, kể cả các loại phiếu nợ từ các chính phủ nước ngoài. Mục tiêu rõ ràng của đạo luật này là nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi cho Cục Dự trữ Liên bang nhằm bảo lãnh cho các quốc gia này - những quốc gia có trách nhiệm phải thanh toán khoản lãi suất từ các khoản vay từ ngân hàng. Khi Cục Dự trữ Liên bang tạo ra đồng đô-la pháp định để chuyển cho các chính phủ nước ngoài nhằm trao đổi các trái phiếu vô dụng của mình, con đường tiền tệ đã trở nên dài hơn và xoáy hơn, nhưng hiệu quả thì tương tự như việc mua bán trái phiếu kho bạc Mỹ. Những đồng đô-la mới được tạo ra đi thẳng tới các chính phủ nước ngoài, sau đó đến các ngân hàng Hoa Kỳ, nơi chúng trở thành nguồn tiền mặt dự trữ. Cuối cùng, chúng lại quay ngược về “túi đựng tiền” Hoa Kỳ (đã được nhân lên 9 lần) dưới hình thức khoản cho vay bổ sung. Cái giá cho cuộc vận hành này là do người dân Mỹ chịu thông qua việc đánh mất quyền lực mua bán. Như vậy, việc mở rộng nguồn cung tiền tệ và lạm phát sau đó sẽ không còn phụ thuộc vào lượng tiền thiếu hụt của liên bang. Miễn là có ai đó có mong muốn vay đồng đô-la Mỹ, tập đoàn ngân hàng sẽ có phương án tạo ra những đồng đô-la này theo cách đặc biệt nhằm mua bán trái phiếu của họ và bằng việc này, tiếp tục mở rộng nguồn cung tiền tệ. Tuy nhiên, chúng ta không được quên rằng, một trong những nguyên quan trọng dẫn đến việc FED được thành lập là phải có một thể chế tạo điều kiện thuận lợi cho Quốc hội tiêu tiền mà không cần dân chúng phải biết là khoản tiền đó đã được đóng thuế. Người dân Mỹ đã tỏ ra hoàn toàn dửng dưng đối với trò lừa đảo này, bằng chứng là họ không hiểu gì về cách thức vận hành của cơ chế Mandrake. Kết quả là, cho đến giờ đây, giao kèo giữa tập đoàn ngân hàng và các chính trị gia có chút gì đó rủi ro nguy cơ để biến đổi. Như vậy, giống một vụ việc thực tế, ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang có thể tạo ra tiền pháp định nhằm trao đổi nợ thương mại và trái phiếu của các chính phủ nước ngoài, mối quan tâm chủ yếu của FED là tiếp tục cung ứng tiền cho Quốc hội. Hàm ý của sự việc này là kiểu tư duy nước đôi. Ít nhất là cho đến giờ đây, vì nguồn cung ứng tiền tệ được gắn chặt với nợ quốc gia, nên thanh toán nợ sẽ khiến cho đồng tiền biến mất. Thậm chí việc làm giảm nghiêm trọng nguồn cung ứng tiền này cũng có thể khiến nền kinh tế trở nên lụn bại.[17] Như vậy, chừng nào FED còn tồn tại, chừng đó nước Mỹ sẽ phải còn mắc nợ. Việc mua bán trái phiếu từ các chính phủ được thúc giục trong môi trường chính trị hiện tại của chủ nghĩa quốc tế. Nguồn cung tiền tệ của chúng ta được dựa trên các khoản nợ đang ngày càng tăng lên của họ cũng như của chúng ta và họ cũng sẽ không được phép trả nếu như buộc phải làm như vậy. CÁC KHOẢN THUẾ THẬM CHÍ KHÔNG CẦN THIẾT Thật bình thường nếu chính phủ Liên bang có thể hoạt động - thậm chí là với mức tiêu như hiện tại - mà không cần thu thuế từ bất cứ thứ gì. Tất cả những gì nó phải làm là tạo ra đồng tiền thông qua hệ thống Cục Dự trữ Liên bang bằng việc biến đổi các trái phiếu của mình. Trên thực tế, phần lớn tiền bạc mà chính phủ Liên bang giờ đây có được là bằng cách