Kiến và chim bồ câu

5
Tác giả: 
Dịch giả: 

Nhiều truyện ngụ ngôn cổ độc giả Liên-xô được biết
qua các bản dịch của I-van An-đrây-ê-vích Crư-lôp. Thí dụ, những truyện ngụ
ngôn như “Chuồn chuồn và Kiến”, “Quạ và Cáo”, “Sói và Sếu”… Crư-lốp là nhà thơ
và dịch truyện ngụ ngôn ra bằng thơ. Còn Tôn-xtôi là nhà văn và dịch cũng chính
những truyện ngụ ngôn ấy ra bằng văn xuôi.

Tôn-xtôi đưa các bản dịch truyện ngụ ngôn của Ê-dốp
xích gần lại với cách ngôn, tục ngữ “(Đắm thuyền”) hoặc với truyện cổ dân gian
(“Cáo và gà rừng”), hay biến nó thành truyện sinh hoạt “(Hai người bạn”). Ông
chuyển sự kiện của truyện ngụ ngôn về môi trường thân quen. Chúng trở thành các
truyện ngụ ngôn Nga, những tác phẩm tự tạo của Lép Tôn-xtôi.

Thường thì các truyện ngụ ngôn cổ kết thúc bằng một
kết luận hoặc một lời giáo huấn. Tôn-xtôi vứt bỏ những đoạn kết ấy, chỉ giữ lại
hành động và tính cách của các nhân vật, chắc là tự trẻ em cũng sẽ hiểu bài học
nhân hậu nói về điều gì và dạy điều gì.

Để dịch được đúng Ê-dốp, Tôn-xtôi đã học tiếng Hy Lạp
cổ, đọc rất nhiều sách. Nhiều mẩu chuyện về Ê-dốp còn được giữ lại. Một số người
gọi ông là con người sung sướng, bởi vì dường như ông hiểu được tiếng nói của
loài vật, tiếng nói của thiên nhiên. Các truyện ngụ ngôn của ông về con sếu rút
cái xương hóc trong họng sói, về con cáo không với được chùm nho, đều lý thú đối
với trẻ em cũng như người lớn, như các truyện cổ dân gian thần tiên trong đó mọi
điều đều hấp dẫn và có tính chất răn dạy. Nhưng truyện ngụ ngôn, khác biệt với
truyện cổ dân gian, bao giờ cũng chứa đựng một sự chế giễu sắc nhọn như lông
nhím, hay một sự ngăn ngừa dữ tợn như sư tử. Thêm vào đấy, bao giờ nó cùng dễ
hiểu và ngắn gọn.

Số người khác gọi Ê-dốp là con người bất hạnh bởi vì
ông vốn là một nô lệ nghèo nàn của tên nhà giàu Xan-phơ. Người ta còn nói rằng
sở dĩ Ê-dốp phải dùng lời bóng gió để giảng giải là bởi vì ông sợ tên chủ của
mình và không dám nói thẳng toạc ra. Nhưng Ê-dốp đâu có sợ Xan-phơ. Và ông đã
nói hết sự thật. Ông là một con người nghiêm khắc và dũng cảm. Mà chủ yếu, ông
là một triết gia thông thái và nhân hậu. Ông bắt mọi người cười vui vẻ những
trò tinh nghịch của các nhân vật của mình. Và họ càng cười bao nhiêu, càng trở
nên minh mẫn bấy nhiêu, bởi vì, như Pu-skin từng nói, “truyện cổ dân gian là điều
không có thực nhưng trong đó có lời bóng gió là bài học cho những người thông
minh, nhân hậu”.

Đọc trực tuyến: