“Các em chẳng có gì đặc biệt”
Bài phát biểu của giảng viên một trường trung học tại Mỹ đã thu hút sự chú ý của nhiều tờ báo cho giới trẻ Việt Nam khi ông thẳng thắn nói với học sinh của mình rằng “Các em không hề đặc biệt.”. Lời chia sẻ trên thậm chí đã tạo ra một làn sóng tranh luận trên nhiều cộng đồng trực tuyến thế giới, đồng thời khiến chúng ta phải một lần nữa nhìn lại chính mình.
Bài diễn văn gây chấn động
Giáo viên trung học của Đại Học Welleslay, Damid McCullough Jr. nói với những học sinh trong bài phát biểu của mình rằng: “Các em không hề đặc biệt. Các em chẳng có gì là khác biệt cả”. Điều này quả thực khác biệt với những lời hoa mỹ chúc tụng thường thấy trong một lễ tốt nghiệp ngay cả tại Mỹ.
Giáo viên trung học của Đại Học Welleslay, Damid McCullough
Các em luôn được nuông chiều, nâng niu, bảo bọc, che chở… săn sóc rào đón, nịnh nọt và được rót vào tai những lời ngọt ngào.
“Trên khắp đất nước, không có ít hơn 3,2 triệu sinh viên tốt nghiệp từ 37,000 trường trung học. Điều này có nghĩa là 37 000 học sinh tiêu biểu được đọc bài diễn văn, 37,000 chủ tịch lớp, 92,000 giọng ca nổi bật, 340,000 vận động viên” Ông đã nói như vậy trong bài diễn văn phát biểu tại Boston Herald. “Ngay cả khi các em là duy nhất trong số hàng triệu người, trên hành tinh có 6,8 tỷ người điều này có nghĩa là có gần 7,000 người giống các em.”
McCullough đưa ra nhắn gửi đến những bậc cha mẹ trong xã hội hiện đại, luôn nỗ lực hết mình để săn thành tích của con cái, rằng “Các em luôn được nuông chiều, nâng niu, bảo bọc, che chở… săn sóc rào đón, nịnh nọt và được rót vào tai những lời ngọt ngào.”
Nhưng ông cũng cho biết thêm trong một đoạn Video ở Kênh Wellesley Channel trên youtube. “Như các em thấy, nếu mọi người ai cũng đặc biệt, thì chẳng có ai là đặc biệt cả. Nếu mọi người đều lấy được danh hiệu, danh hiệu đó trở nên vô nghĩa… Hiện nay, những người Mỹ như chúng ta đều yêu những hư danh hơn là thành tựu thực sự... Một cuộc sống trọn vẹn, cuộc sống khác biệt, cuộc sống xứng đáng đã là một thành tựu rồi,” và ông khuyến khích họ “Làm bất cứ điều gì các em muốn không cần bất cứ lí do nào hơn là các em yêu nó và các em tin rằng nó quan trọng.”
Tờ Boston Herald đã tường thuật rằng những lời của McCullough đã được đón nhận nồng nhiệt bởi những người tham dự. Gần cuối bài phát biểu, ông nói, “Niềm vui ngọt ngào nhất của cuộc sống, chỉ đến khi các em thật sự nhận ra rằng các em không đặc biệt. Vì ai cũng như nhau cả mà thôi.”
Nhìn lại một thế hệ trẻ Việt đang yếu dần
Chúng ta nghĩ việc nạp nhiều kiến thức là chúng ta đang mạnh lên, nhưng không, kiến thức lý thuyết chỉ khiến các bạn yếu dần mà thôi! Giữa cuộc đua của một thế hệ trẻ năng động, giới trẻ Việt có đang kiệt sức?
Rõ ràng, bài phát biểu trên rất thiết thực và mang lại nhiều giá trị cho những học sinh sắp bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời. Theo như lời của bạn Uyên Nga (20t, HCM): “Xã hội bây giờ chạy theo thành tích khiến nó tự đáng mất đi nhiều thành tựu chân thành và đáng giá khác. Cám ơn thầy McCullough đã rung lên một hồi chuông cảnh tỉnh tư tưởng của thế hệ trẻ bây giờ!”
Triết lý giáo dục của phương Tây luôn muốn học sinh của họ giỏi toàn diện, cả về thể chất lần tinh thần và tâm hồn. Không chỉ chỉ kiến thức trong sách vở, mà còn là những trải nghiệm cuộc sống, những thất bại và những lần va vấp. Những trải nghiệm và thất bại đó chính là chìa khóa thành công trong tương lai. Tốt nghiệp trung học chưa đủ, học sinh còn cần tốt nghiệp trường đời để có thể trưởng thành thật sự.
Nhưng dường như giáo dục VN lại đang đi ngược lại với những tư tưởng tiến bộ ở trên.
Ngay từ lớp 1, các em đã bắt đầu kiếp mọt sách bằng những bài tập nặng nề tính lý thuyết, những cuốn sách dày cộp oằn trên lưng trẻ thơ. Chính áp lực từ những năm đầu đời đã khiến các em lao theo cái gọi là danh hiệu để đạt thành tích. Và để đối phó với lượng kiến thức khổng lồ, các em phải dành những thời gian trải nghiệm cuộc sống để đến lớp học thêm và các trung tâm Anh ngữ. Có thể chúng ta sẽ nghĩ, các bậc cha mẹ có quyền lựa chọn để con mình không cần học nhiều mà chơi. Nhưng khi sống trong một bộ máy đang chạy ào ào, nhà nhà đi học thêm, người người đi học thêm chẳng lẽ cha mẹ nào để con mình tụt hâu, đội sổ của lớp.
Với chương trình học quá nặng, các em phải đến lớp học thêm
Và chương trình học ấy cứ kéo mãi cho đến hết lớp 12, vẫn những lý thuyết về mạch điện mà chưa từng biết sửa một cái bóng đèn cháy, vẫn những bài học về cấu tạo tế bào mà chưa một lần được quan sát qua kính hiển vi, vẫn học chất này tác dụng với chất kia ra hỗn hợp nào đó nhưng chưa bao giờ được tận mục sở thị.
Áp lực học và quan niệm phải thi vào đại học bằng mọi giá đã khiến tuổi 18 của các bạn trẻ Việt Nam ngập ngụa trong những câu chữ và con số. Trong khi bạn bè thế giới bắt tay vào thực hiện ước mơ, đi du lịch khám phá thế giới… thì chúng ta đang ở đây, phấn đấu ngày đêm vì tấm bằng đại học mà chưa chắc ra trường đã xin được việc.
Chúng ta nghĩ việc nạp nhiều kiến thức là chúng ta đang mạnh lên, nhưng không, kiến thức lý thuyết chỉ khiến các bạn yếu dần mà thôi! Giữa cuộc đua của một thế hệ trẻ năng động, giới trẻ Việt có đang kiệt sức?
Các bạn nhở ở nước ngoài được trải nghiệm những điều thú vị ngoài sách vở
Ý kiến của bạn Minh Đức trên báo Tuổi Trẻ đã thực sự gây nên hoang mang cho cả một thế hệ “Có lẽ người lớn ở VN sợ con trẻ thất bại, vì nếu chúng thất bại thì có thể ảnh hưởng đến bộ mặt gia đình? Vì thế, chúng ta được định hướng sẵn theo một con đường, ngại thất bại. Người lớn chúng ta có bao giờ tự hỏi tại sao VN đến giờ không có thế hệ nào có những phát kiến, sáng tạo làm thay đổi thế giới? Hay chúng ta chỉ cho rằng chỉ có phương Tây mới là cái nôi sáng tạo?”
Xin lấy tạm một câu của thầy McCullough làm lời kết: Thế hệ trẻ Việt Nam ơi, “Đừng nghĩ là "các em chỉ sống một lần" mà hãy nghĩ là là "các em sống một lần tốt nhất".
Hãy thử sống một lần tốt nhất!
Video ông David McCullough phát biểu - Nguồn: YouTube |
Các em được người lớn ngợi khen đến tận trời xanh, được gọi là cục cưng. Đúng vậy đó. Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc biểu diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ cười tỏa sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và giờ các em đã chinh phục được trường trung học. Nhưng đừng lầm tưởng rằng các em là đặc biệt. Không có chuyện đó đâu nhé!”.
Đến đây, McCollough dẫn các học sinh vào một hiện thực đang chờ đợi mình. “Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37.000 trường trung học trên toàn quốc. Đó là 37.000 học sinh tiêu biểu của các trường, 37.000 chủ tịch hội học tập, 92.000 giọng ca nổi bật, 340.000 vận động viên... Nhưng tại sao lại tự giới hạn chúng ta ở trường trung học thôi? Hãy thử nghĩ xem. Nếu cả triệu người mới có một người như các em thì trên thế giới 6,8 tỉ dân này sẽ có tới gần 7.000 người như các em. Hãy nhìn toàn cảnh. Hành tinh của chúng ta không phải là trung tâm Hệ mặt trời, Hệ mặt trời không phải là trung tâm Ngân hà, Ngân hà cũng chẳng phải là trung tâm vũ trụ. Các nhà thiên văn đã khẳng định vũ trụ không có trung tâm đâu, do đó các em không thể là “cái rốn” của vũ trụ. Ngay cả tỉ phú Mỹ nổi tiếng Donald Trump cũng chẳng là “cái đinh” gì”.
McCollough dẫn dắt tiếp: “Người Mỹ chúng ta giờ đây yêu các danh hiệu hơn là những thành công thật sự. Chúng ta coi danh hiệu là mục tiêu và sẵn sàng thỏa hiệp, tự hạ thấp các chuẩn mực, hoặc phớt lờ thực tế khi cho rằng đó là cách nhanh nhất hoặc duy nhất để có được những thứ có thể đem ra khoe mẽ, để có một vị trí tốt hơn trong xã hội... Hậu quả là chúng ta đang coi rẻ các trải nghiệm đáng giá, thế nên việc xây dựng một cơ sở y tế ở Guatemala trở thành chìa khóa để chạy xin vào học tại Bowdoin (học viện nghệ thuật nổi tiếng ở Mỹ) hơn là việc này vì cuộc sống của người dân Guatemala”.
Hạnh phúc không tự tìm đến
McCollough nhấn mạnh mục tiêu thật sự của giáo dục không phải đem lại lợi thế vật chất mà là sự hiểu biết, yếu tố quan trọng của hạnh phúc. “Trước khi các em tỏa đi khắp nơi, tôi kêu gọi các em hãy làm những gì mình yêu thích và tin tưởng. Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. Hãy xứng đáng với những lợi thế mà mình có”.
Sau khi khuyên các học sinh hãy tiếp tục đọc sách thường xuyên, phát triển ý thức về đạo đức, khẳng định cá tính, dám ước mơ, làm việc chăm chỉ và tư duy độc lập, yêu những người mình yêu hết mình, McCollough nhắc nhở: “Hãy làm như vậy một cách nhanh chóng, bởi mỗi giây phút đều quý giá. Cuộc sống hạnh phúc, có ý nghĩa là một thành tựu đòi hỏi nỗ lực, chứ không phải là thứ từ trên trời rơi xuống vì các em là người tốt hay vì cha mẹ đưa đến tận tay các em.
Các em hãy nhớ rằng những người tạo dựng nên nước Mỹ đã nỗ lực đảm bảo quyền được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Mưu cầu là một động từ, và tôi nghĩ các em sẽ không có nhiều thời gian để nằm ườn một chỗ xem mấy trò nhảm nhí trên YouTube. Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến với các em. Hãy đứng dậy, bước ra bên ngoài, tự mình khám phá, tìm kiếm cảm hứng cùng niềm đam mê và hãy giữ chắc nó bằng cả hai bàn tay”.
Kết thúc phát biểu của mình, ông McCollough nhắn nhủ các học sinh hãy tự chủ, độc lập, sáng tạo không vì sự thỏa mãn do hành động đó mang lại, mà vì những điều tốt đẹp nó đem đến cho người khác. “Và khi đó, các em sẽ phát hiện sự thật vĩ đại và lạ lùng của cuộc sống. Đó là lòng vị tha, sống vì người khác, và đó là điều tuyệt vời nhất các em có thể làm được cho bản thân. Những niềm vui ngọt ngào nhất trong cuộc sống chỉ đến khi các em nhận ra rằng mình không có gì là đặc biệt”.
Sự quan tâm thái quá của người lớn khiến cái tôi của bọn trẻ phình to. Do đó, tôi nghĩ chúng cần một cách suy nghĩ mới. Đưa chúng vào đời với cái tôi quá lớn chẳng khác nào làm hại chúng McCollough khẳng định. Trả lời phỏng vấn Fox News, McCollough giải thích ông muốn các học sinh hiểu rằng chúng phải nỗ lực nếu muốn thành công trong cuộc đời. |
Tôi vô cùng hãnh diện và cám ơn Tiến sĩ Wong, tiến sĩ Keough, Cô Novogroski, Cô Curran, thành viên hội đồng quản trị giáo dục, gia đình và các em bè của những học sinh, quý ông và quý bà của trường Trung học Wellesley năm 2012, đã cho phép tôi được vinh dự trình bày bài phát biểu của mình vào buổi chiều hôm nay. Cám ơn tất cả mọi người.
