Người Đàn Ông Mỹ Cuối Cùng - Chương 06 - Phần 5

Chẳng bao lâu Carla, một linh hồn tự do vô đối, bắt đầu buông thả. Cô sớm dính líu với một người khác. Eustace phát hiện sự sơ xuất của cô theo cách rất lạ lùng. Anh thấy tờ hóa đơn điện thoại khổng lồ của một tháng nọ - hàng trăm đô la tiền điện thoại gọi từ văn phòng của anh vào lúc nửa đêm tới cùng một số máy. Tò mò, Eustace nhấn số đó, và khi một người đàn ông trả lời, Eustace giải thích sự tình. Rồi anh chợt nảy ra một ý nghĩ.

“Chẳng hay anh có biết ai tên là Carla không?” anh

hỏi.

“Có,” thanh niên kia nói. “Cô ấy là bạn gái của

“Đừng đùa,” Eustace nói. “Tôi lại nghĩ cô ấy là vợ chưa cưới của tôi.”

Dường như đêm đêm Carla vẫn lẻn ra ngoài lều vải và đi bộ xuống văn phòng để gọi điện cho tay chơi đàn banio quyến rũ mà cô đang dan díu. Thêm một sự phản bội. Đây không phải, như lời một bài hát cao bồi cũ vang lên, cuộc thi cưỡi ngựa chứng đầu tiên của Eustace Conway. Và như chúng ta biết, Eustace không phải là người đàn ông có thể sống với một người anh biết đã lừa dối và phản bội. Carla phải ra đi. Đó là một chuyện tình dài, và giờ nó đã kết thúc.

Eustace rã rời bởi chuyện đó. Anh bẹp rúm. Anh tan nát.

Tháng Mười hai năm 1993, anh viết trong nhật ký: “Nỗ lực chống lại nỗi tuyệt vọng, oán hận và đau thương. Thực sự đau đớn, mối quan hệ với Carla, sự chối bỏ, sự 'không thành'. Tôi chưa bao giờ gồng mình cố gắng tới vậy - tôi đã trao cho nó mọi thứ tôi có. Tôi chưa bao giờ đau khổ đến thế này.”

Ở tuổi ba mươi hai, anh bàng hoàng khi nhìn quanh và chợt nhận ra rằng, dù đã đạt được nhiều điều thuần bằng sức mạnh ý chí, anh vẫn chưa có vợ con. Giờ phút này lẽ ra anh đã có vợ con đề huề. Đâu rồi người phụ nữ xinh đẹp với những lọn tóc quăn buông xõa và chiếc váy vải bông, làm bánh kếp bơ sữa trong buổi bình minh ló rạng? Đâu rồi những bé con vững vàng khỏe mạnh đang lặng lẽ chơi trên sàn lán và học từ người cha ân cần của chúng cách đẽo gậy gỗ mại châu? Eustace đã đi sai ở nước nào? Tại sao anh không giữ được những người phụ nữ anh yêu? Họ dường như luôn bị anh đè nén hoặc lấn lướt. Còn anh không cảm thấy họ hiểu hay ủng hộ anh. Có thể anh đang chọn nhầm kiểu người. Có thể anh không có khả năng duy trì sự thân mật hoặc anh quá sợ bị tổn thương nên không để cho mối tình đón nhận những tháng trầm của nó. Có thể anh cần phải thử một phương thức mới. Đã trở nên rõ ràng rằng trong tình yêu, Eustace đang thất bại trong việc thiết lập mối quan hệ thiết yếu nhất này.

Một hôm anh mời một người bạn là nhà tâm lý tới Đảo Rùa đi dạo. Anh đưa cô vào rừng và nói với cô rằng anh sợ có điều gì đó không ổn với anh về mặt cảm xúc, rằng anh không thể đưa những mối quan hệ của mình với người khác tiến triển. Những người anh làm việc cùng ở Đảo Rùa luôn tức giận anh hoặc hiểu lầm anh, và anh không gần gũi được với các em trai như anh hằng muốn, và anh luôn khiến cho phụ nữ xa anh hoặc không gần gũi đúng mức để tin tưởng mọi người. Anh kể cho cô nghe về tuổi thơ của mình và thú nhận rằng anh vẫn còn ôm nhiều nỗi đau về người cha và băn khoăn không biết liệu có phải tất cả những điều này có liên quan với nhau không.

