Tan Biến: Hồi Ký Về Thảm Hoạ Everest - Chương 21: TRẠM CĂN CỨ EVEREST

NGÀY 13 THÁNG 5 NĂM 1996

5.364 MÉT

Thể nào công chúng cũng muốn tôi có mội nhận định chín chắn về chuyến thám hiểm thất bại vào lúc đoàn chúng tôi gần như sắp đạt đến mục tiêu của mình…

Amundsen đi thẳng tới đó, trở thành người đầu tiên đến nơi, rồi quay trở về mà không mất bất cứ một thủy thủ nào cả và ông ta cùng đoàn của mình cũng không phải chịu thêm một áp lực nào khác hơn một ngày thám hiểm vùng cực bình thường. Trong khi đó, chuyến thám hiểm của chúng tôi phải đối mặt với những thách thức chết người, viết nên huyền tỉĩoại về sức chịu đựng con người, lưu danh muôn đời, được chúc phúc của công chúng và trong các buổi lễ ở nhà thờ; ấy vậy mà cuối cùng khi đến được Nam cực, chúng tôi nhận ra rằng chuyến đi của mình đã công toi và nhiều thủy thr giỏi nhất đã bỏ mạng giữa vùng cực giá này. Thật là lố bịch nếu phớt lờ điều trái khoáy này: vì thế viết một quyển sách mà không đề cập gì đến nó chỉ tốn công vô ích mà thôi

Apsley Cherry-Garrard

The Worst Journey in the World,

một tường thuật về chuyến thám hiểm bi kịch đến Nam cực năm 1912 của Falcon Scott.

Tôi đến Thác băng Khumbu vào sáng Thứ hai, ngày 13 tháng 5. Đang bước xuống con dốc cuối cùng, tôi thấy Ang Tshering, Guy Cotter và Caroline Mackenzie đang đứng đợi tôi tại rìa Thác. Guy đưa cho tôi một ly bia trong khi Caroline ôm chầm lấy tôi. Sau đó tôi nhận ra mình đang ngồi trên mặt băng, hai tay ôm lấy mặt khóc nức nở như chưa bao giờ được khóc kể từ khi tôi còn bé. Bây giờ không còn nguy hiểm nữa, áp lực khủng khiếp cùa những ngày đã qua không còn đè nặng trên vai, tôi bắt đầu khóc cho những bạn đồng hành xấu số của mình, tôi khóc vì biết ơn rằng mình còn sống, vì cảm thấy thật kinh khủng khi đã sống sót trong khi những người khác phải bỏ mạng.

Đến trưa ngày Thứ ba, Neal Beidleman chủ trì một buổi lễ tưởng niệm tại trại của đoàn Mountain Madness. Cha của Lopsang Jangbu, vị lạt-ma Ngawang Sya Kya, đốt những câv nhang bách xù và lầm rầm đọc kinh dưới bầu trời ảm đạm xám xanh. Neal nói vài lời, Guy hồi tưỏng lại trong khi Anatoli Boukreev khóc cho sự ra đi của Scott Fischer. Tôi đứng dậy và nhắc lại vài kỷ niệm về Doug Hansen trong đứt quãng. Pete Schoening cố gắng động viên mọi người nhìn về phía trước, đừng nặng lòng nữa với những chuyện đã qua. Nhưng khi buổi lễ chấm dứt và mọi người chúng tôi đều lui về lều của mình, một bầu không khí tang tóc bao trùm lên toàn bộ Trạm Căn cứ.

Sáng sớm ngày hôm sau, một chiếc trực thăng đến di tản Charlotte Fox và Mike Groom. Chân của hai người này đều bị bỏng lạnh nghiêm trọng và có thể bị nặng hơn nếu họ cố gắng tự đi một mình. Vì cũng là bác sĩ nên John Taske sẽ tháp tùng theo trực thăng để chăm sóc cho hai bệnh nhân này. Sau đó, ngay trước buổi trưa, Helen Wilton và Guy Cotter ở lại để thu dọn lều của đoàn Adventure Consultants trong khi Lou Kasischke, Stuart Hutchison, Frank Fischbeck, Caroline Mackenzie và tôi bắt đầu lê bước chậm chạp xuống Trạm Căn cứ, chuẩn bị về nhà.

Đến Thứ năm ngày 16 tháng 5, chúng tôi được trực thăng đưa từ Pheriche đến làng Syangboche, ngay phía trên Namche Bazaar. Khi chúng tôi đang đi ngang qua đường băng đất nện để đợi chuyến bay thứ hai đến Kathmandu, thì bỗng ba người đàn ông Nhật Bân có khuôn mặt tái mét tiến đến chúng tôi. Người đầu nói tên anh ta là Muneo Nukita – một tay leo núi Himalaya chuyên nghiệp với hai lần chinh phục thành công đỉnh Everest – và sau đó lịch sự nói rằng anh đang làm hướng dẫn viên kiêm thông dịch cho hai người đàn ông kia, một là chồng của Yasuko Namba tên Kenichi Namba, người còn lại là anh trai của nhà leo núi xấu số này. Trong bốn mươi lăm phút sau đó, họ hỏi nhiều câu hỏi mà đa số tôi không trả lời được.

