1001 kiểu…ĂN XIN
Cậu bé tàn tật gục đầu trên xe lăn dưới cái nắng hanh hao cuối thu, trước mặt là chiếc nắp nhựa đựng vài nghìn lẻ. Bên kia ngã tư, 2 cụ già lưng còng bị 2 đứa bé gái lôi xềnh xệch giữa dòng xe cộ để xin tiền.
Từ nhiều ngày nay, tại khu vực ngã tư Chùa Bộc- Thái Hà- Tây Sơn (TP. Hà Nội) xuất hiện một chiếc xe lăn. Trên đó là một cậu bé mặc chiếc áo trắng kiểu đồng phục học sinh, trên tay áo có phù hiệu “Trường PTCS Tô Vĩnh Diện” màu xanh dương luôn gục đầu vào thành xe.
Phía trước chiếc xe lăn có đặt một chiếc nắp nhựa trắng, bên trongcó vài tờ tiền lẻ nên nhìn qua ai cũng có thể biết cậu bé ngồi trên xe lăn dưới nắng chang chang đó để xin tiền người đi đường. Nhưng người ta tuyệt nhiên không thấy cậu bé đó mở miệng hay có bất cứ hành động nào để xin tiền mà chỉ cam chịu gục đầu, ngồi yên.
Cậu bé tàn tận gục đầu cam chịu trên xe lăn, trước mặt là cái nắp nhựa để xin tiền
Thỉnh thoảng, từ một quán nước phía trong vườn hoa trước cổng ĐH Thủy lợi, một cậu nhóc khoảng 11 tuổi, mặc chiếc áo phông sọc vàng chạy về phía chiếc xe lăn, nhanh tay nhặt những đồng tiền mới được người đi đường bỏ vào trong nắp nhựa, đút tọt vào túi quần rồi lại chạy về phía vườn hoa nghịch tiếp.
Ở góc ngã tư đối diện, 1 bà cụ già lưng còng lập cập bước theo một cô bé cũng chỉ khoảng 11- 12 tuổi, tay run run chìa chiếc nón ra trước mặt để xin tiền những người đang dừng đèn đỏ. Mỗi khi bà cụ đi chậm, con bé cáu kỉnh quay lại, túm tay lôi bà già xềnh xệch qua đường, bất chấp dòng xe cộ đông đúc đang lao tới.
Và tại khu vực vườn hoa trước cửa trường ĐH Công đoàn, một cụ ông rất già với chiếc mũ lưỡi trai rách trên tay cũng phải vất vả mới theo kịp “cô cháu gái” khoảng 15 tuổi, mặc quần bò ống côn đang bước phăm phăm phía trước.
Đến trước mỗi ghế đá, cô cháu gái chỉ khoanh tay đứng nhìn, còn ông cụ run run chìa chiếc mũ ra: “Cô chú cho tui xin mấy đồng ăn cơm”, nghe rất tội nghiệp!
“Cai em” dắt bà lão còng đi xin tiền ở ngã tư Chùa Bộc
17h, khu vực ngã tư trở nên cực kì chật chội bởi hàng ngàn phương tiện từ khắp các hướng dồn về. Len lỏi giữa dòng người, chiếc xe lăn lúc tấp dưới cột đèn tín hiệu phía đường Thái Hà, thoắt cái lại xuất hiện ở vườn hoa phía đường Chùa Bộc.
Cậu bé ngồi trên xe lăn vẫn cam chịu gục đầu vào thành xe, mặc kệ cho thằng bé mặc áo sọc vàng đẩy đến đâu thì đẩy.
Có lúc mệt, thằng bé áo sọc lại để mặc cậu bé tàn tật cùng chiếc xe lăn ngồi một góc để cắp chiếc nắp nhựa chạy loăng quăng xin tiền những người đang dừng xe chờ đèn đỏ. Thấy phóng viên lại gần chụp ảnh, thằng bé áo sọc chạy lại gần và hất hàm vẻ rất ngổ ngáo: “Ai cho chú chụp ảnh anh cháu?”, rồi vội đẩy chiếc xe lăn về phía đường Chùa Bộc.
Từ nhiều ngày nay, 2 anh em cậu bé tàn tật chỉ đi xin tiền ở các ngã tư đông người
Chị H., người bán hàng nước ở khu vực vườn hoa phía trước ĐH Thủy lợi tiết lộ: “Thằng cu đẩy xe là em trai thằng bé ngồi xe lăn đấy! Mấy ngày nay thằng em toàn đẩy xe đưa thằng anh ra ngã tư, rồi chạy đi xin tiền. Rồi một ngày 3 cữ, có một bà già nhận là mẹ của 2 thằng đó ra lấy tiền về”.
“Ban đầu, tôi cũng tưởng bà ta là mẹ thật, đến hôm 2 thằng bé kia không xin đủ tiền, thế là bà ấy mắng và đánh. Tội nghiệp, thằng nhỏ ngồi trên xe lăn có nói được câu nào đâu mà bị đánh tới tấp. Vừa đánh, bà ta vừa quát: “Lũ ăn hại, đã phải nuôi ăn, nuôi ở chúng mày, tháng nào cũng gửi tiền về cho bố mẹ chúng mày mà giờ chúng mày mải chơi, không kiếm tiền à?” – chị H. nói tiếp.
Ông Th., người làm nghề hàn nhựa xe máy gần đó góp chuyện: “Bà già ấy cũng chỉ là người làm thuê cho “cai” thôi”. Rồi chỉ tay về phía 2 đứa con gái đang dắt 2 cụ già đi xin tiền, ông Th. nói: “Đấy, 2 con bé kia mới đúng là “quản lý” đấy. Nhỏ thế mà gớm mặt, có hôm tôi thấy 2 chị em nó xúm vào đánh bà già trông 2 thằng cu kia vì tội “dám ăn bớt tiền!”. Chúng còn đánh cả 2 ông bà già mà chúng nó dắt đi xin tiền vì tội “lười xin” nữa”.
Và phóng viên đã được “thưởng thức” cái sự gớm mặt của 2 “cai nhí” khi lại gần, đưa máy ảnh lên chụp cảnh 2 “cai” này dắt 2 cụ già đi xin tiền quanh khu vực vườn hoa phía trước ĐH Thủy lợi.
Mở đầu bằng những cái lườm nguýt, sau là chửi cạnh khóe, thấy người viết bàivẫn cười cười, đứa lớn hơn tiến lại gần hơn, 2 tay vỗ bành bạch vào mặt vào hông quát: “Mày chụp cái gì mà chụp, bà mày chém phanh mặt mày ra bây giờ”.
2 “cai nhí” dắt ông lão ăn xin bỏ đi sau khi đã chán chửi bới, dọa dẫm phóng viên
Thấy chửi vẫn chưa ăn thua gì, “cai chị” quay lại, gọi thêm “cai em” đến, rồi nhặt mấy viên gạch nhỏ ném rào rào về phía hàng nước mà phóng viên đang ngồi.
Chưa đã, “cai chị” rút điện thoại đi động trong túi ra, gọi cho ai đó kể lể chuyện: “Nó dám chụp ảnh bọn con”. Nhưng rồi đợi mãi không thấy “cứu viện” đến, 2 “mẹ mìn nhí” có vẻ chán chửi rồi nên kéo cả 2 cụ già và 2 anh em cậu bé ngồi trên xe lăn bỏ đi nơi khác.
Theo tìm hiểu của phóng viên, 2 “cai nhí” này hiện đang sống cùng bố mẹ – những “cai” đích thực tại một căn nhà thuê giá 1,2 triệu đồng/ tháng ở khu vực ngõ 70 đường Nguyễn Trãi.