này. Nếu như ý tưởng loại trừ cơ quan thuế vụ IRS nghe có vẻ như là một thông tin tốt lành, thì hãy nhớ rằng, lạm phát - kết quả từ việc biến đổi nợ - cũng chỉ là một khoản thuế như những thứ khác; tuy nhiên, đó là khoản thuế ngầm và do có ít người dân Mỹ hiểu được cách thức vận hành mà nó phổ biến nhưng mang tính chính trị nhiều hơn là thuế. Lạm phát có thể được so sánh với trò chơi Cờ tỷ phú (Monopoly)[18], nơi các game thủ - nhân viên ngân hàng không có giới hạn đối với khoản tiền mà anh ta có thể phân bổ. Với mỗi lần ném con súc sắc, người chơi sẽ thu được dưới gầm bàn và mang theo một đống xu - thứ mà các game thủ phải sử dụng như là tiền. Nếu nhân viên ngân hàng cũng là một trong các game thủ - và trong thế giới thật của chúng ta, chuyện này cũng xảy ra y hệt vậy - thì rõ ràng, cuối cùng anh ta sẽ sở hữu hết tất cả tài sản. Nhưng, đồng thời, dòng tiền đang tăng lên sẽ cuốn ra khỏi người chơi và nhấn chìm họ. Khi lượng tiền nhiều lên, giá trị liên quan của của mỗi đồng xu sẽ ít đi và việc đấu giá cho bất động sản sẽ tăng lên. Trò chơi được đặt tên là Cờ tỷ phú cũng chính là theo lý do này. Cuối cùng, một người nắm giữ tất cả tài sản và những người khác sẽ phá sản. Nhưng đó chỉ là một trò chơi. Tuy nhiên, thật đáng tiếc, đó không phải là một trò chơi trong thế giới thực. Nó là kế sinh nhai, là miếng ăn, là chốn nương thân của chúng ta. Nó tạo ra sự khác biệt nếu như ở đây chỉ có một người thắng cuộc và nó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn nếu như kẻ thắng cuộc này giành được độc quyền đơn giản chỉ bằng việc tạo ra nguồn tiền cho tất cả mọi người. NGUYÊN NHÂN THỨ TƯ NHẰM LOẠI BỎ HỆ THỐNG CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG Xin đừng quên rằng, lạm phát chính là thuế. Hơn thế nữa, đó là khoản thuế bất hợp lý nhất bởi nó đánh nặng vào những người dân tằn tiện, sống bằng nguồn thu nhập cố định hoặc những nhóm người có mức thu nhập trung bình và thấp. Điều quan trọng ở đây là khoản thuế ngầm này sẽ được coi là không thể xảy ra nếu không có đồng tiền pháp định. Tiền pháp định ở Mỹ được tạo ra như là kết quả của Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang. Như vậy, thật xác đáng để nói rằng Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang chính là thể chế đẻ ra khoản thuế bất hợp lý nhất của chúng ta. Cả thuế và hệ thống này - hai thứ khiến cho vấn đề này tồn tại được - phải được xóa bỏ. Các nhà nghiên cứu chính trị - những người cho phép quy trình biến đổi nợ quốc gia này thành tiền - và các chuyên gia nghiên cứu tiền tệ - những người thực thi qui trình đó - biết rằng đó không phải là nợ thực sự. Đó không phải là nợ thực sự bởi vì không một ai ở Washington thực lòng mong đợi việc thanh toán khoản nợ đó - không bao giờ. Mục đích kép của trò phù thủy này chỉ đơn giản là nhằm tạo ra tiền bạc đáp ứng nhu cầu thoải mái chi tiêu cho các chính trị gia, chẳng cần phiền phức tăng thuế trực tiếp mà vẫn có thể tạo ra nguồn vàng bất tận chảy vào túi các tập đoàn ngân hàng. Vậy thì tại sao chính phủ liên bang lại buồn bực với khoản thuế này? Vì sao lại không hoạt động dựa vào khoản nợ được biến đổi