Và bây giờ chúng ta ở đây, tại buổi lễ tốt nghiệp, khi cuộc sống luôn hướng về tương lai tuyệt vời phía trước (Và đừng nói về “Còn việc kết hôn thì sao?”, hôn nhân là một khía cạnh của cuộc sống và nó không có nhiều ảnh hưởng. Lễ kết hôn chỉ xoay quanh cô dâu – trung tâm của sự hào nhoáng. Không có gì hơn một danh sách toàn những đòi hỏi vô lý, chú rể chỉ đứng đó. Không quá trang nghiêm, đó là một đám rước mang tính mọi-người-hãy-nhìn-vào-tôi-này, nhưng nó cũng không xô bồ. Không phải là một lời tuyên thệ mang tính khác biệt. Và các em có thể tưởng tượng một chương trình truyền hình dành để xem những chàng trai đang thử những bộ lễ phục. Cha của họ ngồi im với đôi mắt trầm ngâm xen lẫn niềm vui và sự hoài nghi, những người anh em của họ thì ngồi trong một góc thầm ghen tỵ. Đối với nam giới, việc bước trên thảm cưới, sau bao nhiêu sự chịu đựng đến giới hạn, phát nổ và trong một phút sơ ý… suốt nửa đời còn lại chỉ là sự lạnh lẽo vô cảm. Số liệu thống kê cho biết một nửa trong số đó sẽ ly hôn.
Nhưng trong buổi lễ tốt nghiệp hôm nay là một sự khởi đầu mới. Từ ngày hôm nay trở về sau, ngay cả khi đau ốm và khỏe mạnh, mặc cho những khủng hoảng tài chính, mặc cho những khủng hoảng tuổi trung niên, cùng sự vị tha cho những lần nóng giận, vượt qua mọi khác biệt tưởng như không thể hòa giải và rất nhiều điều khác, các em sẽ mãi mãi tốt nghiệp trung học và cầm tấm bằng chứng nhận của các em đến cuối đời.
Không, buổi tốt nghiệp này là một nghi lễ khởi đầu tuyệt vời của cuộc sống, với những người tham dự và những nghi thức thích hợp. Thông thường, tôi ghét nói những gì sáo rỗng, nó thường rất vô nghĩa, nhưng tại đây chúng ta đang ở trên một sân chơi bình đẳng. Đó chính là vấn đề. Điều này nói lên vài thứ. Và những đồng phục nghi lễ khuôn mẫu… không có hình dáng khác biệt, không có kích cỡ, một cái vừa cho tất cả. Dù các em là nam hay nữ, cao hay thấp, mọt sách hay lười biếng, nữ hoàng ăn chơi hay là sát thủ X – Box, mỗi người đều mặc bộ trang phục này, các em có thể dễ dàng nhận thấy, chúng giống nhau đến từng chi tiết. Và bằng tốt nghiệp của các em, ngoại trừ cái tên các em ra thì cũng đều giống hệt nhau cả.
Tất cả điều này hiển nhiên như nó phải thế, bởi vì chẳng ai trong các các em đặc biệt.
Vâng, các em chẳng có gì đặc biệt, Các em không phải là trường hợp ngoại lệ nào cả.
Cho dù các em có đọat những chiến tích lẫy lừng trong đội bóng U9, cho dù các em được đánh giá ở hạng xuất sắc trong số các học sinh lớp 7, cho dù các em nhận được bao nhiêu chứng nhận về văn chương, như Mister Rogers hay Aunt Sylvi, cho dù các em tham gia vào bao nhiêu cuộc diễu hành đòi công lý... các em cũng chẳng có gì đặc biệt.
Vâng, ngày từ nhỏ các em đã được nuông chiều, nâng niu như trứng, dìu dắt, bảo bọc từng chút…, những người lớn có khả năng sẽ làm nhiều thứ để dẫn dắt các em, ôm hôn các em, cho các em ăn, lau miệng, tắm rửa cho các em, dạy dỗ, huấn luyện, lắng nghe, khuyên răn, khuyến khích, an ủi và thúc đẩy các em hãy đứng lên và bắt đầu lại. Các em bị tán tính, lừa phỉnh, nài nỉ. Các em chỉ toàn nghe những lời ngon ngọt nồng nhiệt. Vâng, chính xác là vậy. Và dĩ nhiên họ có mặt trong tất cả những trò chơi, vở kịch, màn độc tấu và hội chợ khoa học của các em. Những nụ cười nồng cháy khi các em bước vào một căn phòng, và người ta há hôc miệng đầy thích thú mỗi lần các em nhoẻn miệng cười. Và bây giờ các em đã chinh phục được trường trung học. Không thể phủ nhận, tất cả chúng tôi ở đây là vì các em, với niềm tự hào và đầy hứng khởi của cộng đồng…
Nhưng đừng bao giờ lầm tưởng các em có chút gì đó đặc biệt. Vì các em không hề đặc biệt.
Các bằng chứng thực nghiệm có ở khắp mọi nơi, những con số này ngay cả những giảng viên người Anh cũng không thể phớt lờ. Newton, Natick, Nee… tôi được phép nói Needham, phải không nào?… Có 2000 sinh viên tốt nghiệp trung học tại đây. Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37.000 trường trung học trên toàn quốc. Đó là 37.000 học sinh tiêu biểu của các trường, 37.000 chủ tịch hội học tập, 92.000 giọng ca nổi bật, 340.000 vận động viên… Nhưng tại sao lại tự giới hạn chúng ta ở trường trung học thôi? Hãy thử nghĩ xem. Nếu cả triệu người mới có một người như các em thì trên thế giới 6,8 tỉ dân này sẽ có tới gần 7.000 người như các em. Hãy nhìn toàn cảnh. Hành tinh của chúng ta không phải là trung tâm Hệ mặt trời, Hệ mặt trời không phải là trung tâm Ngân hà, Ngân hà cũng chẳng phải là trung tâm vũ trụ. Các nhà thiên văn đã khẳng định vũ trụ không có trung tâm đâu, do đó các em không thể là “cái rốn” của vũ trụ. Ngay cả tỉ phú Mỹ nổi tiếng Donald Trump cũng vậy, mặc dù ông ta thực sự là một hiện tượng.
Ngay cả tỉ phú Mỹ nổi tiếng Donald Trump cũng không có gì đặc biệt
"Nhưng, Dave", các em đang hét lên, "Walt Whitman nói em là phiên bản của sự hoàn hảo! Epictetus nói em có tia lửa của thần Zeus" Và tôi không đồng ý. Vậy thị chẳng lẽ có đến 6,8 tỷ ví dụ của sự hoàn hảo, 6,8 tỷ tia lửa của thần Zeus. Các em thấy đấy, nếu tất cả mọi người đặc biệt, thì chẳng có ai đặc biệt cả. Nếu tất cả mọi người đều được khen thưởng, danh hiệu trở nên vô nghĩa. Có một điều chúng ta không nói ra nhưng ai cũng hiểu là, học thuyết của Darwin bắt nguồn từ một nỗi sợ hãi vô hình của con người, đó là nỗi sợ hãi bị diệt vong – hiện nay chính chúng ta gây nên sự sợ hãi cho chính mình, chúng ta yêu sự hư danh hơn là những thành tựu thật sự. Chúng ta xem chúng như những yếu tố quan trọng - và chúng ta vui vẻ thỏa hiệp với các tiêu chuẩn, bỏ qua thực tế, nếu chúng ta nghi ngờ đó là cách nhanh nhất, cách duy nhất để có một cái gì đó để ghi dấu ấn, một cái gì đó để khoe mẽ, một cái gì đó với thúc đẩy mình vươn lên một bậc cao hơn của xã hội. Không còn đơn giản là cách thức các em vận hành trò chơi, thậm chí không nằm ở vấn đề chiến thắng hay thất bại, học hỏi tiếp hoặc phát triển, hoặc dám thân làm việc gì đó ... Bây giờ vấn đề nằm ở câu hỏi "Vậy điều này có thể mang lại cho tôi cái gì?" Kết quả chúng ta đang rẻ mạt giá trị của sự nỗ lực. Đó là một loại bệnh dịch và theo cách này thì ngay cả trung học Wellesley - một trong số trường trung học tốt nhất trong 37000 trường trung học trên toàn quốc - cũng không miễn. Nơi tốt không đồng nghĩa với đủ tốt. Và tôi hy vọng các em hiểu ý tôi khi tôi nói "một trong những trường tốt nhất." Tôi nói "một trong những trường tốt nhất" để chúng ta có thể cảm thấy tốt hơn về bản thân mình. Tuy nhiên, theo logic chỉ có thể có một thứ tốt nhất. Các em tốt nhất hoặc các em không.
Nếu các em đã học được điều gì đó trong suốt bao nhiêu năm qua, tôi hy vọng đó là tri thức và niềm đam mê nghiên cứu chứ không phải là những bảng ghi thành tích. Tôi cũng hy vọng rằng các em đã nghiệm ra câu mà viết kịch người Hy Lạp vĩ đại Sophocles đã nói với chúng ta: "Trí thông minh là yếu tố chính để tạo nên hạnh phúc". (Tất nhiên, trong một vài trường hợp cá biệt, hạnh phúc có thể là một que kem!). Tôi cũng hy vọng các em đã học đủ để nhận ra rằng các em đã học ít thế nào, các em đã học ít đến mức mà hôm nay mới chỉ là bắt đầu. Các em đã đến đây từ vị trí nào, đó mới là vấn đề.
Hãy tận hưởng cuộc sống hết mình
Và khi các em vừa bắt đầu, trước khi các em nghĩ đến chuyện bay cao bay xa, hãy tập làm bất cứ thứ gì, có thể cả những thứ chẳng có có ý nghĩa gì chứ không phải chỉ là những điều các em thích hay cho là quan trọng. Đừng bực bội vì những việc mà các em không tin tưởng, vì như thế các em sẽ cảm thấy nhàm chán chính bản thân mình, cũng đừng đem bản thân so sánh một cách lệch lạc với những người như Baltimore Orioles. Hãy giết chết cảm giác tự mãn và dễ dàng thỏa hiệp, cảm giác mọi thứ dường như đều có lý hay cảm giác tự bằng lòng trong trạng thái tinh thần u mê. Hãy làm cho bản thân xứng đáng với những gì mà các em đang cố gắng. Và hãy đọc, đọc mọi lúc, đọc như một nguyên tắc của bản thân và như một cách để tôn trọng chính mình. Coi việc đọc như nguồn sống của cuộc đời. Hãy phát triển và bảo vệ một giá trị đạo đức bằng cách đưa ra các lập luận để chấp nhận nó. Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại. Hãy làm việc cật lực. Hãy nghĩ cho bản thân mình. Hãy yêu tất cả những thứ các em thích và những người các em cảm mến bằng tất cả tấm lòng của mình. Và hãy làm tất cả những điều đó, như thể các em đang bị thúc giục, mỗi giây mỗi phút, từng chút một. Hãy tin bữa tiệc nào rồi cũng tàn nhưng các em đừng bao giờ tham gia vào một cuộc vui khi đã đến lúc tàn, cho dù buổi chiều hôm nay có rực rỡ đến thế nào.
Cuộc sống đang hoàn thiện, cuộc sống có khác biệt, cuộc sống có sự liên quan, đó là thứ mà các em hiểu được chứ không phải là một thứ gì đó được nhồi trong máy tính hay mẹ bắt các em làm. Các em sẽ nhìn thấy những người cha bị thương để bảo vệ cho quyền được sống, được tự do của con mình. Và theo đuổi niềm hạnh phúc đó là một động từ chủ động. Nhưng tôi nghĩ, "theo đuổi" ở đây có nghĩa là từ bỏ những khoảng thời gian các em nằm nhà để xem những con vẹt đang nói chuyện trên Youtube. Tổng thống Roosevelt nhiều tuổi vẫn cưỡi ngựa và sống một cuộc sống tích cực. Tác giả Thoreau vẫn muốn cố gắng sống thật ý nghĩa, rút hết sinh lực để cống hiến cho các tác phẩm. Nhà thơ Mary Oliver dạy chúng ta phải chiến đấu, chiến đấu trong những cơn bão tố. Điều quan trọng ở đây đó là các em phải làm cho mình luôn bận rộn và chiến thắng các mục tiêu. Đừng chờ đợi nguồn cảm hứng và sáng tạo tự tìm đến với các em. Hãy tỉnh dậy, ra ngoài và bùng nổ, tự tìm thấy nó và giữ chặt nó trong tay. (Và giờ đây, trước khi các em vội vã ra ngoài để "tậu" một hình xăm YOLO cho đúng phong trào, hãy dừng 1 chút để tôi chỉ ra điều phi lý ở đây. Rõ ràng các em không chỉ sống một lần mà mỗi ngày các em có 1 cuộc đời. Đừng nghĩ là "các em chỉ sống một lần" mà hãy nghĩ là là "các em sống một lần tốt nhất". Và hình xăm YOLO thì không mang lại cho các em những giá trị ấy, vì thế chúng ta nên quyết định nó chẳng có ý nghĩa gì cả.)
Tuy nhiên, cũng không nên lấy việc ai đó xăm một hình đang thịnh hành làm bằng chứng cho lối sống buông thả, hãy coi đó như một hệ quả hoàn hảo mà quá trình hoàn thiện cuộc sống chúng ta có thể đã tạo ra và trải qua. Vấn đề là khi nào chúng ta có thể nghĩ về những thứ quan trọng hơn. Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng cảm giác đắm chìm trong Paris chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm các em đã đi qua và tự hào mình là con người từng trải. Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho người 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra, các em chẳng có gì đặc biệt cả.
Bởi tất cả mọi người đều như thế.
Chúc mừng. Chúc các các em may mắn. Hãy làm mọi thứ vì lợi ích của các em thân và của nhân loại, đó đã là một cuộc sống phi thường.