Còn những nhân công “ăn xin” thì được ở tại một căn nhà nằm sát bờ sông Tô Lịch, đối diện chợ Ngã Tư Sở. Phụ trách việc ăn uống, giặt giũ của các “ăn xin thuê” đều giao cho người đàn bà nhận 2 anh em cậu bé tàn tật phụ trách.
“Cai chị” thường ngồi ghế đá để quan sát “nhân công” làm việc
Đây là nơi có “xóm ăn mày” và rất nhiều cai ăn mày mà chúng tôi đã có loạt bài điều tra cách đây không lâu. Sau một thời gian tạm lắng, tình trạng nuôi người già, trẻ em, người tàn tật rồi bắt đi xin tiền đang công khai xuất hiện trở lại với nhiều thủ đoạn thách thức pháp luật hơn.
Trẻ em bị chăn dắt đi ăn xin (ảnh chụp tại khu vực đường ray xe lửa, P.1, Q.Gò Vấp, TP.HCM)
Mỗi sáng bọn trẻ lên đường đi ăn xin mà không hề được ăn sáng.
Kẻ chăn dắt giả mù kèm một em bé ăn xin trong đường dây.
“Kỹ nghệ” ăn mày
Tuấn “cụt” hành nghề!
Thông thường, đối tượng mà Tuấn thu nạp phải là những đứa trẻ nhỏ, có tuổi đời từ 5-12 tuổi, không phân biệt từ đâu đến, miễn là “yêu nghề”.
Tuấn giải thích với tôi: “Nhận những đứa trẻ nhỏ khi ấy mình dạy chúng còn dễ, chứ nhận những thằng choai choai vừa khó bảo lại không trung thực trong việc khai báo tiền nong qua ngày…”.
Nói xong, Tuấn thực hành những đông tác như: Khi xuất hiện trước đám đông ra làm sao, đầu tóc phải bẩn thỉu, ăn mặc thì nhếch nhác. Các cụ nhà ta có câu: “Phải học ăn, học nói, học gói, học mở…”
Bám theo khách ngoại quốc để xin tiền.
Tuấn giảng: Trước những người giàu sang thì chúng ta phải tỏ ra là người thấp cổ bé họng, nói năng lễ phép tuỳ từng đối tượng mà chỉ bảo cho bọn nhỏ cách xưng hô như: ông ơi, bà ơi, anh, chị ơi…cho con ít tiền để con mua miếng ăn sống qua ngày.
Thông thường, khi đi xin ăn, Tuấn bố trí bọn trẻ thành từng nhóm, mỗi nhóm có số lượng trẻ nhỏ khác nhau.
Có nhóm 3 người, có nhóm lại 2 người, điều quan trọng nhất là phải biết ghép lũ trẻ đó với nhau. Để tạo thành từng cặp anh em bất đắc dĩ ăn ý.
Có thể là anh cõng thêm em, chị địu thêm em nhỏ, miễn sao phải vào vai thật ấn tượng.
Đấy là đối với những nhóm hai đứa trẻ nhỏ còn nhóm có 3 đứa trở lên thì lại khác, nghĩa là miễn sao kết hợp cho chúng ăn dzơ với nhau thành một ê kíp xin liên hồi.
Còn đối với những quái chiêu như lăn, lê, bò toài, nhất là vào những vai “kịch sỹ” như cụt chân, mất tay hay phải dấu chân, dấu tay như thế nào. Đây phải là những đứa trẻ thực sự kiệt xuất mà phải “chọn mặt gửi vàng” không thể chọn qua loa, bừa bãi được.
Sau khi đã giảng giải, ghép những đứa trẻ nhỏ với nhau, Tuấn bắt đầu dậy đến thao tác tiếp cận mục tiêu.
Mục tiêu ở đây là những điểm dành cho những đôi tình nhân, nhà ga, bến xe, cây xăng, nơi công cộng…
Đối với những đôi tình nhân thì đòi hỏi những đứa trẻ phải thật tinh mắt quan sát. Chẳng hạn khi thấy người bạn trai rút ví ra mua đồ ăn để chiều người yêu thì phải tiếp cận mục tiêu ngay.
