Những Âm Mưu Từ Đảo Jekyll - Chương 15

Chương 15 BẢN ĐỒ CHÂU BÁU ĐÃ BỊ MẤT Kinh nghiệm cay đắng của thực dân Mỹ với đồng tiền pháp định; giải pháp của đám Cha Đẻ nhằm cấm một dân tộc mới khôi phục tiền giấy không được đảm bảo bằng vàng bạc; dự thảo Hiến pháp; việc chế tạo đồng đô-la Mỹ thực thụ; sự thịnh vượng tiếp sau đó. Trong những ngày hoàng kim của radio, trong chương trình Edgar Bergen show, một người có tài nói tiếng bụng, đã hỏi nhân vật đần độn do ông tạo dựng có tên là Mortimer Snerd “Vì sao anh lại ngốc như vậy?” Và câu trả lời luôn rập khuôn, muôn lần như một. Sau một hồi lâu suy nghĩ, Mortimer trả lời “Ùi, điều này không dễ dàng!” Khi nhìn lại sự hỗn loạn về tiền tệ xung quanh chúng ta ngày nay - giá trị tan biến của đồng đô-la và sự sụp đổ của các thể chế tài chính - chúng ta buộc phải đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để sắp xếp vấn đề này? Và, thật đáng tiếc, câu trả lời của Mortimer đã có thể trở nên phù hợp. Để tìm ra cách thức xác định vị trí của chúng ta, cần phải biết được nơi chúng ta khởi hành và vị trí tốt đẹp để bắt đầu yêu cầu này là Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Điều I, Khoản 8 và 10 của Hiến pháp có nói: Quốc hội là đơn vị nắm quyền: Vay tiền… đúc tiền kim loại, điều chỉnh giá trị pháp lý của việc đó và xác định chuẩn mực trọng lượng và đơn vị đo lường; … nhằm quy định các hình thức xử phạt đối với tôi làm giả tiền bạc… Nhà nước không có quyền đúc tiền; phát hành giấy bạc hoặc tạo ra bất cứ thứ gì ngoài đồng tiền vàng và bạc nhằm phục vụ cho việc trả nợ. Những người được ủy thác đã đúng khi sử dụng những từ ngữ này. Quốc hội được trao quyền đúc tiền kim loại chứ không được in. Cuốn Nguyên tắc của Luật Hiến pháp (Principles of Constitutional Law) của Thomas M. Cooley đã giải thích rằng “đúc tiền là in dấu lên các mảnh kim loại để sử dụng như là phương tiện trao đổi trong thương mại tính theo chuẩn mực được thiết lập của giá trị.” Những gì bị cấm là “phát hành giấy bạc” - điều mà theo những lời phát biểu và các văn bản của những người soạn thảo ra tài liệu có nghĩa là in các phiếu nợ dự kiến sẽ được đưa vào lưu hành như tiền tệ - hoặc nói một cách khác là việc in ấn tiền pháp định nhưng không được bảo đảm bằng bạc hoặc vàng. Trước hết, có vẻ như không có gì có thể rõ ràng hơn. Cả hai điều khoản đơn giản này đều trở thành nền tảng cho hàng nghìn trang diễn giải đầy mâu thuẫn. Điểm then chốt của vấn đề là trong khi rõ ràng Hiến pháp cấm các bang phát hành tiền pháp định thì điều này không hẳn là ngăn cản chính phủ liên bang làm như vậy. Đó thực sự là một sự bỏ sót đáng tiếc đối với một phần cơ cấu tài liệu, nhưng có lẽ họ không bao giờ mơ tưởng trong những cơn ác mộng man rợ nhất của mình rằng hậu duệ của họ “có thể trở nên ngu đần” vì không hiểu được dự định của họ. Hơn nữa, làm mất mục đích của họ “quả là không dễ dàng” Tất cả những gì cần làm là xem xét lại lịch sử tiền tệ - điều dẫn chúng ta tới Hội nghị Hiến pháp và để đọc những lá thư được công bố và những trận chiến giữa các nhân vật đã ký tên vào hồ sơ sáng lập. Khi đọc về các trận chiến trong hội nghị, người ta dễ bị ấn tượng bởi cảm giác rằng những người được ủy quyền giao phó này đang nắm giữ chủ thể tiền bạc. Mỗi một người trong số họ có thể nhớ từ trải nghiệm của bản thân về sự hỗn loạn tại các thuộc địa -sự hỗn loạn được gây nên bởi việc phát hành tiền pháp định. Họ nói ra miệng rằng họ phản đối điều này và cương quyết rằng không nên dung thứ cho điều này một lần nữa dù là ở mức độ nào. TIỀN GIẤY TẠI CÁC THUỘC ĐỊA Kinh nghiệm đầu tiên với tiền pháp định diễn ra trong thời gian từ 1690 đến 1764. Massachusetts là địa phương đầu tiên sử dụng tiền pháp định như một phương tiện tài trợ cho các cuộc tấn công quân sự chống lại thực dân Pháp tại Quebec. Các thuộc địa khác cũng nhanh chóng theo gương thực dân Pháp và chỉ trong vòng mấy năm đã đắm chìm vào việc in tiền mà không cần có sự hiện diện của ngân hàng trung ương. Một chuyên gia pháp lý của xứ thuộc địa đã giải thích: Các quý vị có hình dung được rằng tôi sẽ bằng lòng đổ dồn thuế má lên đầu người ủy thác của mình khi chúng ta có thể in được cả núi tiền, một thếp giấy có thể chi trả cho tất cả mọi thứ?