Dr. Wong, Dr. Keough, Mrs. Novogroski, Ms. Curran, members of the board of education, family and friends of the graduates, ladies and gentlemen of the Wellesley High School class of 2012, for the privilege of speaking to you this afternoon, I am honored and grateful. Thank you.
So here we are… commencement… life’s great forward-looking ceremony. (And don’t say, “What about weddings?” Weddings are one-sided and insufficiently effective. Weddings are bride-centric pageantry. Other than conceding to a list of unreasonable demands, the groom just stands there. No stately, hey-everybody-look-at-me procession. No being given away. No identity-changing pronouncement. And can you imagine a television show dedicated to watching guys try on tuxedos? Their fathers sitting there misty-eyed with joy and disbelief, their brothers lurking in the corner muttering with envy. Left to men, weddings would be, after limits-testing procrastination, spontaneous, almost inadvertent… during halftime… on the way to the refrigerator. And then there’s the frequency of failure: statistics tell us half of you will get divorced. A winning percentage like that’ll get you last place in the American League East. The Baltimore Orioles do better than weddings.)
But this ceremony… commencement… a commencement works every time. From this day forward… truly… in sickness and in health, through financial fiascos, through midlife crises and passably attractive sales reps at trade shows in Cincinnati, through diminishing tolerance for annoyingness, through every difference, irreconcilable and otherwise, you will stay forever graduated from high school, you and your diploma as one, ‘til death do you part.
No, commencement is life’s great ceremonial beginning, with its own attendant and highly appropriate symbolism. Fitting, for example, for this auspicious rite of passage, is where we find ourselves this afternoon, the venue. Normally, I avoid clichés like the plague, wouldn’t touch them with a ten-foot pole, but here we are on a literal level playing field. That matters. That says something. And your ceremonial costume… shapeless, uniform, one-size-fits-all. Whether male or female, tall or short, scholar or slacker, spray-tanned prom queen or intergalactic X-Box assassin, each of you is dressed, you’ll notice, exactly the same. And your diploma… but for your name, exactly the same.
All of this is as it should be, because none of you is special.
You are not special. You are not exceptional.
Contrary to what your u9 soccer trophy suggests, your glowing seventh grade report card, despite every assurance of a certain corpulent purple dinosaur, that nice Mister Rogers and your batty Aunt Sylvia, no matter how often your maternal caped crusader has swooped in to save you… you’re nothing special.
Yes, you’ve been pampered, cosseted, doted upon, helmeted, bubble-wrapped. Yes, capable adults with other things to do have held you, kissed you, fed you, wiped your mouth, wiped your bottom, trained you, taught you, tutored you, coached you, listened to you, counseled you, encouraged you, consoled you and encouraged you again. You’ve been nudged, cajoled, wheedled and implored. You’ve been feted and fawned over and called sweetie pie. Yes, you have. And, certainly, we’ve been to your games, your plays, your recitals, your science fairs. Absolutely, smiles ignite when you walk into a room, and hundreds gasp with delight at your every tweet. Why, maybe you’ve even had your picture in the Townsman! [Editor’s upgrade: Or The Swellesley Report!] And now you’ve conquered high school… and, indisputably, here we all have gathered for you, the pride and joy of this fine community, the first to emerge from that magnificent new building…
But do not get the idea you’re anything special. Because you’re not.
The empirical evidence is everywhere, numbers even an English teacher can’t ignore. Newton, Natick, Nee… I am allowed to say Needham, yes? …that has to be two thousand high school graduates right there, give or take, and that’s just the neighborhood Ns. Across the country no fewer than 3.2 million seniors are graduating about now from more than 37,000 high schools. That’s 37,000 valedictorians… 37,000 class presidents… 92,000 harmonizing altos… 340,000 swaggering jocks… 2,185,967 pairs of Uggs. But why limit ourselves to high school? After all, you’re leaving it. So think about this: even if you’re one in a million, on a planet of 6.8 billion that means there are nearly 7,000 people just like you. Imagine standing somewhere over there on Washington Street on Marathon Monday and watching sixty-eight hundred yous go running by. And consider for a moment the bigger picture: your planet, I’ll remind you, is not the center of its solar system, your solar system is not the center of its galaxy, your galaxy is not the center of the universe. In fact, astrophysicists assure us the universe has no center; therefore, you cannot be it. Neither can Donald Trump… which someone should tell him… although that hair is quite a phenomenon.