“Tôi nghĩ mình cần nói chuyện với một chuyên gia,” anh nói.

Nhà tâm lý trả lời, “Mọi điều anh cần để khiến anh hạnh phúc, Eustace, đều ở ngay đây trong khu rừng này. Tâm lý học hiện đại không dành cho anh. Anh là con người lành mạnh nhất tôi biết.”

Ôi chao, thực sự mọi người đã định hình một giấc mơ về Eustace Conway trong tâm trí và rồi làm cho giấc mơ ấy dính chặt. Người phụ nữ này hẳn vô cùng say mê một ảo mộng lý tưởng hóa mang tinh thần Thoreau về cuộc sống trong rừng hoang (“Không thể nào có nỗi u sầu quá tăm tối đối với người sống giữa thiên nhiên và để cho các giác quan của mình tĩnh tại”) tới mức cô không muốn nhìn kỹ hơn vào ai đó vốn không phải một ý niệm mà là một con người bằng xương bằng thịt đang đau khổ. Có thể cô sẽ mất quá nhiều nếu buông bỏ ý niệm của mình về Eustace.

Ta khó lòng trách cứ được cô; cô không phải người phụ nữ đầu tiên phủ nhận mọi bề ngoài trên thực tế để giữ gìn bằng được hình ảnh con người hoang dã vô thần này trong tim cô thuần khiết y như con người anh vào ngày cô gặp anh lần đầu tiên.

Không thấy thuyết phục đủ mức cần thiết, và tiếp tục chìm sâu trong tuyệt vọng. Eustace cố gắng với cha mình lần nữa.

“Con đang chịu tâm bệnh,” anh viết cho bố, “gục ngã bởi những năm tháng bị đè nén. Con tàn lụy. Con tổn thương. Hằng ngày cứ thức dậy là con lại thấy đau đớn bởi điều này. Hãy đưa lá thư này cho một nhà tâm lý xem liệu họ có lời khuyên nào cho con không. Đừng hiểu lầm lòng biết ơn chân thật nhất của con về sự giúp đỡ bố dành cho con trong những việc như quản lý tiền bạc nhé. Con thực sự vô cùng cảm kích điều đó. Con hy vọng rằng tình cảm chân thực của con không bị xem như một sự 'tấn công', mà có thể được hiểu như điều kiện cho sự phát triển và thấu hiểu. Mục đích của con là một mối quan hệ lành mạnh hơn chứ không phải tệ đi. Trân trọng, Eustace.”

Lần nữa, không lời hồi đáp

Tôi biết khá rõ bố mẹ của Eustace Conway. Tôi từng là khách trong nhà họ và ăn tối với họ nhiều lần. Như mọi người, tôi gọi bà Conway “Mẹ Cả”, và như mọi người, tôi yêu mến bà. Tôi yêu sự rộng lượng của bà, yêu những câu chuyện bà kể về khoảng thời gian bà sống ở Alaska. Tôi yêu mỗi lần đến cửa nhà bà, bà lại ôm tôi và nói, “Cô sơn nữ của chúng ta này!”

Và tôi phải thừa nhận rằng tôi thích ở bên bố Eustace Conway. Tôi mến sự thông minh và hóm hỉnh của ông, và tôi thấy ông có kiểu hiếu kỳ không ngớt cũng lạ lùng và đặc biệt y hệt như cậu con trai; ông muốn biết chính xác tôi mất mấy tiếng đồng hồ để lái xe từ Boone tới Gastonia, và khi tôi bảo với ông, ông tính ngay ra (và rất chính xác) rằng chắc chắn tôi đã dừng lại ăn uống mất bốn mươi lăm phút, nếu không tôi đã đến sớm hơn. Đương nhiên, ông lúc nào cũng chuẩn xác. Là một “tạo vật của logic hoàn hảo”, ông không nhường nhịn lấy một li, và tôi có thể hiểu điều gì thì ông không thể chịu đựng được. Những cuộc hội thoại của ông với vợ luôn đầy ắp những trận đấu khẩu kỳ cục kiểu như:

BÀ CONVVAY: Có chút khả năng là mai Judson sẽ về thăm đấy.