này? Câu trả lời bao gồm hai phần. Thứ nhất, nếu làm như vậy, mọi người có thể bắt đầu muốn biết về nguồn gốc tiền bạc, và điều này có thể khiến họ tỉnh giấc khỏi cơn mộng mị để nhìn thấy một thực tế rằng lạm phát chính là thuế. Như vậy, ở một vài mức độ nào đó, các khoản thuế công khai sẽ kéo dài sự thiếu hiểu biết của người dân và việc thiếu hiểu biết này đóng vai trò cơ bản đối với sự thành công của hệ thống. Nguyên nhân thứ hai là các khoản thuế, cụ thể là thuế lũy tiến, trở thành vũ khí mà với chúng, những kẻ thiết kế xã hội chuyên nhìn đời bằng nửa con mắt (elitist) có thể tiến hành một cuộc chiến tranh đối với giai cấp trung lưu. CÔNG CỤ CHO VIỆC THIẾT KẾ XÃ HỘI Tờ American Affairs số ra tháng Giêng năm 1946 có đăng một bài báo của Beardsley Ruml, người lúc đó giữ chức chủ tịch HĐQT của Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang New York. Ruml đã nghĩ ra hệ thống tạm thu thuế tự động trong thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, và ông ta được coi như một nhân vật đủ tư cách để nói về bản chất và mục đích của thuế thu nhập liên bang. Đề tài của ông ta được gọi bằng tên của bài báo mà ông ta chính là tác giả: “Các khoản thuế thu nhập đã lỗi thời.” Trong phần giới thiệu cho bài báo này, biên tập viên của tờ tạp chí đã tóm tắt quan điểm của Ruml như sau: Luận đề của ông ta [Ruml] là căn cứ vào việc giám sát hệ thống ngân hàng trung ương và tiền tệ không thể chuyển đổi [tức là loại tiền tệ không được bảo đảm bằng vàng, chính phủ quốc gia có quyền hạn tối cao cuối cũng cũng thoát khỏi những lo lắng phiền muộn về tiền bạc và các nhu cầu không còn phụ thuộc vào các khoản thuế vì mục đích mang lại lợi nhuận cho mình. Vì thế, tất cả các khoản thuế phải được đánh giá từ quan điểm về hậu quả xã hội và kinh tế.[19] Ruml giải thích rằng, vì giờ đây Cục Dự trữ Liên bang có thể tạo ra tất cả tiền bạc mà chính phủ cần từ không khí, có hai lí do để phải duy trì các khoản thuế. Lí do thứ nhất là nhằm chống lại sự gia tăng ở mức độ chung về giá cả. Lập luận của ông ta là khi có tiền trong túi, người dân sẽ sử dụng chúng để mua hàng hóa hoặc dịch vụ, và điều này sẽ làm tăng giá cả. Ông ta cho rằng, giải pháp sẽ là nhằm khéo léo “moi tiền” người dân thông qua việc đánh thuế và cho phép chính phủ tiêu khoản thuế này. Điều này cũng sẽ làm tăng giá cả, nhưng Ruml chọn cách không đi vào vấn đề này. Ông ta giải thích lý thuyết của mình bằng cách này: Đồng đô-la mà chính phủ chi tiêu trở thành quyền lực mua bán trong tay những người nhận chúng. Đồng đô-la mà chính phủ nhận từ việc thu thuế không thể được chi tiêu bởi người dẫn, và như vậy, những đồng đô-la này không thể được sử dụng để mua mọi thứ hàng hóa có sẵn. Như vậy, các khoản thuế phải đóng chính là công cụ quan trọng nhất trong việc quản lý chính sách tài chính và tiền tệ.