Những lúc như thế đảm bảo ra tay là có kết quả. Nói đến đây, Tuấn trầm giọng vẻ mặt đầy tự tin: “Đàn ông thằng nào chẳng sĩ diện trước mặt người yêu, hay bạn gái ra tay lúc ấy là sướng lắm! Trông mấy thằng ky bo nhưng vì sỹ diện vẫn phải móc ví cho tiền thế mấy sướng”.
Còn đối với những nơi như nhà ga, bến xe, cây xăng thì bài học lại có phần khác một chút, lúc này đòi hỏi những đứa trẻ thật lỳ lợm, chai mặt khi thấy hành khách rút ví giả tiền là sấn tới, địu thêm một đứa nhỏ tỏ ra thật đáng thương có khi giả va chạm ngã lăn ra để họ mùi lòng.
Chạy theo xe van xin thật nỉ non
Nếu hành khách nào gan lỳ không chịu xuất tiền thì lao vào ôm chân, van xin thật nỉ non.
Nói rồi Tuấn vỗ vai tôi bảo: “Cỡ như chú là “quá lứa lỡ thì” rồi đấy, anh nhận vì thương thôi, chứ người khác đừng có hòng nhập hội. Cái nghề này kiếm ăn cũng khá lắm, nay mai vào nghề chú phải chịu khó một chút nhất là để ý mấy em nhỏ có gì ngại ngùng cứ hỏi anh. Mỗi ngày các anh em cũng kiếm được cả triệu đấy chứ ít đâu!”.
Đấm lưng, quạt mát cũng là những chiêu xin tiền.
“đầu đít” bán kẹo cao su
Em “ra bóng” rồi.. .Anh gọi đi!
Thực ra, những đứa trẻ này cứ giả vờ chụm đầu vào cộng số nhưng thực chất là mỗi đứa đều đã cầm sẵn trên tay 1-2 tờ tiền giấy gần giống với “tờ bóng” mà đứa cầm đầu “ra” với khách chơi. Sau khi khách “gọi số”, lũ trẻ giả vờ cộng chậm để cho khách sốt ruột mà quay ra tán chuyện với bạn hoặc uống bia rượu tiếp, khi đó chúng sẽ lấy những “tờ bóng” trong người ra để cộng. Tuỳ theo cách “gọi số” của khách mà chúng sẽ chọn một “tờ bóng” tốt để giành phần thắng.
Kiếm được đồng nào, các “quái thủ nhí” phải nộp hết cho chủ.
Mang tiền đến nộp tại trạm xe buýt
Ăn xin thời xăng lên giá
Có lúc ông ta là một người đàn ông không may hết xăng khi trong túi không còn một đồng nào; khi là ông bố khốn khổ đưa con ra Hà Nội chơi, không may con bị tai nạn, trong túi chẳng có tiền; lúc lại xuất hiện dưới bộ dạng một cựu chiến binh bị móc sạch tài sản trên ôtô…
Tôi đã từng bị ông già này lừa ở trên phố Tôn Đức Thắng. Đang đứng trên đường thì có ông già 1 bên mắt bị hỏng, dắt chiếc xe Future Tầu đi tới và nói là xe ông hết xăng mà ông lại để quên tiền đổ xăng, cháu cho ông ít tiền đổ xăng. Lúc đó là giữa trưa nắng nóng, lại thấy ông già dắt cái xe nặng nhọc, tôi đành rút ví ra cho ông 20k để đổ xăng. Ông già tiếp tục dắt xe đi, còn 1 lúc sau tôi mới đi, nhưng lên đến ngã tư đèn đỏ phía trên lại thầy ông già ấy dắt cái xe và lại xin tiền của 1 cô đi đường. Lúc đó tôi mới biết là mình đã bị lừa
Trên địa bàn Hà Nội xuất hiện một kiểu ăn xin mới:
giả danh sinh viên, đi xe máy xịn xin tiền đổ xăng.