[1] Hậu quả của tài kỹ trị là rất kinh. Giá cả tăng vùn vụt, pháp lệnh tiền tệ được ban hành nhằm buộc các quốc gia thực dân chấp nhận mớ giấy lộn và một người bình thường chịu đựng những tổn thất cá nhân và thử thách nặng nề. Cuối năm 1750, Connecticut (một tiểu bang thuộc miền đông bắc Hoa Kỳ) đã rơi vào cảnh lạm phát tiền tệ với mức 800%, Carolinas lạm phát ở mức 900%, Massachusetts 1000%, Rhode Island 2300%.[2] Tình hình đã tuột ra khỏi tầm kiểm soát và đầu năm 1751, Thượng nghị viện Anh đã can thiệp vào và trong một trong những ví dụ hiếm hoi như vậy, nơi mà sự can thiệp từ nước mẹ thực chất tạo ra lợi nhuận cho các thuộc địa, và Thượng viện buộc họ dừng sản xuất tiền pháp định. Kể từ đây, Ngân hàng Anh có thể là nguồn lực duy nhất. Những gì theo sau đó quả thực là không nhận biết trước được bởi những người ủng hộ tiền pháp định. Giữa vẻ u ám về “đồng tiền bất lực”, sự bùng nổ thần diệu của sự thịnh vượng đã diễn ra. Việc sử dụng áp buộc đối với đồng tiền pháp định đã buộc mỗi người phải tích trữ tiền thực thay vì sử dụng đồng tiền giấy vô giá trị. Giờ đây, đồng tiền giấy rơi vào tình trạng bị thất sủng, đám thực dân bắt đầu sử dụng đồng tiền kim loại vàng của Anh, Pháp hoặc Hà Lan, giá cả nhanh chóng được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, và thương mại đã trở thành nền tảng cơ bản. Ngành thương mại được duy trì ngay cả trong tình trạng căng thẳng về kinh tế do hậu quả của cuộc chiến tranh bảy năm (1756-1763) và trong giai đoạn tiền cách mạng. Ở đây xuất hiện một ví dụ điển hình về cảnh khôn cùng của nền kinh tế có thể hồi phục nếu chính phủ không can thiệp bằng quy trình hàn gắn vết thương.[3] LẠM PHÁT THỜI CHIẾN Nhưng tất cả vấn đề này đều chỉ là sự tạm ngưng của một cuộc công kích nổi loạn ở thuộc địa. Sự khai chiến đã ném nước Anh vào bánh răng của hệ thống ngân hàng trung ương, và đó chính là động cơ thuyết phục đối với các thuộc địa nhằm trở lại với các nhà máy in tiền của họ. Các con số dưới đây sẽ cho thấy thực chất của vấn đề: • Vào đầu cuộc chiến năm 1775, tổng nguồn cung tiền cho các thuộc địa của liên bang là 12 triệu đô-la. • Vào tháng 6 cùng năm đó, Quốc hội thuộc địa đã phát hành thêm hai triệu đô-la Mỹ. Trước khi những đồng tiền này được in, đã có 1 triệu đô-la được phép chờ in. • Cuối năm 1775, đã có 3 triệu đô-la được in ra. • Năm 1776 có 19 triệu đô-la được in • Năm 1777 - 13 triệu • Năm 1778 - 64 triệu • Năm 1779 - 125 triệu. • Tổng cộng có 227 triệu đô-la đã được in trong vòng 5 năm, và so với nguồn cung ban đầu là 12 triệu đô-la thì tổng số tiền này đã tăng 2000%. • Quân đội thuộc địa, đơn vị không có khả năng lấy tiền từ Quốc hội, đã phát hành “chứng chỉ” cho việc mua bán nguồn cung ứng trị giá 1.200 triệu đô-la. • 650 triệu đô-la được tạo ra trong vòng 5 năm dựa trên nguồn cung ban đầu 12 triệu đô-la, và như vậy, tổng số nguồn tiền này đã tăng 5000%.[4] Mặc dù nền kinh tế đã bị phá hủy bởi cơn lũ của đồng tiền pháp định, đa số nạn nhân đều không biết rõ nguyên nhân. Năm 1777, cảm nghĩ của phần lớn dân chúng được thể hiện bằng những lời của một phụ nữ yêu nước như sau: “Thật tội lỗi rằng Quốc hội đã khiến binh lính quèn phải chịu đựng trong khi họ có quyền lực để chế tạo ra bao nhiêu tiền tùy thích.”[5] Kết quả tức thời của sự điều chế tiền bạc này là sự thịnh vượng xuất hiện. Sau tất cả, bất cứ ai cũng có nhiều tiền hơn và điều này được coi là một điểm tốt. Nhưng nó cũng nhanh chóng bị nhấn chìm bởi nạn lạm phát và cơ chế tự phá hủy. Năm 1775, đơn vị tiền tệ thuộc địa vốn được gọi là đồng tiền thuộc địa, được định giá ở mức một đô-la bảo đảm bằng vàng. Năm 1778, nó chỉ còn đổi được 25 cent. Năm 1779, chỉ 4 năm sau khi phát hành, đồng tiền thuộc địa đã mất giá khủng khiếp và chỉ còn tương đương như một đồng penny và liên tục đưa vào lưu hành như đồng tiền chính thống. Cũng trong năm đó, George Washington viết: “Một goòng xe đầy tiền sẽ đổi được một goòng xe lương thực.”[6] Câu nói “Vô giá trị” (Not worth a Continental) vốn là câu cửa miệng lúc bấy giờ cũng có nguồn gốc từ giai đoạn u ám này. Bản chất thực của hiệu ứng lạm phát không bao giờ được nhận thức một cách cặn kẽ hoặc được mô tả một cách sống động hơn thế bởi Thomas Jefferson: Người ta sẽ hỏi tôi về cách thức mà cả hai hệ thống tiền tệ thuộc địa và tiền tệ liên bang yêu cầu người dân Mỹ chi 72 triệu đô-la trong khi họ được hứa chỉ 6 triệu đô-la. Tôi trả lời rằng, nếu con số là 66 triệu đô-la thì sự khác biệt đã không còn trên đồng tiền giấy và đã bị tách biệt bởi những người sở hữu tiền bạc. Mỗi một người trong số họ đều đã chịu thiệt vì tiền mất giá. Đó là khoản thuế thực đối với họ; và bằng cách này, người dân Mỹ đã đóng góp 66 triệu đô-la trong thời gian diễn ra chiến tranh.