ÔNG CONVVAY: Sao em nói thế? Em không hề biết nói thế có đúng tí nào không. Nó đã gọi bảo sẽ sang sao?

BÀ CONVVAY: Không, nhưng em nhắn vào máy rủ con đến.

ÔNG CONWAY: Anh thật chẳng tài nào hiểu nổi sao em lại nói rằng có chút khả năng là nó sẽ về thăm chúng ta. Chính xác thì em nghĩ có bao nhiêu phần trăm khả năng chuyện đó xảy ra hả Karen, khi mà chúng ta hoàn toàn không có tin gì từ thằng bé? Rõ ràng chúng ta chẳng biết gì về chuyện liệu nó có về hay không. Em nói “có chút khả năng” là sai rồi.

BÀ CONYVAY: Em xin lỗi.

ÔNG CONVVAY: Nhưng chẳng ai lắng nghe ý kiến của anh cả.

Bạn có thể hình dung ra rồi đó.

Tuy nhiên, tôi có thể nói chuyện với người đàn ông này. Khi tới thăm gia đình Conway, tôi thường nói chuyện với Eustace Cha về những tập Phù thủy xứ Oz, bộ truyện kỳ ảo tuyệt vời mà L. Frank Baum viết hồi đầu thế kỷ. Dường như cả Eustace Cha lẫn tôi đều lớn lên với cùng những ấn bản bìa cứng tuyệt đẹp của các cuốn sách này. (Thời thơ ấu, mỗi năm ông Conway nhận được một cuốn như quà Giáng sinh, còn tôi thừa hưởng toàn bộ bộ sách cũ xưa từ bà tôi.) Đa số người ta không biết rằng có những cuốn viết nối tiếp câu chuyện nguyên bản về Dorothy Gale, thế nên Eustace Cha rất vui khi thấy tôi biết rất rõ những chuyện đó và có thể nhắc lại từng bức tranh minh họa đặc sắc mang phong cách Art Deco và thảo luận đến cả những nhân vật mờ nhạt nhất. Tik-Tok, Billina Gà con, Hổ Đói, Vua Thần lùn, Ngũ Sắc (con gái của cầu vồng) - tôi biết rõ tất cả, và ông cũng vậy, nên chúng tôi có thể trò chuyện về chủ đề đó hàng giờ.

Những lần khác, ông đưa tôi ra ngoài sân và dạy cho tôi về chim chóc vùng Bắc Carolina. Và một lần chúng tôi ra ngoài lúc nửa đêm để ngắm sao. “Gần đây cháu có thấy Sao Hỏa không?” ông Conway hỏi. Tôi thừa nhận là không, thế là ông liền chỉ ra ngôi sao ấy cho tôi. Ông bảo tôi ông thích ra ngoài hằng đêm để theo dõi quỹ đạo của hành tinh đó để thấy sao Hỏa đang trôi lại gần đến mức nào về phía sao Thổ.

“Trong suốt ba tháng qua, hai ngôi sao ấy tới ngày một gần nhau hơn,” ông nói. “Tóm lại, hãy nhớ nghĩa của từ 'hành tinh' - thiên thể trôi lang thang.”

Vậy đấy, khi thì Eustace Cha và tôi trò chuyện về sách vở rồi khi thì chúng tôi trò chuyện về opera rồi đôi khi chúng tôi trò chuyện về những chòm sao. Nhưng chủ yếu là chúng tôi nói chuyện về con trai ông. Eustace Cha luôn muốn biết Eustace Con đang thế nào trên Đảo Rùa đó. Những người học việc của anh là ai? Anh có đang lên kế hoạch cho những chuyến đi lớn nào không? Anh có vừa xây dựng thêm nhà cửa không? Con đường gập ghềnh lên dãy núi đó trông thế nào? Anh có vẻ làm việc quá sức hay suy nhược không?

Tôi cố gắng trả lời ông thật đầy đủ. Và một lần - bởi vì tôi không thể đứng ngoài những tình cảm lặng lẽ nhất trong đời sống riêng tư của người khác - tôi nói, “Anh ấy rất ổn bác Conway ạ, nhưng cháu tin rằng anh ấy tha thiết mong chờ sự chấp thuận của bác.”