“Bạn ơi, mình là sinh viên ĐHQG, vừa tan học về nhưng xe của mình hết sạch xăng; lại quên đem theo ví. Bạn cho mình xin ít tiền để đổ xăng, mình cảm ơn nhiều lắm!”.
Nhìn gương mặt tội nghiệp, mồ hôi nhễ nhại, cô bạn tôi chẳng mảy may nghi ngờ, móc ví 10.000 đồng cho người thanh niên. Người thanh niên này cảm ơn rồi vội dắt xe rẽ vào đường Phạm Hùng.
Điều lạ lùng là, đi chợ xong, lúc ra đường Phạm Hùng; chúng tôi lại gặp đúng người thanh niên xin tiền mua xăng lúc nãy đang “nài nỉ” người khác. Tôi và anh bạn đã bám theo “đối tượng”.
Cũng gã thanh niên đi xe Jupiter xin tiền người trung niên
Tới gần cổng trường Đại học Thương mại, người thanh niên này lại diễn trò mồ hôi nhễ nhại, “sinh viên đi hết xăng, quên mang ví” với một cặp vợ chồng trung niên đang đi tập thể dục. Nhìn dáng vẻ thư sinh của người xin tiền, người vợ đã móc ví ra cho gã 20.000 đồng.
Chỉ có một đoạn đường ngắn Xuân Thủy, Phạm Hùng và Dịch Vọng Hậu thuộc khu vực Cầu Giấy; theo quan sát của PV, gã thanh niên này đã xin được hơn 100.000 đồng.
Dường như đã đủ hoặc sợ bị lộ khi thấy có người lạ theo dõi, gã thanh niên này rồ ga, lao *t đi.
Chó cũng đi ăn xin
“Người giàu” nhất mà tôi từng biết.
“Người Giàu” nhất mà tôi từng biết
Trong khi làm việc, tôi cần một số hình ảnh minh hoạ nên đã vào Google tìm kiếm, vô tình tôi lại được xem những hình rất xúc động ở một website Trung Quốc. Tôi cảm thấy xấu hổ với chính lương tâm mình.
Tôi đã không ủng hộ gì về vật chất cho các bạn “láng giềng” Trung Quốc khi họ gặp phải đợt thiên tai động đất kinh hoàng vừa qua. Trong khi hơn một tỷ dân của họ, tất cả đều hướng về những số phận bất hạnh…
Một bạn trẻ, cũng bất hạnh, chính xác là vô cùng bất hạnh, bạn ấy bị dị tật bẩm sinh, bạn ấy phải đi ăn xin…Thế nhưng bạn ấy đã hành động như một…Người Giàu Có – Hảo Tâm.
Bạn ấy đang tiến dần đến thùng quyên góp…
Bạn ấy vét hết cả số tiền trong cái bát: “Tôi muốn được quyên góp!”
Chưa hết, bạn ấy tiếp tục móc túi quần mình: “Tôi vẫn còn tiền!”
Số tiền không nhiều, chỉ có…12 Nhân Dân Tệ (Khoảng 30.000VNĐ), và hẳn đó là tất cả những gì bạn ấy có…
Chúng ta, những người lành lặn, mạnh khoẻ, hoàn hảo, ít nhiều cũng làm ra tiền, chúng ta đã làm được những gì cụ thể khi suốt năm qua là tai nạn, là lũ lụt, là hết cơn bão này đến cơn bão khác hoành hành???
Thật xấu hổ thay cho những kẻ chân tay còn lành lặn, còn đi lại thoăn thoắt mà cứ giả tàn tật vác bị đi ăn mày, đánh lừa lòng hảo tâm của bao người khác.
Tôi cứ xem đi xem lại hình ảnh này rất nhiều lần. Và tôi nhận thấy, bạn ấy đúng là “Người Giàu” nhất mà tôi từng biết!