Chỉ Đao - Hồi 07 TIỂU NGUYỆT SƠN TRANG 3

Nói đến đây, đột nhiên gã im bặt, đưa mắt nhìn bốn phía. Dường như gã có vẻ ái ngại không muốn nói ra.

Long Bá Đào mỉm cười nói:

- Ở đây đều là những vị anh hùng chánh đạo cả. Cũng là những vị hảo bằng hữu muốn đến đây giúp chúng ta một tay. Vậy có gì ngươi cứ nói thẳng ra đi

Trần Bằng do dự một hồi mới thấp giọng:

- Bọn chúng chuẩn bị rút lui bằng đường thuỷ.

- "À"

Bọn quần hào không hẹn mà cũng kêu lên một tiếng.

Quan Lạc đại hiệp Vương Khắc Luân thở nhẹ một tiếng:

- Quả nhiên không ngoài dự liệu của Liễu huynh.

Long Bá Đào hỏi:

- Bọn chúng định rút lui bằng con đường nào ? Ngươi có biết được tình hình chi tiết ra sao không ?

Trấn Bằng đáp:

- La Vĩnh Tường nói rằng cục chủ và các vị anh hùng đây nhất định sẽ dùng toàn lực tấn công chiếm lấy cầu, nên đã bố trí sẵn kế hoa? công. Đợi sau khi các vị qua cầu, sẽ phóng hoa? đốt cầu, không cho các vị trở ra. Trong khi đó chúng đã dùng thuyền chở hết gia sản của họ Kim, vòng qua thành Lan Châu bằng con sông A Can. Sau cùng chúng sẽ bỏ thuyền lên bờ.

Long Bá Đào nghe xong liền mắng:

- Đồ xảo quyệt. May mà tin tức này đến sớm, nếu không chúng ta sẽ bị chúng gạt mất rồi.

Trần Bằng lại nói:

- Sau giờ ngọ hôm nay, La Vĩnh Tường đã cho ngưa. chất hết cuả cải lên thuyền rồi. Hơn nữa còn lệnh cho Mạc Long Từ Khang đến sông A Can trước để mai phục và tiếp ứng.

Tiểu nhân nghe được đến đạy vội vàng đào tẩu ngay để trở về báo tin. Nếu như cục chủ muốn đoạt lại món hàng vậy hãy mau mau đến sông A Can chận bọn chúng lại...

Long Bá Đào gật gật đầu quay sang Liễu Nguyên hỏi:

- Liễu huynh thấy thế nào ?

Liễu Nguyên cười nhạt:

- Kế sách cuả La Vĩnh Tường tại hạ đã nghĩ ra, Nhưng mà còn việc đốt cầu thì tại hạ không ngở đến.

Long Bá Đào nói:

- Bây giờ biết được hãy còn chưa muộn, chúng ta còn có thể...

Liễu Nguyên xua tay nói:

- Long huynh đừng vội nôn nóng, để tại hạ hỏi vị Trần huynh đệ vài câu cái đã.

Thế rồi lão quay sang phiá Trần Bằng:

- Các hạ nói Hoắc Vũ Hoàn hiện tại không có ở trong trang. Vậy các hạ có biết hắn đi đâu không ?

Trần Bằng nói:

- Về việc này tiểu nhân không hỏi rõ lắm. Chỉ nghe nói hắn đi tìm người để sớm bán số châu báu kia mà thôi.

Hắn đã rời khỏi Tiểu Nguyệt sơn trang bao lâu rồi ?

- Đã gần mười hôm

- Hắn chỉ đi có một mình thôi hay sao ?

- Không ! Còn có một cô nương cũng đi. Nghe đâu cô nương kia họ Thiết và là người được liệt vào hàng thứ chín trong Hoàn Phong Thập bát Kỳ,

- Sau khi bị bắt, các hạ có gặp qua Hoắc Vũ Hoàn chưa ?

- Đã có gặp qua một hai lần, nhưng đều không thấy được mặt thật của hắn.

- Tại sao ?

- Bở vì hắn lúc cũng che mặt cả. Hình như nghe đâu ngay cả lúc ngũ hắn cũng không tháo ra.

Diện mạo của Bách Biến thư sinh La Vĩnh Tường như thế nào chắc ngươi biết rõ ?

Trần Bằng gật đầu liên tục nói:

- La Vĩnh Tường hiệu là Bách Biến thư sinh, cho nên hắn ta rất giỏi về tài hoá trang, Có thể nói mỗi ngày đều gặp mặt hắn, Nhưng cũng không biết mặt nào là mặt thật của hắn.

Liễu Nguyên gật đầu:

- Việc này thì có thật.

Im Lặng một hồi lão lại nói tiếp:

- Ta hỏi các hạ thêm một việc nữa, vậy chứ đêm nay bọn chúng có thất cả mất chiếc thuyền ? Khi nào thì hành động ? Và chuẩn bị lên bờ ở chỗ nào ?