“Chuyện đó thật vô lý

“Không, không hề vô lý đâu. Sự thật đấy ạ.”

“Nó chưa từng nói với bác,” ông trả lời, “nên bác không bao giờ biết chuyện gì đang xảy ra với nó. Rõ ràng là nó chẳng muốn dính dáng gì tới bác cả.”

Thật ra, hai Eustace Conway hiếm khi trò chuyện và họ thậm chí còn ít gặp nhau hơn. Những đợt Giáng sinh sẽ là dịp gặp gỡ duy nhất trong năm giữa hai người đàn ông, và Eustace Con bất đắc dĩ mới ngủ lại trong nhà bố mẹ bởi vì anh rất không thích ở gần bố. Tuy nhiên, một tối mùa xuân năm 2000, Eustace trở về nhà ở Gastonia để ngủ qua đêm. Thật kỳ lạ đến độ kinh ngạc nếu có khi anh xuất hiện bên ngưỡng nhà họ vào giữa tháng Năm, khi chẳng có dịp lễ lớn nào của gia đình làm lý cớ. Nhưng Eustace muốn kiểm tra một số gỗ xẻ ở gần Gastonia nên anh nghĩ anh sẽ ghé qua ăn tối. Tôi đi cùng anh.

Chúng tôi dừng xe lại trước nhà, ngôi nhà nơi Eustace đã sống những năm tồi tệ nhất đời mình, và thấy bố anh đứng trong sân trước, đang lôi ra một chiếc máy xén cỏ cũ, nhỏ, có tay đẩy, hỏng hóc, hoàn toàn gỉ sét. Eustace bước ra khỏi xe tải và mỉm cười.

“Bố có gì ở đằng ấy thế?” anh hỏi.

“Chiếc máy xén cỏ cực tốt đêm qua bố tìm thấy trong thùng rác nhà ai đó khi bố đạp xe qua ấy mà.”

“Không đùa đấy chứ ạ? Ai đó vứt thứ kia đi sao?”

“Chẳng phải thế thật nực cười à? Nó cực tốt đấy.”

“Chiếc máy xén cỏ ấy trông xinh lắm bố ạ. Rất xinh.”

Chiếc máy xén thực tình trông như thể nó đã được vớt lên từ đáy hồ vậy.

“Nó vẫn chạy chứ?” Eustace h

“Đương nhiên nó chạy.”

“Ồ, hay quá.”

Trước đấy tôi chưa bao giờ thấy Eustace Conway và bố anh ở cạnh nhau. Sau tất cả những năm kết giao với gia đình này, đây là cuộc gặp mặt đối mặt đầu tiên mà tôi chứng kiến. Tôi không thể nói mình đã chờ thấy điều gì nhưng rõ là không phải thế này - không phải cảnh Eustace dựa người vào xe tải với nụ cười tự nhiên, đang khen ngợi cái máy xén cỏ đi lượm được của bố anh. Và không phải người cha đang cười tươi rói này, say sưa khoe món đồ mới tìm thấy của mình.

“Con trai, con có thể thấy ở đây có một vết gãy ở tay cầm, nhưng bố đã hàn một mẩu kim loại vào nó như vầy, thế nên giờ nó có thể hoạt động hoàn hảo.”

“Hay quá.”

“Thứ này có được việc ở Đảo Rùa không?”

“Để con nói bố nghe nhé. Con có thể tìm ra công dụng cho cái máy xén cỏ đó. Con có thể lôi cái động cơ ra dùng vào mục đích khác, hoặc con có thể tháo rời nó ra và sử dụng các bộ phận, hay bản thân con có thể sử dụng cái máy xén hay đưa cho hàng xóm mượn cũng được. Thế sẽ rất tuyệt. Con sẽ rất vui nếu có nó. Con luôn có thể tìm ra chỗ dùng cho đồ đạc; bố biết điều đó mà.”

Phút sau, người cha và con trai, cả hai cùng cười vui vẻ, chất cái máy xén vào phía sau xe tải của Eustace.