[7] KIỂM SOÁT GIÁ VÀ LUẬT ĐẤU THẦU HỢP PHÁP Sẽ là bình thường nếu người dân cố gắng tìm cách tránh được sự mất mát thua thiệt đối với các khoản tiền tiết kiệm, và hai phương pháp rành mạch, hiển nhiên nhất là: 1. Thường xuyên điều chỉnh giá cả theo hướng đi lên vì giá trị của tiền bạc đi xuống; 2. Trao đổi hàng hóa và dịch vụ của mình để lấy những đồng tiền vàng. Kết quả là, hệ thống cơ quan lập pháp thuộc địa và Quốc hội thuộc địa đã thực hiện đúng những gì mà chính phủ thường làm nhằm ngăn chặn khả năng như vậy. Họ phải viện đến việc kiểm soát tiền lương và giá cả cũng như pháp lệnh tiền tệ với các điều khoản trừng phạt nghiêm khắc đối với những hành vi khước từ. Với hiệu lực của luật này, những ai từ chối tiếp nhận đồng tiền vô giá trị cũng sẽ bị coi như kẻ phản bội. Luật này nêu rõ: Nếu kẻ nào đánh mất đức hạnh và lòng tôn kính của mình đối với Tổ quốc khi từ chối tiếp nhận những đồng tiền của đất nước mình, kẻ đó sẽ được coi là kẻ thù của dân tộc.[8] Rhodes Island không chỉ đánh thuế những kẻ cứng đầu dám từ chối tiếp nhận đồng tiền giấy thuộc địa mà còn đánh vào cá nhân không quốc tịch. Khi điều này được tuyên bố một cách bất chính bởi ban hội thẩm, cơ quan lập pháp đã phản ứng bằng việc giải tán các thẩm phán.[9] Như vậy, những ai chịu đứng được mọi điều do đồng tiền pháp định gây nên thì đó chính là những kẻ giữ được niềm tin vào chính phủ. Vào năm 1777, những người như vậy thường là đảng viên của Đảng Whigs, những người giữ tiền giấy với lòng yêu nước và đã lâm vào cảnh khuynh gia bại sản. Mặt khác, các thành viên Đảng bảo thủ Anh lại không tin vào cả chính phủ lẫn hệ thống tiền giấy và nhanh chóng đem đồng tiền giấy ra mua bán bất động sản, đặc biệt là vàng. Hậu quả là họ đã nhanh chóng trở nên giàu có. Nhưng họ thường bị đám hàng xóm kém thận trọng hơn chế nhạo là “những kẻ bảo thủ đầu cơ tích trữ”, “kẻ tích trữ” và thậm chí là “kẻ phản bội”. Tất cả những điều này được thể hiện trong các cuốn hồi ký của những người được Hiến pháp Thuộc địa ủy quyền và theo một phiên họp tổ chức tại Philadenphia vào năm 1787, đã có nhiều nhóm người giận dữ tụ tập trên phố đe dọa các cơ quan lập pháp. Nạn cướp bóc xảy ra tràn lan không ngăn cản nổi. Các doanh nghiệp lâm vào cảnh phá sản. Tình trạng hỗn loạn diễn ra khắp nơi. Trái cây của đồng tiền pháp định đã chín, và những người được ủy quyền đã không được thưởng thức hương vị của trái cây này. Tháng Mười năm 1785, George Washington viết rằng: “Bánh xe của chính phủ đã bị kìm lại, và …chúng ta đang tiến đến sự hỗn loạn và tăm tối.” Một năm sau, trong một lá thư gửi James Madison, ông ta nói: “Chưa có lúc nào u ám như lúc này. chúng ta đang cận kề với tình trạng vô chính phủ.”[10] Tháng Mười năm 1787, Washington viết cho Henry Knox: “Nếu bất cứ người nào nói với tôi rằng ở đây diễn ra cuộc nổi loạn kinh khủng thì tôi sẽ tống cổ anh ta vào trại tâm thần.”[11] Chỉ ba tháng trước khi phiên họp khai mạc, Washington đã biểu lộ lí do từ chối khái niệm tiền pháp định. Đáp lại lý do bất mãn rằng không đủ đồng tiền vàng để thỏa mãn nhu cầu thương mại, ông ta trả lời: Sự cần thiết trong nhu cầu đối với tiền đồng được thể hiện quá mức so với thực tế. Tôi dám chắc rằng điều này là có thực, chúng ta phải có lợi. Theo cách nhìn khiêm tốn của tôi, sự uyên thâm của loài người không thể tạo ra một kế hoạch mà theo đó, việc cho vay tiền giấy sẽ diễn ra dài hạn; hậu quả là, sự suy giảm sẽ làm giảm tốc độ phát xạ, và các điều khoản mà theo đó, điều này được trao đổi, sẽ làm tạo ta một tỉ suất lớn hơn nhiều so với giá trị bị đánh thấp của tiền bạc. Như vậy, người nông dân, thợ thủ công… sẽ thu lợi ở đâu? HIỆP ĐỊNH HIẾN PHÁP Đây là một cách nhìn rất phổ biến của phần lớn những người được ủy quyền đối với Hiệp định. Họ là những người cứng rắn trong việc cương quyết tạo ra một thể chế có thể ngăn cản bất cứ bang nào, đặc biệt là chính phủ liên bang, trong việc phát hành tiền pháp định. Oliver Ellsworth từ Connecticut - người sau này trở thành Chánh án tối cao thứ ba của Tòa án tối cao - nói rằng: Đây là thời điểm lý tưởng để chống lại tiền pháp định. Mối nguy hại của các cuộc thử nghiệm đã được thực hiện giờ đây lại trở nên tươi mới trong tư duy công chúng và kích thích sự căm phẫn của tất cả mọi người dân Mỹ.