Những Âm Mưu Từ Đảo Jekyll - Chương 03

Chương 3 NHỮNG NGƯỜI BẢO VỆ DÂN CHÚNG Trò chơi có tên gọi Sự cứu trợ kinh tế thực sự được áp dụng cho những trường hợp cụ thể gồm Penn Central, Lockheed, thành phố New York, Chrysler, Ngân hàng Khối thịnh vượng chung thuộc Detroit, Ngân hàng First Pennsylvania, Continental Illinois và nhiều tổ chức khác. Trong chương trước, chúng tôi đã sử dụng hình ảnh so sánh khác thường của một trận đá bóng nhằm làm rõ thủ đoạn của các nhà khoa học tiền tệ và chính trị trong kế hoạch cứu trợ kinh tế cho những ngân hàng thương mại có liên quan đến một hiệp hội có tên gọi là Cục Dự trữ Liên bang. Mối đe dọa trong cách tiếp cận này là nó có thể tạo ấn tượng rằng đây là chủ đề phù phiếm. Vì vậy, chúng ta hãy bỏ qua hình ảnh so sánh trên và quay về thực tế. Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về luật chơi giả định, giờ là lúc kiểm tra bảng tỷ số của chính trò chơi thực sự này, và sẽ thấy rõ rằng đây không phải là vấn đề tầm thường. Hãy bắt đầu bằng cuộc giải cứu một tổ hợp ngân hàng đang nắm giữ những khoản vay đầy nguy hiểm của Công ty đường sắt Penn Central. PENN CENTRAL Penn Central là công ty đường sắt lớn nhất nước Mỹ với 96.000 nhân viên và tổng số tiền lương phải trả mỗi tuần là 20 triệu đô-la. Năm 1970, công ty này cũng đã đối mặt với vụ phá sản lớn nhất quốc gia. Penn Central ngập sâu trong nợ nần với gần như bất kỳ ngân hàng nào sẵn sàng cho vay, và danh sách này bao gồm Chase Manhattan, Morgan Guaranty, Manufacturers Hanover, First National City, Chemical Bank và Continental Illinois. Các quan chức của hầu hết những ngân hàng này đã được bổ nhiệm vào ban giám đốc của Penn Central và dần dần giành quyền kiểm soát công ty đường sắt này. Những ngân hàng này cũng nắm giữ phần lớn cổ phiếu của Penn Central trong các phòng tín thác của mình. Sự sắp xếp này diễn ra thuận lợi theo nhiều cách, nhất là việc các chủ ngân hàng đang nắm giữ các vị trí trong ban giám đốc được tiếp cận thông tin bí mật rất lâu trước khi công chúng biết đến, và điều đó sẽ tác động đến giá cổ phiếu của công ty này trên thị trường. Trong cuốn The Last Days of the Club (Tạm dịch: Những ngày cuối cùng của Câu lạc bộ),Chris Welles mô tả điều đã xảy ra như sau: Ngày 21 tháng Năm, một tháng trước khi Penn Central phá sản, David Bevan, giám đốc tài chính của công ty này đã thông báo riêng với đại diện các ngân hàng chủ nợ của mình rằng, vì điều kiện tài chính quá yếu nên công ty phải tạm hoãn nỗ lực huy động 100 triệu đô-la nguồn vốn cần thiết thông qua một đợt phát hành trái phiếu. Thay vào đó, Bevan cho rằng, công ty sẽ phải tìm kiếm một hình thức đảm lãnh từ phía chính phủ. Hay nói cách khác, công ty đường sát này sẽ phải đóng cửa nếu không nhờ vào sự cứu trợ kinh tế liên bang. Ngay ngày hôm sau, phòng tín thác của Chase Manhattan đã bán ra 134.300 cổ phiếu của Penn Central mà ngân hàng này đang nắm giữ. Trước ngày 28 tháng Năm, khi dân chúng được thông báo về việc tạm hoãn phát hành trái phiếu, Chase đã bán tiếp 128.000 cổ phiếu nữa. Song chính David Rockefeller, chủ tịch Chase Manhattan đã hùng hồn bác bỏ việc ngân hàng này hành động dựa trên thông tin nội bộ.[1] Một điều nữa cần bổ sung cho quan điểm này là hầu như tất cả các quyết định quản lý quan trọng dẫn đến sự phá sản của Penn Central đều được đưa ra hoặc có sự can thiệp của ban giám đốc công ty, hay nói đúng hơn là các ngân hàng cho công ty vay tiền. Nói cách khác, các chủ ngân hàng này không gặp rắc rối do sự quản lý yếu kém của Penn Central mà chính họ là ban quản lý yếu kém đó. Năm 1972, một cuộc điều tra được tiến hành bởi Nghị sĩ Quốc hội Wright Patman, chủ tịch ủy ban Tiền tệ và Ngân hàng đã khám phá ra điều này: Các ngân hàng cung cấp những khoản vay lớn cho các dự án mở rộng và đa dạng hóa ẩn chứa nhiều tai ương. Sau đó, các ngân hàng còn cho vay thêm hàng triệu đô-la để công ty đường sắt này có thể thanh toán cổ tức cho các cổ đông. Điều này tạo ra một vẻ ngoài giả tạo về sự thịnh vượng cũng như thổi phồng giá trị thị trường của cổ phiếu Penn Central trong một thời gian đủ dài để trút nó lên vai người dân vô tội. Do đó, các nhà quản lý -và cũng là các chủ ngân hàng - có thể tạo ra một công thức vận may cho chính mình theo ba hướng: (1) vẫn nhận cổ tức trên những cổ phiếu vô giá trị; (2) thu lãi từ các khoản vay được dùng vào việc thanh toán những cổ tức trên; và (3) có thể nâng 1,8 triệu cổ phiếu - dĩ nhiên là sau khi đã chia cổ tức - lên mức giá cao khác thường.[2] Báo cáo của ủy ban chứng khoán Mỹ đã chỉ ra rằng các nhà điều hành cấp cao của công ty này đã tống khứ cổ phiếu của họ theo cách này dưới dạng tiền tiết kiệm cá nhân trị giá hơn một triệu đô-la.[3] Nếu công ty đường sắt này được phép tuyên bố phá sản tại thời điểm đó và bị buộc phải bán tháo tài sản của mình thì các chủ ngân hàng vẫn được bảo vệ. Trong bất kỳ trường hợp thanh lý nào, các chủ nợ sẽ được thanh toán trước, cuối cùng mới đến các cổ đông; vì vậy, những kẻ nắm quyền thao túng này đã nhanh chóng bán gần hết số cổ phiếu của mình khi giá còn ở mức khá cao. Đây là phương thức hoạt động phổ biến của những kẻ chuyên sử dụng các nguồn vốn vay để giành quyền kiểm soát một công ty, làm thất thoát tài sản của công ty sang những doanh nghiệp mà họ cũng đang nắm quyền kiểm soát và rồi đẩy món nợ chung thân đó lên vai các cổ đông còn lại hoặc trong trường hợp này chính là những người nộp thuế. DÂN CHÚNG BỊ ĐỌA ĐÀY Trong bức thư chuyển công văn kèm theo báo cáo của ban cố vấn, Nghị sĩ Quốc hội Patman đã đưa ra bản tóm tắt sau: Cứ như thể mọi người đều là thành viên của một câu lạc bộ khép kín, nơi Penn Central và các giới chức của mình có thể nhận được các khoản vay cho hầu hết những gì họ mong muốn nhằm phục vụ cho cả công ty lẫn mục đích cá nhân với chỉ vài ba câu hỏi, nơi các ông chủ ngân hàng đang nắm giữ các vị trí trong Ban Giám đốc thực sự chẳng hề bận tâm hỏi xem điều gì đang diễn ra, chỉ đơn giản cho phép ban quản lý phá hủy cả công ty, đầu tư vào các hoạt động mờ ám và trong một số trường hợp còn tham gia vào các vụ làm ăn phi pháp. Những ngân hàng này lần lượt nắm giữ gần hết hoạt động kinh doanh béo bở của công ty. Trong khi cuộc chơi vẫn đang diễn ra, mọi người dường như đều có thái độ cho rằng tất cả những thỏa thuận này đều có lợi cho mọi thành viên của câu lạc bộ, còn công ty đường sắt và dân chúng thì bị đọa đày.[4] Liên minh ngân hàng, thường được gọi là Cục Dự trữ Liên bang, được tạo ra cho chính hoạt động cứu trợ kinh tế này. Arthur Burns - chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang - hẳn đã muốn trực tiếp cung cấp số tiền vừa được tạo ra nhưng điều đó đi ngược lại với các quy tắc lúc bây giờ. Chính ông ta đã nói rằng: “Mọi thứ đều thất bại. Theo luật định, chúng tôi không thể cho chính họ vay số tiền đó … tôi đã phải thực hiện điều này theo những cách khác.”[5] Cơn khủng hoảng tiền mặt của công ty này đã lên đến đỉnh điểm vào ngày cuối tuần, và cốt để tránh việc công ty buộc phải đệ đơn xin phá sản vào sáng thứ Hai, Burns đã gọi điện đến nhà của các giám đốc ngân hàng Dự trữ Liên bang khắp nước Mỹ để yêu cầu họ phải công bố ngay rằng Cục Dự trữ Liên bang tha thiết muốn giúp đỡ công ty. Vào ngày chủ nhật, William Treiber, Phó chủ tịch thứ nhất chi nhánh New York của Cục Dự trữ Liên bang, đã liên hệ với các giám đốc điều hành của mười ngân hàng lớn nhất ở New York và nói với họ rằng chính sách cho vay khẩn cấp của Cục Dự trữ Liên bang sẽ mở cửa vào sáng hôm sau. Điều này có nghĩa là Cục Dự trữ Liên bang đã sẵn sàng để tạo ra tiền từ không khí và sau đó lập tức trao số tiền này cho các ngân hàng thương mại để họ làm cho nó sinh sôi nảy nở hoặc trao cho Penn Central và các công ty khác vay, chẳng hạn như Chrysler, những đơn vị có hoàn cảnh tuyệt vọng như nhau.[6] Hơn nữa, mức lãi suất mà Cục Dự trữ Liên bang đưa ra cho những khoản vay này có giá trị đủ thấp để bù đắp cho rủi ro. Phát biểu về những gì đã xảy ra vào ngày thứ Hai định mệnh đó, Burns khoác lác: “Tôi đã họp với ban giám đốc suốt cả ngày để thay đổi điều lệ sao cho tiền có thể được chuyển vào các Chứng chỉ Tiền gửi tại các ngân hàng.” Khi nhìn lại sự kiện này, Chris Welles đã mô tả nó một cách hài lòng như “điều được tạo ra bởi sự chấp thuận của Cục Dự trữ Liên bang vào thời điểm thích hợp nhất.”