Những Âm Mưu Từ Đảo Jekyll - Chương 16

Chương 16 HÀNH TRÌNH TỚI ĐẢO JEKYLL Câu chuyện về Ngân hàng Bắc Mỹ - ngân hàng quốc gia trung lững đầu tiên được thành lập trước khi Hiến pháp được soạn thảo; câu chuyện về Ngân hàng Thứ nhất của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, ngân hàng quốc gia trung ương thứ hai được thành lập năm 1791; nạn lạm phát siêu cấp gây nên bởi các ngân hàng; nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các ngân hàng. Thật ngạc nhiên là Hoa Kỳ có ngân hàng trung ương đầu tiên trước cả khi Hiến pháp được soạn thảo. Nó được Quốc hội thuộc địa ban đặc quyền vào mùa xuân năm 1781 và mở cửa cho những năm sau. Đã có những kỳ vọng lớn vào lúc này rằng một tỉnh của Canada sẽ tham gia vào các thuộc địa của quân nổi loạn để tạo ra một liên minh mở rộng dọc lục địa Bắc Mỹ. Trong trạng thái đề phòng khả năng này, một thể chế tài chính mới có tên là Ngân hàng Bắc Mỹ (The Bank of North America) đã được hình thành. Ngân hàng này được tổ chức bởi Robert Morris, thành viên Quốc hội, thủ lĩnh của nhóm các chính trị gia và thương gia, người muốn quốc gia mới noi gương chủ nghĩa trọng thương kiểu Anh. Họ muốn thuế cao nhằm hỗ trợ chính phủ hùng mạnh và tập trung, muốn biểu thuế cao nhằm bao cấp cho ngành công nghiệp nội địa, muốn có quân đội và hải quân hùng mạnh đồng thời muốn thâu tóm các đơn vị tiền đồn thuộc địa nhằm mở rộng thị trường và đất đai ở nước ngoài. Robert Morris là một thương gia giàu có người Philadenphia, người đã thu được nhiều lợi nhuận từ các hợp đồng béo bở thời chiến trong cuộc Cách mạng. Ông ta cũng đã nghiên cứu kỹ lưỡng khoa học bí mật về tiền bạc và vào năm 1781 đã được cân nhắc cho vị trí pháp sư tài chính của Quốc hội. Ngân hàng Bắc Mỹ là bản sao của Ngân hàng Anh. Theo thực tế dự trữ cục bộ, ngân hàng này được phép phát hành tiền giấy hứa nợ nhiều hơn là số tiền ký quỹ thực tế, nhưng kể từ khi một số vàng và bạc được cất trữ thì đã có những giới hạn xác định ranh giới của quá trình. Giấy bạc ngân hàng không cưỡng ép mọi người như pháp lệnh tiền tệ cho tất cả các khoản nợ công cộng hoặc cá nhân, nhưng chính phủ đã đồng ý chấp nhận chúng ở giá trị danh nghĩa trong việc thanh toán tất cả các khoản thuế - những khoản đã làm cho chúng có giá trị như vàng cho mục đích cụ thể. Hơn nữa, không giống với các ngân hàng trung ương thời nay, Ngân hàng Bắc Mỹ không có quyền trực tiếp phát hành đồng tiền quốc gia. HOẠT ĐỘNG NHƯ MỘT NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Mặt khác, Ngân hàng Bắc Mỹ độc quyền trong lĩnh vực của mình, điều này có nghĩa là không còn tờ giấy bạc ngân hàng nào khác được phép lưu hành để cạnh tranh. Cộng với sự kiện rằng những tờ giấy bạc này được tiếp nhận với giá trị danh nghĩa trong việc thanh toán tất cả các khoản thuế của bang và liên bang cũng như sự kiện khác rằng trong thời điểm đó, chính phủ liên bang không có đồng tiền chức năng của mình, điều này đã khiến cho những tờ giấy bạc ngân hàng này trở nên hấp dẫn trong sử dụng như một phương tiện trang gian trong trao đổi. Kết quả dự tính, là tờ giấy bạc ngân hàng có thể được chấp nhận như tiền tệ. Hơn nữa, ngân hàng Bắc Mỹ đã được cấp một khoản tiền gửi chính thức cho tất cả các nguồn vốn liên bang và gần như ngay lập tức nó đã cho chính phủ vay 1,2 triệu đô-la, phần lớn trong đó được tạo ra từ không khí cho mục đích này. Như vậy, bất chấp những giới hạn thiết lập cho Ngân hàng Bắc Mỹ, và bất chấp sự thật rằng ngân hàng này cơ bản chỉ là một tổ chức tư nhân, trên thực tế, tổ chức này đã thực hiện chức năng như một ngân hàng trung ương. Ngân hàng Bắc Mỹ đã không trung thực ngay từ đầu. Hiến chương ngân hàng quy định rằng các nhà đầu tư tư nhân phải “cúng” 400.000 đô la Mỹ cho việc trở thành hội viên ngân hàng. Khi buộc phải tăng số tiền này, Morris đã sử dụng tầm ảnh hưởng chính trị của mình nhằm tạo ra sự thâm hụt đối với các nguồn vốn chính phủ. Điều này chẳng khác gì một trò biển thủ hợp pháp, và ông ta đã chiếm số vàng mà Pháp cho Mỹ vay và mang vào gửi ở Ngân hàng Bắc Mỹ. Sau đó, sử dụng cơ sở dự trữ cục bộ này, ông ta đã tạo ra tiền bạc một cách đơn giản - điều cần thiết để ông ta có thể đăng ký hội viên và cho chính bản thân mình cũng như các đối tác của mình vay. Và đó chính là quyền lực của khoa học bí mật về tiền tệ.