[12] George Mason từ Virginia nói với những người được ủy quyền rằng ông ta “căm thù tiền giấy đến tận xương tủy.” Trước đó, ông ta đã viết thư cho George Washington: “Họ có thể thông qua luật để phát hành tiền giấy, nhưng hai mươi bộ luật cũng chẳng thể khiến cho mọi người có được điều đó. Tiền giấy có được là từ trò gian manh và hành động bất lương.” James Washington từ Pennsylvania nói: “Điều này có tác động ghê gớm đến việc cho vay tiền của Hoa Kỳ nhằm loại bỏ khả năng của tiền giấy.” John Langdon từ New Hamsphire cảnh báo rằng ông ta có thể từ chối cả kế hoạch của liên bang hơn là cho phép chính phủ mới in tiền pháp định. George Reed từ Delaware nói rằng điều khoản trong Hiến pháp cho phép chính phủ mới in tiền pháp định “sẽ có thể là tín hiệu báo nguy về thú tính trong sách Hải huyền (cuốn sách cuối cùng trong bộ kinh Tân Ước)”. Mặc dù không phải là thành viên được ủy nhiệm đối với việc soạn thảo Hiến pháp song Thomas Paine cũng đã viết trong những năm trước đó rằng ông ta phản đối kịch liệt tiền tệ pháp định - thứ tiền mà ông ta coi là tiền bất hợp pháp của nhà nước, và đặc biệt ông ta ghét cay ghét đắng pháp lệnh tiền tệ - thứ luật buộc mọi người chấp nhận đồng tiền bất hợp pháp. Ông ta nói: “Sự trừng phạt của thành viên [cơ quan lập pháp], những kẻ kích thích cho thứ luật này - là đáng tội chết.” Một ý nghĩ thật thú vị. Nếu bất cứ chứng cứ nào khác được coi là cần thiết rằng đám cha đẻ dự định cấm chính phủ liên bang in “tiền tín dụng” thì chúng ta phải cân nhắc lại. Bản thảo đầu tiên của Hiến pháp được sao lại từ các điều khoản của Liên bang. Khi được các thành viên ủy quyền đưa ra xem xét, nó chứa một điều khoản cũ “Cơ quan lập pháp Hoa Kỳ có quyền vay tiền và phát hành tiền tệ” và điều này đã gây ra nhiều xáo trộn. Nhưng sau nhiều cuộc tranh luận sôi nổi về vấn đề này, điều khoản gây ra sự khó chịu đã được thông qua nhằm loại bỏ lợi nhuận vượt trội từ Hiến pháp.[13] Tạp chí của Hiệp định ngày 16/8 đã đăng những dòng như thế này: Điều khoản này được kích thích và tán thành nhằm xóa bỏ những từ “in ấn tiền tệ”, và sự vận động đã được thông qua trong sự quả quyết.[14] Bản sửa đổi lần thứ mười chỉ ra rằng: “Hiến pháp - vốn không trao quyền lực và cũng không cấm đoán Hoa Kỳ - được dành cho chính quyền theo thứ tự tách biệt chứ không phải dành cho dân chúng. “Quyền in ấn và phát hành tiền tệ hoàn toàn không được trao cho Hoa Kỳ, và quyền này cũng bị cấm đối với các bang. Như vậy, nếu bất cứ thế lực nào phát hành tiền pháp định, thế lực đó sẽ được duy trì cho dân chúng. Nói cách khác, các cá nhân hay tổ chức tư nhân như ngân hàng có quyền phát hành phiếu nợ và hy vọng rằng người dân sẽ sử dụng chúng như là một loại tiền tệ, nhưng chính phủ - bất luận ở cấp độ nào - đều bị Hiến pháp cấm thực hiện những việc tương tự. LỜI ĐỀ XUẤT CHO NGHỊ SỸ (MỸ) Một cách ngẫu nhiên, Hiến pháp không bao giờ được sửa đổi ở điểm này, và điều khoản cho rằng chỉ có vàng hoặc bạc mới có thể được sử dụng như một loại đơn vị tiền tệ cũng không hề được sửa đổi. Thật thú vị nếu mỗi độc giả của cuốn sách này gửi bản sao Hiến pháp cho các đại diện của mình tại Washington, và bạn có thể đính kèm một lưu ý nhỏ với yêu cầu lúc nào thì họ dự định bắt đầu. Xin đừng thất vọng nếu câu trả lời của bạn không được thỏa mãn lắm. Các chính trị gia có vấn đề tương tự với những vấn đề của các thẩm phán. Có thể làm con tàu lúc lắc liên tục nhưng họ không có ý định đánh chìm con tàu. Các vụ kiện tụng chống chính phủ vốn thách thức sự hợp hiến của hệ thống tiền tệ hiếm khi được xem xét tại tòa. Sẽ là an toàn hơn cho các thẩm phán trong việc từ chối chấp nhận các trường hợp này hoặc bác bỏ chúng. Ngược lại, họ có thể đương đầu với một sự lựa chọn khó khăn. Hoặc họ sẽ phải cắt bỏ tính lô gíc nhằm bảo vệ sự mâu thuẫn hiện tại, hoặc là họ sẽ phải tuyên bố sự thiện cảm đối với Hiến pháp và gây ra sự sụp đổ của chính sách vay tiền nước ngoài nhằm khuyến khích và chống thất nghiệp, cơ chế ngân hàng trung ương. Hành động như vậy có thể cần đến một dũng khí. Không chỉ họ có thể chịu đựng sự phẫn nộ của Giới quyền uy - giới đã được cơ cấu này nuôi dưỡng - mà họ còn phải đối mặt với dân chúng - những người đang hoang mang vì thiếu kiến thức về Hiến pháp hoặc bản chất tiền tệ có thể dễ dàng bị thuyết phục rằng các thẩm phán đã mất trí. Tương