“But, Dave,” you cry, “Walt Whitman tells me I’m my own version of perfection! Epictetus tells me I have the spark of Zeus!” And I don’t disagree. So that makes 6.8 billion examples of perfection, 6.8 billion sparks of Zeus. You see, if everyone is special, then no one is. If everyone gets a trophy, trophies become meaningless. In our unspoken but not so subtle Darwinian competition with one another–which springs, I think, from our fear of our own insignificance, a subset of our dread of mortality — we have of late, we Americans, to our detriment, come to love accolades more than genuine achievement. We have come to see them as the point — and we’re happy to compromise standards, or ignore reality, if we suspect that’s the quickest way, or only way, to have something to put on the mantelpiece, something to pose with, crow about, something with which to leverage ourselves into a better spot on the social totem pole. No longer is it how you play the game, no longer is it even whether you win or lose, or learn or grow, or enjoy yourself doing it… Now it’s “So what does this get me?” As a consequence, we cheapen worthy endeavors, and building a Guatemalan medical clinic becomes more about the application to Bowdoin than the well-being of Guatemalans. It’s an epidemic — and in its way, not even dear old Wellesley High is immune… one of the best of the 37,000 nationwide, Wellesley High School… where good is no longer good enough, where a B is the new C, and the midlevel curriculum is called Advanced College Placement. And I hope you caught me when I said “one of the best.” I said “one of the best” so we can feel better about ourselves, so we can bask in a little easy distinction, however vague and unverifiable, and count ourselves among the elite, whoever they might be, and enjoy a perceived leg up on the perceived competition. But the phrase defies logic. By definition there can be only one best. You’re it or you’re not.
If you’ve learned anything in your years here I hope it’s that education should be for, rather than material advantage, the exhilaration of learning. You’ve learned, too, I hope, as Sophocles assured us, that wisdom is the chief element of happiness. (Second is ice cream… just an fyi) I also hope you’ve learned enough to recognize how little you know… how little you know now… at the moment… for today is just the beginning. It’s where you go from here that matters.
As you commence, then, and before you scatter to the winds, I urge you to do whatever you do for no reason other than you love it and believe in its importance. Don’t bother with work you don’t believe in any more than you would a spouse you’re not crazy about, lest you too find yourself on the wrong side of a Baltimore Orioles comparison. Resist the easy comforts of complacency, the specious glitter of materialism, the narcotic paralysis of self-satisfaction. Be worthy of your advantages. And read… read all the time… read as a matter of principle, as a matter of self-respect. Read as a nourishing staple of life. Develop and protect a moral sensibility and demonstrate the character to apply it. Dream big. Work hard. Think for yourself. Love everything you love, everyone you love, with all your might. And do so, please, with a sense of urgency, for every tick of the clock subtracts from fewer and fewer; and as surely as there are commencements there are cessations, and you’ll be in no condition to enjoy the ceremony attendant to that eventuality no matter how delightful the afternoon.
The fulfilling life, the distinctive life, the relevant life, is an achievement, not something that will fall into your lap because you’re a nice person or mommy ordered it from the caterer. You’ll note the founding fathers took pains to secure your inalienable right to life, liberty and the pursuit of happiness–quite an active verb, “pursuit”–which leaves, I should think, little time for lying around watching parrots rollerskate on Youtube. The first President Roosevelt, the old rough rider, advocated the strenuous life. Mr. Thoreau wanted to drive life into a corner, to live deep and suck out all the marrow. The poet Mary Oliver tells us to row, row into the swirl and roil. Locally, someone… I forget who… from time to time encourages young scholars to carpe the heck out of the diem. The point is the same: get busy, have at it. Don’t wait for inspiration or passion to find you. Get up, get out, explore, find it yourself, and grab hold with both hands. (Now, before you dash off and get your YOLO tattoo, let me point out the illogic of that trendy little expression–because you can and should live not merely once, but every day of your life. Rather than You Only Live Once, it should be You Live Only Once… but because YLOO doesn’t have the same ring, we shrug and decide it doesn’t matter.)
None of this day-seizing, though, this YLOOing, should be interpreted as license for self-indulgence. Like accolades ought to be, the fulfilled life is a consequence, a gratifying byproduct. It’s what happens when you’re thinking about more important things. Climb the mountain not to plant your flag, but to embrace the challenge, enjoy the air and behold the view. Climb it so you can see the world, not so the world can see you. Go to Paris to be in Paris, not to cross it off your list and congratulate yourself for being worldly. Exercise free will and creative, independent thought not for the satisfactions they will bring you, but for the good they will do others, the rest of the 6.8 billion–and those who will follow them. And then you too will discover the great and curious truth of the human experience is that selflessness is the best thing you can do for yourself. The sweetest joys of life, then, come only with the recognition that you’re not special.
Because everyone is.
Congratulations. Good luck. Make for yourselves, please, for your sake and for ours, extraordinary lives.
David McCullough
Source: theswellesleyreport.com