Steve Jobs - Chương 16 - Phần 03

Đối với Jobs, vấn đề là Sculley không bao giờ trở thành một con người của sản phẩm. Ông ta không hề nỗ lực, hoặc thể hiện khả năng có thể hiểu những điểm cốt lõi về những sản phẩm họ đang tạo ra. Ngược lại, Sculley nhận ra niềm đam mê của Jobs trong việc điều chỉnh từng chi tiết kỹ thuật nhỏ nhặt và nối ám ảnh thiết kế tỉ mỉ, mà theo ông, điều đó thật phản tác dụng. Sculley đã dành gần như cả sự nghiệp của mình vào việc bán nước sô-đa và đò ăn nhẹ mà phần lớn công thức nấu ăn của chúng không hề liên quan gì đến ông. ông không phải là người tự nhiên có niềm đam mê với các sản phẩm, mà theo Jobs điều đó chính là tội lỗi khủng khiếp nhất có thể tưởng tượng được. "Tôi đã cố gắng chỉ cho anh ta về các chi tiết kỹ thuật", Jobs nhớ lại, "nhưng anh ta không thể hiểu được làm thế nào sản phẩm được tạo ra, và sau một hòi, chúng tôi lại tranh luận về nó.

Nhưng tôi biết rằng quan điểm của tôi đã đúng. Sản phẩm chính là mấu chốt của tất cả mọi thứ." Jobs đi đến kết luận Sculley là kẻ thất bại, thêm vào đó sự mong đợi mối thâm tình với ông của Sculley, cũng như ảo tưởng rằng họ rất giống, nhau càng khiến Jobs khinh miệt thêm.

Đối với Sculley, vấn đề là khi Jobs không còn dùng những mánh khóe lôi cuốn nữa, thì ông thường xuyên tỏ ra khó chịu, thô lỗ, ích kỷ, và hay cáu kỉnh với người khác, ông thấy hành vi thô lổ của Jobs thật hèn hạ giống như cách mà Jobs cảm nhận về sự thiếu đam mê của Sculley với sản phẩm. Sculley là loại người dễ dàng bỏ qua và lịch thiệp với cả những lỗi lầm. Một lần, trước khi họ chuẩn bị gặp gỡ với Bill Glavin, phó chủ tịch của Xerox, Sculley đã yêu cầu Jobs hãy hành xử đúng mực. Nhưng ngay khi họ vừa ngồi xuống, Jobs đã nói với Glavin, "Các anh chẳng hề biết là mình đang làm gì cả”, và cuộc gặp mặt đã thất bại. "Tôi xin lỗi, nhưng tôi không thể kiềm chế được", Jobs nói với Sculley. Đó chỉ là một trong nhiều trường hợp như vậy. Theo AI Alcorn từ tập đoàn Atari nhận định, "Sculley muốn giữ hòa khí và quan tâm đến duy trì các mối quan hệ. Còn Steve chẳng thèm bận tâm đến chuyện đó. Tuy nhiên, ông chú trọng vào sản phẩm với một cách mà Sculley không bao giờ làm được, và vì thế, ông có thể tránh khỏi việc có quá nhiều gã phiền toái không phải tuyển thủ hạng A làm việc tại Apple."

Hội đồng quản trị ngày càng lo lắng về tình trạng bất ổn nội bộ, trong đầu năm 1985 Arthur Rock và một số giám đốc bất mãn khác đã phải tiến hành những cuộc trao đổi nghiêm túc với cả hai. Họ nói với Sculley rằng ông có nghĩa vụ phải điều hành công ty, và ông nên bắt đầu thực hiện nghĩa vụ đó hơn là cố kết thân với Jobs. Họ nói với Jobs rằng ông chỉ có quyền sửa chữa những lộn xộn tại bộ phận Macintosh và không có quyền yêu cầu những người của bộ phận khác phải làm gì.

Sau đó Jobs lui về văn phòng riêng và liên tục đánh lên máy Macintosh của mình những dòng chữ, "Tôi sẽ không chỉ trích phần còn lại của tổ chức, tôi sẽ không chỉ trích phần còn lại của tổ chức...

Doanh số bán hàng máy tính Macintosh tiếp tục gây thất vọng vào tháng 3 năm 1985 khi chỉ đạt 10% con số dự báo. Jobs hoặc tức tối ngồi lỳ trong phòng của mình hoặc đi đi lại lại trong văn phòng đổ lỗi tất cả mọi người. Tâm trạng thất thường của ông trở nên tồi tệ hơn, và ông trút những bực dọc của mình lên mọi người xung quanh. Các quản lý cấp trung bắt đầu phản ứng chống lại ông. Giám đốc tiếp thị Mike Murray đã sắp đặt một cuộc họp riêng với Sculley tại một hội thảo kinh doanh. Khi họ chuẩn bị lên phòng khách sạn của Sculley, Jobs phát hiện và muốn đi cùng.

Murray yêu cầu ông ở lại. Murray nói với Sculley rằng Jobs đang hủy hoại mọi việc và cần phải bị sa thải khỏi chức vụ quản lý các bộ phận Macintosh. Sculley trả lời ông không muốn có một cuộc đối đầu với Jobs. Murray sau đó đã gửi một bản ghi trực tiếp đến Jobs chỉ trích cách ông đối xử với đồng nghiệp và tố cáo ông "quản lý bằng thái độ thù địch."

Trong vài tuần, có vẻ như một giải pháp cho các rắc rối đã xuất hiện. Jobs bị cuốn hút vào một công nghệ màn hình phẳng được một công ty gần Palo Alto tên là Woodside Design, phát triển. Công ty này do một kỹ sư lập dị tên là Steve Kitchen điều hành. Ông cũng đã rất ấn tượng bởi cách màn hình hiển thị cảm ứng có thể được khởi động chỉ bằng cách di chuyển các ngón tay, như vậy bạn không cần đến một con chuột. Những công nghệ này có thể khiến Jobs hoàn thiện ý tưởng cho bước đi tiếp sáng tạo ra "máy Mac trong một cuốn sách." Khi đi trên đường với Kitchen, Jobs phát hiện một tòa nhà ở Menlo Park gần đó và tuyên bố rằng họ nên mở ra một cơ sở kỹ thuật để hoàn thiện những ý tưởng này. Nơi đó có thể được gọi là AppleLabs và Jobs có thể điều hành nó, quay trở lại với niềm vui làm việc cùng một nhóm nhỏ và phát triển một sản phẩm tuyệt vời mới.

Sculley đã rất vui mừng với chuyện này. Nó sẽ giải quyết hầu hết các vấn đề quản lý của ông: để Jobs trở lại làm việc trong lĩnh vực ông làm tốt nhất và loại bỏ sự phá rối của Jobs ở Cupertino. Sculley cũng có một ứng cử viên để thay thế Jobs vào vị trí quản lý bộ phận Macintosh: Jean-Louis Gassée, giám đốc của Apple tại Pháp, người đã từng chịu đựng Jobs qua chuyến công tác châu u trước đó. Gassée bay đến Cupertino và cho biết ông sẽ đảm nhận công việc nếu được bảo đảm rằng ông sẽ là người quản lý bộ phận chứ không phải làm việc dưới quyền của Jobs. Một trong những thành viên Hội đồng quản trị, Phil Schlein, cố gắng thuyết phục Jobs rằng ông tốt hơn nên tập trung vào việc tư duy ra những sản phẩm mới và truyền cảm hứng cho một nhóm nhỏ đầy đam mê.