tự như vậy, thật an toàn hơn cho các chính trị gia trong việc đáp lại các yêu cầu hình thức này đơn giản chỉ bằng việc trích dẫn một số tài liệu của chính phủ - tài liệu đang làm cho hệ thống tiền tệ pháp định của chúng ta trở nên hợp pháp và hợp hiến hơn. Thật đáng tiếc rằng đó là sự thật, cho đến khi công chúng được biết rõ hơn những gì hiện đang tồn tại, chúng ta không thể mong đợi nhiều từ các tòa án hoặc từ Quốc hội. Tuy nhiên, việc đem chuyện này để thu hút sự quan tâm của các đại diện được lựa chọn của bạn sẽ xứng đáng với nỗ lực vì quy trình giáo dục đào tạo phải bắt đầu đâu đó và Washington chính là một nơi lý tưởng để bắt đầu. Tuy nhiên, khi quay trở lại với điểm ngoài lề, quan trọng là phải hiểu được rằng chính phủ liên bang đã được trao chức năng “đúc tiền” và “điều chỉnh giá trị đồng tiền”. Đúc tiền có nghĩa là tạo ra đồng tiền kim loại quý. Cả trong Hiến pháp và trong các cuộc thảo luận giữa các thành viên được ủy quyền, quyền điều chỉnh giá trị của đồng tiền vàng và bạc gắn liền với quyền xác định trọng lượng và đơn vị đo lường của các đồng tiền này. Trên thực tế, chúng chỉ là một. Điều chỉnh giá trị đồng tiền cũng hệt như việc thiết lập giá trị của dặm, đồng bảng Anh hay lít Anh được xã hội chấp nhận. Đó là việc tạo ra chuẩn mực mà một sự việc có thể được đo lường đề chống lại chuẩn mực đó. Cách diễn đạt về Hiến pháp trong phần này có thể được tìm thấy trong các điều khoản’ của Liên bang với việc làm rõ ý nghĩa được hiểu tại thời điểm này: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có thể có toàn quyền và thế lực để điều chỉnh và định giá việc đúc tiền bằng thẩm quyền của mình - thiết lập chuẩn mực về trọng lượng và đơn vị đo lường trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Như vậy, đối với Quốc hội, mục đích của họ cũng đơn giản nhằm xác định chính xác trọng lượng của kim loại quý - kim loại có thể tạo thành đơn vị tiền tệ quốc gia. NGUỒN GỐC ĐỒNG ĐÔ-LA Trong khi diễn ra những cuộc bàn luận như thế này, đồng tiền xu bằng bạc của Tây Ban Nha - đồng tiền được gọi là “tám mảnh” - đã trở thành đơn vị tiền tệ thực tế. Một ủy ban chính thức đã được thành lập bởi Quốc hội thuộc địa nhằm đơn giản hóa việc lưu hành tiền kim loại trong nước và xác định giá trị bình quân của chúng bằng việc xem xét trọng lượng cũng như độ tinh khiết của các đồng tiền này. Các biểu đồ được xuất bản và tất cả các đồng tiền từ nhiều nguồn gốc khác nhau được ghi vào danh sách bằng giá trị so sánh. Quốc hội đã “điều chỉnh giá trị” của đồng tiền quốc gia ngay khi Hiến pháp được soạn thảo. Những đồng tiền này đã trở thành đồng đô-la như thế nào vẫn là một câu chuyện thú vị. Edwin Vieira nói rằng: Các nhà sử học chuyên nghiên cứu về tiền tệ gắn đồng đô-la với Count Schlick - người bắt đầu đúc tiền bằng bạc từ năm 1519 ở mỏ khai thác bạc Joachim Thai, Bavaria (Thai, hay Taler, theo tiếng Đức có nghĩa là thung lũng). Nam 1519, người ta cho in dập hình Joachims lên một mặt của đồng tiền xu. Kể từ đó, đồng tiền có tên là “Schlicktenhalers” hoặc “Joachimsthalef” hay được biết đến với từ “thalers” - từ sau này đọc chệch thành đô-la. Thật thú vị là các thuộc địa của Mỹ không chấp nhận đồng đô-la từ Anh mà lại từ Tây Ban Nha. Với việc cải cách tiền tệ trong năm 1497, đồng tiền thực thụ bằng bạc đã trở thành đơn vị tiền tệ của Tây Ban Nha. Đồng tiền kim loại mới bao gồm 8 đồng real đã xuất hiện. Được biết đến với các tên gọi khác nhau như peso, duro, piezas de ocho (nghĩa là các mảnh của con số 8), hoặc đô-la Tây Ban Nha (do có sự tương đồng về trọng lượng và nét tinh tế như đồng thaler), đồng tiền kim loại đã nhanh chóng chiếm được ưu thế trên thị trường tài chính của Tân Thế giới do vị thế quan trọng về chính trị và thương mại của Tây Ban Nha.[15] Năm 1785, Thomas Jeffer nhấn mạnh sự thông qua đồng đô-la Tây Ban Nha như một đơn vị tiền tệ chính thức của quốc gia. Trong một cuốn sách mỏng đệ trình cho các thành viên được ủy quyền cho Quốc hội thuộc địa, ông ta đã nói: Xem xét các giao dịch tiền tệ của chúng ta, cả giao dịch nhỏ lẫn giao dịch lớn, tôi đặt ra câu hỏi rằng tiêu chuẩn đánh giá thông thường về kích cỡ tiện lợi hơn so với đồng đô-la có thể được đề xuất hay không… Đồng đô-la là đồng tiền kim loại được biết đến và phổ biến trong nhận thức của người dân.