[7] Dù có thích hợp hay không thì các ngân hàng cũng không bận tâm đến đề xuất đó trừ phi có thể chắc chắn rằng người nộp thuế sẽ cùng ký tên bảo đảm thanh toán các khoản vay. Vì vậy, hành động này chắc chắn được chuyển sang cho Quốc hội: Các nhà điều hành của Penn Central, giám đốc ngân hàng và đại diện công đoàn cùng tham gia giải thích về lợi ích của việc duy trì sự tồn tại của công ty đường sắt này đối với dân chúng, tầng lớp lao động và chính nền kinh tế. Bộ Hải quân đã lên tiếng bảo vệ “tài nguyên quốc phòng” của quốc gia. Dĩ nhiên, Quốc hội không thể nhẫn tâm lờ đi những yêu cầu thúc bách của đất nước, vì vậy đã chỉ thị tăng mức tiền lương cho người lao động lên 13,5%. Sau khi làm tăng thêm gánh nặng về tình trạng thất thoát tiền mặt của công ty đường sắt và thậm chí đẩy nó vào hố sâu nợ nần, Quốc hội liền thông qua Đạo luật Dịch vụ Đường sắt Khẩn cấp năm 1970 cho phép đảm bảo khoản vay liên bang trị giá 125 triệu đô-la.[8] Dĩ nhiên, chẳng có phần nào trong đạo luật này giải quyết được vấn đề cơ bản trên hay thực sự muốn làm điều đó. Hầu hết mọi người đều biết rằng, cuối cùng, công ty đường sắt sẽ được “quốc hữu hóa”, đây chính là uyển ngữ cho việc trở thành cái hố đen hút những đồng đô-la tiền thuế. Điều này đã dẫn đến sự ra đời của AMTRAK năm 1971 và CONRAIL năm 1973. AMTRAK đã tiếp quản các dịch vụ hành khách của Penn Central, còn CONRAIL đảm nhiệm các dịch vụ vận chuyển hàng hóa. CONRAIL là một công ty tư nhân, nhưng khi được thành lập, 85% cổ phiếu của nó do chính phủ nắm giữ, phần còn lại là của người lao động. May mắn thay, cổ phiếu của chính phủ đã được chào bán ra công chúng vào năm 1987. AMTRAK tiếp tục hoạt động dưới sự kiểm soát của chính phủ và thua lỗ. Nó được duy trì nhờ vào những khoản trợ cấp của chính phủ, mà đúng hơn là tiền của những người nộp thuế. Năm 1998, Quốc hội đã rót vào công ty này 21 tỷ đô-la và đến năm 2002, nó đã tiêu tốn hơn 200 triệu đô-la tiền thuế mỗi năm. Vào năm 2005, Amtrak yêu cầu tăng mức trợ cấp lên 1,8 tỷ đô-la mỗi năm. Trong khi đó, từ lúc chuyển sang ngạch tư nhân, CONRAIL đã trải nghiệm được sự thay đổi đầy ấn tượng và làm ăn có lãi - thanh toán các khoản thuế thay cho việc tiêu tốn chúng. LOCKHEED Cũng trong năm 1970, Tập đoàn Lockheed - nhà thầu vũ khí lớn nhất quốc gia - đang lao đao trên bờ vực phá sản. Ngay lập tức, Ngân hàng Mỹ và một số ngân hàng nhỏ khác liền cho Gã khổng lồ này vay tới 400 triệu đô-la mà chẳng hề bận tâm đến việc mất dòng thu nhập lãi từ khoản tiền dồi dào đó hay lo lắng rằng một khoản tài sản lớn như vậy sẽ biến mất khỏi sổ cái của mình. Khi đến thời điểm thích hợp, các ngân hàng này cùng với ban quản lý, các cổ đông và cả công đoàn lao động của Lockheed đã kiến nghị lên Washington. Các chính trị gia đáng mến được thông báo rằng, nếu Lockheed được phép tuyên bố phá sản thì sẽ có 31.000 người rơi vào cảnh thất nghiệp, hàng trăm nhà thầu nhỏ bị thua lỗ, hàng ngàn nhà cung cấp buộc phải tuyên bố phá sản và nền an ninh quốc gia sẽ bị đe dọa hết sức nghiêm trọng. Điều mà công ty cần lúc này chính là vay được càng nhiều tiền càng tốt. Song, do tình hình khó khăn về tài chính của công ty hiện nay nên không một ai sẵn lòng cho vay. Câu trả lời thế nào? Hết sức đơn giản, vì lợi ích của việc bảo vệ nền kinh tế và an ninh quốc gia nên rõ ràng chính phủ phải cung cấp tiền mặt hoặc tín dụng. Trước tình hình đó, một kế hoạch cứu trợ kinh tế nhanh chóng được Bộ trưởng Tài chính John B. Connally đưa ra nhằm cung cấp tín dụng cho công ty này. Chính phủ chấp nhận đảm bảo thanh toán cho những khoản vay bổ sung lên đến 250 triệu đô-la - khoản tiền đã đẩy Lockheed lún sâu hơn nữa vào cái hố nợ nần tới 60%. Song lúc này, điều đó cũng chẳng tạo nên sự khác biệt nào. Một khi người nộp thuế đã cùng ký vào tài khoản thì các ngân hàng không còn mối lo ngại nào về việc cho vay các khoản tiền đó nữa. Phần không thực sự minh bạch của câu chuyện này là chính phủ giờ đây đã có được một động lực mạnh mẽ để chắc chắn rằng Lockheed sẽ được trao càng nhiều hợp đồng quốc phòng càng tốt và những hợp đồng này sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận. Đây là cách gián tiếp trả hết nợ cho các ngân hàng bằng những đồng đô-la tiền thuế, nhưng được thực hiện theo cách không làm khuấy động sự căm phẫn của dân chúng. Các nhà thầu vũ khí khác từng hoạt động hiệu quả hơn sẽ bị phá sản, nhưng điều đó có thể không được chứng minh. Hơn nữa, một khoản gia tăng nhỏ trong chi phí quốc phòng cũng ít bị chú ý. Đến năm 1977, quả thực Lockheed đã hoàn trả khoản vay này và sự việc đó đã được quảng cáo rộng rãi như bằng chứng về trí tuệ và kỹ năng của tất cả những người chơi, kể cả trọng tài và ủy viên hội đồng trò chơi. Tuy nhiên, bản phân tích sâu hơn cho thấy điều này chứa đựng tới hai sự thật. Thứ nhất, không hề có bằng chứng nào cho thấy hoạt động của Lockheed trở nên có lãi trong suốt những năm đó. Thứ hai, số tiền được dùng để trả cho các khoản vay đều được lấy từ các hợp đồng vũ khí mà chính phủ đã trao cho lúc trước nhằm đảm bảo cho những khoản vay này. Theo thỏa thuận như vậy thì việc những khoản vay này được hoàn trả hay không cũng chẳng có gì khác biệt. Dù thế nào thì người nộp thuế vẫn phải còng lưng ra trả khoản tiền đó. THÀNH PHỐ NEW YORK Mặc dù không phải là một tập đoàn theo nghĩa thông thường nhưng trong nhiều phương diện, chính quyền thành phố New York đã hoạt động với chức năng đó, đặc biệt về khía cạnh nợ nần. Năm 1975, New York đã lâm vào cảnh bí bách về tín dụng và thậm chí không đủ khả năng trả lương cho nhân viên. Nguyên nhân không có gì bí ẩn. Chính quyền New York từ lâu đã là bang phúc lợi xã hội, và sự thành công về chính trị từ trước đến nay là nhờ vào những lời hứa về phúc lợi và trợ cấp cho “người nghèo”. Chẳng có gì ngạc nhiên khi thành phố này còn nổi tiếng là nơi thối nát về chính trị và quan liêu gian lận. Trong khi mức tuyển dụng lao động trung bình của một thành phố lớn là 31 người trên mỗi 1.000 dân cư thì ở New York, con số này là 49 người, vượt quá 58%. Mức lương của những nhân viên này còn cao hơn rất nhiều so với những người làm trong lĩnh vực tư nhân. Trong khi một chuyên viên kỹ thuật X quang tại một bệnh viên tư nhân kiếm được 187 đô-la mỗi tuần thì một người gác cổng cho thành phố nhận được 203 đô-la. Một nhân viên thu ngân ở ngân hàng trung bình kiếm được 154 đô-la mỗi tuần thì với thời gian đó, một người quét dọn tàu điện ngầm thành phố nhận được 212 đô-la. Và nhiều khoản phúc lợi khác của thành phố thực sự còn cao gấp đôi so với lĩnh vực tư nhân trong cùng bang. Ngoài những khoản tiền chất cao như núi này là các khoản chi phí bổ sung cho giáo dục đại học miễn phí, trợ cấp nhà ở, chăm sóc sức khỏe miễn phí và rất nhiều chương trình phúc lợi khác. Các khoản thuế của thành phố thực sự không tài nào đủ để trang trải chi phí cho những điều không tưởng này thêm được nữa. Thậm chí sau khi chuyển những khoản thanh toán từ Albany và Washington cộng với các khoản thuế bang và liên bang, dòng chi vẫn lớn hơn dòng thu rất nhiều. Lúc này chỉ còn ba lựa chọn: tăng các khoản thuế thành phố, giảm chi phí hoặc đi vay nợ. Sự lựa chọn chẳng bao giờ bị nghi ngờ quá mức. Năm 1975, New York đã phát hành quá nhiều trái phiếu tới mức thị trường bị bão hòa và không còn có thể tìm được người cho vay nào nữa. Hai tỷ đô-la nợ được nắm giữ bởi một nhóm nhỏ ngân hàng với sự kiểm soát của Chase Manhattan và Citicorp. Khi việc thanh toán lãi của những khoản vay này dừng lại thì cũng là lúc hành động nghiêm túc xảy ra. Các chủ ngân hàng cùng với các ủy viên hội đồng thành phố lặn lội đến Washington và trình bày hoàn cảnh của mình trước Quốc hội. Họ cùng nói rằng thành phố rộng nhất thế giới này không được phép phá sản, nếu không, các dịch vụ cốt yếu sẽ bị ngưng trệ cũng như hàng triệu người sẽ bị đẩy ra đường mà không biết đi về đâu, thậm chí cũng chẳng có được sự bảo vệ của cảnh sát. Tình trạng nghèo đói, bệnh tật và cả tội phạm sẽ nhanh chóng bao trùm toàn thành phố, trở thành nỗi ô nhục đối với nước Mỹ. David Rockefeller, chủ tịch của Chase Manhattan, đã thuyết phục bạn mình là Helmut Schmidt, Thủ tướng Tây Đức, đưa ra lời tuyên bố với các phương tiện truyền thông đại chúng rằng tình trạng bất hạnh này ở New York có thể làm bùng phát một cuộc khủng hoảng tài chính ở cấp quốc tế. Một cách đầy hiểu