Tuy nhiên, sau khi cân nhắc vài lần, Jobs đã quyết định rằng đó không phải là con đường mà ông muốn, ông từ chối nhường lại quyền điều hành cho Gassée, người đã khôn ngoan trở lại Paris để tránh một trận xung đột quyền lực chắc chắn sẽ xảy ra. Trong suốt mùa xuân năm đó, Jobs lưỡng lự. Đôi lúc ông muốn khẳng định ở vị trí nhà quản lý doanh nghiệp, thậm chí kêu gọi công ty tiết kiệm chi phí bằng cách loại bỏ các đồ uống miễn phí và không mua vé máy bay hạng nhất. Lúc khác thì ông lại đồng ý với những người khuyến khích ông ra đi và thành lập một nhóm nghiên cứu AppleLabs R&D mới.

Trong tháng Ba, Murray đã thảo ra một biên bản mà ông đánh dấu là " không lưu hành", nhưng lại đưa cho rất nhiều đồng nghiệp. Ông bắt đầu bằng dòng chữ "Trong ba năm làm việc tại Apple, tôi chưa bao giờ cảm thấy mơ hồ, sợ hãi, và rối loạn nhiều như trong 90 ngày qua". "Chúng tôi thấy hàng ngũ của mình như đang trên một chiếc thuyền không có bánh lái, trôi đi vào quên lãng trong sương mù." Murray đã từng ủng hộ cả hai phía, đã có lúc, ông từng âm mưu với Jobs khiến Sculley suy yếu, nhưng trong biên bản này, ông đã đổ lỗi cho Jobs. "Cho dù nguyên nhân do có phải do sự rối loạn tâm lý hay không, Steve Jobs giờ đây đã không thể kiểm soát nổi."

Vào cuối tháng đó, Sculley cuối cùng đã lấy hết can đảm để nói với Jobs rằng ông nên rút lui khỏi bộ phận Macintosh. Một buổi chiều, ông ta bước vào văn phòng của Jobs cùng giám đốc nhân sự, Jay Elliot, để làm cho cuộc nói chuyện chính thức hơn. "Không ai ngưỡng mộ tài năng và tầm nhìn của anh hơn tôi", Sculley bắt đầu. ông thốt lên lời xu nịnh như mọi khi, nhưng lần này thì rõ ràng có kèm theo hàm ý tàn nhẫn với vế “nhưng” ở đằng sau. Cái gì đến phải đến. "Nhưng mọi việc không như chúng ta muốn", ông nói. Sculley tiếp tục. "Chúng ta đã có một tình bạn tuyệt vời với nhau", ông nói, "nhưng tôi đã mất niềm tin với khả năng điều hành bộ phận Macintosh của anh." ông cũng trách móc việc Jobs gọi ông là một kẻ kém cỏi sau lưng.

Jobs choáng váng và đáp lại bằng thái độ thách thức, ông nói Sculley nên giúp đỡ và dẫn dắt cho ông nhiều hơn: "Anh đáng lẽ nên dành thời gian nhiều hơn với tôi." Sau đó, ông buộc tội ngược lại Sculley, nói ông này không biết tý gì về máy vi tính, điều hành công ty một cách thảm hại, và đã khiến mình thất vọng kể từ khi đến Apple. Sau đó, ông bắt đầu khóc. Sculley thì ngồi cắn móng tay của mình.

"Tôi sẽ bàn bạc chuyện này trước hội đồng công ty", Sculley tuyên bố. "Tôi khuyên anh nên từ bỏ vị trí điều hành của mình ở bộ phận Macintosh. Tôi muốn anh biết điều này.” Ông khuyên Jobs không nên chống lại và thay vào đó đồng ý chuyên tâm vào việc phát triển công nghệ và các sản phẩm mới.

Jobs nhảy dựng lên từ chỗ ngồi và quay nhìn chằm chằm vào Sculley. "Tôi không tin rằng anh sẽ làm như vậy," ông nói. "Nếu anh làm như vậy, anh sẽ phá hủy cả công ty."

Trong vài tuần tiếp đó Jobs có những hành vi cư xử thất thường. Có những lúc, ông nói mình sẽ thành lập phòng nghiên cứu AppleLabs, nhưng vào thời điểm khác, ông lại tranh thủ mọi sự hỗ trợ để có thể lật đổ Sculley. Ông sẽ tiếp cận Sculley, nhưng sau đó lại tấn công ông ta sau lưng, thậm chí các hành động trái ngược này có thể diễn ra trong cùng một đêm. Một buổi tối vào lúc 9 giờ, ông gọi cho Luật sư của Apple là AI Eisenstat và nói rằng ông đã mất niềm tin vào Sculley và cần sự giúp đỡ của Eisenstat để thuyết phục hội đồng quản trị sa thải anh ta. Nhưng đến 11 giờ đêm hôm đó, ông gọi điện cho Sculley nói, "Anh rất tuyệt vời, và tôi chỉ muốn anh biết là tôi thích được làm việc với anh như thế nào."

Tại cuộc họp hội đồng quản trị vào ngày 11 tháng 4, Sculley chính thức tuyên bố ông muốn Jobs bước xuống khỏi vị trí người đứng đầu bộ phận Macintosh và tập trung vào phát triển sản phẩm mới. Arthur Rock, thành viên khó tính và trung lập nhất của Hội đồng quản trị lên tiếng, ông đã chán nản với cả hai người họ: với việc Sculley không có can đảm để nắm lấy quyền lãnh đạo trong năm qua, và với “Jobs hành động như một gã nóng nảy". Hội đồng quản trị muốn bàn bạc riêng để có thể đi đến quyết định, và để làm được như vậy, họ muốn nói chuyện riêng với từng người.

Sculley rời khỏi phòng để Jobs có thể trình bày ý kiến của mình trước. Jobs khẳng định Sculley mới là vấn đề bởi vì ông ta không hiều biết gì về máy tính. Rock đáp lại bằng những lời trách móc Jobs, ông nói với giọng giận giữ rằng Jobs đã cư xử điên rồ trong suốt năm qua và không có quyền được quản lý một bộ phận. Thậm chí, người ủng hộ Jobs mạnh mẽ nhất, Phil Schlein, cũng cố gắng thuyết phục ông hãy nhường lại vị trí để quản lý một phòng thí nghiệm nghiên cứu cho công ty.

Khi đến lượt Sculley nói chuyện riêng với hội đồng quản trị, ông đã đưa ra một tối hậu thư:

"Các bạn có thể chọn tôi, và sau đó tôi chịu trách nhiệm điều hành công ty, hoặc chúng ta có thể không làm gì cả, và các bạn sẽ phải tìm cho mình một Giám đốc điều hành mới. Nếu tôi được giao quyền,” ông nói, “tôi sẽ không thay đổi mọi việc một cách bất ngờ, nhưng tôi sẽ khiến Jobs phải nhận vai trò mới trong vài tháng tới.” Hội đồng quản trị nhất trí đứng về phía Sculley. ông đã được trao thẩm quyền để loại bỏ Jobs bất cứ khi nào ông cảm thấy đã đến lúc. Jobs chờ đợi bên ngoài phòng họp, biết rõ mình đã thua cuộc, ông nhìn thấy Del Yocam, một đồng nghiệp lâu năm, và ôm lấy anh ta.

Sau khi hội đồng quản trị quyết định, Sculley đã cố gắng để hòa giải. Jobs yêu cầu sự thay đổi xảy ra từ từ, trong vài tháng tiếp theo, và Sculley đã đồng ý. Sau buổi chiều ngày hôm đó, trợ lý của Sculley, Nanette Buckhout, đã gọi Jobs để xem ông thế nào. Ông vẫn chưa hết shock và đang ngồi trong văn phòng của mình. Sculley đã về từ trước, Jobs đến nói chuyện với cô. Một lần nữa, ông bắt đầu băn khoăn về chính thái độ của mình đối với Sculley. "Tại sao John làm thế với tôi?", ông nói. "Anh ấy phản bội tôi" Sau đó, lại thay đổi ý kiến của mình. Có lẽ ông cần một thời gian để khôi phục lại mối quan hệ của mình với Sculley, ông nói. "Tình bạn với John quan trọng hơn bất cứ điều gì khác, tôi nghĩ rằng có thể những gì tôi nên làm bây giờ, là củng cố hơn nữa tình bạn của chúng tôi."