[1] Thật khó mà nhất trí rằng cũng những nhân vật này - những người đã thông qua sự kiềm chế tiền tệ của Hiến pháp trong vài năm sau đó - lại có thể cho phép Ngân hàng Bắc Mỹ hiện diện. Tuy nhiên, điều này chắc hẳn được ghi nhớ rằng chiến tranh vẫn còn tiếp diễn khi hiến chương của Ngân hàng này được công bố, thậm chí những chính khách thông minh nhất cũng thường buộc phải tuân theo động cơ cá nhân trong những giai đoạn như vậy. Một chính khách rút ra kết luận rằng, trong khi đám cha đẻ có nhiều kinh nghiệm về bản chất của đồng tiền pháp định do cỗ máy in tiền của chính phủ tạo ra thì họ vẫn không có kinh nghiệm với cơ cấu tương tự ẩn ngầm sau sự mù mờ của ngân hàng dự trữ cục bộ. Trong bất cứ sự kiện nào thì Quốc hội cũng không thay đổi lại Hiến chương của Ngân hàng Bắc Mỹ và ngân hàng này cũng chẳng tổn tại được cho đến khi kết thúc chiến tranh. Murray Rothbard đã chi tiết hóa chúc thư của ngân hàng này: Bất chấp các đặc quyền được trao cho Ngân hàng Bắc Mỹ và khả năng danh nghĩa trong việc cứu đồng tiền kim loại, sự thiếu tin tưởng đối với đồng tiền lạm phát đã dẫn đến sự mất giá của chúng. Thậm chí Ngân hàng đã cố gắng ủng hộ giá trị tiền tệ của mình bằng cách tuyển nhân viên thuyết phục những người đến chuộc tiền đừng khăng khăng đòi tiền kim loại - một nước cờ được tính vừa vặn nhằm câi thiện uy tín dài hạn của ngân hàng. Sau một năm hoạt động, thế lực chính trị của Morris giảm xuống và ông ta liền đề nghị biến Ngân hàng Bắc Mỹ từ một ngân hàng trung ương thành ngân hàng thương mại thuần túy với hiến chương được chấp thuận bởi bang Pennsylvania. Cuối năm 1783, … cuộc thử nghiêm đáu tiên với ngân hàng trung ương tại Mỹ đã kết thúc.[2] Phần kết phù hợp cho câu chuyện này được viết hai trăm năm sau, khi mà vào năm 1980, Ngân hàng đầu tiên của Pennsylvania - Bank of Philadelphia, “ngân hàng lâu năm nhất của nước Mỹ” - đã bị loại ra khỏi cuộc chơi bởi Cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC). NHỮNG MƯU ĐỒ XUNG QUANH HIẾN PHÁP Sau khi Ngân hàng Bắc Mỹ bị giải thể và sau khi Hiến pháp Thuộc địa “đóng cửa đối với tiền giấy”, Hoa Kỳ đã hưởng một thời kỳ tăng trưởng và thịnh vượng về kinh tế. Nhưng, trong khi cánh cửa chính có thể bị khép lại thì cửa sổ vẫn được mở ra. Quyền lực của Quốc hội trong việc in tiền đã bị bác bỏ, trong khi quyền vay tiền thì không. Trong từ vựng của một người bình thường, việc vay tiền có nghĩa là chấp nhận một khoản vay nào đó tồn tại trên thực tế. Như vậy, khi ngân hàng phát hành tiền tệ từ không khí và sau đó nói rằng họ cho vay khoản tiền này thì cũng có nghĩa rằng, hóa ra ngân hàng có thể cho vay nhưng trên thực tế, ngân hàng là cơ quan tạo ra tiền bạc. Như vậy, các bí mật của từ vựng ngân hàng không biểu lộ cho người bình thường hiểu và rất khó để nắm bắt cách thức mà những tờ bạc do ngân hàng tự phát hành có thể phục vụ chính mục tiêu như máy in tiền - với cùng các kết quả thảm hại. Các nhà nghiên cứu tiền tệ và chính trị quyết định kết thúc vận hành Hiến pháp. Kế hoạch của họ là thành lập ngân hàng, trao cho ngân hàng đó quyền in tiền, cho chính phủ vay phần lớn số tiền đổ và sau đó đảm bảo rằng những tờ phiếu nợ được dân chúng chấp nhận như một loại tiền tệ. Như vậy, Quốc hội không thể phát hành tiền tệ mà ngân hàng mới chính là tổ chức đảm nhận trọng trách này. Và Ngân hàng thứ nhất của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã quan niệm như vậy. Vào năm 1790, đề xuất này được Alexander Hamilton đệ trình lên Quốc hội. Lúc này, Hamilton đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Ông ta đã từng là phụ tá cho Robert Morris - người sáng lập ra Ngân hàng Bắc Mỹ, và như vậy, vai trò của ông ta trong việc này không có gì đáng ngạc nhiên cả. Điều ngạc nhiên là Hamilton đã từng trung thành ủng hộ đồng tiền mạnh trong thời gian Hiến pháp Thuộc địa có hiệu lực. Điều này thật khó mà phù hợp và một điều hẳn phải bị hoài nghi là, ngay cả những nhân vật có ý tốt đều có thể trở nên đồi bại bởi sự cám dỗ về vật chất và quyền lực. Có khả năng là Hamilton, Morris và các vị lãnh đạo khác của Liên bang đã hi vọng giữ chính phủ độc lập khỏi hoạt động in tiền, không chỉ bởi đó là điều luật hiến pháp phải thực hiện mà còn bởi điều đó có thể khiến mọi việc rõ ràng cho cơ chế ngân hàng trung ương, cơ chế có thể trở thành công cụ tư nhân của riêng họ trong việc tạo ra lợi nhuận. Dường như chỉ có cách giải thích khác là những nhân vật này không kiên định trong cách nhìn nhận của mình và đã không thực sự hiểu được hàm ý trong các hành động của họ. Tuy nhiên, xét về sự tài giỏi của họ trong tật cả các việc khác, thật khó để tập hợp nhiệt huyết cho sự diễn giải này. MỐI XUNG ĐỘT GIỮA HAMILTON VÀ JEFFERSON Đề xuất của Hamilton đã bị Thomas Jefferson - người sau này là Bộ trưởng Ngoại giao - phản đối kịch liệt. Và điều đó chỉ là sự khởi đầu của một trận chiến chính trị đối đầu khiến Quốc hội phải bận tâm trong nhiều thập kỷ. Trên thực tế, mối xung đột này chỉ là một trong những vấn đề trọng tâm có thể dẫn đến việc tạo ra các đảng phái chính trị đầu tiên. Những người chủ trương chế độ liên bang ủng hộ quan điểm của Hamilton, trong khi những người chống đối chế độ liên bang - sau này được gọi là những người theo đảng Cộng hòa - đã bị thu hút bởi quan điểm của Jefferson. Jefferson chỉ ra rằng, Hiến pháp không trao cho Quốc hội quyền thành lập ngân hàng hoặc bất cứ một quyền hạn nào tương tự. Điều này có nghĩa, quyền lực đó được duy trì cho chính phủ và nhân dân. Trong phúc đáp từ chối đề nghị của Hamilton, ông ta viết rằng: “Để tiếp nhận một bước riêng lẻ vượt ra ngoài ranh giới đã được phác thảo xung quanh quyền lực của Quốc hội, cần phải chiếm hữu quyền lực.”[3] Hơn nữa, ông ta nói, thậm chí nếu Hiến pháp trao cho Quốc hội quyền lực như vậy thì đây quả là một việc quá ngu xuẩn để thực hiện, vì việc cho phép tạo ra tiền bạc có thể dẫn đến sự phá hủy của cả quốc gia. Mặt khác, Hamilton tranh luận rằng nợ là một điều tốt, nếu được kiềm chế theo lý trí, và dân tộc cần nhiều tiền hơn trong lưu hành nhằm theo kịp với tốc độ mở rộng của thương mại. Ông ta cho rằng, chỉ có Ngân hàng Bắc Mỹ mới có khả năng mang lại điều đó. Hơn nữa, trong khi Hiến pháp không cho phép Quốc hội lập ngân hàng thì điều này chính là một quyền lực gián tiếp, bởi vì nó cần thiết nhằm hoàn thành các chức năng khác - những chức năng được phê chuẩn trong Hiến pháp. Và điều đó chính là mưu đồ xung quanh Hiến pháp. Không gì có thể bị phân cực hơn những quan điểm chống đối của hai nhân vật này: JEFFERSON: Ngân hàng trung ương tư nhân phát hành tiền tệ ra công chúng chính là mối đe dọa lớn đối với các đặc quyền của người dân hơn là quân đội hiện hành.”[4] “Chúng ta không cho phép các nhà kỹ trị bắt chúng ta phải sống chung với nợ.”[5] HAMILTON: “Không xã hội nào có thể thịnh vượng nếu không hợp nhất quyền lợi và lòng tin của những cá nhân giàu có với quyền lợi và lòng tin của đất nước.”[6] “Đối với chúng ta, nợ quốc gia - nếu đó không phải là quá đáng - sẽ là phúc lành của đất nước.”[7] NGÂN HÀNG THỨ HAI CỦA HOA KỲ ĐƯỢC THÀNH LẬP Sau một năm mâu thuẫn căng thẳng, quan điểm của Hamilton đã trở nên thuyết phục và vào năm 1791, Quốc hội đã trao hiến chương cho Ngân hàng Hoa Kỳ (the Bank of the United States) với thời hạn hiệu lực 22 năm. Ngân hàng này gần như là bản sao của Ngân hàng Anh (Bank of England), điều này có nghĩa nó là bản sao chính xác của Ngân hàng Bắc Mỹ trước đó. Trên thực tế, với tư cách là bằng chứng kết nối với quá khứ, vị chủ tịch của ngân hàng mới chính là Thomas Willing, nhân vật đã từng là đối tác của Robert Morris và đồng thời là chủ tịch của ngân hàng cũ.[8] Trước đó, Ngân hàng mới độc quyền trong việc phát hành tiền tệ. Nhưng lại một lần nữa, những đồng tiền này đã không bị ép buộc như Pháp lệnh tiền tệ cho các món nợ và các hợp đồng cá nhân mà là Pháp lệnh tiền tệ theo danh nghĩa của các khoản nợ đối với chính phủ dưới hình thức thuế - những điều đã khiến đồng tiền này trở nên hấp dẫn trong sử dụng như một loại tiền tệ thông thường. Và lại một lần nữa, Ngân hàng được nhận khoản tiền ký quỹ chính thức của tất cả các nguồn vốn liên bang. Hiến chương chỉ rõ rằng, Ngân hàng được yêu cầu luôn phải bù đắp tiền của mình bằng tiền kim loại vàng hoặc bạc dựa trên nhu cầu của người gửi. Đây là một điều khoản tuyệt vời nhưng vì Ngân hàng không còn được yêu cầu giữ tiền kim loại như một hình thức dự trữ nên điều khoản này chỉ là điều không tưởng về mặt toán học để duy trì. Với Ngân hàng Bắc Mỹ, Ngân hàng mới của Hoa Kỳ có 8% vốn do các nhà đầu tư tư nhân góp, trong khi chính phủ liên bang góp 20%. Tuy nhiên, đây đơn thuần chỉ là trò ảo thuật về kế toán vì nó đã được thu xếp trước cho Ngân hàng nhằm ngay lập tức quay trở lại cho chính phủ liên bang vay đúng khoản tiền họ thu được. Khi nhớ lại sơ đồ của Morris trong việc vốn hóa ngân hàng Bắc Mỹ, chúng ta có thể thấy rằng, vụ “đầu tư” của chính phủ liên bang chỉ là cách thức che mắt thiên hạ, khi mà nguồn vốn của liên bang có thể được sử dụng nhằm thu vén khoản thiếu hụt của các nhà đầu tư tư nhân. “Cứ gọi điều đó bằng bất cứ tên gì mà bạn muốn”, Jefferson đã nói như vậy và điều này không phải là khoản tiền cho vay hoặc khoản đầu tư mà rõ ràng là một món hời, một đặc quyền mà không phải ai củng có được. Ông ta đã nói rất đúng. Ngân hàng có khả năng mở cửa với mức không dưới 9% vốn tư nhân theo yêu cầu của Hiến chương. Tổng vốn hóa được chỉ định là 10 triệu đô-la, có nghĩa rằng 8 triệu đô- la trong số đó là do các cổ đông đóng góp. Tuy nhiên, như John Kenneth Galbraith nhận thấy: “Nhiều chính trị gia tằn tiện tự giới hạn mình với khoản đóng góp gây thất vọng, và ngân hàng bắt đầu hoạt động kinh doanh với khoản tiền mặt 675 nghìn đô-la Mỹ.”[9] ÂM MƯU TỪ CHÂU ÂU Vậy những nhà đầu tư tư nhân này là ai? Tên tuổi của họ không xuất hiện trên các tài liệu, báo chí nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng họ chính là những nghị sĩ và thượng nghị sĩ - và các đối tác liên minh của họ - những người soạn thảo và khởi động hiến chương ngân hàng. Nhưng có một dòng thật thú vị trong nội dung bài viết của Galbraith với ám chỉ bóng gió về cơ cấu của nhóm này. Ở trang 72 của cuốn Money: When It Came, Where It Went (tạm dịch: Tiền xuất hiện khi nào và nó lưu hành ra sao), ông ta chỉ ra thực tế rằng: “Những người ngoại quốc có thể sở hữu cổ phần của mình mà không cần biểu quyết.” Thực chất của câu chuyện lại ẩn phía sau lời phát biểu tẻ nhạt này. Thực tế rõ ràng là đế chế ngân hàng của Rothschild ở châu Âu chính là thế lực thống soái xét về mặt chính trị lẫn tài chính trong việc thành lập Ngân hàng Hoa Kỳ. Derek Wilson - một chuyên gia viết tiểu sử, đã giải thích rằng: Qua nhiều năm kể từ khi N.M Rothschild & Company - một hãng dệt ở Manchester - mua vải cotton từ các bang miền Nam, Rothschild đã phát triển các cam kết gắn bó của Mỹ. Nathan… đã cung cấp các khoản vay cho các bang của Liên minh và là một nhà ngân hàng chính thức của châu Ấu làm việc cho chính phủ Mỹ đồng thời là người ủng hộ Ngân hàng Hoa Kỳ.[10] Trong cuốn History of the Great American Fortunes (tạm dịch: Lịch sử những khối gia sản vĩ đại của Hoa Kỳ),Gustavus Myers đã viết: Dưới lớp vỏ bề ngoài, gia tộc Rothschild đã có một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc điều khiển luật lệ tài chính của Mỹ. Các tài liệu về luật cho thấy rằng gia tộc này chính là thế lực nắm quyề trong Ngân hàng cũ của Hoa Kỳ.[11] Như vậy, những thành viên trong gia tộc Rothschild không chỉ là những nhà đầu tư và cũng không chỉ là thế lực có tầm ảnh hưởng quan trọng mà còn là thế lực đứng sau Ngân hàng Hoa Kỳ! Tầm quan trọng của thế lực Rothschild trong lĩnh vực tài chính và chính trị Hoa Kỳ chính là chủ đề của lời bình luận trong phần trước, vì thế chẳng cần thiết để nói thêm về điều này. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là, kẻ đến từ đảo Jekyll có nguồn gốc từ nơi không phải là quê hương của đồng tiền kim loại. LẠM PHÁT CHÓNG MẶT Ngay từ đầu, mục tiêu cốt yếu của Ngân hàng là nhằm tạo ra tiền bạc cho chính phủ liên bang. Tiền cho bộ phận tư nhân chỉ đóng vai trò thứ yếu. Điều này trở nên rõ ràng hơn nhờ yếu tố rằng lãi suất cao nhất mà Ngân hàng được phép tính là 6%. Điều này đã trở nên phi thực tế đối với ngân hàng khi cho bất cứ một tổ chức cá nhân nào vay tiền, ngoại trừ chính phủ hoặc một vài tổ chức lớn. Và chính phủ đã không phí thời gian để khởi động cơ chế ngân hàng trung ương mới hình thành của mình. Được đầu tư 2 triệu đô-la ở thời điểm ban đầu, cơ chế này đã biến nguồn vốn đó thành 8,2 triệu đô-la cho vay trong vòng năm năm sau đó. Điều này có nghĩa là 6,2 triệu đô-la đã được tạo ra theo cách đặc biệt cho việc sử dụng của cơ chế này. Bất cứ ai nắm rõ lịch sử tiền tệ đã được trình bày trong chương trước cũng có thể dễ dàng viết ra đoạn văn sau đây. Việc tạo ra hàng triệu đô-la mới dự trữ cục bộ - những đồng đô-la mà chính phủ đã đưa vào lưu hành trong nền kinh tế thông qua các chương trình chi tiêu - đã gây ra một sự mất cân đối giữa nguồn cung tiền tệ và nguồn cung hàng hóa hay dịch vụ. Giá cả tăng lên vì giá tương ứng của đồng đô-la giảm xuống. Trong khoảng thời gian năm năm, giá bán sỉ đã tăng lên 72% - có nghĩa rằng 42% những gì mà người dân tích lũy được dưới hình thức tiền bạc đã bị chính phủ sung công thông qua hình thức đánh thuế ngầm hay còn gọi là lạm phát. Hiệu ứng của lạm phát - điều mà trước đó gây tác hại cho các thuộc địa - giờ đây tiếp tục gây tác hại cho thế hệ mới. Nếu trước đây lạm phát là do đồng tiền in ấn vô tội vạ gây nên thì giờ đây nó lại do đồng tiền dự trữ cục bộ gây nên. Bánh răng kết nối hai cơ cấu với nhau và khiến chúng hoạt động như một cỗ máy chính là nợ liên bang. Nợ liên bang cho phép các nhà nghiên cứu chính trị và tiền tệ can thiệp vào mục đích của đám cha đẻ, và nợ liên bang cũng chính là thứ đã khiến Jefferson phải thốt lên: Tôi mong rằng có thể tạo ra được sự sửa đổi bổ sung cho Hiến pháp của chúng ta. Ý tôi là một điều khoản bổ sung nhằm tước quyền vay tiền bạc từ chính phủ liên bang.[12] Cũng giống như nhiều thứ khác trong thế giới thực, Ngân hàng Hoa Kỳ chính là một thứ hỗn hợp của ác quỷ lẫn một chút thiên thần. Điều này không có nghĩa rằng tất cả đều là ác quỷ. Trong thời thuộc địa, chính quyền của các bang đã in tiền giấy vô tội vạ, và trong nhiều trường hợp, sự thiệt hại trong quyền mua bán là toàn diện. Mặt khác, Ngân hàng được yêu cầu duy trì một số vàng và tiền kim loại như là nền tảng của hệ thống kim tự tháp tiền tệ. Thậm chí nó còn là kim tự tháp đảo nghịch với nguồn dự trữ nhỏ hơn so với số lượng tiền giấy ngân hàng, và nó vẫn tượng trưng cho ranh giới để xác định nguồn cung tiền tệ có thể được mở rộng đến đâu. Và điều đó thật là tốt. Hơn thế nữa, rõ ràng là các vị giám đốc ngân hàng đã thấm