Vào lúc đó, tin tức về cái chết của Yasuko đưọc báo chí giật tít trên khắp nước Nhật. Thật ra vào ngày 12 tháng 5 – chưa đầy hai mươi bốn giờ sau khi Yasuko mất tích trên Đỉnh Nam – một chiếc trực thăng đã đáp xuống giữa Trạm Căn cứ và mang theo hai phóng viên người Nhật đeo mặt nạ oxy. Vớ ngay lấy người đầu tiên mà họ gặp – một nhà leo núi người Mỹ tên Scott Darsney – họ yêu cầu cung cấp thông tin về Yasuko. Còn bây giờ, bốn ngày sau đó, Nukita cảnh báo về một đoàn phóng viên truyền hình và báo chí đang đợi chúng tôi tại Kathmandu.

Vào cuối buổi chiều, chúng tôi chen lên ngồi trên chiếc trực thăng Mi-17 khổng lồ rồi bay lên trên những đám mây. Một giờ sau, chiếc trực thăng đáp xuống phi trường quốc tế Tribhuvan. Khi ra khỏi cửa, chúng tôi bước vào một rừng micrô và máy ảnh. Vốn là một phóng viên [chuyên đi phỏng vấn người khác] nên tôi cảm thấy rất bổ ích khi được trảái qua kinh nghiệm làm người bị phỏng vấn. Đám đông nhà báo, chủ yếu là Nhật Bản, muốn có một bản tường thuật chi tiết về tấn thảm kịch, với đầy đủ cả anh hùng lẫn quái vật. Nhưng sự hỗn loạn và đau khổ mà tôi đã chứng kiến không dễ chuyển thành lời. Sau hai mươi phút bị quay chín nhừ, tôi được lãnh sự David Schensted thuộc Đại sứ quán Hoa Kỳ giải vây và đưa đến khách sạn Garuda.

Sau đó, nhiều phóng viên nữa và cả các quan chức cau có ở Bộ Du lịch tiếp tục phỏng vấn. Đến chiều Thứ sáu, tôi đi lang thang dọc theo các ngõ hẻm ở quận Thamel của Kathmandu, tìm kiếm một cái gì đó khả dĩ giúp tôi thoát khỏi tình trạng trầm uất ngày càng nặng. Tôi đưa cho một cậu bé người Nepal gầy nhom một vốc tiền xu và nhận đưọc một túi nhỏ xíu bọc bằng giấy có in hình một con cọp đang gầm gừ. Trở về phòng khách sạn, tôi đổ các thứ bên trong lên một miếng giấy quấn thuốc lá. Những mầm cây màu xanh nhạt dính đầy nhựa thông và sực mùi trái cây thối rữa. Tôi cuốn một điếu, hút hết sạch nhưng vẫn chưa có cảm giác gì. Thế là tôi quấn thêm một điếu lớn khác và hút được nửa điếu trước khi cảm thấy căn phòng đang quay vòng quanh mình. Thế là tôi dụi ngay điếu thuốc.

Tôi nằm trần trụi trên giường và nghe tiếng đêm đang trồi qua bên ngoài khung cửa sổ. Tiếng leng keng của chiếc xe kéo ricksha xen lẫn cùng tiếng còi ô tô, tiếng rao hàng của một người bán dạo, tiếng phụ nữ cười, tiếng nhạc từ quán bar kế cận. Nằm thẳng người ra, không thể di chuyển đưọc vì quá cao, tôi nhắm mắt lại, để cho khói thuốc nóng bao trùm lấy tôi. Tôi cảm thấy mình như đang dần tan chảy vào tấm đệm bên dưới. Một hàng các nhân vật hoạt hình xinh đẹp có mũi to trồi lửng lờ qua trước mắt tôi trong ánh sáng của bóng đèn neon.

Khi xoay đầu sang một bên, tai tôi bỗng chạm vào một vệt ẩm ướt; tôi nhận ra rằng nước mắt đang lã chã rơi trên mặt mình và làm ướt những tấm khăn trải giường bên dưới. Tôi cảm thấy nỗi hổ thẹn và đau đớn, từ một chỗ nào đó sâu thẩm trong tôi, cứ sùng sục dâng lên trong xương sống của mình, rồi tràn ra ngoài hết đợt này đến đợt khác…

* * *

Ngày 19 tháng 5, tôi bay về Mỹ, mang theo hai túi đồ của Doug Hansen để trả lại cho những người yêu thương cúa anh ấy. Tại phi trường Seattle, tôi gặp hai con của anh ấy, Angie và Jaime; bạn gái của anh, Karen Marie; và những thành viên gia đình và bạn bè khác. Tôi cảm thấy thật ngốc nghếch và chẳng thể nào thốt nên lời khi phải chứng kiến những giọt nước mắt của họ.