biết, Quốc hội không muốn để New York trở thành nơi hỗn loạn, một nỗi ô nhục đối với nước Mỹ cũng như châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính khắp toàn cầu. Vì vậy, tháng Chạp năm 1975, Quốc hội đã thông qua một dự thảo ủy quyền cho Bộ Tài chính cấp cho thành phố New York những khoản vay trực tiếp lên đến 2,3 tỷ đô-la, một khoản tiền nhiều gấp đôi tổng số nợ hiện tại của nó trong các ngân hàng. Các khoản trả lãi cho những món nợ cũ ngay lập tức được phục hồi. Dĩ nhiên, tất cả số tiền này lúc đầu phải được Quốc hội vay, mà bản thân Quốc hội cũng đang ngập sâu trong nợ nần. Và hầu hết số tiền đó đều được Cục Dự trữ Liên bang tạo ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng cách lấy từ người nộp thuế thông qua sự suy giảm về sức mua được gọi là lạm phát, nhưng ít ra các ngân hàng có thể được hoàn trả tiền, và đây chính là mục đích của trò chơi. Có một số hạn chế đi kèm với khoản vay này, bao gồm một chương trình thắt lưng buộc bụng và chương trình hoàn trả có hệ thống nhưng không có điều kiện nào trong số này được thực hiện như đã định. Vì thế, thành phố New York vẫn tiếp tục trở thành một nơi không tưởng về phúc lợi xã hội cũng như không chắc bao giờ sẽ thoát khỏi nợ nần. CHRYSLER Đến năm 1978, Tập đoàn Chrysler cũng ngấp nghé bờ vực phá sản. Nó đã phải nhiều lần quay vòng khoản nợ của mình với các ngân hàng và trò chơi đang gần đến hồi kết. Bất chấp lệnh cấm vận về dầu lửa của OPEC từng đẩy giá xăng dầu lên cao và nhu cầu nhập khẩu các dòng xe hơi loại nhỏ ngày càng tăng, công ty vẫn tiếp tục sản xuất những chiếc xe “uống xăng” truyền thống. Lúc này, Chrysler phải đối mặt với lượng xe tồn kho rất lớn và khoản nợ khổng lồ đã vay để sản xuất ra số xe đó. Sự trùng hợp về thời gian càng khiến cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Nước Mỹ cũng đang phải đối mặt với các mức lãi suất cao ngất, và cùng với nỗi lo sợ về sự dính dáng của quân đội Mỹ tại Cam-pu-chia, điều này đã dẫn đến sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán. Trong khi đó, các ngân hàng ngày càng thắt chặt tín dụng và một trong những trường hợp hiếm thấy của lịch sử hiện đại là chính những người tạo ra tiền cũng phải đi lùng sục tiền. Chrysler cần thêm tiền mặt để duy trì hoạt động kinh doanh chứ không quan tâm đến việc vay đủ tiền để trả lãi cho những khoản vay hiện tại. Để việc tham gia trò chơi thêm phần giá trị, công ty muốn vay thêm hơn một tỷ đô-la. Nhưng trong bối cảnh kinh tế lúc bây giờ, các ngân hàng khó có thể tạo ra được bất kỳ khoản tiền nào tương đương với mức đó. Các nhà quản lý, chủ ngân hàng cùng lãnh đạo công đoàn đều nhận thấy mục tiêu chung ở Washington. Nếu một trong những tập đoàn lớn nhất nước Mỹ phải tuyên bố phá sản thì hãy nghĩ đến nỗi khó nhọc mà hàng ngàn công nhân và gia đình họ phải gánh chịu, hãy cân nhắc về sự thiệt hại đối với nền kinh tế khi nạn thất nghiệp lan tràn khắp đất nước; nỗi lo sợ khi nghĩ đến sự thất bại trên thị trường ô tô của hai thay vì ba thương hiệu lớn như hiện nay. Đúng vậy, không lẽ Quốc hội sẽ bị khiển trách vì không muốn đẩy những gia đình vô tội vào cảnh nghèo đói, đảo lộn nền kinh tế quốc gia cũng như từ chối quyền tự do lựa chọn theo Hiến pháp của mọi người? Vì vậy, một dự luật được thông qua chỉ định Bộ Tài chính đảm bảo cấp cho Chrysler các khoản vay mới lên đến 1,5 tỷ đô-la. Các ngân hàng đồng ý xóa những khoản vay cũ 600 triệu đô-la của mình và chuyển một khoản bổ sung 700 triệu đô-la sang cổ phiếu ưu đãi. Cả hai biện pháp này đều được quảng cáo như bằng chứng cho thấy rằng các ngân hàng đang lâm vào tình trạng thua lỗ khủng khiếp nhưng vẫn sẵn sàng chấp nhận cốt để cùng bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giá trị của cổ phiếu được chuyển đổi cho khoản nợ không thể thu hồi trước đó đã tăng một cách đột biến sau khi bản thỏa thuận được công bố. Hơn nữa, không chỉ các khoản thanh toán lãi cho các khoản vay cũ được phục hồi mà chính các ngân hàng lúc này cũng đã thay thế phần được xóa nợ bằng những khoản vay mới và đây là những khoản vay có chất lượng vượt trội bởi chúng hoàn toàn được bảo đảm bởi những người nộp thuế. Vì vậy, bất kể những khoản nợ tồi trước đó, sự đảm bảo này quý giá đến mức Chrysler vẫn có thể nhận được các khoản vay với mức lãi suất 10,35%, trong khi Ford, đối thủ cạnh tranh có tiềm lực hơn nhiều, đã phải trả với mức lãi suất 13,5%. Việc áp dụng mức lãi suất chênh nhau tới 3,15% cho 1,5 tỷ đô-la với số dư giảm dần chỉ trong sáu năm sẽ tạo ra một khoản tiết kiệm hơn 165 triệu đô-la. Đó là con số dự đoán khiêm tốn về quy mô trợ cấp của liên bang. Thế nhưng, giá trị thực của nó lớn hơn nhiều bởi nếu không có khoản tiền đó thì công ty sẽ phải ngưng hoạt động, còn các ngân hàng sẽ phải chịu lỗ cho hầu hết toàn bộ khoản vay này. CƠ QUAN BẢO HIỂM TIỀN GỬI LIÊN BANG Như đã đề cập ở chương trước, FDIC không phải là một chương trình bảo hiểm thực sự bởi nó đã được chính trị hóa và hiện thân cho nguyên tắc về nguy hại đạo đức đồng thời làm tăng khả năng vỡ nợ của ngân hàng. FDIC có ba lựa chọn khi thực hiện cứu trợ kinh tế cho một ngân hàng phá sản. Thứ nhất được gọi là trả hết, tức là phải thanh toán hết cho những người gửi tiền có bảo hiểm và sau đó để cho các đơn vị thanh lý quyết định số phận của ngân hàng. Đây là sự lựa chọn thường được các ngân hàng nhỏ sử dụng khi không bị ảnh hưởng chính trị. Khả năng thứ hai được gọi là bán hết, nghĩa là phải đạt được các thỏa thuận với ngân hàng lớn hơn để họ chịu gánh lấy tất cả các tài sản thực cũng như các khoản nợ hiện tại của ngân hàng bị phá sản. Như vậy, các dịch vụ ngân hàng sẽ không bị gián đoạn và ngoài việc thay đổi tên ngân hàng thì hầu hết khách hàng đều không hề nhận biết về giao dịch này. Sự lựa chọn này thường được sử dụng cho các ngân hàng nhỏ và vừa. Và trong cả hai lựa chọn trên, FDIC đều tiếp quản các khoản vay xấu của ngân hàng bị phá sản đồng thời cung ứng tiền để thanh toán cho những người gửi tiền có bảo hiểm. Lựa chọn thứ ba được gọi là cứu trợ kinh tế và đây là một trong những điều mà chúng ta nên đặc biệt quan tâm. Irvine Sprague, nguyên giám đốc của FDIC đã giải thích: “Trong cứu trợ kinh tế, ngân hàng không bị đóng cửa và mọi người - dù có bảo hiểm hay không - đều được bảo vệ đầy đủ… Đặc quyền này chỉ được FDIC áp dụng với một số ít đơn vị được lựa chọn.”[9] Theo Sprague thì điều này hoàn toàn hợp lý bởi mọi người -dù có bảo hiểm hay không - đều được bảo vệ đầy đủ. Những ngân hàng bao gồm số ít ngân hàng được lựa chọn đó thường là những tổ chức lớn. Chỉ khi số tiền gặp rủi ro lớn tới mức làm tê liệt cả suy nghĩ thì sự cứu trợ kinh tế mới có thể được ngụy trang thành hành động bảo vệ dân chúng. Sprague phát biểu: Đạo luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment Act - FDI Act) cho phép ban giám đốc của FDIC toàn quyền ngăn chặn sự phá sản của một ngân hàng bằng bất cứ giá nào. FDIC chỉ cần khiến cho việc phát hiện ra ngân hàng được bảo hiểm đang có nguy cơ phá sản là “cần thiết để cung cấp dịch vụ ngân hàng thích đáng trong cộng đồng của mình”… Các thành viên ban giám đốc của FDIC không muốn tạo ra sự nhận biết về tính thiết yếu trừ phi họ cảm nhận được một mối đe dọa hiện hữu và rõ ràng đối với hệ thống tài chính quốc gia.[10] Sự thiên vị đối với các ngân hàng lớn được thể hiện rõ ở nhiều cấp độ. Một trong số đó là, trong một cuộc cứu trợ kinh tế, FDIC đứng ra bảo đảm tất cả các khoản tiền gửi cho dù chúng có được bảo hiểm hay không. Điều này thực sự quan trọng bởi vì các ngân hàng chỉ thanh toán một khoản ấn định dựa trên những khoản tiền được bảo hiểm. Vì vậy, nếu những khoản tiền gửi không được bảo hiểm cũng được thanh toán thì mức bảo hiểm đó hoàn toàn miễn phí - hay nói chính xác hơn là được một người nào đó thanh toán. Vậy những khoản tiền gửi nào không được bảo hiểm? Đó là những khoản tiền vượt quá 100.000 đô-la hay những khoản tiền gửi của nước ngoài. Thế những ngân hàng nào nắm giữ hầu hết các khoản tiền này? Dĩ nhiên là các ngân hàng lớn, cụ thể là những ngân hàng mở rộng hoạt động ở nước ngoài.