nhuần tầm quan trọng của điều mà họ thực sự muốn - tạo ra nguồn tiền bạc mới trong khi vẫn có thể kiểm soát được. Họ có thể có được lợi nhuận lâu dài từ cơ cấu ngân hàng trung ương. Họ không cần phải giết chết con gà đang ấp trứng vàng. Như vậy, cũng giống các đối tác của mình trong hệ thống Cục Dự trữ Liên bang của xã hội hiện đại ngày nay, họ đã nói bằng thứ ngôn ngữ của sự chừng mực và trong một vài trường hợp, thậm chí họ đã hành động một cách chừng mực và khôn khéo. NHỮNG NGÂN HÀNG KHÔNG ỔN ĐỊNH (WILDCAT BANKS) Trong giai đoạn này, nhiều ngân hàng không ổn định đã bắt đầu ăn nên làm ra và trở nên thịnh vượng. Những ngân hàng này được coi là không ổn định không chỉ bởi họ không được chế ngự - mặc dù có thể có nguyên nhân khả quan khác để thực hiện - mà còn bởi họ đóng đô trong những khu vực xa xôi hẻo lánh ở khu biên giới, nơi khách hàng của họ được gọi là “mèo rừng” (wildcat). Những ngân hàng này không nổi danh vì nghiệp vụ kế toán tỉ mỉ hay thực tế kinh doanh. Cũng giống như tất cả các ngân hàng thời bấy giờ, họ được yêu cầu giữ một phần tiền ký quỹ nhất định của mình dưới dạng tiền vàng hoặc bạc. Nhằm đem lại sự tin tưởng cho dân chúng đối với sự trung thực trong nghĩa vụ của mình, các ngân hàng phải giữ vòm cửa mở sao cho mọi người có thể nhìn thấy một hay hai két tiền vàng trong giờ làm việc. Tuy nhiên, những ngân hàng này đã không sẵn sàng rắc những đồng tiền kim loại quý để ai ai cũng có thể truyền miệng nhau như một chức năng PR. Trong một vài trường hợp, do các thanh tra bang đi kiểm tra nguồn dự trữ ở các ngân hàng nên vàng nguồn vàng có thể đã hiện diện tại ngân hàng trước khi các thanh tra viên kịp đến. Điều đáng nói là Ngân hàng Hoa Kỳ có khả năng áp đặt sự kiềm chế đáng kể đối với các thực tế kinh doanh của tất cả các ngân hàng, kể cả các ngân hàng không ổn định và ổn định. Ngân hàng Hoa Kỳ đã thực hiện như vậy đơn giản bằng việc từ chối tiếp nhận tiền giấy của bất cứ ngân hàng nào khác trừ phi ngân hàng đó có tiếng trong việc đền bù những đồng tiền giấy này bằng tiền kim loại theo nhu cầu. Vì vậy mà dân chúng đã phản ứng. Nếu không có lợi cho Ngân hàng Hoa Kỳ, những đồng tiền giấy này cũng sẽ không có lợi cho chính họ. Điều này được coi như một nguồn lực gián tiếp của việc tiết chế tác động lên tất cả các ngân hàng thời bây giờ. và điều đó cũng thật sự có lợi. Một số nhà sử học đã nói rằng Ngân hàng Hoa Kỳ chính là nguồn lực tích cực theo một cách thức khác. Galbraith đã viết thế này: Trong một sự kiện đặc biệt, Ngân hàng Hoa Kỳ đã hỗ trợ các ngân hàng của các bang - những ngân hàng đã bị chất vấn bởi những người nắm giữ tiền bạc hoặc các chủ nợ. Và, bên cạnh sự gò bó bắt buộc, nó được coi như tổ chức cho vay cuối cùng (lender of last resort: tổ chức hay hãng tài chính đồng ý cho vay tiền trong lúc không còn hãng nào khác muốn cho vay - ND). Như vây, trong quãng đời ngắn ngủi của mình, Ngân hàng này đã tiến xa nhằm lĩnh hội và phát triển các chức năng điều chỉnh cơ bản của một ngân hàng trung ương.[13] Một người ít say mê ý tưởng của ngân hàng trung ương sẽ có thể bị kích thích để đặt ra câu hỏi: Nếu “tử tế” như vậy thì tại sao các ngân hàng này lại cần đến sự hỗ trợ trong việc giữ cam kết với các chủ nợ? Ý tưởng về “người cho vay cuối cùng” - vốn được chấp nhận như một đức tin thiêng liêng ngày nay - được dựa trên giả định rằng ý tưởng này được chấp nhận triệt để cho cả hệ thống ngân hàng. Giả định rằng, bất cứ ngân hàng đơn lẻ nào hay một nhóm các ngân hàng cũng có thể “bị chất vấn bởi những người nắm giữ tiền bạc hoặc chủ nợ” bất cứ lúc nào. Như vậy, thật khôn ngoan để khiến ngân hàng trung ương có những nguồn dự trữ nho nhỏ trong phạm vi hệ thống và quay vòng khoản dự trữ đó từ ngân hàng này tới ngân hàng khác nếu không trừ đi trước khi thanh tra đến, ít nhất là trước khi khách hàng thực hiện. Chúng ta đã nói nhiều về sự chừng mực của các ngân hàng, vì thế chẳng hề vô lý để nghĩ rằng hiệu quả tương tự sẽ được phát triển thậm chí không có sự hiện diện của ngân hàng chính phủ. Nếu thị trường tự do được phép kinh doanh, chắc chắn rằng, chẳng bao lâu, một trong nhiều ngân hàng sẽ có được danh tiếng xứng đáng cho sự trung thực, lương thiện với các chủ nợ của mình. Những ngân hàng này có thể trở thành các ngân hàng nổi tiếng và thịnh vượng nhất. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, các ngân hàng đó phải từ chối những đồng tiền không có giá trị của các ngân hàng khác. Dân chúng sẽ phản ứng theo đúng dự đoán, và ngay cả các ngân hàng làm việc tùy tiện, cẩu thả cũng có thể phục tùng nếu họ muốn tồn tại. Sự tiết chế sẽ bị ép buộc trong cả hệ thống ngân hàng như kết quả của việc cạnh tranh trong phạm vi thị trường tự do. Giả định chỉ có ngân hàng trung ương với hiến chương được liên bang phê chuẩn mới có thể tạo ra sự tiết chế đối với hệ thống tiền tệ chính là tin tưởng rằng chỉ có các chính trị gia, đám quan chức quan liêu và các đại diện của chính phủ mới có thể hành động với sự trung thực, một khái niệm hết sức mơ hồ. CÔNG CỤ CỦA ĐÁM TÀI PHIỆT Trong bất cứ sự kiện nào cũng không thể phủ nhận rằng Ngân hàng Hoa Kỳ đã mang lại nguồn kìm hãm đối với các xu hướng dễ dàng của nhiều ngân hàng tư nhân quốc gia. Như vậy, ngân hàng này có thể trở nên tồi tệ hơn. Nạn lạm phát gây nên bởi các hoạt động của ngân hàng có thể lây lan ra xa hơn do các hoạt động của các ngân hàng khác. Ngân hàng là công cụ mà người dân Mỹ đã mất 42% giá trị của tất cả tiền bạc mà họ kiếm ra được hoặc chiếm hữu được trong vòng năm năm. chúng ta không được quên rằng, sự tước đoạt tài sản này mang tính lựa chọn cẩn thận. Nó không chống lại các giai cấp giàu có - giai cấp có khả năng điều khiển làn sóng lạm phát theo tài sản hữu hình mà họ có được. Và đặc biệt điều này không chống lại một số phần tử ưu tú của xã hội, các nhà nghiên cứu chính trị và tiền tệ, những người kiếm được nguồn lợi nhuận khổng lồ từ doanh nghiệp. Ngân hàng Hoa Kỳ đã thực hiện chính xác những gì mà Hamilton đã biện hộ: “…hợp nhất quyền lợi và uy tín của các cá nhân giàu có với quyền lợi và uy tín của chính quyền.” Sự phát triển của đám tài phiệt này đã được Governeur Morris - một nhân vật từng được New York ủy quyền trong việc soạn thảo ra Hiến pháp - mô tả một cách sống động. Ông ta là trợ lý của Robert Morris và là người bảo vệ khái niệm giai cấp quý tộc bẩm sinh. Và ông ta biết rõ thần dân của mình khi cảnh báo: Những người giàu có sẽ đấu tranh để thiết lập quyền thống trị của mình và biến tất cả mọi người còn lại thành nô lệ. Họ vẫn thường làm và sẽ làm như vậy… Họ sẽ có được hiệu ứng tương tự khắp nơi, nếu chúng ta không giữ được họ trong tầm ảnh hưởng thích hợp. Chúng ta phải nhớ rằng mọi người không bao giờ hành động chỉ vì nguyên nhân nào đó. Những kẻ giàu có sẽ có được lợi thế từ nhiệt huyết của mình và biến những nhiệt huyết đó thành các công cụ đàn áp. Cuộc đấu tranh này sẽ làm sản sinh ra tầng lớp quý tộc hung tợn hoặc một chế độ chuyên quyền hung bạo.[14] Dòng áp lực chính trị chống lại Ngân hàng Hoa Kỳ đã tăng lên đều đặn trong khoảng thời gian này. Đối với các nhà phê bình cơ chế ngân hàng trung ương, thật là thú vị để quy vấn đề này cho ý thức thông thường của người dân Mỹ. Thật đáng tiếc, bức tranh không thật dễ chịu. Đúng là những người theo đảng cộng hòa của Jefferson đã hò hét diễn thuyết chống lại tổ tiên của những kẻ đến từ đảo Jekyll, và tầm ảnh hưởng của họ là đáng kể. Nhưng ở đây có một nhóm khác tham gia cùng họ - nhóm gần như chống đối các quan điểm và mục tiêu. Những người ủng hộ Jefferson chống đối lại Ngân hàng Hoa Kỳ vì họ tin rằng ngân hàng này là bất hợp pháp và bởi họ cần hệ thống tiền tệ được xây dựng trên cơ sở đồng tiền vàng và bạc. Nhóm khác được cấu tạo nên bởi những “con mèo rừng”, những kẻ đầu cơ tích trữ đất đai và các nhà tư bản công nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Họ chống đối lại Ngân hàng Hoa Kỳ vì họ cần một chế độ tiền tệ không có sự tiết chế, không chỉ những ai kết giao với nguồn dự trữ cục bộ. Họ muốn mỗi một ngân hàng địa phương được tự do trong việc tạo ra càng nhiều tiền giấy càng tốt, vì sau đó họ sẽ sử dụng đồng tiền này cho các dự án và lợi nhuận của mình. Quả thực, hoạt động chính trị tạo ra những kẻ đồng sàng lạ lùng. Do thời gian cho việc thay đổi hiến chương ngân hàng đã đến gần, đường nét của trận chiến đã dần dần hiện rõ. Chúng cân bằng nhau về nguồn lực. Các đại sảnh của Quốc hội vang dội âm thanh ồn ã của các cuộc khẩu chiến. Việc bỏ phiếu bị đình lại. Cuộc tấn công khác diễn ra và cứ thế tiếp tục. Việc bỏ phiếu lại tiếp tục bị đình lại. Khi màn đêm buông xuống là lúc các thế lực trỗ nên xung đột khốc liệt. Khi khói súng của cuộc chiến tạm lắng xuống thì dự luật của bản sửa đổi hiến chương đã thất bại bởi một lá phiếu trong Quốc hội và một lá phiếu của Phó chủ tịch George Clinton nhằm xác định ai là kẻ thắng cuộc trong Thượng nghị viện. Và như vậy, vào ngày 24 tháng Giêng năm 1811, Ngân hàng Hoa Kỳ đã đóng cửa. Trận chiến có thể đã được quyết định, nhưng cuộc chiến tranh vẫn còn lâu mới kết thúc. Những kẻ bại trận nhục nhã với sự thất bại, đơn giản hợp lực lại và bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc chạm trán mới. Thật đáng tiếc, các sự kiện theo sau đó rất phù hợp với các kế hoạch của họ. Tác dụng tiết chế của ngân hàng giờ đã bị loại bỏ khỏi vũ đài, hệ thống ngân hàng quốc gia đã hoàn toàn chuyển vào tay các tập đoàn với hiến chương được nhà nước phê duyệt, nhiều tập đoàn trong số đó thấm nhuần tâm tính của các “ngân hàng không ổn định”. Con số các