m mƣu một cuộc đảo chính

Jobs không thể đưa ra câu trả lời. ông đến văn phòng của Sculley vào đầu tháng 5 năm 1985 và yêu cầu cơ hội để thể hiện rằng ông có thể quản lý bộ phận Macintosh. Ông sẽ chứng minh mình là một người làm việc hiệu quả, ông hứa hẹn. Sculley không đồng ý. Jobs tiếp tục cố gắng bằng cách thách thức trực tiếp: ông yêu cầu Sculley từ chức. "Tôi nghĩ rằng anh thực sự đã đánh mất mục đích của mình", Jobs nói. "Anh thực sự tuyệt vời trong năm đầu tiên, và mọi thứ đều tuyệt vời. Nhưng có điều gì đó đã xảy ra." Sculley, người thường giữ thái độ mềm mỏng, đã phản ứng lại gay gắt, ông chỉ ra rằng Jobs đã không thể cải tiến được phần mềm của Macintosh, tạo ra được các mẫu mã mới, hoặc là thu hút được khách hàng. Cuối cùng hai người lao vào một trận đấu khẩu về việc ai là người quản lý tòi tệ hơn. Sau khi Jobs bỏ đi, Sculley quay lưng lại các bức tường kính của văn phòng ông, tránh những cái nhìn của người khác, và khóc.

Những bất đồng lên đến đỉnh điểm vào thứ Ba 14 tháng 5, khi nhóm nghiên cứu Macintosh báo cáo tổng kết hàng quý trước Sculley và các nhà lãnh đạo khác của công ty. Jobs vẫn không từ bỏ quyền trưởng bộ phận của mình, Jobs tỏ ra thách thức khi ông vẫn đến phòng họp của công ty với đội ngũ của mình, ông và Sculley bắt đầu cãi vã về nhiệm vụ của bộ phận Macintosh. Jobs nói rằng số lượng máy đã được bán ra nhiều hơn. Sculley nói là bộ phận phải phục vụ vì lợi ích chung của Apple như một thể thống nhất. Thông thường các bộ phận hoạt động khá độc lập với nhau, ví dụ như, nhóm nghiên cứu Macintosh đã lập kế hoạch phát triển loại ổ đĩa mới khác với những loại ổ đang được phát triển bởi bộ phận của Apple II. Cuộc tranh luận, theo biên bản ghi lại, đã kéo dài trong một giờ.

Jobs mô tả dự án rằng: chiếc máy Mac sẽ mạnh mẽ hơn, nó sẽ thay thế vị trí của máy tính Lisa đã ngừng sản xuất, và phần mềm mới được gọi là máy chủ tập tin (fileserver) sẽ cho phép người sử dụng Macintosh chia sẻ các tập tin trên mạng hệ thống. Sculley lần đầu tiên thấy rằng những dự án này là quá muộn, ông phê bình kết quả tiếp thị của Murray, những kế hoạch quá hạn về kỹ thuật của Belleville và sự quản lý vượt quyền của Jobs. Phớt lờ những điều này, khi kết thúc cuộc họp, trước mặt nhiều người, Jobs vẫn yêu cầu Sculley cho thêm cơ hội để chứng minh ông vẫn có thể quản lý một bộ phận. Và Sculley từ chối.

Tối hôm đó Jobs đưa đội Macintosh của mình đi ăn tại quán Café Nina ở Woodside. Jean-Louis Gassée có mặt trong thành phố vì Sculley muốn ông chuẩn bị để tiếp nhận bộ phận Macintosh, và Jobs mời ông ta tham gia cùng họ. Khi nâng cốc chúc mừng, Belleville đã nói "Nâng cốc vì chúng ta, những người thực sự hiểu thế nào là thế giới của riêng Steve Jobs." Cụm từ "thế giới của riêng Steve" - đã được sử dụng một cách ác ý bởi những người khác tại Apple, những người coi thường thực tế bị biến dạng mà ông tạo ra. Sau khi những người khác rời đi, Belleville ngồi với Jobs trong chiếc Mercedes của ông và khuyên Jobs nên đấu tranh tới cùng với Sculley.