Chúa ơi, bữa tối ở Gastonia hôm đó quả là cực kỳ! Hai Eustace trò chuyện vui vẻ với nhau suốt cả buổi chiều muộn ấy. Họ chẳng để mắt tới bất kỳ ai khác. Tôi chưa bao giờ thấy ông Conway sôi nổi đến thế, và cả Eustace cũng vô cùng phấn khởi. Tôi thề là họ đang phô trương với nhau trước mặt tôi. Họ đang say sưa với nhau. Và nhìn thấy hai người đàn ông này khao khát sự tán thành của nhau tôi lại càng thấy xót xa hơn là nếu phải chứng kiến họ cãi nhau. Dường như họ đang hết sức bền lòng tìm kiếm sự thân tình

Họ thúc khuỷu tay nhau khi kể những câu chuyện yêu thích của gia đình. Eustace bắt bố kể lại lần anh tới phòng cấp cứu với vết thương nghiêm trọng ở chân và đã hết sức tức giận vì bị các y tá bỏ mặc đến nỗi anh nằm giữa sàn nhà phía trước quầy tiếp tân và không chịu nhúc nhích cho tới khi có người tới chăm sóc. Rồi ông Conway cười tươi trong khi Eustace kể những câu chuyện phiêu lưu về cuộc đi bộ trên Đường mòn Appalachia, đặc biệt là lần do quá khát, anh uống nước ở quanh xác một con gấu trúc Mỹ đã thối rữa nằm trong vũng tù đọng “với những dải thịt ôi xanh lè dập dờn trong nước”. Ông Conway kêu ré lên, rùng mình khi nghĩ tới cảnh tượng đó.

“Bố không thể tưởng tượng nổi có ai khác làm được một chuyện như thế!” ông la lên.

Sau bữa tối, Eustace và cha anh bước ra sân để bàn về tình trạng của một bụi cây nhựa ruồi nào đó có lẽ cần bứng đi trồng chỗ khác. Đó là một buổi chiều tà miền Nam yên ả, mặt trời lặn trên nền trời giữa những đám mây mỏng tang, thấp đến độ khắp cả không gian được điểm tô một màn sương vàng rực. Hai người đàn ông đứng trong sân, tay đút túi, trò chuyện về cây nhựa ruồi. Rồi, đột nhiên, có tiếng chim hót - du dương và ngân nga mãi. Như những diễn viên được cùng một đạo diễn chỉ đạo, người cha và cậu con trai cùng ngước lên.

“Con gì thế nhỉ? Eustace hỏi. “Chim nhại có phải không?”

“Bố không biết…”

Một lần nữa, tiếng chim hót.

“Chà,” Eustace thốt lên, đứng im phắc.

“Bố chưa bao giờ nghe chim nhại hót như thế này,” ông Conway hạ thấp giọng nói đầy thân mật. “Bố nghĩ có khi là một con chim nhại mèo.”

Giai điệu lại vang lên - ngọt ngào, ngân xa.

“Chẳng giống tiếng chim nhại mèo nào con từng nghe cả,” Eustace nó

“Phải thừa nhận là bố cũng vậy. Nghe như tiếng sáo ấy nhỉ? Bố không nghĩ đó có thể là chim nhại. Bố chắc chắn đó là chim nhại mèo nhưng bố chưa bao giờ nghe chim nhại mèo hót... du dương đến thế.”

“Chỉ ở trong các rừng mưa con mới được nghe nhiều loài chim hót giống như thế,” cậu con trai nói.

“Nghe gần như tiếng opera vậy,” người cha tiếp lời.

Họ đứng yên lặng cùng nhau, ngửa đầu nhìn chăm chú vào vệt lá sum suê của cây sơn thù du và cây hoa mộc lan mọc um tùm. Con chim hót như thể đang đọc nhạc, giống một giọng nữ cao luyện giọng cho buổi hòa nhạc, thang âm nối tiếp thang âm. Loài chim thông thường nào của Bắc Carolina có khả năng cất lên bài hát phi thường đến vậy? Họ cân nhắc các lựa chọn. Vào mùa này, vào giờ này, có thể là loài gì nhỉ? Hai người đàn ông biểu lộ một vẻ mặt băn khoăn đầy say mê y hệt nhau khi họ lắng nghe tiếng chim cũng như lắng nghe những suy đoán thông minh của người kia.