[11] Kết quả là các ngân hàng lớn luôn có mức bảo hiểm miễn phí mỗi khi được cứu trợ kinh tế bởi các tài khoản không được bảo hiểm của họ sẽ được FDIC sẽ thanh toán, còn chi phí của việc đó sẽ được đẩy sang cho các ngân hàng nhỏ hơn và người nộp thuế. Đây không phải là trường hợp bỏ sót. Một phần của kế hoạch tại đảo Jekyll là tạo ra một tình huống cạnh tranh khó khăn cho các ngân hàng lớn. NGÂN HÀNG UNITY Trên thực tế, lần áp dụng đầu tiên của nguyên tắc then chốt FDIC là một trường hợp ngoại lệ. Năm 1971, khi Unity Bank & Trust Company tại thành phố Roxburry thuộc Boston nhận thấy mình hoàn toàn không còn khả năng trả nợ thì cơ quan liên bang đã vào cuộc. Đây là điều được tìm thấy: Vốn của Unity đã bị rút cạn, phần lớn các khoản cho vay của nó đều là nợ khó đòi, các biện pháp đòi nợ rất yếu kém, còn đội ngũ nhân viên thì đại diện cho những gì tồi tệ nhất: quá thừa thãi và thiếu kinh nghiệm. Theo báo cáo thì cứ một công việc có đến hai người làm nhưng không người nào có kiến thức nghiệp vụ về nó cả. Chỉ với 11,4 triệu đô-la trên sổ sách kế toán của mình thì đây được coi là ngân hàng nhỏ theo các tiêu chuẩn hiện hành. Thông thường, những người gửi tiền sẽ được nhận lại tiền của mình, còn các cổ đông - giống như chủ sở hữu của bất kỳ dự án kinh doanh thất bại nào - sẽ bị mất khoản đầu tư của mình. Chính bản thân Sprague cũng đã thừa nhận: “Nếu nguyên tắc thị trường có bất kỳ ý nghĩa nào thì các cổ đông sẽ trở nên trắng tay khi ngân hàng phá sản. Sự trợ giúp của chúng tôi sẽ có tác dụng … cứu sống các cổ đông này bằng chi phí của chính phủ.”[12] Nhưng với Unity lại khác. Ngân hàng này nằm trong khu vực sinh sống của người da đen và thuộc sở hữu của tộc người thiểu số. Giống như những trường hợp khi các cơ quan chính phủ được trao quyền thực thi tùy ý, các quyết định được đưa ra dựa trên áp lực chính trị hơn là lập luận hoặc công trạng, và Unity là một ví dụ hoàn hảo về điều này. Năm 1971, văn phòng Quốc hội vẫn bị ám ảnh bởi bóng ma bạo loạn trong cộng đồng những người da đen ở đây. Liệu có phải FDIC cho phép ngân hàng này tuyên bố phá sản và đổ trách nhiệm cho những cuộc bạo loạn và thanh toán đẫm máu không? Sprague trả lời: Cả tôi lẫn Wille [một giám đốc khác] đều không gặp bất kỳ rắc rối nào khi xem xét vấn đề của ngân hàng này trong bối cảnh xã hội bao quát hơn bởi chúng tôi luôn sẵn sàng tìm kiếm giải pháp đầy tính sáng tạo… Biểu quyết của tôi trong vấn đề tạo ra việc nhận thấy “sự thiết yếu” để cứu lấy ngân hàng nhỏ này có thể đã được định trước, một di sản không thể tránh khỏi của dòng họ Watts… Chính những cuộc bạo loạn của dòng họ Watts đã làm bùng lên học thuyết “thiết yếu” này.[13] Ngày 22 tháng 7 năm 1971, FDIC tuyên bố rằng Ngân hàng Unity cần phải tiếp tục hoạt động và được bơm trực tiếp khoản tiền 1,5 triệu đô-la. Mặc dù khoản tiền đó xuất hiện trong sổ cái của cơ quan này như một khoản vay, song chẳng ai thực sự mong chờ được hoàn trả. Năm 1976, bất chấp bản báo cáo của chính đội ngũ nhân viên FDIC rằng các hoạt động của ngân hàng này vẫn “bệ rạc và bừa bãi như trước đây” nhưng nó vẫn cứ quay vòng “khoản vay” đó trong năm năm tiếp. Nhưng các hoạt động vẫn không được cải thiện nên vào ngày 30 tháng 6 năm 1982, ủy ban Ngân hàng Massachusetts cuối cùng buộc phải thu hồi giấy phép của Unity. Lúc này, không còn cuộc bạo loạn nào trên các đường phố và FDIC lặng lẽ xóa bỏ khoản nợ 4.403.000 đô-la như chi phí cuối cùng của sự cứu trợ kinh tế. NGÂN HÀNG KHỐI THỊNH VƯỢNG CHUNG THUỘC DETROIT Sự cứu trợ kinh tế của Ngân hàng Unity thuộc Boston là một trường hợp ngoại lệ đối với nguyên tắc cho rằng các ngân hàng nhỏ có thể không cần thiết nhưng những gã khổng lồ phải được cứu sống bằng mọi giá. Tuy nhiên, theo quan điểm này, kế hoạch trò chơi FDIC hoàn toàn tuân thủ luật chơi Hoyle. Sự cứu trợ kinh tế tiếp theo diễn ra năm 1972 liên quan đến Ngân hàng Khối thịnh vượng chung thuộc Detroit trị giá 1,5 tỷ đô-la. Ngân hàng này đã vốn cấp cho hầu hết các quá trình tăng trưởng phi thường của mình thông qua những khoản vay từ một ngân hàng khác là Chase Manhattan ở New York. Khi Ngân hàng khối thịnh vượng chung bị vỡ nợ chủ yếu do đầu cơ chứng khoán và quá trình tự giao dịch của ban quản lý, Chase đã nắm giữ tới 39% cổ phiếu phổ thông của Ngân hàng Khối thịnh vượng chung và thực sự nắm quyền kiểm soát ngân hàng này với nỗ lực nhằm tìm cách lấy lại tiền của mình. Sprague - Giám đốc của FDIC - mô tả hậu quả không thể tránh khỏi này như sau: Các giới chức của Chase… đã đề xuất rằng, Khối thịnh vượng chung là vấn đề quyền lợi của dân chúng mà các cơ quan chính phủ cần phải giải quyết. Sự gợi ý vụng về đó chính là cách mà Chase muốn yêu cầu về một sự cứu trợ kinh tế từ chính phủ… Đề xuất của họ sẽ dẫn đến quyết định cứu trợ kinh tế cho các cổ đông mà cổ đông lớn nhất chính là Chase.[14] Các chủ ngân hàng đều cho rằng Ngân hàng Khối thịnh vượng chung không được phép tuyên bố phá sản bởi vì nó đã cung cấp các dịch vụ hoạt động ngân hàng “thiết yếu” cho cộng đồng. Có hai yếu tố để chứng minh cho điều đó: (1) ngân hàng này phục vụ nhiều khu vực dân tộc thiểu số, và (2) không có ngân hàng nào khác trong thành phố này đủ khả năng tiếp quản được các hoạt động của ngân hàng này mà không gây ra một sự tập trung quyền lực không lành mạnh vào tay một số ít ngân hàng. Không rõ là vấn đề dân tộc thiểu số này có liên quan gì đến nó bởi vì khu vực dân cư nơi Ngân hàng Khối thịnh vượng chung này có chi nhánh hoạt động cũng sử dụng dịch vụ của các ngân hàng khác. Hơn nữa, nếu Ngân hàng Khối thịnh vượng chung bị thanh lý, chắc chắn các đối thủ cạnh tranh sẽ mua lại nhiều chi nhánh của nó và dịch vụ dành cho các cộng đồng vẫn được tiếp tục duy trì. Dựa trên sự xao lãng đối với vấn đề này trong suốt các cuộc thảo luận, rõ ràng rằng nó chỉ được đưa vào như phần bổ sung chứ chẳng ai thực sự quan tâm đến cả. Dù thế nào, FDIC cũng không muốn bị buộc tội là dửng dưng trước nhu cầu của các dân tộc thiểu số ở Detroit cũng như chắc chắn không muốn trở thành kẻ phá hủy sự cạnh trạnh tự do mậu dịch. Vì vậy, ngày 17 tháng Giêng năm 1972, Khối thịnh vượng chung đã được cứu trợ bằng một khoản vay trị giá 60 triệu đô-la kèm theo vô số đảm bảo của liên bang. Chase đã chịu nhiều thua lỗ, chủ yếu do hậu quả của danh mục đầu tư trái phiếu yếu kém của Khối thịnh vượng chung, nhưng sự thua lỗ này chẳng thấm vào đâu so với những gì sẽ mất đi nếu không có sự can thiệp của FDIC. Vì việc tiếp tục duy trì hoạt động của ngân hàng này là cần thiết để ngăn chặn sự tập trung quyền lực tài chính nên FDIC đã sắp đặt giao dịch mua bán với First Arabian Corporation, một công ty ở Luxembourg do các hoàng tử Ả-rập Xê-Út cấp vốn. Việc có được quyền lực tài chính tập trung ở Ả-rập Xê-Út vẫn tốt hơn ở Detroit. Ngân hàng này tiếp tục hoạt động yếu kém, và vào năm 1983 được bán lại cho Comerica, tiền thân là Detroit Bank & Trust Company. Như vậy, sự tập trung quyền lực địa phương mà nhiều người lo sợ trước đó cuối cũng đã diễn ra, nhưng chỉ sau khi Chase Manhattan có đủ khả năng thoát khỏi giao dịch đó với hầu hết các khoản lỗ của nó đã được bảo hiểm. NGÂN HÀNG FIRST PENNSYLVANIA Tiếp theo là cuộc cứu trợ kinh tế năm 1980 dành cho Ngân hàng First Pennsylvania của Philadelphia. First Penn là ngân hàng lớn thứ hai mươi ba của nước Mỹ với tài sản hơn 9 tỷ đô-la, lớn gấp sáu lần giá trị của Ngân hàng Khối thịnh vượng chung và lớn hơn tài sản của Unity tới chín trăm lần. Nó cũng là ngân hàng lâu đời nhất nước Mỹ, có từ thời Ngân hàng Bắc Mỹ do chính Quốc hội Lục địa thành lập vào năm 1781. Ngân hàng này đã trải qua thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng với những khoản lợi nhuận khổng lồ chủ yếu nhờ sự lãnh đạo tháo vát của giám đốc điều hành John Bunting, người đã từng là chuyên gia kinh tế học thuộc Ngân hàng Dự trữ Liên bang ở Philadelphia. Bunting chính là hình mẫu hoàn hảo của những ông chủ ngân hàng nhạy bén với thời cuộc. Ông ta đã làm căng túi tiền của mình lên nhanh chóng bằng cách giảm mức lãi suất an toàn, tiếp nhận các khoản vay đầy rủi ro và đầu cơ vào thị trường trái phiếu. Ngay khi nền kinh tế được mở rộng, những canh bạc này bắt đầu mang về nhiều lợi nhuận khiến cho các cổ đông vô cùng yêu mến ông ta. Tuy nhiên, khi canh bạc trên thị trường trái phiếu của ông ta trở nên xấu đi, dòng tiền mặt của ngân hàng đã thể hiện ở con số âm. Vào năm 1979, First Penn buộc phải bán một số công ty con sinh lời của mình cốt để duy trì vốn hoạt động và đã phải gánh những khoản vay đáng ngờ trị giá 328 triệu đô-la, nghĩa là lớn hơn toàn bộ khoản đầu tư của các cổ đông đến 16 triệu đô-la. Và khi ngân hàng này không còn khả năng trả nợ thì đó cũng chính là lúc họ tìm đến những người nộp thuế để bù đắp cho các khoản thua lỗ này. Các ông chủ ngân hàng đã lặn lội tới Washington để trình bày hoàn cảnh của mình cùng với đại diện của ba đại gia là Bank of America, CitiBank và dĩ nhiên không thể thiếu Chase Manhattan. Họ cùng cho rằng, sự cứu trợ kinh tế cho First Penn không chỉ “thiết yếu” đối với việc duy trì các dịch vụ hoạt động ngân hàng ở Philadelphia mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế thế giới. Họ còn nói rằng ngân hàng này quá lớn và nếu buộc phải tuyên bố phá sản thì nó sẽ gây ra hiệu ứng đô-mi-nô đầu tiên dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính cấp quốc tế. Lúc đầu, ban giám đốc của FDIC phản đối lại học thuyết này và đã đón nhận sự giận dữ của Cục Dự trữ Liên bang. Sprague nhớ lại: Chúng tôi không hề quyết định về cách thức để tiếp tục. Đã có áp lực mạnh mẽ ngay từ đầu là không cho phép ngân hàng này phá sản. Vì thế, bên cạnh việc nghe ngóng tình hình từ chính ngân hàng này, các ngân hàng lớn khác cũng như giới quản lý, chúng tôi thường xuyên lắng nghe ý kiến từ phía Cục Dự trữ Liên bang. Tôi còn nhớ trong một cuộc họp, Fred Schultz, Phó Chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang, đã lớn tiếng cho rằng, không có bất kỳ giải pháp thay thế nào khác -chúng ta phải cứu lấy ngân hàng này. Ông ta nói: “Đừng lãng phí thời gian bàn về bất kỳ điều gì khác!”… Đầu tiên, vai trò của Cục Dự trữ Liên bang như người cho vay cứu cánh cuối cùng đã tạo ra sự bất đồng giữa Cục Dự trữ Liên bang và FDIC trong suốt thời gian này. Cục Dự trữ Liên bang đang cho First Pennsylvania vay rất nhiều tiền dưới hình thức đảm bảo tuyệt đối, và Paul Volcker - chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang - cho biết rằng ông ta đã lên kế hoạch tiếp tục cấp vốn không giới hạn cho ngân hàng này cho đến khi chúng tôi có thể tạo ra được một cuộc sáp nhập hoặc một sự cứu trợ kinh tế để cứu ngân hàng này.[15] Ban giám đốc của FDIC không muốn gây chiến với Cục Dự trữ Liên bang và chắc chắn không muốn bị đổ lỗi về việc làm sụp đổ cả hệ thống kinh tế thế giới vì đã để cho hiệu ứng đô-mi-nô xảy ra. Sprague nói rằng, “Học thuyết này chưa bao giờ được kiểm tra và tôi không chắc là mình có muốn điều đó xảy ra hay không.”[16] Vì vậy, vào thời điểm thích hợp, một gói cứu trợ kinh tế được đưa ra gồm một khoản vay trị giá 325 triệu đô-la từ FDIC kèm theo các điều kiện khác như miễn tiền lãi trong năm đầu tiên và được hưởng mức lãi suất về sau bằng nửa lãi suất trên thị trường. Một số ngân hàng có liên quan chặt chẽ về tài chính với First Penn và những ngân hàng từng phải chịu các khoản lỗ lớn khi First Penn ngấp nghé bờ vực phá sản cũng được vay bổ sung 175 triệu đô-la và nhận được mức tín dụng một tỷ đô-la. FDIC đã khăng khăng đòi thực hiện phương án này cốt để chứng tỏ rằng chính ngành ngân hàng đang ra sức giúp đỡ và luôn tin tưởng vào hoạt động kinh doanh này. Để củng cổ niềm tin đó, Cục Dự trữ Liên bang đã mở rộng Chính sách cho vay khẩn cấp của mình bằng cách cung cấp những nguồn vốn với mức lãi suất thấp. Kết quả của sự cứu trợ kinh tế đặc biệt này có phần sáng sủa hơn so với các đợt cứu trợ khác, ít nhất trong phạm vi có liên quan đến ngân hàng này. Vào cuối giai đoạn trợ cấp 5 năm của người nộp thuế, khoản vay của FDIC đã được hoàn trả đầy đủ. Tuy nhiên, ngân hàng này vẫn còn hoạt động dù không vững chắc và hồi kết của câu chuyện vẫn chưa được viết. CONTINENTAL ILLINOIS Cho đến thời điểm này, mọi thứ vẫn chỉ là sự tập dượt cho một sự kiện lớn vẫn chưa thực sự xảy ra. Vào đầu thập niên 80, Continental Illinois thuộc Chicago đã trở thành ngân hàng lớn thứ bảy tại Mỹ. Với tổng tài sản trị giá 42 tỷ đô-la và 12.000 nhân viên làm việc trong các văn phòng tại hầu hết các quốc gia lớn trên thế giới, danh mục vốn đầu tư cho vay của ngân hàng này đã từng đạt mức tăng trưởng hết sức ngoạn mục. Lãi ròng từ các khoản cho vay của ngân hàng đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng năm năm và đã đạt mức doanh thu hàng năm lên đến 254 triệu đô-la vào năm 1981. Ngân hàng đã trở thành con cưng của giới phân tích thị trường và thậm chí đã được Dim’s Review đánh giá như một trong năm công ty được quản lý tốt nhất quốc gia. Những nhà định hướng dư luận này không nhận thấy rằng mức tăng trưởng phi thường đó không phải nhờ vào khả năng chuyên môn trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư mà là từ việc cấp vốn cho các doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ hoặc chính phủ nước ngoài - những quốc gia không thể tìm kiếm được nguồn tiền từ bất kỳ nơi nào khác. Nhưng dân chúng không biết được điều đó và vẫn muốn lao vào ngân hàng này. Trong một khoảng thời gian, cổ phiếu phổ thông của ngân hàng thực sự đã được bán với giá cao hơn so với các ngân hàng khác - những đơn vị được quản lý thận trọng hơn. Mảnh vải rẻ tiền này bắt đầu bị xổ mép trong ngày Quốc khánh của Hoa Kỳ (mùng 4 tháng Bảy năm 1982) với sự sụp đổ của ngân hàng Penn Square ở Oklahoma. Penn Square nổi tiếng trong lĩnh vực mua bán với phi vụ đặt hàng cả tỷ đô-la vào các khoản vay dầu lửa và khí đốt và sau đó bán lại chúng cho Continental chỉ trước khi xảy ra sự sụp đổ của thị trường năng lượng. Cùng lúc đó, các khoản vay khác cũng bắt đầu trở nên xấu đi. Cuộc khủng hoảng nợ nần ở Mexico và Argentina lần lượt lên đến đỉnh điểm, kéo theo sự phá sản của hàng loạt doanh nghiệp khác. Continental đã áp dụng chính sách tiền tệ dễ dàng với hầu hết các đơn vị này. Khi những sự kiện trên khiến cho mức xếp hạng tín dụng của ngân hàng sụt giảm, những người gửi tiền thận trọng đổ xô rút tiền ra và hoạt động cấp vốn mới bắt đầu thu hẹp lại. Ngân hàng trở nên khan hiếm tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu hàng ngày của mình. Trong nỗ lực nhằm thu hút nguồn vốn mới, ngân hàng liền đưa ra các chứng chỉ tiền gửi với tỷ lệ lãi suất cao phi thực tế. Nhân viên của ngân hàng được cử đi lùng sục khắp các thị trường châu Âu và Nhật Bản cũng như tiến hành chiến dịch quan hệ công chúng nhằm thuyết phục các nhà quản lý thị trường rằng ngân hàng này hoàn toàn bình thường và ổn định. David Taylor, chủ tịch ngân hàng lúc bấy giờ đã nói rằng: “Chúng ta có Lữ đoàn Bảo hiểm Continental Illinois và chúng ta cần phải triển khai ra toàn thế giới.”[17] Trên mảnh đất mơ màng của tài chính hiện đại, vẻ tráng lệ thường quan trọng hơn bản chất, hình ảnh bề ngoài có giá trị hơn thực tế. Ngân hàng đã thanh toán cổ tức quý vào tháng Tám bất chấp thực tế rằng điều này hút cạn lượng tiền mặt của nó. Giống như công ty Đường sắt Penn Central mười hai năm trước, biện pháp này đã được tính toán nhằm vẽ nên một hình ảnh về sự thịnh vượng của hoạt động kinh doanh. Và thủ đoạn này đã phát huy tác dụng, ít nhất là trong một khoảng thời gian ngắn. Vào tháng Mười Một, niềm tin của dân chúng bắt đầu được khôi phục, cổ phiếu của ngân hàng đã giành lại mức giá như thời kỳ trước khi xảy ra vụ Penn Square. Đến tháng Ba năm 1983, giá cổ phiếu thậm chí còn cao hơn nhưng điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra. Vào cuối năm 1983, gánh nặng về những khoản vay không hiệu quả của ngân hàng thực sự đã lớn đến mức không thể kham nổi và đang gia tăng với tốc độ đáng báo động. Năm 1984, con số này đã lên đến 2,7 tỷ đô-la. Cũng trong năm đó, ngân hàng đã phải bán toàn bộ hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng có lãi của mình để bù lỗ thu nhập cũng như trả cổ tức hàng quý cho các cổ đông. Lúc này, cơ cấu nội bộ gần như sụp đổ nhưng dáng vẻ bề ngoài vẫn luôn thể hiện như hoạt động kinh doanh bình thường. Tuy nhiên, vết rạn nứt bên ngoài đầu tiên đã xảy ra vào lúc 11 giờ 39 phút sáng thứ Ba, ngày 8 tháng Năm khi Renters -hãng tin tức của Anh - đã phát sóng một câu chuyện với lời giải thích rằng, các ngân hàng ở Hà Lan, Tây Đức, Thụy Sĩ và Nhật Bản đã tăng tỷ lệ lãi suất đối với các khoản vay dành cho Continental cũng như một vài trong số những ngân hàng này đang bắt đầu rút tiền ra. Câu chuyện cũng trích dẫn báo cáo chính thức của ngân hàng Continental rằng, những tin đồn về tình trạng phá sản sắp xảy ra là “hoàn toàn lố bịch”. Và chỉ trong vài giờ, một hãng tin khác là Commodity News Service