Vài tháng trước đó, Apple có được quyền xuất khẩu máy tính sang Trung Quốc, và Jobs đã được mời ký một thỏa thuận tại Đại lễ đường nhân dân vào cuối Tuần lễ Chiến Sĩ Trận Vong (Memorial Day Weekend) năm 1985. Ông nói với Sculley, Sculley quyết định rằng chính mình sẽ đi Trung Quốc. Jobs không hề phản đối. Jobs đã tận dụng thời cơ khi Sculley vắng mặt để thực hiện cuộc đảo chính của mình. Trong suốt dịp lễ, ông đã lôi kéo khá nhiều người vào kế hoạch của mình. "Tôi sẽ khởi động một cuộc đảo chính trong khi John ở Trung Quốc," ông nói với Mike Murray.

Bảy ngày của tháng Năm

Thứ năm ngày 23 tháng 5: Tại cuộc họp vào thứ năm thông thường của ông với các thành viên hàng đầu trong bộ phận Macintosh, Jobs nói với các cộng sự về kế hoạch của mình để lật đổ Sculley. ông cũng tâm sự với giám đốc công ty nhân sự, Jay Elliot, người đã nói với ông thẳng thừng rằng kế hoạch này sẽ không đi đến kết quả nào cả. Elliot đã nói chuyện với một số thành viên hội đồng quản trị và kêu gọi họ đứng về phía Jobs, nhưng ông phát hiện ra rằng hầu hết các hội đồng quản trị nghiêng về phía Sculley, và hầu hết các nhân vật trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao của Apple cũng như vậy. Tuy nhiên Jobs vẫn hành động, ông thậm chí còn tiết lộ kế hoạch của mình với Gassée khi đi dạo quanh bãi đậu xe, phớt lờ thực tế rằng Gassée đã bay từ Paris đến để thế chỗ của mình. "Tôi đã sai lầm khi nói với Gassée," Jobs gượng gạo thừa nhận nhiều năm sau đó.

Tối hôm đó, Luật sư của Apple, AI Eisenstat đã đã tổ chức một bữa tiệc thịt nướng nhỏ tại nhà của ông với Sculley, Gassée, và các bà vợ của họ. Khi Gassée nói với Eisenstat những gì Jobs đang âm mưu, Eisenstat nói rằng Gassée nên thông báo cho Sculley. "Steve đã cố gắng thực hiện một âm mưu để lật đổ John," Gassée nhớ lại. "Tại nhà của AI Eisenstat, tôi chỉ ngón tay trỏ của mình vào ngực của John và nói:" Nếu ngày mai anh bay tới Trung Quốc, anh có thể bị lật đổ. Steve đang âm mưu để loại bỏ anh.

Thứ Sáu ngày 24 Tháng 5: Sculley đã hủy bỏ chuyến đi và quyết định đối đầu với Jobs tại cuộc họp cấp điều hành vào sáng thứ Sáu. Jobs đến muộn, và ông thấy chỗ của mình bên cạnh Sculley, người thường ngồi ở đầu bàn, đã không còn trống. Thay vào đó ông phải ngồi chỗ phía cuối bàn. Jobs mặc một bộ đò được thiết kế hoàn hảo và trông tràn đầy năng lượng. Sculley trái lại, trông nhợt nhạt, ông tuyên bố rằng sẽ bỏ qua nội dung cuộc họp đế để đối mặt với vấn đề mọi người đang quan tâm nhất. "Có vẻ như anh đang muốn tống cổ tôi ra khỏi công ty," ông nói, nhìn thẳng vào Jobs. "Tôi muốn hỏi anh điều đó có phải sự thật không."