“Con có thấy nó không?” ông Conway hỏi.

“Bố biết không, con nghĩ nó bay ra từ quanh chái nhà,” Eustace thì thào.

“Đúng! Bố nghĩ con nói đúng.”

“Để con đi xem liệu con có thể chỉ ra nó, đoán ra nó là loài gì không.”

“Phải rồi! Đi đi!”

Eustace rón rén đi quanh góc nhà của cha trong khi con chim vẫn véo von. Ông Conway quan sát cậu con trai với vẻ vui sướng khoan khoái tuyệt đỉnh. Khuôn mặt ông ngập tràn tự hào và thích thú. Đó là một khoảnh khắc đáng yêu.

Thế nên tôi phải hỏi. “Bác Conway này, bác có nghĩ Eustace tìm ra con chim không?”

V vui sướng của ông Conway biến mất ngay lập tức thay vào đó là một vẻ nặng nề quen thuộc hơn - bực mình. Sự chuyển hóa diễn ra trong chớp mắt, nhưng giống như thể đang quan sát một cánh cửa ga ra xấu xí bằng kim loại đóng sầm xuống đằng trước cửa tiệm đầy quyến rũ. Một biện pháp bảo an cực xấu xí. Rõ ràng, ông đã quên mất tôi đang ở đó. Vừa rồi tôi có nghe trộm không? Tôi có quan sát toàn bộ khung cảnh bày ra trước mắt không? Và có phải giờ tôi đang đề nghị ông công nhận con trai của mình không?

“Không,” ông Conway quả quyết. “Nó sẽ không tìm thấy đâu. Nó không giỏi những chuyện như thế. À, một trong hai thằng em nó mà ở đây thì chắc sẽ tìm thấy đấy. Hai thằng đó giỏi về chim chóc lắm. Nhưng Eustace thì không. Nó bất lực trước những chuyện như thế.”

Nói đoạn, ông Conway bỏ vào nhà. Đóng sầm cửa sau lưng. Ông bỏ đi ngay vào giờ khắc đẹp đẽ nhất của buổi hoàng hôn hôm ấy. Tôi thật sự kinh ngạc. Sẽ là quá đau đớn đối với người đàn ông rõ ràng đang đầy ắp vui sướng này nếu nói ra một lời tốt đẹp về con trai mình ư? Sau tất cả khoảng thời gian này sao? Ông sẽ chết mất nếu chịu nhường một phân dù chỉ một lần trong đời mình sao?

Hình như là thế.

Phần kết của câu chuyện này, chẳng cần phải nói, là Eustace Conway chỉ ra chỗ con chim đó. Tất nhiên anh làm được. Anh len lén đi phía dưới con chim bởi vì anh đã quyết định làm thế, và bởi vì anh có thể làm bất cứ điều gì anh quyết định làm. Anh thấy nó đang hót và cuối cùng thừa nhận đó là một chú chim nhại mèo - nhưng giọng hót thật tuyệt vời! Đã có chú chim nhại mèo nào cất lên một tiếng hót đẹp đẽ hơn thế? Eustace xác nhận điều này và rồi nhanh

tên bắn quành trở lại góc nhà, ngập tràn phấn khích.

“Con thấy nó rồi, bố ơi!” Eustace Con kêu lên với Eustace Cha, nhưng muộn quá rồi.

Anh nhìn quanh sân một lát.

Bố đâu nhỉ?

Đi rồi.

Nhưng tại sao?

Ai mà hiểu nổi?

Eustace đã chạy quanh ngôi nhà với niềm phấn khích mạnh mẽ như vậy là bởi anh muốn nói với bố điều anh đã nhìn thấy và học được. Anh không làm thế vì bất kỳ ai khác. Nhưng bố anh sẽ không nghe điều ấy, sẽ không có mặt để chứng kiến điều ấy. Thế là Eustace hít một hơi. Xốc lại tinh thần. Rồi một lần nữa, anh lấy cái giọng của người thầy nghiêm trang và mệt mỏi nhất thế gian.

Và để thay thế, anh nói với tôi về điều đó.