đã phát đi bản tin thứ hai thông báo rằng, một ngân hàng Nhật Bản đã quan tâm tới việc mua lại ngân hàng Continental. ĐỢT RÚT TIỀN ĐIỆN TỬ Ồ ẠT ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI Rạng sáng hôm sau, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rút tiền gửi của mình. Cả tỷ đô-la bằng tiền châu Á đã được rút ra trong ngày đầu tiên đó. Ngày hôm sau - tức là hơn một ngày sau khi Continental khẳng định rằng sự phá sản là hoàn toàn lố bịch, The Board of Trade Clearing Corporation - một khách hàng lâu năm có trụ sở ngay ở cuối phố với ngân hàng này - đã rút về 50 triệu đô-la. Tin đồn về sự tháo chạy này ngay lập tức được các hãng tin phát đi nhanh chóng khiến cho tình trạng hoảng sợ tăng cao. Nó đã trở thành một đợt rút tiền điện tử ồ ạt đầu tiên trên thế giới. Đến thứ Sáu, ngân hàng này buộc phải gõ cửa Cục Dự trữ Liên bang mượn 3,6 tỷ đô-la nhằm bù đắp cho những khoản tiền gửi bị rút. Một liên minh gồm mười sáu ngân hàng do Morgan Guaranty dẫn đầu đã đưa ra mức tín dụng hào phóng với thời hạn ba mươi ngày nhưng tất cả những điều này không đủ đáp ứng yêu cầu. Chỉ trong hơn bảy ngày, lượng chi phí đã tăng vọt lên hơn 6 tỷ đô-la. Khi mới bắt đầu, hầu như tất cả các hành động này đều ở cấp tổ chức: các ngân hàng khác và các quỹ đầu tư được quản lý chuyên nghiệp có khả năng quan sát chi tiết từng động thái nhỏ nhất của các thị trường tài chính. Trong khi đó, đại đa số dân chúng đều không hề nghi ngờ về thảm họa này, thậm chí cả khi nó đã xảy ra. Chernow đã nói: “Đợt rút tiền ồ ạt ra khỏi Continental thật giống như một câu chuyện tưởng tượng thời hiện đại bởi nó không có đám đông các chủ nợ quá khích mà chỉ có những dòng chữ nhấp nháy đầy ác mộng và lạnh lùng trên màn hình máy tính.”[18] Sprague đã viết: “Bên trong ngân hàng, tất cả đều tĩnh lặng, tiền được rút ra liên tục, còn theo ghi nhận của các viên chức ngân hàng thì không có dấu hiệu rắc rối nào cả - ngoại trừ phòng truyền tin. Tại đây, các nhân viên đều nhận thấy điều gì đang xảy ra khi các hóa đơn rút tiền lần lượt xuất hiện trong hệ thống, vắt kiệt sự sống của Continental. Một số người đã bật khóc.”[19] Đây chính là khoảnh khắc vàng để tạo ra Cục Dự trữ Liên bang và FDIC. Nếu không có sự can thiệp của chính phủ, Continental hẳn đã sụp đổ, các cổ đông của ngân hàng đã trắng tay, những người gửi tiền đã bị thiệt hại nghiêm trọng và giới tài chính hẳn đã rút ra được bài học rằng, các ngân hàng không phải chỉ nói về sự quản lý thận trọng mà còn phải thực sự áp dụng nó. Các phương pháp thực tiễn trong hoạt động ngân hàng tương lai hẳn đã được thay đổi một cách nghiêm túc và lợi ích kinh tế lâu dài cho đất nước hẳn đã hết sức to lớn. Nhưng với sự can thiệp của chính phủ, quy tắc của thị trường tự do đã bị đình trệ, còn chi phí của sự phá sản hoặc gian lận lại được chuyển qua cho người nộp thuế một cách hết sức khôn ngoan. Những người gửi tiền vẫn tiếp tục sống trong thế giới mộng tưởng về sự an toàn giả tạo còn các ngân hàng có thể hoạt động một cách liều lĩnh và gian lận với suy nghĩ rằng các cổ đông chính trị của họ trong chính phủ sẽ lập tức ra tay ứng cứu khi họ gặp rắc rối. SỰ HÀO PHÓNG CỦA FDIC VỚI NHỮNG ĐỒNG ĐÔ-LA TIỀN THUẾ Một trong những thách thức tại Continental là trong khi chỉ có bốn phần trăm khoản nợ phải thu của ngân hàng được trang trải bởi nguồn “bảo hiểm” của FDIC thì các nhà điều chỉnh lại cảm thấy cần phải chi trả cho toàn bộ số tiền còn lại. Điều này có nghĩa là ngân hàng chỉ trả phí bảo hiểm dựa trên bốn phần trăm tổng số tiền được bảo hiểm và những người nộp thuế lúc này sẽ phải gánh lấy chín mươi sáu phần trăm còn lại. Sprague, Giám đốc của FDIC, đã giải thích: Mặc dù Continental Illinois có hơn 30 tỷ đô-la tiền gửi, nhưng 90% trong số đó là các khoản tiền gửi nước ngoài không được bảo hiểm hoặc các chứng chỉ tiền gửi vượt quá giới hạn bảo hiểm 100.000 đô-la. Ngoài ra, những khoản nợ phải trả ngoài sổ đã đẩy giá trị thực của Continental lên đến 69 tỷ đô-la. Trong cơ cấu nợ khổng lồ như vậy, chỉ có khoảng 3 tỷ đô-la trong giới hạn bảo hiểm được phân tán rải rác trong khoảng 850.000 tài khoản tiền gửi. Vì vậy, việc thanh toán cho những người gửi tiền được bảo hiểm là nằm trong phạm vi quyền hạn của chúng tôi và là điều hoàn toàn hợp pháp, chúng tôi buộc phải để cho những thứ khác sụp đổ và đứng đó nhìn họ tàn sát lẫn nhau.[20] Quá trình đó chưa bao giờ được xem xét nghiêm túc bởi bất kỳ người chơi nào. Ngay từ đầu, chỉ có hai câu hỏi: cách thức giải cứu Continental bằng việc thanh toán tổng số nợ phải trả của nó và điều thứ hai cũng quan trọng không kém là cách thức bào chữa cho việc lừa đảo người nộp thuế. Như đã trình bày trong chương trước, luật chơi yêu cầu rằng âm mưu phải luôn được mô tả như một hành động anh hùng để bảo vệ dân chúng. Trong trường hợp của Continental, quy mô của những con số khiến cho thủ đoạn này được thực hiện tương đối dễ dàng. Quá nhiều người gửi tiền, quá nhiều tỷ đô-la gặp rủi ro, quá nhiều ngân hàng khác có liên quan, ngân hàng có thể tuyên ngôn rằng, cơ cấu kinh tế của quốc gia - hay của cả thế giới - đang bị đe dọa. Và ai dám phủ nhận điều đó, Sprague biện luận về trường hợp này bằng những từ ngữ quen thuộc như sau: Một buổi họp đầu giờ sáng thứ Ba, ngày 15 tháng Năm đã được bố trí tại Cục Dự trữ Liên bang… Chúng tôi đã bàn về những phương pháp thay thế. Có rất ít, thực tế là không có phương pháp thay thế nào… Regan [Bộ trưởng Tài chính] và Volcker [Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang] cũng đã bày tỏ lo ngại về sự sụp đổ của ngân hàng quốc gia, nghĩa là sẽ có một phản ứng dây chuyền nếu cho phép Continental tuyên bố phá sản. Volcker thực sự lo lắng về một cuộc khủng hoảng quốc tế. Tất cả chúng tôi đều nhận thức sâu sắc rằng trước đây, thậm chí là trong lịch sử, chưa bao giờ có ngân hàng nào với số vốn xấp xỉ số vốn của Continental tuyên bố phá sản. Không một ai biết được điều gì có thể xảy ra với đất nước này cũng như trên toàn thế giới. Đây không phải là lúc tìm hiểu chỉ để thỏa mãn tính hiếu kỳ.[21] GÓI CỨU TRỢ KINH TẾ CUỐI CÙNG Ngay từ đầu, gói cứu trợ kinh tế này đã được dự báo trước. Bước đầu tiên là đưa ra một số lời hứa suông về việc cho phép các ngân hàng tự tháo gỡ khó khăn của mình, tiếp theo sẽ là một kế hoạch khiến các ngân hàng và chính phủ cùng chia sẻ gánh nặng này, để rồi sau đó trở thành ảo tưởng về các mối quan hệ công chúng. Và cuối cùng, hầu như toàn bộ chi phí của sự cứu trợ này sẽ được chính phủ gánh vác và đẩy sang vai người nộp thuế. Tại cuộc họp ngày 15 tháng Năm, Regan, Bộ trưởng Tài chính, đã phát biểu hùng hồn về giá trị của thị trường tự do và sự cần thiết của việc các ngân hàng phải có kế hoạch cứu nguy cho chính mình, ít nhất là về vấn đề tiền bạc. Để thực hiện được kế hoạch đó, một cuộc họp thượng đỉnh đã được sắp xếp ngay sáng hôm sau giữa chủ tịch của bảy ngân hàng lớn nhất gồm Morgan Guaranty, Chase Manhattan, Citibank, Bank of America, Chemical Bank, Bankers Trust và Manufacturers Hanover. Thực chất đây là cuộc họp chiếu lệ bởi các ông chủ ngân hàng sừng sỏ này đều biết rõ mười mươi rằng chính quyền Reagan sẽ không làm mất mặt thể chế chính trị bởi sự phá sản của một ngân hàng - điều sẽ khiến cho Tổng thống và Quốc hội bị mất điểm trong đợt tái bầu cử. Nhưng, một kiểu chủ nghĩa tượng trưng đã được sử dụng để duy trì hình ảnh thận trọng của Chính phủ. Vì vậy, với sự thúc giục từ phía Cục Dự trữ Liên bang và Bộ Tài chính, liên minh các ngân hàng sừng sỏ này đã đồng ý kiến nghị mức 500 triệu đô-la - trung bình mỗi ngân hàng là 71 triệu đô-la, nhưng vẫn không đủ đáp ứng được yêu cầu thực sự. Chernow mô tả kế hoạch này như kiểu “khiến cho người khác tin tưởng” và nói rằng “họ đã vờ như thực hiện một cuộc giải cứu”.[22] Sprague đã cung cấp những chi tiết sau: Các chủ ngân hàng nói rằng họ muốn tham gia vào bất cứ vụ làm ăn nào nhưng lại không chịu để mất dù chỉ một cắc. Họ luôn yêu cầu phải có những khoản đảm bảo. Họ muốn nó trông như chính họ đang bỏ tiền ra song thực chất lại muốn đảm bảo tuyệt đối rằng mình không phải hứng chịu bất cứ rủi ro nào… Đến 7 giờ 30 phút sáng, tình hình không mấy tiến triển. Chúng tôi biết chắc rằng trong vòng một vài giờ đồng hồ mọi thứ sẽ hoàn toàn vượt khỏi tầm kiểm soát. Continental sẽ sớm lộ rõ thực trạng của mình trong một ngày kinh doanh mới, còn thị trường cổ phiếu sẽ mở cửa vào lúc mười giờ. Issac [một giám đốc khác của FDIC] và tôi đã có một cuộc trao đổi bên ngoài hành lang và đồng ý giải quyết vấn đề mà không cần đến các ngân hàng. Chúng tôi nói với Conover [giám đốc thứ ba của FDIC] về kế hoạch đó và ông ấy cũng đồng tình… [Sau đó], chúng tôi được Bernie McKeon - giám đốc khu vực ở New York - báo tin rằng các chủ ngân hàng đã đồng ý chấp nhận rủi ro. Trên thực tế, rủi ro đó còn xa lắm vì thông báo của chúng tôi đã được cam kết bảo hiểm 100%.