[16] Ngày 6/7/1785, Quốc hội nhất trí thông qua quyết định sử dụng đồng đô-la Tây Ban Nha như một đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Jefferson nhận ra rằng, điều này là không đủ. Mặc dù được coi là đồng tiền độc lập nhất về trọng lượng và chất lượng song đồng tiền kim loại vẫn có những thay đổi về hình thức giữa các lần phát hành. Suy cho cùng, đó là việc mà Quốc hội được yêu cầu phải tiến hành khi được trao quyền “điều chỉnh giá trị” của tiền bạc. Jefferson đã huỵch toẹt: “Nếu xác định rằng đồng đô-la sẽ là đơn vị tiền tệ của mình, chúng ta cần phải nói một cách chính xác đồng đô-la đó là đồng nào. Đồng tiền kim loại này được đúc tại nhiều thời điểm khác nhau với các trọng lượng và hình thức khác nhau cũng sẽ có giá trị khác nhau.”[17] Lô gíc được thể hiện bởi Jefferson không thể bị bỏ qua. Hai năm sau, Quốc hội đã định rõ đồng đô-la sau việc thẩm định kỹ càng trọng lượng thực tế và hình thức của đồng đô-la Tây Ban Nha đang lưu hành. Sau khi được Quốc hội phê chuẩn, đồng đô-la sẽ chứa 371,25 hạt bạc nguyên chất, và tất cả các khoản trong thương mại, kể cả các đồng tiền kim loại khác, được đo lường về giá trị chiểu theo chuẩn mực này. Vì người Tây Ban Nha tiếp tục giảm lượng bạc trong đồng tiền kim loại của mình nên áp lực để đúc đồng đô-la Mỹ với giá trị dự báo bắt đầu tăng lên. Trong một báo cáo gửi Quốc hội vào năm 1791, Bộ trưởng Bộ Tài chính Alexander Hamilton nhấn mạnh việc thành lập một sở đúc tiền liên bang đồng thời đệ trình một tình huống có tác động mạnh cho việc duy trì tiêu chuẩn bất khả xâm phạm đối với đồng tiền kim loại sẽ được sản xuất bởi sở đúc tiền này. Ông ta nói: Đồng đô-la vốn được dự tính trong các giao dịch tiền tệ của đất nước chúng ta bằng việc giảm trọng lượng và hình dáng, đã duy trì được khả năng sụt mất 5% và đồng đô-la mới đã phổ biến trong tất cả các khoản thanh toán với một mức quan tâm vừa phải đôi với sự khác biệt của chúng. Phép tính của vấn đề này trong việc đánh sụt giá tài sản vốn phụ thuộc vào các giao kèo, khế ước trước đó cũng như tất cả các tài sản được coi là hiển nhiên, và nó cũng không thể đòi hỏi lý lẽ để chứng minh rằng dân tộc không nên kiên nhãn chịu đựng giá trị tài sản của công dân mình nhằm dao động cùng với khả năng thay đổi tổ chức đúc tiền nước ngoài hoặc thay đổi các luật lệ của đồng tiền vàng Anh ngoại quốc… Số lượng vàng và bạc trong đồng tiền kim loại quốc gia, tương ứng với trọng lượng của nó, không thể ít hơn so với ngày nay nếu không có sự xáo trộn tính cân bằng của giá trị bên trong…[18] CHẾ ĐỘ LƯỠNG BẢN VỊ Đồng tiền trong bản dự kê giá cả trước đây - Hamilton đã từng nhắc đến đồng tiền vàng và bạc - không đơn giản chỉ là bạc. Đó là bởi vào lúc này, Quốc hội bắt đầu cân nhắc chế độ lưỡng bản vị. Điều đó là một sai lầm, và suốt chiều dài lịch sử, chế độ lưỡng bản vị không hề hiệu quả. Điều này thường dẫn đến một nhầm lẫn và rút cục đã dẫn đến sự biến mất của một trong những kim loại vốn được coi như một thứ tiền tệ. sở dĩ như vậy là bởi luôn có sự thay đổi tinh vi về giá trị tương ứng giữa vàng và bạc - hoặc bất cứ vàng hay bạc - phụ thuộc vào nguồn cung cầu luôn thay đổi. Chúng ta có thể định ra tỉ giá của một đơn vị này so với đơn vị khác như những gì đang được chấp nhận ngày nay, tuy nhiên, rốt cuộc là tỉ suất này sẽ không còn phản ánh được thực tế. Kim loại nào có giá trị tăng lên so với các kim loại khác sẽ được tích trữ hoặc thậm chí có thể bị nấu chảy vì điều đó sẽ mang lại giá trị cao hơn với tư cách là kim loại hơn là tiền bạc. Đó là những gì đã diễn ra trong những ngày đầu tiên của nước cộng hòa Mỹ. Điều đó được xác định sau khi có sự phân tích cẩn thận về thị trường tự do rằng giá trị của vàng tại thời điểm này là tương đương 15 lần giá trị của bạc. Dự luật đúc tiền năm 1792 đã định giá tương ứng của vàng so với bạc là 15:1. Sau đó, dự luật này đã ủy quyền cho chính phủ liên bang đúc tiền vàng với tên gọi là Đại bàng (Eagles) và điều đó định rõ rằng giá trị của chúng là 10 đô-la. Nói cách khác, đồng tiền vàng sẽ tương đương về giá trị với 10 đồng tiền bạc. Mười đồng tiền bạc, mỗi đồng tiền chứa 371,25 hạt bạc nguyên chất, sẽ chứa tổng cộng 3.712,5 hạt. Như vậy, lượng vàng chứa trong đồng tiền Đại bàng là 1-15 trên tổng này, hay là 247 hạt vàng nguyên chất. Đối lập với quan niệm sai lầm phổ biến, Quốc hội không tạo ra “đồng đô-la vàng” (Quốc hội đã không làm như vậy cho tới 57 năm sau khi Đạo luật tiền đúc 1849 ra đời). Trên thực tế, điều