Hít thở bầu không khí đặc của biển mang theo hương vị của thủy triều thấp, tôi bỗng cảm thấy ngạc nhiên trước sự màu mỡ và vị quyến rũ ẩm thấp của Seattle vào mùa xuân. Linda và tôi, chầm chậm và ngập ngừng, dần làm quen lại với nhau. Tôi đã sụt hơn 11kg trong thời gian tại Everest nhưng bây giờ tôi nhanh chóng phục hồi. Những thú vui bình thường của cuộc sống ở nhà – ăn sáng cùng vợ, ngắm hoàng hôn trên Puget Sound, thức dậy nửa đêm và đi chân trần đến nhà tắm ấm áp – đã mang đến cho tôi một niềm vui vô ngần. Nhưng những cảm xúc ấy đôi khi bị những ám ảnh dai dẳng của Everest xen ngang, nhưng sự ám ảnh ấy giờ cũng dần phai theo thời gian.

Day dứt với mặc cảm tội lỗi của mình, tôi đã chần chừ không gọi cho bạn gái của Andy Harris, cô Fiona McPherson, và vợ của Rob Hall, Jan Amold lâu đến nỗi cuối cùng họ đã gọi cho tôi trưóc từ New Zealand. Khi đó, tôi đã không thế nói gì cả để làm dịu cơn tức giận và sự hoang mang của Fiona. Còn ngược lại với Jan, cô đã dành nhiều thời gian hơn để an ủi tôi.

Tôi vẩn luôn biết rằng leo núi là một sự theo đuổi nhiều rủi ro. Tôi chấp nhận rằng nguy hiểm là một phần không thể thiếu của cuộc chơi – không có nó, leo núi sẽ chẳng khác gì mấy so với hàng trăm trò tiêu khiển nhạt nhẽo và tầm thường khác. Vén bức màn bí mật của cái chết hay nhìn trộm một chút qua bức tường ngăn cách của nó mang lại cho người ta một sự phấn khích nhất định. Tôi tin chắc chắn rằng leo núi là một loại hình vận động tuyệt vời, không phải vì nó an toàn mà ngược lại chính vì những hiểm nguy vốn có của nó.

Tuy nhiên mãi cho đến khi đến Himalaya tôi mới tận mắt chứng kiến cái chết ở một khoảng cách gần như vậy. Quỷ tha ma bắt, trước đó tôi thậm chí còn chưa bao giờ đi dự một đám tang nào cả. Cái chết trở thành một khái niệm mang tính giả thuyết dễ chịu đối với tôi, một ý tưởng chỉ để ngẫm nghĩ một cách mơ hồ, trừu tượng. Không sớm thì muộn, sự ngây thơ đầy may mắn như vậy cũng sẽ không còn nhưng khi nó cuối cùng xảy ra thì cú sốc lại bị nhân lên bởi cái chết của quá nhiều người: tổng cộng, Everest đã cướp đi sinh mạng của mười hai người cả thảy trong mùa xuân năm 1996, một mùa leo núi kinh khủng nhất kể từ khi các nhà leo núi lần đầu tiên đặt chân lên đỉnh 75 năm trước.

Trong số sáu người củng đoàn với tôi, chỉ có Mike Groom và tôi quay trở về: bốn bạn đồng hành khác mà tôi đã cùng cười đùa, nôn ọe và nói chuyện thân tình thâu đêm suốt sáng đã mất mạng. Hành động của tôi khi ấy – hay việc tôi không hành động gì cả – đóng vai trò trực tiếp trước cái chết của Andy Harris. Và khi Yasuko Namba đang chết dần trên đèo Nam, tôi chỉ cách cô ấy có 320m, nằm rúc trong lều, quên bẵng đi nỗ lực chống chọi của Yasuko mà chỉ lo đến sự an toàn của bản thân. Nỗi ám ảnh này không phải là thứ tôi có thể gột rửa ra khỏi tâm trí mình chỉ sau vài tháng đau buồn hoặc ân hận được.

Cuối cùng tôi cũng chia sẻ sự lo lắng, day dứt kéo dài này của mình cho Klev Schoening, người đang sống không cách xa nhà tôi lắm. Klev nói rằng anh cùng thấy thật kinh khủng vì số người chết nhiều như vậy nhưng không giống tôi, anh không có mặc cảm ‘tội lỗi của người sống sót’. Klev giải thích: “Trên Đèo Nam buổi tối hôm ấy, tôi đã dùng hết mọi cách để cứu mình và mọi người. Đến lúc quay trở lại lều, tôi không còn lại gì cả. Tôi bị bỏng lạnh hết một bên giác mạc, và gần như mù. Tôi còn bị giảm thân nhiệt nghiêm trọng, mê sảng và run rẩy không kiểm soát được. Mất Yasuko là một điều khủng khiếp, nhưng lương tâm tôi cảm thấy thanh thản về điều đó bởi sâu thẳm trong tim mình tôi hiểu rằng tôi không thể làm gì khác để cứu cô ấy được nữa. Anh cũng đừng nên nghiêm khắc với bản thân mình quá mức. Dó là một cơn bão tồi tệ. Trong hoàn cành của anh lúc đó, liệu anh có thể làm gì được cho cô ấy?”.

Tôi đồng ý là có lẽ là không. Nhưng trái với Schoening, tôi sẽ không bao giờ chắc chắn được câu trả lời cả. Và sự thanh thản mà anh nói đến, tôi cũng không thể có được.