- Tổng cộng bọn chúng có tất cả năm chiếc thuền. Hai chiếc dùng để chở ngực, hai chiếc chở người, còn một chiếc dùng để chở châu báu và gia sản của họ Kim. Nhưng mà tiểu nhân đã thuốc chết hết toàn bộ số ngựa của bọn chúng. Vì vậy rất có thể bọn chúng chỉ dùng ba chiếc thuyền lả đủ rồi.

Nhưng nếu chúng phát hiện tiểu nhân đã bỏ trốn, có lẽ sẽ hành động sớm hơn giờ đã định.

Tại sao ngay cả địa điểm lên bờ cũng còn chưa xác định chứ ?

- La Vĩnh Tường hành sự rất cẩn thận. Vì muốn giữ bí mật hành tung, cho nên hắn ta đã lệnh cho Mạc Long Từ khang đến sông A Can trước để mai phục và thám thính tình hình. Khi nào sắp đến giờ xuất phát, hắn mới quyết định địa điểm lên bờ là ở đâu.

Liễu Nguyên trầm ngâm chốc lát, rồi hỏi:

- Mạc Long Từ Khang là ai ?

Trần Bắng đáp:

- Từ Khang là người tinh thông về việc thuỷ tánh. Hắn xếp hàng mười một trong Hoàn Phong Thập Bát Kỳ. Nghe nói hắn có thể nằm mai phục ở dưới nước đến ba ngày, ba đêm.

Liễu Nguyên lại hỏi:

- Khi gặp nhau, chúng liên lạc bằng cách gì ?

- Dùng tiếng gõ cuả kiếm làm ám hiệu.

- Làm sao phân biệt được ?

- Âm thanh dài và lâu là ý muốn hỏi đối phương. Đơi đến khi hai bên đến gần thì liên tục gõ bảy tiếng ngắn, đó là ý nói người cuả mình.

Liễu Nguyên cười cười:

- Phương pháp này cũng không tê.

Long Bá Đào liền tiếp lời:

- Liễu huynh ! Chúng ta đã biết được những điều cơ mật này. Vậy bây giờ không cần tấn công vào Tiểu Nguyệt sơn trang làm gì, mà chỉ cần đến sông A Can chận chúng lại là được rồi.

-Khoan đã !

Liễu Nguyên đưa tay can lại, rồi quay sang nói với Trần Bằng:

- Các hạ tạm thời hãy đi thay y phục trước đi. Sau đó nghỉ ngơi chút, rồi sẽ có việc quan trọng cho các hạ làm.

Trần Bằng đáp:

- Tiểu nhân đã thọ trọng ân của cục chủ, nếu như có gì sai khiến tiểu nhân có chết cũng không từ.

Nói xong, gã hướng về phía Long Bá Đào và bọn quần hùng thi lễ. Sau đó hắn kéo lê thân hình mệt mỏi thối lui ra khỏi phòng.

Bọn quần hùng nhìn theo bóng gã, đều tán dương nói:

- Tên hán tử này một mực trung thành với chủ, quả thật hiếm có.

Long Bá Đào cảm thấy vô cùng hãnh diện, mỉm cười:

- Hắn chỉ là một tên tiêu xa tầm thường trong tiêu cục của tại hạ. Thường ngày hắn không thích trò chuyện với ai, còn tính tình thì khô khan.

Vậy mà không ngờ trong giờ phút quan trọng này, hắn cũng không đến nỗi nào ngu cho lắm.

Liễu Nguyên có vẻ hoài ngh hỏi:

- Người này vào tiêu cục thời gian đã được lâu chưa ?

Long Bá Đào đáp:

- Không lâu lắm, mới chừng khoảng hai tháng mà thôi.

Liễu Nguyên nói:

- Mới chỉ có một hai tháng, vậy tại sao hắn nói là đã từng thọ trọng ân của Long huynh ?

Long Bá Đào cười:

- Trong đó có một đoạn thời gian mà Liễu huynh không được biết, tên Trần Bằng này vốn là người của tiêu cục Hồng vũ ở Kim Lăng. Bất hạnh là tiêu cục này giải nghệ. 

Hắn lại một thân cô độc, không nhà không cửa, không bà con thân thích. Duy chỉ có mang theo một phong thư tiến cử của tiêu cục Hồng Vũ đến Thái Nguyên mà thôi.

Hắn đã khốn đốn chật vật để tìm cái ăn. Sau đó được nhận làm tạp dịch trong một hiệu buôn bán ngựa. Có một lần tại hạ đến đó mua ngựa, phát hiện ra hắn rất có tài điều khiển ngựa. 

Sau khi nói chuyện và biết được hoàn cảnh của hắn, tại hạ liền thu nhận hắn vào làm việc trong tiêu cục.

Về chuyện này hắn cứ cảm kích để trong lòng mãi và tự cho rằng đã nhận được cái ân huệ ra tay cứu sống... 

Liễu Nguyên "ồ" một tiếng:

- Tiêu cục Hồng Võ ở Kim Lăng và tiêu cục Song Long có qua lại với nhau không ?