này tái xác nhận rằng “tiền của Hoa Kỳ phải được thể hiện bằng đồng đô-la hoặc bằng các đơn vị” và một lần nữa xác định các đơn vị này như là tiền kim loại chứa 371,25 hạt bạc nguyên chất. Những gì mà Quốc hội đã làm là ủy quyền việc đúc tiền vàng và thiết lập giá trị của vàng trong đồng tiền kim loại đó cao hơn 15 lần so với giá trị của đồng đô-la. Và Quốc hội cũng đã chỉ ra rằng tất cả các đồng tiền vàng và bạc được sản xuất từ sở đúc tiền liên bang sẽ phải được đấu thầu hợp pháp theo giá trị của chúng, dựa trên trọng lượng và độ thuần khiết cũng như chuẩn mực của đồng đô-la bằng bạc. Điều này đã tạo ra một tình thế bất lợi chết người cho những ai hạ thấp giá trị của đồng tiền kim loại quốc gia; nếu vẫn còn hiệu lực ngày nay, luật pháp sẽ xóa sạch Hạ nghị viện, Quốc hội, cấp quản lý của Bộ tài chính và thậm chí cả chức Tổng thống. ĐÚC TIỀN TỰ DO Tuy nhiên, có lẽ điều khoản quan trọng nhất của Đạo luật này là việc thành lập của cái gọi là đúc tiền tự do. Với sự kiện này, bất cứ công dân nào cũng có thể lấy nguyên liệu bạc hoặc vàng thô để đúc tiền và với một khoản phí danh nghĩa, họ sẽ biến chúng thành đồng tiền vàng để sử dụng, chính phủ đã đưa ra chức năng kỹ thuật cho việc tạo đồng tiền kim loại và đóng dấu biểu hiệu nhằm chứng nhận trọng lượng và độ nguyên chất chính xác. Vai trò của chính phủ trong việc này cũng giống hệt như việc kiểm tra những chiếc cân trong cửa hàng thực phẩm hoặc những cây xăng của trạm xăng. Điều này thực thi yêu cầu của Hiến pháp nhằm thiết lập các chuẩn mực và kiểm tra độ cẩn trọng trong trọng lượng và đo lường. Đúc tiền tự do trở thành một phần quan trọng trong câu chuyện của người Mỹ và nó kéo dài cho đến khi Đạo luật dự trữ Vàng ra đời năm 1934 - đạo luật không chỉ hủy bỏ việc đúc tiền tự do mà thậm chí còn khiến cho điều này trở nên bất hợp pháp cho các công dân nếu họ muốn giữ vàng, về giai đoạn ảm đạm này, chúng ta sẽ xem xét trong phần sau, còn bây giờ, điều quan trọng là nhằm lấy lại tầm quan trọng của hệ thống tiền tệ. Elgin Groseclose giải thích: Nguyên tắc của việc đúc tiền tự do đã chứng minh giá trị thực tế của nó như là một công cụ ngăn chặn sự giảm giá. Khi mà việc đúc tiền là cho mục đích cá nhân, chính phủ sẽ không thu được lợi nhuận trong việc can thiệp vào chuẩn mực, và cá nhân cũng không có cơ hội cho việc đó. Việc lưu hành tiền kim loại với hình dáng tương tự nhưng với chuẩn mực không rõ ràng và không đáng tin cậy, sự tùy hứng và sự thay đổi không dự đoán trước được trong chuẩn mực do sự độc đoán của chính phủ, sức hấp dẫn đối với lợi nhuận - đó là những điều sai trái tạo ra sự phức tạp và quấy rối xã hội đồng thời gây trở ngại cho sự tăng trưởng tự nhiên của nền kinh tế kể từ những ngày đầu xuất hiện đồng tiền kim loại. Bằng một hành động tức khắc, nó đã bị quét sạch. Cũng lúc đó, bằng việc đưa ra sự ổn định và danh tiếng cho một trong những công cụ chính yếu của nền kinh tế có tổ chức, sự hình thành việc đúc tiền tự do đã khiến cho đời sông thương mại trở nên khả thi hơn, đầy sinh khí hơn và mạnh mẽ hơn đồng thời mang lại uy tín và thanh thế cũng như nguồn tài sản không ngừng tăng lên cho chính phủ.[19] ĐỒNG TIỀN MẠNH VÀ SỰ THỊNH VƯỢNG VỀ KINH TẾ Điều này quả thực là một sự khởi đầu có triển vọng cho một quốc gia mới, và kết quả là đáng kể trong sự thịnh vượng không ngừng tăng lên. Tờ Pennsylvania Gazette ra ngày 16/12/1789 đã nhận định: “Kể từ khi hiến pháp liên bang xóa bỏ tất cả mọi nguy hiểm của việc duy trì pháp lệnh tiền giấy, nền thương nghiệp của chúng ta đã tăng lên 50%.”[20] Nhưng đó chỉ là sự khởi đầu. Nhà sử học Douglash North nói rằng “những năm 1793-1808 là giai đoạn thịnh vượng vô song.”[21] Louis Hacker mô tả giai đoạn này như là một trong những “sự phát triển và mở rộng kinh doanh vô tiền khọáng hậu, một trong những giai đoạn vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ… Xuất khẩu của Hoa Kỳ tăng từ 19 triệu đô-la vào năm 1791 lên 93 triệu đô-la vào năm 1801.”