ngân hàng này tăng nhanh và cung cấp tiền bạc do chính họ tạo ra. Nạn lạm phát diễn ra sau dấu chân của họ. Sự bất đồng của dân chúng bắt đầu tăng lên. Nếu thị trường tự do được phép kinh doanh thì có vẻ như cuộc cạnh tranh sắp loại trừ các ngân hàng không ổn định và khôi phục lại sự cân bằng đối với hệ thống, nhưng điều này không bao giờ có được cơ hội. Cuộc chiến tranh 1812 đã thực sự bắt đầu. CUỘC CHIẾN TRANH 1812 Cuộc chiến tranh 1812 chính là một trong những cuộc chiến tranh vô nghĩa và rồ dại nhất trong lịch sử. Nguyên nhân chủ yếu mà chúng ta đã biết là do Anh đã thực hiện chế độ bắt các thủy thủ Hoa Kỳ phục vụ trong ngành hải quân Anh nhằm hỗ trợ cuộc chiến tranh chống Napoleon. Nhưng người Pháp đã không thực hiện chính xác điều tương tự nhằm hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại Anh, và hành động của họ đã bị phớt lờ. Hơn nữa, người Anh đã bãi bỏ chính sách của mình liên quan đến các thủy thủ Mỹ trước khi cuộc chiến tranh diễn ra, điều này có nghĩa rằng nguyên nhân của cuộc chiến tranh đã bị loại bỏ, và hòa bình có thể được lập lại nhằm tỏ lòng tôn trọng nếu Quốc hội muốn như vậy. Một điều có thể được rút ra là các quyền lợi ngân hàng tại Mỹ thực sự cần sự xung đột chỉ vì lợi nhuận, chứng cớ của việc này là các bang của Tân Anh Cát Lợi - nơi được coi là quê hương của các thủy thủ, những người đã bị bắt lính phục vụ hải quân Anh - đã kiên quyết chống lại chiến tranh, trong khi các bang miền Tây và miền Nam - những nơi được coi là xứ sở của vô số ngân hàng không ổn định - lại hăm hở, sẵn sàng cho chiến tranh. Trong bất cứ trường hợp nào, chiến tranh cũng là điều mà chẳng ai ưa thích và Quốc hội không thể nào giành được quyền tài trợ cho các lực lượng vũ trang thông qua việc tăng thuế. Vì thế chính phủ cần ngân hàng các bang tạo ra tiền bạc bên ngoài cơ cấu thuế và giúp bảo vệ họ khỏi nguyên tắc của thị trường tự do. Đây là tình huống kinh điển của một liên minh tội lỗi - một mưu đồ (cabal) - mưu đồ luôn được phát huy giữa các nhà nghiên cứu chính trị và tiền tệ. Giáo sư Rothbard đã chỉ ra một cách cụ thể: Chính phủ Mỹ đã khuyến khích việc mở rộng số lượng các ngân hàng cũng như số lượng tiền giấy và tiền ký quỹ nhằm mua bán các khoản nợ chiến tranh đang không ngừng tăng lên. Những ngân hàng mới liều lĩnh do lạm phát gây ra tại khu vực Trung Đại Tây Dương, các bang miền Nam và miền Tây, đã in một lượng lớn tiền mới để mua trái phiêu chính phủ. Chính phủ liên bang đã sử dụng những đồng tiền này để mua vũ khí và hàng hóa sản xuất tại Tân Anh Cát Lợi… Vào tháng Tám năm 1814, rõ ràng là các ngân hàng ở xa Tân Anh Cát Lợi đã không thể thanh toán bằng tiền kim loại, rằng họ đã lâm vào cảnh vỡ nợ. Tháng Tám năm 1814, thay vì cho phép các ngân hàng phá sản, chính phủ, bang và liên bang đã quyết định cho phép các ngân hàng tiếp tục kinh doanh trong khi từ chối thực hiển nghĩa vụ thanh toán của mình bằng tiền kim loại. Nói cách khác, các ngân hàng được phép từ chối các nghĩa vụ thanh toán khế ước chính thức… Sự đình chỉ chung này không chỉ do lạm phát gây ra vào thời điểm này mà còn tạo ra tiền lệ cho tất cả các cuộc khủng hoảng tài chính kể từ đó. Dù Hoa Kỳ có ngân hàng trung ương hay không thì các ngân hàng cũng được đảm bảo rằng nếu như họ được bơm tiền vào khiến cho giá cả tăng vọt và sau đó gặp rắc rối thì chính phủ cũng sẽ cứu họ ra khỏi cảnh túng quẫn.[15] Các ngân hàng bang đã tạo ra nguồn tiền khẩn cấp cho chính phủ liên bang nhằm tăng khoản nợ từ 45 triệu đô-la lên 127 triệu đô-la, một khoản tiền chóng mặt cho một quốc gia non trẻ. Nguồn cung tiền tăng gấp ba lần trong khi không tăng hàng hóa tương ứng có nghĩa rằng giá trị của đồng đô-la đã rút lại khoảng 1/3 sức mua cũ. Vào năm 1814, khi các chủ nợ bắt đầu nhận thức được mưu đồ bất lương và yêu cầu nhận vàng của mình thay vì tiền giấy, các ngân hàng đã đóng cửa và thuê thêm bảo vệ nhằm giữ cho các nhân viên ngân hàng khỏi bị hành hung bởi các đám đông giận dữ. Một lần nữa, các nhà nghiên cứu tiền tệ và chính trị đã thành công trong việc lừa đảo người dân Mỹ với khoảng 66% nguồn tiền bạc chắt chiu của họ trong giai đoạn này. NHỮNG TRÒ GIAN TRÁ VÀ GIẤC MƠ NGÂN HÀNG Thomas Jefferson - người từng là Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - thể hiện khuynh hướng chống cơn giông tố tiền giấy trong giai đoạn này cố gắng giúp dân tộc hiểu được lẽ phải, ông ta không bao giờ ngừng chống đối mặt xấu xa của đồng tiền bất lương và các khoản nợ: Mặc dù tất cả các dân tộc ở châu Âu đã cố gắng và bước qua mỗi chặng đường trong sự kiếm tìm vô ích mục tiêu tương tự, chúng ta vẫn kỳ vọng để tìm ra những trò gian trá và giấc mơ ngân hàng - những điều mà nhờ đó, tiền bạc có thể được tạo ra từ không khí, và tìm ra số lượng tiền bạc đủ để đáp ứng các nhu cầu chi phí tốn kém của chiến tranh.