* * *

Bởi vì có quá nhiều nhà leo núi kỳ cựu và chuyên nghiệp đến chinh phục đỉnh Everest nên ngày nay nhiều người cho rằng một thảm kịch kinh hoàng như vậy là điều không thể xảy ra. Nhưng không ai tưởng tượng nổi đoàn thám hiểm do Rob Hall hướng dẫn lại chính là trung tâm của một thảm kịch đó. Hall sắp xếp quy trình hoạt động an toàn nhất, chặt chẽ nhất trên Everest, không chừa một ai cả. Là một người làm việc theo nguyên tắc nhiều lúc đến mù quáng, Hall xây dựng những hệ thống chi tiết đảm bảo rằng một thảm kịch như vậy sẽ không xảy ra. Vậy rốt cuộc điều gì đã xảy ra? Làm sao giải thích được chuyện đó, không chỉ đối với những người thân yêu bị bỏ lại mà cả công luận dò xét nữa?

Có lẽ chính sự ngạo mạn, kiêu căng có liên quan đến chuyện này. Hall đã trở nên quá quen thuộc với việc đưa các nhà leo núi ở đủ mọi cấp độ lên xuống ngọn Everest đến mức có lẽ anh đã hơi chủ quan và tự phụ. Đã vài lần Hall khoe rằng anh có thể đưa bất kỳ một ngưòi nào có thể trạng tương đối chấp nhận được lên đỉnh núi và những thành tích của Hall dường như cũng chứng minh cho điều đó. Hall cũng chứng tỏ một khả năng đặc biệt vượt qua được những thách thức và khó khăn.

Chẳng hạn, vào năm 1995, Hall và các hướng dẫn viên của mình không chỉ phải xử lý những vấn đề của Hansen trên đỉnh núi mà họ còn phải đối mặt với việc một khách hàng khác là Chantal Mauduit, một nhà leo núi người Pháp nổi tiếng, hoàn toàn gục ngã trong nỗ lực lần thứ 7 chinh phục đỉnh Everest mà không cần bình dưỡng khí. Manduit bất tỉnh, trở nên lạnh ngắt ở độ cao 8.747m và phải được khiêng và kéo lê từ Đỉnh Nam xuống Đèo Nam như “một bao khoai tây”, theo lời kể lại của Guy Cotter. Sau khi tất cả các nhà leo núi đều trở về an toàn từ lần chinh phục đó, có lẽ Hall đã nghĩ rằng giờ đây không gì anh không thể giải quyết được.

Tuy nhiên, trước mùa leo núi năm nay, Hall bỏng may mắn một cách lạ thường khi thời tiết rất tốt và có lẽ nó đã làm sai lệch đi phán đoán của anh. David Breashears, người đã tham gia hơn một tá các cuộc thám hiểm Himalaya và đã ba lần chinh phục đỉnh Everest, xác nhận rằng: “Hết mùa leo núi này đến mùa leo núi khác, lúc nào Rob cũng gặp thời tiết thuận lợi vào ngày chinh phục đỉnh. Chưa bao giờ anh ấy gặp một cơn bão nào trên núi cao cả”. Thật ra, con gió bão ngày 10 tháng 5 mặc dù dữ tợn thật nhưng chẳng có gì bất thường cả. Đó chỉ là một cơn gió bão điển hình trên Everest mà thôi. Nếu xảy ra chậm khoảng hai tiếng, có lẽ chẳng ai thiệt mạng cả. Ngược lại, nếu như cơn gió bão ấy đến sớm chừng một tiếng đồng hồ, có thể nó đã cướp đi 18 đến 20 sinh mạng, trong đó có cả tôi.

Chắc chắn là thời gian cũng có liên quan đến tấn thảm kịch này như thời tiết vậy, và người ta không thể đổ lỗi chuvện này cho tự nhiên được. Việc trì hoãn ở chỗ các dây cố định là hoàn toàn có thể dự tính và ngăn chặn được trước. Ngoài ra, việc xác định trước thời điểm quay lại cũng đã hoàn toàn bị bỏ qua.

Việc kéo dài thêm thời điểm quay lại có thể một phần là hậu quả của sự cạnh tranh đối địch giữa Fischer và Hall. Từ năm 1996 trở về trưóc Fischer chưa từng hướng dẫn khách hàng leo núi. Xét ở khía cạnh kinh doanh, Pischer phải chịu một áp lực rất lớn là phải thành công. Vì thế, anh rất nỗ lực đưa cho được khách hàng của mình lên đỉnh Everest, đặc biệt là một khách hàng nổi tiếng như Sandy Hill Pittman.

Tương tự như vậy, bởi vì năm 1995 Hall đã không đưa được ai lên núi, do đó nếu mùa leo núi 1996 anh cũng thất bại nữa thì sẽ không tốt cho công việc kinh doanh – nhất là khi Fischer lại thành công. Scott có khả năng lôi cuốn mọi người và tính cách hấp dẫn đó của anh được Jane Bromet tiếp thị rất khéo léo. Fischer đang nỗ lực hết mình để giành lấy phần bánh của Rob, và Rob biết rõ điều đó. Vì vậy, việc yêu cầu khách hàng của mình phải quay lại trong khi khách của Fischer lại đang được hỗ trợ tiến lên đỉnh có thể đủ khó chịu để làm mờ đi lý trí và phán đoán của Rob.

