Cảm xúc cuộc sống - Dám thất bại

Dám thất bại có đồng nghĩa với dám mạo hiểm không? 

Chắc là không. Tôi chưa đọc sách "Dám thất bại" đó, nhưng tôi nghĩ: 

Có ba cái cần quan tâm khi quyết định một việc: Đó là tỉ lệ thành công, tị lệ thất bại, và rủi ro bất ngờ.

Dám mạo hiểm là tính toán được 50% chiến thắng - 50% thất bại, mà vẫn tiếp tục tiến tới. Ngược lại, chỉ làm khi thấy 80-90% thắng lợi gọi là thận trọng.

Mạo hiểm khác liều lĩnh ở chỗ cân nhắc kỹ càng tỉ lệ % đó trước khi xông vào, hạn chế rủi ro càng thấp càng tốt, thậm chí đoán được % rủi ro mà trừ hao. Liều lĩnh là không để ý tới rủi ro, cứ thấy % thành công kha khá là làm.

Dám thất bại là biết sẽ thất bại, nhưng vẫn tiếp tục thực hiện, với mục đích nghiên cứu thất bại, rút ra kinh nghiệm. Con đường đi tới thì quanh co, nhiều khi phải đi tới khúc quẹo cùi chỏ này mới thấy được hướng đi sắp tới. Nếu không dám đi đến đó thì sao nhìn thấy đường đi tiếp. Nếu như đứng từ xa mà đoán, chưa chắc đã đoán đúng, tỉ lệ % đoán sai sẽ cao. Ở chỗ này, dám thất bại tức là đã cân nhắc ra giá trị của bài học, so với những thiệt hại có thể xảy ra. Thất bại là mẹ thành công, từ thất bại này ta học được kinh nghiệm cho thành công sau đó. Nếu không dám thử thì không học được kinh nghiệm xương máu để đi tiếp được.

Dám thất bại khác liều lĩnh, dám thất bại không phải là thí hết mọi thứ nhằm tìm đến thất bại mong rút ra kinh nghiệm.

Thất bại mang đến thiệt hại, nhưng cũng có mặt tốt là mang tới kinh nghiệm. Hiểu được và biết cân nhắc cái nào nhiều hơn, có ích hơn để sử dụng nó, không trốn tránh chính là mục đích của "Dám thất bại". Con dao dù làm đứt tay, nhưng nó là một công cụ hữu dụng trong tay người biết dùng nó. Thất bại cũng vậy.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3

Sách giảm giá tới 50%: Xem ngay