[20] TÁI PHÂN BỔ CỦA CẢI Theo Ruml, mục đích khác của hệ thống thuế là nhằm tái phân bổ lại của cải từ một nhóm người đối với những người khác. Điều này cần phải được thường xuyên thực hiện với danh nghĩa công bằng xã hội hoặc bình đẳng xã hội, nhưng mục tiêu thực là nhằm đứng lên trên thị trường tự do và đặt xã hội dưới tầm kiểm soát của các bậc thầy thiết kế xã hội. Ruml cho rằng: Mục đích cơ bản thứ hai của thuế liên bang là nhằm giành được sự bình đẳng về tài sản và thu nhập hơn là do bởi sự vận hành của các nguồn lực kinh tế. Các khoản thuế có hiệu quả cho mục đích này được gọi là thuế thu nhập cá nhân lũy tiến, thuế bất động sản lũy tiến và thuế tặng phẩm. Những loại thuế này nên phụ thuộc vào chính sách công khai đối với việc phân bổ tài sản hoặc thu nhập đồng thời nên được ủng hộ và công kích về mặt hiệu quả đối với đặc điểm của đời sống người dân Mỹ chứ không phải như các phương tiện đo lường lợi nhuận.[21] Như chúng ta đã thấy, Thượng nghị sĩ Nelson Aldrich chính là một trong những người tạo nên hệ thống Cục Dự trữ Liên bang. Không có gì là ngạc nhiên trong quan niệm về bản chất tập đoàn của hệ thống và các mức lãi suất tài chính. Aldrich cũng là một trong những nhân vật tài trợ chính cho thuế thu nhập liên bang. Hai “tác phẩm” vận hành cùng nhau như một cơ cấu tinh vi trong việc giám sát đời sống kinh tế và xã hội của cộng đồng. Trong những năm gần đây xuất hiện một bằng chứng cho thấy rằng các bậc thầy thiết kế xã hội đang muốn rời bỏ bản thiết kế của Ruml. Chúng ta đã từng nghe về sự thỏa thuận tại Quốc hội lẫn Cục Dự trữ Liên bang về sự cần thiết của việc giảm chi phí nhằm giảm bớt sự gia tăng của nợ liên bang và lạm phát. Nhưng điều này chỉ là một dịch vụ đầu môi chót lưỡi. Một lượng lớn tiền bạc liên bang tiếp tục được tạo ra bởi cơ chế Mandrake, chi phí chính phủ tiếp tục phi mã so với các khoản thu thuế, và công thức của Ruml ngự trị ở cấp bậc cao nhất. VIỆC MỞ RỘNG NGUỒN CUNG TIỀN TỆ DẪN TỚI HIỆN TƯỢNG CO HẸP LẠI Trong khi sự thật là cơ chế Mandrake chịu trách nhiệm cho việc mở rộng nguồn cung tiền tệ, quy trình này vẫn vận hành theo trình tự ngược lại. Ngay khi được tạo ra lúc Cục Dự trữ Liên bang mua bán trái phiếu hoặc các công cụ nợ khác, tiền được thanh toán bởi việc bán các sản phẩm này. Khi các sản phẩm đó được bán đi, tiền được chuyển trở lại cho hệ thống Cục Dự trữ Liên bang và biến mất vào lọ mực hoặc vào chip máy tính - nơi chúng được tạo ra. Và như vậy, tác động thứ cấp - tác động tạo ra tiền bạc thông qua hệ thống ngân hàng thương mại - khiến cho quy trình này biến mất khỏi nền kinh tế. Hơn nữa, thậm chí nếu như Cục Dự trữ Liên bang không thận trọng co hẹp lại nguồn cung tiền tệ, hậu quả tương tự có thể xảy ra khi dân chúng quyết định kháng cự lại sự sẵn có của nguồn tín dụng và giảm nợ. Một người bình thường có thể bị kích thích vay tiền nhưng không thể bị ép buộc làm việc này. Có nhiều yếu tố tâm lý liên quan trọng quyết định xem xét nợ - thứ có thể bù đắp cho sự sẵn có tiền bạc và mức lãi suất thấp: sự suy thoái của nền kinh tế, mối đe dọa về khả năng xảy ra sự hỗn loạn trong dân chúng, nỗi sợ hãi về nguy cơ chiến tranh treo lơ lửng, bầu không khí chính trị bất ổn định…Thậm chí ngay cả FED cũng có thể bơm tiền vào nền kinh tế bằng cách khiến cho nguồn tiền này dư dả, dân chúng vẫn có thể cản trở nguồn tiền này đơn giản bằng việc từ chối. Khi điều này xảy ra, các khoản nợ cũ không được thay thế bằng khoản nợ mới để thế vị trí, và tất cả số nợ của khách hàng và doanh nghiệp sẽ thu hẹp lại. Điều này có nghĩa là nguồn cung tiền tệ cũng sẽ thu hẹp lại vì ở nước Mỹ hiện đại, nợ chính là tiền. Và đây chính là sự mở rộng và thu hẹp của nguồn tiền tệ - một hiện tượng có thể không diễn ra nếu dựa trên luật cung cầu - đồng thời cũng chính là điều cơ bản nhất của mỗi một đợt bùng nổ và phá sản, điều gây ra tai hại cho loài người suốt hàng nghìn năm lịch sử. Nói tóm lại, chúng ta có thể cho rằng đồng tiền hiện đại chính là trò đại lừa bịp được thực hiện bởi các thầy phù thủy trong lĩnh vực tài chính và chính trị. chúng ta đang sống trong thời đại tiền pháp định, và nên tỉnh táo để nhận ra rằng, mỗi một dân tộc trong lịch sử đã từng chấp nhận đồng tiền một cách ngẫu nhiên như vậy đều bị chính đồng tiền đó phá hủy nền kinh tế. Hơn thế nữa, không có gì trong hệ thống tiền tệ hiện tại của chúng ta có thể đưa ra bất cứ sự đảm bảo nào rằng chúng ta có thể được miễn nhiễm với vấn đề đó. TỔNG KẾT Đồng đô-la Mỹ không có giá trị thực. Nó chỉ là một ví dụ kinh điển của đồng tiền pháp định với số lượng không giới hạn và có thể được in ấn vô tội vạ. Giá trị cơ bản của đồng đô-la Mỹ nằm trong mong muốn của người dân là nó được chấp nhận và pháp lệnh tiền tệ cũng yêu cầu như vậy. Đúng là tiền tệ của chúng ta được tạo ra từ không khí, nhưng chính xác hơn khi nói rằng điều này được dựa trên nợ. Nguồn cung tiền tệ có thể biến thành nguồn dự trữ ngân hàng hay con chip máy tính nếu tất cả các khoản nợ được hoàn trả. Với hệ thống hiện hành này, các nhà lãnh đạo của chúng ta không thể cho phép giảm nợ quốc gia hay nợ người tiêu dùng. Mức lãi suất trên khoản vay được coi như một kiểu cho vay nặng lãi và điều này đã mang tính thể chế hóa dưới Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang. Cơ chế Mandrake mà theo đó, FED biến nợ thành tiền, có thể trở nên phức tạp nhưng điều này sẽ trở nên đơn giản nếu chúng ta nhớ lại rằng quy trình này không có ý định trở nên lô gíc mà có ý định làm đảo lộn và lừa dối mọi người, sản phẩm cuối cùng của Cơ chế này là sự mở rộng nguồn cung tiền tệ một cách giả tạo - điều được coi là hậu quả cơ bản do thuế ngầm - hay còn gọi là lạm phát - gây nên. Sự mở rộng này đã dẫn tới việc co hẹp nguồn cung tiền tệ và chúng đã tạo ra chu kỳ bùng nổ - phá sản - chu kỳ đã gây ra tác hại cho loài người trong suốt hàng nghìn năm lịch sử - bất cứ nơi đâu có sự tồn tại của đồng tiền pháp định. PHỤ LỤC: CÁC CHƯƠNG TRÌNH XÓA BỎ NỢ Vì các ngân hàng cho vay tiền nhưng không tồn tại trước khi có giao dịch nên nhiều con nợ đã kết luận rằng họ không có trách nhiệm thanh toán nợ. Đây chính là khái niệm bắt buộc trong quan điểm cho rằng ngân hàng và các giao dịch cho vay tín dụng thường khiến khách hàng nghĩ rằng họ đang vay tiền của một ai đó, và tại sao họ lại phải có nghĩa vụ thanh toán lãi suất. Trước tòa, các giao dịch này thường được xử như là trò gian lận và có nhiều công ty chào các dịch vụ xóa nợ. Bạn đọc có thể tham khảo đường dẫn sau đây để hiểu thêm về quan điểm của tác giả cuốn sách này đối với vấn đề nêu trên: www.freedom-force.otg/freedom.cfm?fuseaction=issue.