Thêm vào đó, một vấn đề không thể không đề cập đến là cả Hall, Pischer, và tất cả những người còn lại đều buộc phải đưa ra những quyết định hệ trọng trong điều kiện cơ thể đang bị thiếu oxy trầm trọng. Khi suy ngẫm về vấn đề này, nhất thiết chúng ta cần phải nhớ rằng trí tuệ minh mẫn không thể có được ở độ cao từ 8.839m trở lên.

Sau một sự cố nào đó, người ta thường dễ dàng nhìn nhận lại vấn đề sáng suốt hơn. Dư luận bị sốc trước số nạn nhân của vụ leo núi và đã nhanh chóng đưa ra những chính sách và quy trình để đảm bảo rằng một thảm kịch như vậy sẽ không lặp lại nữa. Chẳng hạn, người ta đề xuất rằng tiêu chuẩn tỷ lệ người hướng dẫn – khách hàng để chinh phục đỉnh Everest là một – một, nghĩa là một khách hàng phải leo chung với người hướng dẫn của mình và phải gán dây nối với người hướng dẫn ấy suốt cuộc hành trình lên đỉnh.

Có lẽ cách đơn giản nhất để giảm thiểu những tai họa này trong tương lai là cấm sử dụng bình oxy trừ những trường hợp y tế khẩn cấp. Vài cá nhân liều mạng có thế sẽ thiệt mạng trong cuộc chinh phục đỉnh Everest mà không có bình oxv, nhưng phần lớn các nhà leo núi có kinh nghiệm khác sẽ buộc phải quay lại khi đến giới hạn chịu đựng của cơ thể trước khi họ gặp phải rắc rối nghiêm trọng. Ngoài ra, quy định không mang theo bình oxy sẽ có một cái lợi nữa là sẽ tự động giảm đáng kể rác thải và số người muốn chinh phục đỉnh Everest nếu người ta biết rằng bình oxy không được phép sử dụng khi leo núi.

Nhưng việc hướng dẫn chinh phục đỉnh Everest là một ngành kinh doanh chưa được kiểm soát chặt chẽ, nằm dưới sự quản lý của những bộ máy quan liêu rối rắm, và đặc biệt trang bị còn nghèo nàn, chưa thể kiểm tra được trình độ và khả năng của các hướng dẫn viên lẫn các nhà leo núi. Thêm vào đó, Nepal và Trung Quốc –hai quốc gia kiểm soát con đường lên đỉnh – còn rất nghèo. Do mong muốn thu hút được nguồn ngoại tệ mạnh, chính phủ hai nước này lúc nào cũng sẵn lòng cấp phép càng nhiều càng tốt cho nhu cầu của thị trưòng và rất miễn cưỡng áp dụng các chính sách nào có khả năng ảnh hưởng đến nguồn doanh thu của họ.

Phân tích những sai lầm đã xảy ra trên đỉnh Everest là một việc làm có ích. Một cách cảm quan, người ta có thể cho rằng nó sẽ giúp giảm được số người thiệt mạng sau này. Nhưng nếu xét ở một khía cạnh logic hơn thì đó chỉ là những suy nghĩ viễn vông nếu tin rằng mổ xẻ chi tiết những sự kiện bi thảm năm 1996 thực sự có thể giảm được tỷ lệ tử vong trong tương lai. Sự thúc giục phải phân tích hàng loạt sai lầm ngớ ngẩn để “rút ra bài học kinh nghiệm”, xét cho cùng chỉ là cách để người ta phủ nhận và tự lừa dối chính mình. Nếu bạn có thể tự thuyết phục được mình rằng Rob Hall chết vì những sai lầm ngu ngốc liên tiếp của anh và bạn đủ thông minh để không lặp lại chúng, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn cho chuyến chinh phục đỉnh Everest của mình, mặc dù có những bằng chứng khá thuyết phục rằng làm vậy là một điều xuẩn ngốc.

Thật ra, kết cục bi thảm trong mùa leo núi 1996 đứng ở nhiều góc độ chỉ đơn thuần là công việc kinh doanh như thường lệ. Mặc dù số người chết trong mùa xuân năm ấy đạt kỷ lục trên Everest, nhưng con số 12 nạn nhân chỉ chiếm 3% trong số 398 nhà leo núi đã leo lên cao hơn Trạm Căn cứ – thật ra như vậy vẫn thấp hơn một chút so với tỉ lệ chết thống kê được trong lịch sử chinh phục Everest là 3,3%. Hoặc nhìn theo một cách khác nữa, từ năm 1921 đến tháng 5 năm 1996, 144 người đã chết và đỉnh Everest đã được chinh phục 630 lần – tức là tỉ lệ tử vong là một trên bốn. Trong khi đó mùa xuân vừa rồi, 12 nhà leo núi chết và 84 người lên đến được đỉnh – tỉ lệ là một trên bảy. So sánh với những tiêu chuẩn lịch sử này thì năm 1996 là một năm an toàn hơn thông thường.