[23] Gói cứu trợ kinh tế cuối cùng này lớn một cách khác thường, về cơ bản, chính phủ tiếp quản Continental Illinois cũng như gánh chịu mọi khoản lỗ của nó. Đặc biệt, FDCI đã nhận được 4,5 tỷ đô-la các khoản vay xấu và thanh toán cho Continental 3,5 tỷ đô-la về những khoản vay đó. Khoản chênh lệch còn lại đó đã được tạo ra từ 1 tỷ đô-la vốn mới dưới hình thức mua cổ phiếu. Do đó, ngân hàng giờ đây đã thuộc sự kiểm soát của chính phủ liên bang như một cổ đông chính nắm giữ tới 80% cổ phiếu, còn những khoản vay xấu của ngân hàng thì được đẩy sang vai người nộp thuế. Trên thực tế, cho dù vẫn giữ vẻ ngoài là một tổ chức tư nhân nhưng về bản chất, Continental đã được quốc hữu hóa. NGƯỜI CHO VAY CỨU CÁNH CUỐI CÙNG Có lẽ, phần quan trọng nhất của sự cứu trợ kinh tế này là khoản tiền để thực hiện điều đó được tạo ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp bởi Cục Dự trữ Liên bang. Nếu ngân hàng được phép tuyên bố phá sản và FDIC được yêu cầu thanh toán cho những khoản lỗ này thì sự thất thoát sẽ rút cạn toàn bộ nguồn tiền của nó mà không còn lại một xu nào để trả cho các khoản nợ của hàng ngàn ngân hàng khác. Nói cách khác, nếu một ngân hàng có quy mô như Continental được phép tuyên bố phá sản thì điều đó cũng đủ nhấn chìm toàn bộ FDIC! Đây chính là một trong những lý do khiến ngân hàng phải duy trì hoạt động, dù lãi hay lỗ, cũng như tại sao Cục Dự trữ Liên bang phải tham gia vào các đợt cứu trợ kinh tế. Trên thực tế, đó chính là lý do Hệ thống Dự trữ Liên bang được “thai nghén” tại đảo Jekyll nhằm mục đích tạo ra bất kỳ khoản tiền nào cần thiết để trả cho những khoản lỗ của liên minh ngân hàng này. Mưu đồ đó có thể không bao giờ trở thành hiện thực trừ phi Cục Dự trữ Liên bang đủ khả năng tạo ra tiền từ không khí và bơm được số tiền đó vào các ngân hàng thông qua những khoản bảo đảm “tín dụng” và “thanh khoản”. Điều này có nghĩa rằng, nếu những khoản cho vay trở nên khó đòi thì cuối cùng, tiền sẽ được rút từ những người dân Mỹ thông qua khoản thuế ngầm được gọi là lạm phát. Đó chính là ý nghĩa của cụm từ “người cho vay cứu cánh cuối cùng”. Khi trao đổi với báo giới về cái được gọi là gói cứu trợ kinh tế cho Continental, Irvine Sprague - Giám đốc của FDIC - đã mô tả vai trò của Cục Dự trữ Liên bang như thế này: Đoạn thứ ba… đảm bảo 100% bảo hiểm cho tất cả những người gửi tiền, kể cả những khoản không được bảo hiểm và tất cả các chủ nợ nói chung… Đoạn tiếp theo… đưa ra các điều kiện để Cục Dự trữ Liên bang có thể tạo ra các khoản vay như người cho vay cứu cánh cuối cùng… Cục Dự trữ Liên bang sẽ cho Continental vay nhằm đáp ứng “mọi yêu cầu thanh khoản bất thường”. Điều đó sẽ bao gồm một đợt rút tiền khác. Tất cả đều đồng ý rằng Continental có thể không được cứu nếu không có sự bảo hiểm toàn phần từ FDIC và sự hỗ trợ thanh khoản không giới hạn của Cục Dự trữ Liên bang. Sẽ không có kế hoạch nào được thực hiện nếu thiếu hai yếu tố này.[24] Đến năm 1984, “sự hỗ trợ thanh khoản không giới hạn” đã trở thành khoản tiền đáng kinh ngạc lên đến 8 tỷ đô-la. Vào đầu năm 1986, con số này đã là 9,24 tỷ đô-la và vẫn không ngừng gia tăng. Trong khi giải thích về hành động lừa dối người nộp thuế với ủy ban Ngân hàng Thượng viện, Paul Volcker - chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang - đã nói: “Hoạt động này chính là chức năng cơ bản nhất của Dự trữ Liên bang. Đó là lý do vì sao Cục Dự trữ Liên bang được thành lập.”[25] Với những lời lẽ đó, ông ta đã xác nhận cho một trong những điều khẳng định còn gây tranh cãi của cuốn sách này. CÁC NGÂN HÀNG NHỎ BỊ ĐỌA ĐÀY Như đã được đề cập ở phần trước, các ngân hàng lớn nhận được khoản bảo hiểm miễn phí của FDIC bằng chi phí của các ngân hàng nhỏ. Và không có ví dụ nào hoàn hảo hơn sự cứu trợ kinh tế dành cho Continental Illinois. Năm 1983, ngân hàng này thanh toán một khoản phí vào quỹ chỉ có 6,5 triệu đô-la để bảo vệ những khoản tiền gửi có bảo hiểm trị giá 3 tỷ đô-la. Tuy nhiên, khoản nợ phải trả thực sự - bao gồm các khoản tiền gửi của các tổ chức và nước ngoài - cao gấp mười lần con số đó, và FDIC đã đảm bảo thanh toán cho cả khoản nợ đó. Chính Sprague đã thừa nhận: “Các ngân hàng nhỏ ngày càng phải trả nhiều hơn cho khoản bảo hiểm của họ và ít có cơ hội được hưởng sự cứu trợ kinh tế kiểu như Continental.”[26] Quả không sai! Ngay trong tuần lẽ mà FDIC và Cục Dự trữ Liên bang cung cấp cho Continental Illinois hàng tỷ đô-la để thanh toán, mua cổ phiếu, vay lãi và cả những khoản đảm bảo thì các ngân hàng nhỏ như Ngân hàng Hạt Bledsoe của Pikeville, Tennessee hay Ngân hàng Tiết kiệm và ủy thác Planters của Opelousas, Louisiana đã phải đóng cửa. Trong vòng sáu tháng đầu năm, bốn mươi ba ngân hàng nhỏ đã tuyên bố phá sản mà không hề được hưởng sự cứu trợ kinh tế của FDIC. Trong hầu hết các trường hợp, các ngân hàng sẽ được sáp nhập vào một ngân hàng lớn hơn và chỉ những khoản tiền gửi không có bảo hiểm mới phải chịu rủi ro. Sự không công bằng này có tác động vô cùng to lớn đối với hệ thống ngân hàng. Nó nhắn gửi tới các chủ ngân hàng cũng như những người gửi tiền một thông điệp chung rằng, nếu có vấn đề gì thì các ngân hàng nhỏ sẽ được phép tuyên bố phá sản, trong khi các ngân hàng lớn lại được an toàn bất kể mức độ quản lý yếu kém hoặc gian lận của chúng. Một nhà phân tích đầu tư ở New York đã giải thích với các phóng viên tin tức rằng, dù vừa bị thua lỗ nhưng Continental Illinois “rõ ràng vẫn là ngân hàng an toàn nhất để bạn gửi tiền ở quốc gia này”.[27] Không có gì được tính toán tốt hơn so với việc đẩy các ngân hàng độc lập nhỏ vào chỗ phá sản hoặc buộc phải bán lại cho các gã khổng lồ. Và trên thực tế, đó chính là những gì đang diễn ra. Tính từ năm 1984, trong khi hàng trăm ngân hàng nhỏ lần lượt bị buộc phá sản thì số lượng trung bình của những ngân hàng vẫn còn tồn tại - nhờ sự bảo trợ của chính phủ - đã tăng hơn gấp đôi. Điều đó khiến ta nhớ lại rằng lợi thế mà những ngân hàng lớn đang nhận được so với các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn chính là một trong những mục đích của kế hoạch diễn ra trên đảo Jekyll. Có lẽ khía cạnh thú vị nhất nhưng cũng đáng buồn nhất của việc cứu trợ kinh tế cho Continental Illinois là thiếu sự phẫn nộ của dân chúng đối với nguyên tắc sử dụng các khoản thuế và lạm phát để bảo vệ ngành kinh doanh ngân hàng. Các ngân hàng nhỏ từng phàn nàn về những lợi thế dành cho các ngân hàng lớn mà không dựa trên lý lẽ rằng chính phủ nên để cho những gã khổng lồ này phá sản. Họ chỉ than vãn rằng chính phủ giờ đây nên bảo vệ họ theo cách đúng như đã làm với các ngân hàng lớn. Các cử tri và chính trị gia vẫn giữ thái độ im lặng về vấn đề này, có vẻ như khiếp sợ bởi kích cỡ đồ sộ của những con số cùng với bóng ma của tình trạng kinh tế hỗn loạn. Nền giáo dục quốc dân trong nhiều thập kỷ cũng đã để lại dấu ấn riêng của nó. Rốt cuộc, chẳng phải đây chính là điều mà các trường công lập từng dạy về chức năng hợp thức của chính phủ? Chẳng phải đây là cách của người Mỹ? Thậm chí Ronald Reagan - người được xem như một nhân vật bảo thủ kinh tế hạng nhất Hoa Kỳ - đã tán dương hành động này. Trên chiếc chuyên cơ Air Force One tới California, vị tổng thống này đã nói: “Đó là điều mà chúng ta nên làm và chúng ta đã làm. Nó là vì lợi ích của tất cả các bên có liên quan.”