Tây du @ ký


4
Tác giả: 
Danh mục sách: 

Tây du ký (phồn thể: 西遊記; giản thể: 西游记; bính âm: Xī Yóu Jì; Wade-Giles: Hsi Yu Chi), là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung Hoa, và được xem là tác phẩm kinh điển nổi tiếng nhất cho thế hệ trẻ. Được xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590 và không có bằng chứng trực tiếp còn tồn tại để biết tác giả của nó, nhưng tác phẩm này thường được cho là của học giả Ngô Thừa Ân. Tiểu thuyết thuật lại chuyến đi đến Ấn Độ của nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) để lấy kinh.

Trong tiểu thuyết, Trần Huyền trang (玄奘) được Quan Âm Bồ Tát bảo đến Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh Phật giáo mang về Trung Quốc. Theo ông là ba đệ tử - một khỉ đá tên Tôn Ngộ Không (孫悟空), một yêu quái nửa người nửa lợn tên Trư Ngộ Năng (豬悟能) và một thủy quái tên Sa Ngộ Tĩnh (沙悟淨) - họ đều đồng ý giúp ông thỉnh kinh để chuộc tội. Con ngựa Huyền Trang cưỡi cũng là một hoàng tử của Long Vương (Bạch Long Mã).

Những chương đầu thuật lại những kì công của Tôn Ngộ Không, từ khi ra đời từ một hòn đá ở biển Đông, xưng vương ở Hoa Quả Sơn, tầm sư học đạo, đại náo thiên cung, sau đó bị Phật Tổ Như Lai bắt nhốt trong núi Ngũ Hành 500 năm. Truyện kể lại Huyền Trang trở thành một nhà sư ra sao và được hoàng đế nhà Đường gửi đi thỉnh kinh sau khi hoàng đế thoát chết.

Phần tiếp của câu chuyện kể về các hiểm nguy mà thầy trò Đường Tam Tạng phải đối đầu, trong đó nhiều yêu quái là đồ đệ của các vị Tiên, Phật. Một số yêu tinh muốn ăn thịt Huyền Trang, một số khác muốn cám dỗ họ bằng cách biến thành đàn bà đẹp. Tôn Ngộ Không phải sử dụng phép thuật và quan hệ của mình với thế giới yêu quái và Tiên, Phật để đánh bại các kẻ thù nhiều mánh khóe, như Ngưu Ma Vương hay Thiết Phiến Công chúa...

Cuối cùng khi đã đến cửa Phật, thầy trò họ lại phải hối lộ mới nhận được kinh thật.

Dựa trên hệ thống nhân vật đã rất quen thuộc trong tiểu thuyết " Tây du kí" của Ngô Thừa Ân, Thành Quân Ức đã tạo dựng nên cốt truyện hoàn toàn mới với cuốn sách mang tên " Tây du @ kí". Cuốn sách đã không làm bạn đọc thất vọng bởi những gì viết trong nó không phải là cái gì hoàn toàn xa rời thực tế mà nó gần gũi đến lạ thường. Các nhân vật vẫn là những cái tên như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Gioi, Sa Tăng...nhưng lại được đặt vào hành trình kinh doanh chứ không phải hành trình thỉnh kinh nữa. Tuy nhiên, nó vẫn mang tính chất hài hước đậm nét. Tiếng cười đã bật lên sảng khoái sau khi đọc xong tác phẩm nhưng tiếng cười ở đây vẫn là tiếng cười triết lí. Nhà văn thông qua cuốn sách để giáo dục chúng ta làm người, hoàn thiện bản thân để đương đầu với cuộc sống hiện tại.

(Nhận xét của bạn đọc Ken Bụi - Theo Tiki)

Thực hiện bởi

nhóm Biên tập viên Gác Sách

Chimcanhcut100786 – Kú đốm – Chimcanhcut100786

(Tìm - Chỉnh sửa - Đăng)