Thật ra mà nói thì việc leo lên đỉnh Everest là một việc làm nguy hiểm bất thường và rõ ràng lúc nào cũng chứa đựng nguy hiểm, cho dù là đối với những tay mới chập chửng vào nghề hay những nhà leo núi đẳng cấp thế giới. Người ta cũng nên chú ý đến một chi tiết là trước cái chết của Hall và Fischer, đỉnh Everest đã từng cướp đi sinh mạng của khá nhiều nhà leo núi kỳ cựu như Peter Boardman, Joe Tasker, Marty Hoey, Jake Breitenbach, Mick Burke, Michel Parmentier, Roger Marshall, Ray Genet, và George Leigh Mallory.

Còn đối với loại hình leo núi có người hướng dẫn, đến năm 1996 tôi nhanh chóng nhận ra rằng ít khách leo núi (tính cả tôi) thật sự đánh giá được hết áp lực của những nguy hiểm mà chúng tôi phải đối mặt – sự mong manh của lằn ranh giới hạn mà con người có thể duy trì được từ sự sống ở độ cao từ 7.620m trở lên. Những tay nhát gan nào ôm giấc mộng Everest cần phải nhớ rằng khi có sự cố xảy ra phía trên Vùng Chết – và không sớm thì muộn cũng có chuyện xảy ra – ngay cả những hướng dẫn viên leo núi khỏe mạnh nhất thế giới cũng có thể bất lực, không cứu được khách hàng của họ. Thật vậy, sự kiện năm 1996 đã cho thấv những hướng dẫn viên khỏe nhất thế giới đôi khi cũng bất lực trong việc cứu sống chính tính mạng của họ. Bốn bạn đồng hành của tôi đã chết không phải vì thiết kế hệ thống của Rob Hall có khuyết điểm gì – thật ra không ai có được sự tổ chức tốt hơn Hall – mà bởi vì trên Everest, bản chất là các hệ thống dễ gặp sự cố hơn.

Trong vô số những phân tích, điều tra sau tấn thảm kịch, người ta dễ dàng bỏ qua một yếu tố là leo núi chưa bao giờ là một việc an toàn, tuân theo quy luật và có thể dự đoán được. Đây là một hoạt động đề cao sự mạo hiểm. Những vận động viên nổi tiếng nhất của môn thể thao này bao giờ cũng là những người can đảm thực hiện những thử thách nguy hiểm nhất và có thể chinh phục được chúng. Các nhà leo núi là một sinh vật đơn giản không mang cá tính thận trọng một cách thừa thãi. Và điều này thật sự rất đúng vói các nhà leo núi Everest: lịch sử đã cho thấy rằng khi nhận ra một cơ hội để chinh phục đỉnh cao nhất của thế giới, thật ngạc nhiên là nhiều người nhanh chóng bỏ qua óc phán đoán đúng đắn của lý trí. Như Tom Hornbein, một nhà leo núi 33 tuổi, đã cảnh báo sau khi lên được Triền Tây: “Cuối cùng những gì đã xảy ra trên Everest mùa này chắc chắn cũng sẽ lặp lại nữa mà thôi”.

Để minh chứng cho việc người ta thường chẳng rút ra thêm bài học gì từ những sai lầm ngày 10 tháng 5, chúng ta không cần nhìn đâu xa hơn những tuần tiếp ngay sau đó.

* * *

Vào ngày 17 tháng 5, hai ngày sau khi đội của Hall rời Trạm Căn cứ, bên phía Tây Tạng của ngọn núi, một người Áo tên Reinhard Wlasich cùng người đồng đội người Hungary đã leo lên thượng trại của họ ở độ cao 8.300m trên sườn Đông Bắc mà không dùng bình oxy. Ở đây, họ dùng ngôi lều bị bỏ lại trong chuyến thám hiểm xấu số Ladakhi. Sáng ngày hôm sau, Wlasich than phiền rằng anh cảm thấy không khỏe, sau đó thì bị bất tỉnh. Một bác sĩ Na Uy tình cờ có mặt khi ấy đã xác định rằng nhà leo núi ngưòi Áo này bị cả phù não lẫn phù phổi. Mặc dù đã được vị bác sĩ cho thở oxy và chữa trị, thế nhưng đến tối thì Wlasich qua đời.

Trong khi đó, bên sườn Nepal của Everest, đoàn thám hiểm IMAX của David Breashears tập hợp lại và thảo luận. Bởi vì đã đổ 5 triệu rưỡi đô la vào dự án quay phim này, đoàn IMAX quyết tâm sẽ bám trụ lại ngọn núi và thực hiện một chuyến lên đến đỉnh Everest. Với sự tham gia của Breashears, Ed Viesturs và Robert Schauer, rõ ràng họ là đoàn leo núi giỏi nhất và có khả năng nhất lúc bấy giờ. Và mặc dù đã bỏ ra phân nửa số bình oxy dự trữ của mình cho chuyến cứu hộ và cho các nhà leo núi khi cần, họ vẫn còn đủ nhờ vào số bình để lại của các đoàn đã rời ngọn núi.

Vợ của Ed là Paula Barton Viesturs đang điều hành việc liên lạc bộ đàm với tư cách Quân lý Trạm Căn cứ cho đoàn IMAX khi thảm kịch xảy ra vào ngày 10 tháng 5. Là bạn của cả Hall và Fischer, cô đã bị sốc và suy sụp. Paula cũng cho rằng sau một bi kịch kinh khủng như vậy, đoàn IMAX sẽ tự động thu gom đồ đạc và quay về nhà. Sau đó, cô tình cờ nghe được một cuộc gọi giữa Breashears và một nhà leo núi khác, trong đó người đứng đầu đội IMAX đã tuyên bố một cách dửng dưng rằng đội IMAX sẽ nghỉ vài ngày tại Trạm Căn cứ và sau đó thì tiến thẳng lên đỉnh núi.

“Sau tất cả những gì đã xảy ra, tôi không thể tin được là họ thật sự lại đi lên trên đấy nữa”, Paula thổ lộ. “Khi nghe cuộc điện đàm đó, tôi cảm thấy vô cùng tức giận”. Paula đã tức đến nỗi cô rời khỏi Trạm Căn cứ, đi bộ xuống Tengboche và ở đó trong năm ngày để bình tâm lại.

Đến Thứ tư, ngày 22 tháng 5, đội IMAX đến được Đèo Nam trong thời tiết đẹp. Đội đã nghỉ lại qua đêm ở đó. Ed Viesturs, nhân vật chính trong phim, lên được đỉnh lúc 11 giờ sáng Thứ năm mà không cần dùng bình oxy. Breashears lên đỉnh hai mươi phút sau, tiếp đến là Araceli Segarra, Rober Schauer và người Sherpa Jamling Norgay – con trai của nhà leo núi đầu tiên, Tenzing Norgay, và thành viên thứ 9 của dòng họ Norgay chinh phục được đỉnh Everest. Tổng cộng có 16 nhà leo núi lên đến đỉnh ngày hôm ấy, bao gồm cả anh chàng ngưòi Thụy Điển đạp xe từ Stockholm đến Nepal Gôran Kropp và người Sherpa Ang Rita, người đánh dấu chuyến chinh phục đỉnh Everest lần thứ 10 trong lần này.

Trên đường lên đỉnh, Viesturs đã đi ngang qua hai cái xác đông cứng của Pischer và Hall. “Cả Jean (vợ của Fischer) và Jan (vợ của Hall) đều nhờ tôi mang vài kỷ vật gì về cho họ”. Viesturs kể lại một cách ngượng ngùng. “Tôi biết Scott có đeo chiếc nhẫn cưới trên cổ và tôi cũng muốn mang nó về cho Jeannie, nhưng tôi không đành lòng đào bới quanh xác của Scott. Tôi không làm như vậy được”. Vì thế, thay vì mang một thứ gì đó của anh ấy về, Viesturs đã ngồi xuống một mình kế bên Fischer vài phút trên đường trở xuống. “Scott, khỏe không anh bạn?” Ed buồn bã hỏi thăm người bạn của mình. “Chuyện gì đã xảy ra vậy?”.

Vào chiều Thứ sáu, ngàv 24 tháng 5, khi đội IMAX đang từ Trại Bốn xuống Trại Hai, họ gặp các thành viên còn lại của đoàn Nam Phi – gồm có Ian Woodall, Cathy O’Dowd, Bruce Herrod cùng bốn người Sherpa – ở Dải Vàng; họ đang trên đường lên Đèo Nam để chinh phục đỉnh Everest. “Bruce nhìn khỏe, sắc mặt tốt”, Breashears nhớ lại. “Anh ta bắt chặt tay tôi, chúc mừng chúng tôi, rồi nói rằng anh ta cảm thấy rất khỏe. Đi được nửa tiếng nữa, chúng tôi gặp Ian và Cathy, họ đang đứng gục, chống người trên những chiếc rìu phá băng của họ, nhìn rất tệ”.

“Tôi quyết định nán lại với họ một chút”, Breashears nói tiếp. “Tôi biết là họ rất non kinh nghiệm, vì vậy tôi mới nói, “Nhớ cẩn thận nhé. Các bạn thấy chuvện gì xảy ra ở đây hồi đầu tháng rồi đấy. Các bạn nhớ là lên núi thì dễ, xuống mới là khó đó”.

Đêm ấy, đoàn người Nam Phi tiến lên đỉnh núi. O’Dowd và Woodall rời lều khoảng hai mươi phút sau nửa đêm với ba người Sherpa mang bình oxy cho họ là Pemba Tendi, Ang Dorje, và Jangbu. Dường như Herrod rời trại vài phút sau đó với nhóm chính, nhưng anh ta tụt lại ngày càng xa khi leo lên. Đến Thứ bảy, ngày 25 tháng 5, lúc 9 giờ 50 sáng, Woodall gọi điện cho Patrick Conroy, người trực tổng đài điện thoại tại Trạm Căn cứ, để báo lại rằng là anh ta đang ở trên đỉnh với Ang Dorje và Jangbu. Woodall nói rằng Herrod, người không mang theo máy bộ đàm, đang ở đâu bên dưới một quảng.