[22] Hơn thế nữa, sự thiếu hụt nguồn tài chính của liên bang - lên tới mức 28% trên tổng chi phí vào năm 1792 - đã giảm xuống còn 21% vào năm 1795. Vào năm 1802, sự thiếu hụt tài chính đã biến mất. Và được thay thế bằng sự thặng dư với con số tương đương với tổng chi phí của chính phủ. George Washington đã xem xét phép màu kinh tế này với sự phấn khích cực độ và trong một bức thư gửi LaFayette, một người bạn, một chính khách người Pháp đồng thời từng là vị tướng trong quân đội thuộc địa, ông đã viết: “Thưa Ngài, đất nước chúng ta đang phát triển rất nhanh cả về khía cạnh chính trị lẫn xã hội.” Trong một bức thư gửi Catherine Macaulay Graham, ông viết: “Hoa Kỳ thưởng thức cảm giác thịnh vượng và thanh bình dưới sự lãnh đạo của chính phủ mới.” và trong một bức thư gửi David Humphreys -nhà thơ, nhà ngoại giao Mỹ - Washington bày tỏ: “Hệ thống tín dụng công của chúng ta đang có một nền tảng vững chãi mà ba năm trước đây bị coi là một sự ngu xuẩn.”[23] Trong một đề tài đặc biệt về tiền giấy không có sự hỗ trợ của vàng hay bạc, Washington viết: Vào một ngày nào đó, chúng ta có thể trở thành một dân tộc thương mại hưng thịnh. Nhưng nếu trong việc tìm kiếm các cách thức, chúng ta sai lầm một cách đáng tiếc đối với đồng tiền giấy không có nguồn vốn bảo đảm, có thể chúng ta sẽ kết liệu hệ thống tín dụng của quốc gia ngay trong giai đoạn trứng nước.[24] Điều này là kế hoạch tiền tệ chi tiết được sắp đặt bởi những người soạn thảo ra Hiến pháp, chỉ có một sai sót có thể tìm thấy là nỗ lực thiết lập ra một tỉ suất cố định giữa giá trị của vàng và của bạc. Thay vì đặt giá trị của đô-la vào đồng tiền vàng, sở đúc tiền lại đóng giá trị của vàng vào phần có liên quan đến trọng lượng và hình dáng. Thị trường tự do đã ấn định giá trị trao đổi cho nó trong mối liên quan với hàng hóa và dịch vụ, và thị trường này tự động xác định giá trị tiền tệ chính xác như là tỷ suất đối với đồng đô la bằng bạc - đồng tiền được dùng để mua bán các món hàng như nhau. Như vậy, đây là điều chắc chắn rằng sau khi đồng tiền Đại bàng mười đô-la được tạo ra, giá trị của vàng đối với bạc đã bắt đầu tăng cao hơn so với tỉ suất quy định là 15:1, và đồng Đại bàng liên tục được đưa vào lưu hành. Trong những năm sau đó, với sự khám phá ra các mỏ vàng tại California và Úc, quy trình đã đảo lộn lại, và đồng đô-la bằng bạc đã biến mất khỏi thị trường. Nhưng, thậm chí chế độ lưỡng bản vị dẫn đến sự trái ngược nhau giữa tỉ suất chuyển đổi thực tế và tỉ suất mà chính phủ đã quy định, ngược lại, chế độ lưỡng bản vị này đã diễn ra trên thị trường mở và chẳng ai bị tổn hại bởi sự phiền phức. Chỉ có một chuẩn mực: lượng bạc được xác định rõ trong đồng đô-la. Hơn nữa, cả đồng tiền vàng và bạc đều là giá trị bên trong và hoàn toàn chính xác trong đo lường. Không một dân tộc nào có thể mang lại sự thịnh vượng cho công dân của mình hơn chế độ lưỡng bản vị này. TỔNG KẾT Hiến pháp nghiêm cấm cả liên bang và chính phủ liên bang phát hành tiền pháp định. Đây là mục đích có tính toán của đám Cha Đẻ - những kẻ có nhiều trải nghiệm đắng cay với đồng tiền pháp định trước và trong khi diễn ra cuộc chiến tranh Cách mạng. Để đáp ứng nhu cầu có một đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định rõ, Quốc hội đã thông qua việc sử dụng đồng đô-la Tây Ban Nha và xác định rõ hàm lượng bạc trong đồng đô-la là 371,25 hạt bạc nguyên chất. Với sự thành lập của sở đúc tiền liên bang, đồng đô-la Mỹ được bảo đảm bằng bạc được phát hành theo chuẩn mực này, và đồng tiền vàng Đại bàng cũng được đúc và có giá trị tương đương 10 đô-la. Điều quan trọng nhất là việc đúc tiền tự do đã được chấp nhận, theo đó, người dân Mỹ có khả năng biến các nguyên liệu vàng và bạc thô thành đồng tiền quốc gia và được chính phủ chứng nhận chính thức. Kết quả của các phép đo lường này là giai đoạn của đồng tiền mạnh và sự hưng thịnh về kinh tế, một giai đoạn có thể mở ra và kết thúc chỉ khi thế hệ kế tiếp của người dân Mỹ quên mất môn lịch sử và trở về sử dụng đồng tiền giấy như một loại tiền tệ tín dụng. Kế hoạch tiền tệ được sắp đặt bởi đám cha Đẻ là sản phẩm của thiên tài tập thể. chúng ta có thể tìm thấy trong lịch sử chân dung của nhiều nhân vật - những kẻ hiểu được trò gian lận cố hữu trong đồng tiền pháp định và bản chất đánh thuế ngầm của nạn lạm phát. Cũng chẳng bao giờ mà sự kết hợp giữa các học giả và nghị sĩ được xác định nhằm tạo ra một con đường an toàn cho sự hình thành một dân tộc. Nói một cách chính xác, họ chính là những người trao cho chúng tạ tấm bản đồ châu báu. Tất cả những gì chúng ta cần làm là đi theo nó để có được an ninh kinh tế và thịnh vượng dân tộc. Nhưng, như chúng ta sẽ thấy trong các chương sau, tấm bản đồ này đã bị loại bỏ khi các bài học lịch sử đã biến mất với những người đã sống cùng những bài học lịch sử đó.