[28] Sự xác nhận của Reagan đã hướng sự chú ý đến một trong những hiện tượng đáng kinh ngạc của thế kỷ 20: nước Mỹ từng xúi giục phe cánh Tả chuyển thành chế độ trung ương tập quyền trong khi vẫn núp sau ngọn cờ chính trị của những kẻ phản đối chế độ đó. William Greider - người từng viết bài cho Washington Post và The Rolling Stone - đã phàn nàn: Trên thực tế, việc quốc hữu hóa Continental là một hành động hoàn hảo của chế độ tự do hiện đại - sự can thiệp của nhà nước thay mặt cho các quyền lợi cá nhân cũng như mục đích công cộng. Trong thời đại được cho là bảo thủ này, các thế lực liên bang đã lên án gay gắt sự cạnh tranh trên thị trường (và ngang nhiên mở rộng phạm vi tham gia của mình vào nền kinh tế tư nhân)… Trong quá khứ, những học giả và nhà phê bình bảo thủ đều phản đối mạnh mẽ bất cứ sự can thiệp nào của liên bang vào nền kinh tế tư nhân, cụ thể là sự cứu trợ khẩn cấp đối với các công ty sắp phá sản. Còn bây giờ, họ hiếm khi chú ý đến điều đó. Có lẽ, họ hẳn đã chỉ trích mạnh hơn nếu hành động đó được thực hiện bởi một ai khác chứ không phải nhân vật bảo thủ Ronald Reagan.[29] Bốn năm sau đợt cứu trợ kinh tế dành cho Continental Illinois, lối chơi tương tự lại được sử dụng trong cuộc giải cứu BankOklahoma - công ty kiểm soát hoạt động của một ngân hàng. FDIC đã bơm 130 triệu đô-la cho các hoạt động chính của ngân hàng đó và nhận lại 55% cổ phiếu theo đúng như kế hoạch đã đề ra. Bằng cách cứu trợ kinh tế cho một ngân hàng sắp phá sản để nhận cổ phiếu của nó, chính phủ đã thực sự quốc hữu hóa các ngân hàng một cách hết sức tài tình mà không hề bị lộ. Việc phát hành cổ phiếu giống như một hoạt động giao dịch kinh doanh trong lĩnh vực tư nhân. Còn dân chúng dường như không hề nhận thấy được thực tế rằng chú Sam đang chen chân vào lĩnh vực ngân hàng. LÝ DO THỨ HAI ĐỂ BÃI BỎ CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG Sự đánh giá đúng đắn về bản thành tích dài và còn tiếp diễn này dẫn đến lý do thứ hai về vệc bãi bỏ Cục Dự trữ Liên bang: chẳng những không thể bảo vệ người dân mà nó còn là một tổ chức lũng đoạn hoạt động chống lại lợi ích của dân chúng. TỔNG KẾT Trò chơi có tên gọi cứu trợ kinh tế không phải là điều viển vông của trí tưởng tượng mà hoàn toàn có thật, và dưới đây là một số trận đấu lớn của mùa giải này cùng với tỷ số chung cuộc của chúng. Năm 1970, công ty đường sắt Penn Central bị phá sản. Những ngân hàng đã từng cho công ty này mượn tiền đã tiếp quản vị trí ban giám đốc và hướng nó ngập sâu vào nợ nần hơn nữa trong khi tạo ra những khoản vay ngày càng lớn để bù đắp cho các khoản thua lỗ. Ban giám đốc đã che giấu thực tế này với các cổ đông bằng cách tạo ra các khoản vay bổ sung để có thể trả cổ tức nhằm duy trì sự ổn định giả tạo bề ngoài. Trong suốt thời gian này, các giám đốc và ngân hàng của họ đã bán tháo cổ phiếu với mức giá cao phi thực tế. Khi sự thật được phơi bày, các cổ đông chỉ biết ôm túi rỗng vì mất trắng tiền đầu tư. Lúc này, Cục Dự trữ Liên bang liền ra tay bằng cách thực hiện một cuộc cứu trợ kinh tế với các khoản trợ cấp của chính phủ để đảm bảo cho những khoản vay từ các ngân hàng khác. Sau đó, Quốc hội được thuyết phục rằng sự sụp đổ của Penn Central sẽ hủy loại lợi ích của dân chúng. Vậy là Quốc hội hưởng ứng bằng cách cấp 125 triệu đô-la để đảm bảo cho các khoản vay nhằm tránh rủi ro cho các ngân hàng. Rốt cuộc, công ty đường sắt đó vẫn bị phá sản nhưng các khoản vay của ngân hàng đã được thanh toán, về sau, Penn Central được quốc hữu hóa thành AMTRAK và tiếp tục kinh doanh thua lỗ. Năm 1970, khi Lockheed đối mặt với tình trạng phá sản, Quốc hội lại được nghe cùng một câu chuyện như hàng ngàn người sẽ bị thất nghiệp, các công ty con sẽ phá sản và dân chúng sẽ hết sức lầm than. Vì vậy, Quốc hội đã đồng ý cấp 250 triệu đô-la để đảm bảo cho những khoản vay mới, điều này càng khiến cho Lockheed lún sâu vào cái hố nợ nần đến 60% so với lúc trước. Vì lúc này chính phủ đang đảm bảo cho các khoản vay nên đã phải chắc chắn rằng Lockheed làm ăn có lãi. Điều này được thực hiện bằng cách đưa ra những hợp đồng quốc phòng béo bở tại các cuộc đấu thầu không cạnh tranh. Các ngân hàng đã được hoàn trả. Năm 1975, New York đã tiến đến giới hạn cuối cùng trong hạn mức tín dụng của mình. Thành phố này đã phải vay một khoản tiền rất lớn để duy trì bộ máy hành chính quan liêu cồng kềnh và hệ thống phúc lợi xã hội thu nhỏ. Quốc hội được thuyết phục rằng dân chúng sẽ gặp nguy hiểm nếu các dịch vụ của thành phố bị tước mất và nước Mỹ sẽ bị thế giới coi thường. Vì vậy, Quốc hội liền bổ sung thêm các khoản vay trực tiếp lên đến 2,3 tỷ đô-la, nhiều hơn gấp đôi khoản nợ hiện tại. Các ngân hàng tiếp tục nhận được phần lãi của mình. Năm 1978, Chrysler ngấp nghé bờ vực phá sản. Quốc hội được thông báo rằng dân chúng sẽ phải khổ sở vô cùng nếu công ty này phá sản và điều đó sẽ trở thành cú sốc đối với cách sống của người Mỹ nếu quyền tự do chọn lựa bị giảm từ ba xuống còn hai nhà sản xuất ô tô. Vì vậy, Quốc hội đã đảm bảo các khoản vay mới lên đến 1,5 tỷ đô-la. Các ngân hàng đã giảm bớt một phần khoản vay của mình và chuyển phần còn lại thành cổ phiếu ưu đãi. Tin tức của bản thỏa thuận đã đẩy giá trị thị trường của cổ phiếu này lên cao và bù lại cho hầu hết những khoản vay đã bị xóa sổ. Những khoản nợ không thể thu hồi lúc trước của các ngân hàng đã được chuyển sang thành tài sản có lãi được chính phủ bảo chứng. Năm 1972, với tổng tài sản 1,5 tỷ đô-la, Ngân hàng Khối thịnh vượng chung thuộc Detroit cũng rơi vào tình trạng phá sản. Ngân hàng này đã vay một khoản tiền lớn từ ngân hàng Chase Manhattan ở New York để đầu tư vào những dự án rủi ro cao và có tiềm năng lợi nhuận cao. Lúc này, khi Ngân hàng Khối thịnh vượng chung gặp rắc rối thì Chase Manhattan cũng không có gì sáng sủa. Các ông chủ ngân hàng liền cất công đến Washington và thông báo với FDIC rằng dân chúng phải được bảo vệ khỏi cuộc khủng hoảng tài chính sắp xảy ra nếu Ngân hàng Khối thịnh vượng chung được phép tuyên bố phá sản. Vì vậy, FDIC liền tức tốc bơm thêm các khoản vay mới trị giá 60 triệu đô-la cùng với các cam kết của liên bang cho việc hoàn trả. Ngân hàng Khối thịnh vượng chung được bán cho một liên minh Ả-rập. Chase đã xóa một khoản nợ nhỏ nhưng đã chuyển hầu hết các khoản lỗ tiềm năng của nó thành tài sản được chính phủ bảo đảm. Năm 1979, Ngân hàng First Pennsylvania của Philadelphia tuyên bố phá sản. Ngân hàng này có tổng giá trị tài sản hơn 9 tỷ đô-la, nhiều gấp sáu lần tài sản của Ngân hàng Khối thịnh vượng chung. Hơn nữa, đây còn là thành viên xông xáo trong thập niên 70. Lúc này, các ngân hàng và Cục Dự trữ Liên bang nói với FDIC rằng dân chúng phải được bảo vệ khỏi thảm họa sụp đổ của một ngân hàng có quy mô lớn như vậy, rằng nền kinh tế quốc gia, và thậm chí cả thế giới sẽ bị đảo lộn. Vì vậy, FDIC xuất ngay một khoản vay trị giá 325 triệu đô-la với mức lãi suất được miễn trong năm đầu tiên và chỉ trả bằng nửa mức lãi suất thị trường trong những năm tiếp theo. Cục Dự trữ Liên bang cung cấp tiền cho các ngân hàng khác theo mức lãi suất trợ cấp với mục đích cụ thể là để cho First Penn vay lại. Bằng sự lôi kéo đó, họ đã tạo ra được các khoản vay tức thì trị giá 175 triệu đô-la cùng với mức tín dụng trị giá 1 tỷ đô-la. Năm 1982, Continental Illinois của Chicago tuyên bố phá sản. Đây là ngân hàng lớn thứ bảy của Mỹ với tổng tài sản lên đến 42 tỷ đô-la. Trong năm trước đó, lợi nhuận của ngân hàng này đã tăng vọt nhờ cung cấp các khoản vay cho các dự án kinh doanh rủi ro cao và các chính phủ nước ngoài. Mặc dù từng là con cưng của giới phân tích thị trường nhưng Continental Illinois vẫn nhanh chóng bị sa lầy khi dòng tiền của nó chuyển thành số âm và các ngân hàng nước ngoài bắt đầu rút tiền gửi ra. Đó chính là đợt rút tiền điện tử ồ ạt đầu tiên trên thế giới. Volcker - chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang nói với FDIC rằng thật là điều không thể tưởng tượng được khi để cho toàn bộ nền kinh tế thế giới bị tàn phá bởi sự sụp đổ của một ngân hàng có tầm cỡ như vậy. Vì thế, FDIC đã gánh lấy 4,5 tỷ đô-la các khoản vay xấu và nắm giữ 80% cổ phiếu của ngân hàng này để đổi lại cho việc ra tay cứu trợ kinh tế. Trên thực tế, ngân hàng này đã bị quốc hữu hóa nhưng không ai nói ra điều đó, còn chính phủ Mỹ lúc này đã chen chân vào hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tất cả những khoản tiền dùng để thực hiện những cuộc cứu trợ kinh tế này đều do Cục Dự trữ Liên bang tạo ra với vai trò là “người cho vay cứu cánh cuối cùng”. Đó là một trong những mục tiêu đã đề ra khi tổ chức này được thành lập. Chúng ta không được quên rằng cụm từ “người cho vay cứu cánh cuối cùng” có nghĩa là khoản tiền được tạo ra từ không khí, dẫn đến sự sung công nguồn tài sản quốc gia thông qua khoản thuế ngầm được gọi là lạm phát.