Jobs không hề mong đợi việc này. Tuy nhiên, ông không bao giờ ngần ngại thừa nhận một cách trung thực. Đôi mắt của ông nheo lại, và ông nhìn Sculley chằm chằm không chớp. "Tôi nghĩ rằng anh không thích hợp với Apple, và tôi cho rằng anh không nên điều hành công ty này," Jobs trả lời, lạnh lùng và chậm rãi. "Anh nên rời khỏi công ty. Anh không biết làm thế nào để điều hành nó và không bao giờ anh có thể làm được." Ông cáo buộc Sculley không tìm hiểu quá trình phát triển sản phẩm, và sau đó, ông nói thêm một câu hàm ý hướng mình làm trung tâm: "Tôi muốn anh ở đây để giúp tôi phát triển, và anh đã chẳng giúp đỡ tôi được gì."

Những người còn lại trong căn phòng ngồi im lặng, Sculley cuối cùng đã mất bình tĩnh. Tật nói lắp thời thơ ấu không ảnh hưởng đến ông trong hai mươi năm bắt đầu quay trở lại. "Tôi không tin tưởng anh, và tôi sẽ không chấp nhận sự thiếu tin tưởng", ông lắp bắp. Khi Jobs tự nhận rằng mình sẽ điều hành công ty tốt hơn Sculley, Sculley đã đặt một canh bạc. ông quyết định thăm dò ý kiến của cả phòng với câu hỏi đó. "ông ta thật ranh mãnh", 35 năm sau, khi nhớ lại, Jobs vẫn còn tức tối. "Đó là tại cuộc họp Ban chấp hành, và ông ta nói," Tôi hay Steve, bạn sẽ chọn ai? "ông ta sắp đặt để trong tình huống đó chỉ có thằng ngốc mới bỏ phiếu cho tôi".

Đột nhiên,những người có mặt bắt đầu lúng túng. Del Yocam lên tiếng đầu tiên, ông nói ông quý mến Jobs, muốn Jobs tiếp tục đóng một vai trò trong công ty, nhưng ông đã lấy hết can đảm, khi Jobs nhìn chằm chằm vào mặt, để nói rằng ông "tôn trọng" Sculley và ủng hộ Sculley điều hành công ty. Eisenstat cũng phải đối mặt với Jobs trực tiếp và nói điều tương tự: ông thích Jobs nhưng muốn ủng hộ Sculley. Regis McKenna, cố vấn thuê ngoài, thành viên trong hội đồng ban lãnh đạo cao cấp, thẳng thắn hơn. Anh ta nhìn vào Jobs và nói với ông rằng ông chưa sẵn sàng để điều hành các công ty, một điều mà anh ta đã nói với Jobs từ trước. Những người khác cũng đứng về phía Sculley. Đối với Bill Campbell, điều này là đặc biệt khó khăn, ông thích Jobs và đã không ưa Sculley. Giọng của ông hơi run lên khi ông nói với Jobs là ông quyết định ủng hộ Sculley, và ông đề nghị 2 người nên hòa giải để tìm một vị trí thích hợp khác cho Jobs tại Apple.

"Anh không thể để cho Steve rời khỏi công ty này," ông nói với Sculley.

Jobs cảm thấy tổn thương. "Tôi chắc giờ tôi đã biết vị trí của mình đang ở đâu", ông nói, và bước ra khỏi phòng. Không ai đuổi theo sau.

Ông quay trở lại văn phòng của mình, tập hợp những người trung thành lâu năm trong đội ngũ Macintosh, và bắt đầu khóc, ông sẽ phải rời khỏi Apple, ông nói. Khi ông bước ra khỏi cửa, Debi Coleman ngăn ông lại. Cô và những người khác khuyên ông nên bình tĩnh và không làm bất cứ điều gì vội vàng, ông nên dành cuối tuần để tập hợp lại nhóm. Có thể sẽ có một giải pháp để ngăn chặn việc công ty không bị chia rẽ.