[16] Sự dung thứ của các ngân hàng đối với việc chiết khâu tiền giấy khiến Hoa Kỳ tốn ½ nguồn thuế chiến tranh, nói cách khác, tăng gấp đôi chi phí của mỗi cuộc chiến.[17] Cuộc khủng hoảng về sự bất lương của hệ thống ngân hàng đã đến. Các ngân hàng đã tự kết liễu đời mình. Giữa hai hoặc ba triệu đô-la phiếu nợ trong tay người dân, họ [các ngân hàng] đã tuyên bố một cách chính thức rằng sẽ không trả lại bất cứ khoản tiền nào cho người dân…[18] Một nguyên tắc thông minh là không bao giờ cho vay mượn đồng đô-la mà không đánh thuế ngay đối với việc thanh toán lãi suất hàng năm và tiền gốc trong phạm vi thời hạn đã cho.[19] Chúng ta sẽ phải coi mình như những kẻ không được phép dồn trách nhiệm trả nợ cho thế hệ con cháu mình và có trách nhiệm phải thanh toán hết các khoản nợ.[20] …Trái đất sinh ra là để dành cho sự sống chứ không phải cái chết… Chúng ta có thể xem xét mỗi một thế hệ như một dân tộc riêng biệt với quyền được chấp nhận mình chứ không phải là thế hệ kế vị.[21] Lý thuyết hiện đại của nguồn nợ vĩnh cửu đã khiến trái đất này đẫm máu, và dồn cư dân của địa cầu vào dưới gánh nặng đã từng tích tụ trong một khoảng thời gian dài.[22] Và Quốc hội đã không lắng nghe những lời như vậy. TỔNG KẾT Mỹ đã có ngân hàng trung ương đầu tiên của mình thậm chí trước cả khi Hiến pháp được soạn thảo. Đó là Ngân hàng Bắc Mỹ và được Quốc hội thuộc địa phê duyệt hiến chương vào năm 1781. Bắt chước mô hình của Ngân hàng Anh, Ngân hàng Bắc Mỹ được trao quyền phát hành nhiều tờ giấy hứa nợ hơn là chức năng giữ tiền ký quỹ. Ban đầu, những tờ phiếu hứa nợ này được lưu hành rộng rãi và được coi như một loại tiền tệ quốc gia. Mặc dù về cơ bản chỉ là một tổ chức tư nhân song ngân hàng này đã được thiết kế cho mục đích tạo tiền bạc nhằm cho chính phủ liên bang vay khoản tiền đã tạo ra đó. Ngân hàng Bắc Mỹ đã thực hiện những hành vi gian lận khó hiểu, mờ ám và nhanh chóng trở thành đối tượng khiến dân chúng căm ghét xét từ khía cạnh chính trị. Những tờ phiếu hứa nợ của ngân hàng này thậm chí bị người dân bình thường từ chối. Hiến chương của ngân hàng được gia hạn và vào năm 1783, ngân hàng này đã biến thành ngân hàng thương mại thuần túy với sự phê duyệt hiến chương của chính quyền bang Pennsylvania. Những người ủng hộ tiền pháp định đã không chịu đầu hàng hoàn cảnh. Năm 1791, Ngân hàng đầu tiên của Hoa Kỳ (nghĩa là Ngân hàng trung ương thứ hai của Hoa Kỳ) đã được Quốc hội thành lập. Ngân hàng mới này chính là bản sao của ngân hàng thứ nhất, kể cả các trò gian lận. Các nhà đầu tư tư nhân trong Ngân hàng chính là những công dân giàu có nhất và có tầm ảnh hưởng nhất nước Mỹ, bao gồm một số nghị sĩ và thượng nghị sĩ. Nhưng nguồn đầu tư lớn nhất và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong Ngân hàng mới này lại do gia tộc Rothschild ở châu Âu chi phối. Ngân hàng được thành lập để phục vụ chức năng tạo tiền bạc cho chính phủ. Điều này đã gây ra nạn lạm phát trong nguồn cung tiền bạc đồng thời làm tăng giá cả. Trong năm năm đầu tiên, 42% nguồn tiền bạc mà người dân tích lũy được đã bị sung công dưới hình thức thuế ngầm hay còn gọi là lạm phát. Đây là hiện tượng tương tự như hiện tượng đã từng xảy ra với các thuộc địa hai thập kỷ trước đó nhưng lúc đó, lạm phát xảy ra là do hệ thống in tiền gây ra, còn lần này, lạm phát lại do những phiếu hứa nợ ngân hàng dự trữ cục bộ - sản phẩm của ngân hàng trung ương - gây nên. Khi thời hạn thay đổi hiến chương ngân hàng đã đến, hai nhóm chính trị gia mà trước đó từng đối lập quan điểm đã biến thành một liên minh chính trị dị hợm chống lại việc thay đổi hiến chương: nhóm ủng hộ Jefferson - những kẻ muốn duy trì đồng tiền mạnh; và các nhà tài phiệt ngân hàng - những kẻ được gọi là “mèo hoang” (wildcats - chỉ những kẻ liều lĩnh) và luôn khao khát giành được mục tiêu bằng nhiều trò gian trá. Ngày 24 tháng Giêng năm 1811, hiến chương đã bị thất bại do một lá phiếu của Thượng nghị viện và một lá phiếu của Quốc hội ngân hàng trung ương bị loại bỏ nhưng những ngân hàng liều lĩnh kiểu “mèo hoang” thì vẫn hiện diện khắp nơi. Cuộc chiến tranh 1812 không được người dân Mỹ ủng hộ, và việc tài trợ đã trở nên bất khả thi nếu chỉ thông qua hình thức đánh thuế. Chính phủ đã chọn cách tài trợ chiến tranh bằng việc khuyến khích các ngân hàng “mèo hoang” mua bán trái phiếu nợ thời chiến của mình và biến chúng thành giấy bạc ngân hàng - thứ mà sau đó chính phủ sẽ sử dụng, nhằm mua bán vật tư chiến tranh. Trong vòng hai năm, nguồn cung tiền bạc của quốc gia đã tăng lên ba lần, và giá cả cũng tăng lên với mức tương tự. Một lần nữa, các nhà nghiên cứu tiền tệ và chính trị đã thành công trong việc “xén lông cừu” người dân Mỹ với mức 66% tiền bạc mà họ nắm giữ trong giai đoạn đó.