Herrod là người mà tôi gặp nhiều lần trên núi. Anh mới 37 tuổi, thân thiện và có dáng người vạm vỡ. Mặc dù chưa có kinh nghiệm về leo núi cao, thế nhưng Herrod là một nhà leo núi giỏi và đã trải qua 18 tháng ở vùng Nam cực lạnh giá để làm việc như một nhà địa vật lý – anh ấy rõ ràng là nhà leo núi giỏi nhất trong đoàn Nam Phi. Từ năm 1988, Herrod đã làm việc rất chăm chỉ để trở thành một nhiếp ảnh gia tự do và anh hy vọng rằng chinh phục thành công đỉnh Everest sẽ giúp anh có được một sức đẩy cần thiết.

Nhưng hóa ra khi Woodall và O’Dowd ở trên đỉnh thì Herrod vẫn còn ở tít bên dưới, anh ta đang đánh vật để leo lên Triền Đông Nam với một tốc độ chậm đến mức nguy hiểm. Khoảng 12 giờ 30 trưa, anh gặp Woodall, O’Dowd và ba người Sherpa khi họ đang trên đường trở xuống. Ang Dorje đưa cho Herrod một máy điện đàm và hướng dẫn nơi để bình oxy cho anh, sau đó Herrod tự lên đỉnh một mình. Mải đến 5 giờ chiều Herrod mới lên được đỉnh núi, bảy tiếng sau những người khác, vào lúc mà Woodall và O’Dowd đã yên ổn trong lều của mình tại Đèo Nam.

Tình cờ lúc đó, khi Herrod đang gọi xuống Trạm Căn cứ để báo rằng anh đã lên đến đỉnh Everest thì bạn gái của anh, cô Sue Thompson, cũng gọi điện thoại vệ tinh cho Conroy từ London. Thompson nhớ lại: “Khi Patrick nói với tôi rằng Bruce đang ở trên đỉnh, tôi nói: ‘Chết tiệt! Trễ thế này rồi mà anh ấy còn trên đỉnh sao? – 5 giờ 50 chiều rồi. Tôi không thích điều này”.

Sau đó, Conroy chuyển điện thoại của Thompson lên cho Herrod lúc này đang trên đỉnh Everest. “Bruce nghe vẫn còn tỉnh táo”. Thompson nói. “Anh ấy biết rằng mình đã mất nhiều thòi gian để lèên đến đỉnh, nhung anh ấy dường như vẫn bình thường, vẫn còn biết tháo mặt nạ oxy ra để nói chuyện. Anh ấy thậm chí vẫn không có dấu hiệu gì là không thở được”.

Tuy nhiên, Herrod đã mất 17 giờ đồng hồ để đi từ Đèo Nam lên đỉnh Everest. Mặc dù gió không thổi nhiều, thế nhưng lúc ấy mây bắt đầu phủ đầy đỉnh núi và bóng tối đang lan dần. Hoàn toàn một mình trên nóc nhà của thế giới, cực kỳ mệt mỏi, Herrod hẳn đã cạn sạch oxy hoặc cũng gần như hết. “Việc anh ấy ở một mình trên đó trễ đến vậy là rất điên rồ”, một bạn đồng hành cũ của anh tên Andy de Klerk nói. “Thật là kỳ quái”.

Herrod đã ở trên Đèo Nam từ tối ngày 9 tháng 5 cho đên ngày 12 tháng 5. Anh đã biết được sự dữ tợn của con bão ngày hôm đó, anh cũng nghe được những cuộc điện đàm kêu cứu tuyệt vọng, chứng kiến Beck Weathers bị tàn phế do bỏng lạnh nặng. Trong chuyến leo lên ngày 25 tháng 5, Herrod đã đi qua xác của Scott Fischer và nhiều giờ sau đó tại Đỉnh Nam, hẳn anh cũng đã nhìn thấy đôi chân bất động của Rob Hall. Tuy nhiên rõ ràng là những xác chết ấy không gây ra được chút ấn tượng gì với Herrod bởi vì mặc dù đi rất chậm và thời gian đã trễ nhưng Herrod vẫn tiếp tục leo lên.

Không có liên lạc nào từ Herrod nữa kể từ cuộc gọi cuối lúc 5 giờ 15 từ đỉnh núi. “Chúng tôi mở bộ đàm ngồi đợi anh ấy tại Trại Bốn”, O’Dowd giải thích trong một lần phỏng vấn đăng trên tờ Johannesburg Mail & Guardian. “Chúng tôi mệt mỏi khủng khiếp và cuối cùng ngủ thiếp đi. Khi tôi thức giấc sáng hôm sau vào khoảng 5 giờ sáng, và Herrod vẫn không gọi điện về, tôi biết chúng tôi đã mất anh ấy”.

Hiện nay Bruce Herrod được xem là đã chết, cái chết thứ 12 trong mùa leo núi.