Long Bá Đào đáp:

- Qua lại thì không có, nhưng mà một tiêu cục giải nghệ, các bạn đồng nghiệp đều nghe biết. Tiêu cục của chúng ta cũng biết cái tên Hồng Vũ này.

Liễu Nguyên lại hỏi:

- Bức thư tiến cử kia là gửi cho Song Long tiêu cục ?

Long Bá Đào đáp:

- Thư tiến cử chỉ là dùng để chứng minh một người nào đó, đã từng ở trong một tiêu cục, đảm nhận qua chức vị gì ? Đã làm được bao lâu ? Và phẩm cách, cần mẫn như thế nào ?

Đây là luật lệ của một tiêu cục chứ không nhất định là ghi rõ gửi cho tiêu cục nào.

Liễu Nguyên trầm ngâm chốc lát rồi nói:

- Không phải tại hạ đa nghi, nhưng mà tại hạ cảm thấy việc Long huynh nhận hắn vào làm tiêu xa trong tiêu cục này, thực thế mà nói thì đâu có gì là ân huệ thâm sâu lắm đâu, mà hắn lại cảm ân sạu nặng như vậy chứ. Việc này dường như có một chút gì đó không hợp lý.

Long Bá Đào cười nói:

- Liễu huynh ! Người chưa có chịu qua cái khổ của kẻ cùng đường bí lối, cho nên tự nhiên sẽ không hiểu được hết tâm trạng của họ đâu.

Năm xưa Hàn Tín chỉ có xin của người xin ăn một bát cơm, vậy mà ông ta còn tri ân cả đời. Chức vụ tiêu xa tuy thấp hèn, nhưng đối với một người không nơi nương tựa thì quả là một ân huệ to lớn vô cùng.

Thương Lãng Khách Diêu Kế Phong nãy giờ đứng im, bây giờ mới chợt lên tiếng:

- Ý của Liễu huynh là hoài nghi tin tức của Trần Bằng không đáng tin cậy ?

Liễu Nguyên gật gật đầu nói:

- Bách Biến thư sinh đa mưu túc trí. Là một nhân vật không dễ gì đối phó. Lần này rất có thể lão dụ chúng ta đến sông A Can, rồi nhân cơ hội đó mà dùng kế "ve sầu thoát xác"

Long Bá Đào đáp:

- Điều này mới là kỳ lạ. Trước đó Trần Bằng chưa đến báo tin. Liễu huynh cũng đã nghi ngờ đối phương sẽ rút lui qua hướng sông A Can. Bây giờ biết rõ được đối phương cũng có kế hoạch này thì Liễu huynh ngược lại không tin.

Liễu Nguyên mỉm cười nói:

- Chính vì tin tức này quá trùng hợp như vậy, nên mới khiến cho người ta không dám tin.

Long Bá Đào nói:

- Cứ nghĩ thần nghĩ quỉ mà không quyết định được, như thế há càng không hỏng việc hơn sao ?

Thương Lãng Khách Diêu Kế Phong lại chen vào:

- Liễu huynh hoài nghi như vậy cũng không thể nói là không có lý, chúng ta nên cẩn thận một chút thì tốt hơn.

Long Bá Đào dứt khoát:

- Thôi thì cứ như thế này đi. Chúng ta sẽ chia ra thành hai nhóm, một nhóm do Liễu huynh phụ trách, tấn công chiếm cầu, còn một nhóm sẽ cùng đi với tiểu đệ đến sông A Can chận đầu chúng lại.

Liễu Nguyên gật đầu tán đồng:

- Như vậy cũng tốt, nhưng không cần phải chia ra làm hai nhóm làm gì. Ai muốn đi đánh chiếm cầu, ai muốn đi đến sông A Can mai phục đều do các vị tự chọn lấy, Nếu như có biến cố xảy ra, hai bên phải tương trợ lẫn nhau.

Bọn quần hùng đều nhất trí tán đồng ngay.

Nguyên nhân này đến từ vài điểm: 

Thứ nhất là do họ bị ảnh hưởng tin tức vừa rồi của Trần Bắng, nên mọi người đều cho rằng Hoàn Phong Thập Bát Kỳ nhất định sẽ rút lui bằng hướng sông A Can. 

Thứ hai là vì nghe dưới cầu đã có mai phục và bất cứ lúc nào cũng có thể bị kẻ địch dùng lửa tấn công, vì thế bọn họ không muốn vì chuyện này mà mạo hiểm. 

Thứ ba là vì họ đến đây là do nể mặt Song Long tiêu cục, nên đương nhiên họ sẽ theo chủ nhân tiến thối, chứ cần gì theo phụ hoa. cho Liễu Nguyên.

Mọi người làm như vậy chẳng khác nào phủ nhận sự phán đoán và nghi ngờ của Liễu Nguyên.

Diêu Kế Phong thấy tình hình có vẻ không được tốt cho lắm, lão liền định kiến nghị đổi lại chủ ý. Đột nhiên từ trong góc phòng có một giọng nói phát ra:

- Hai ông cháu của lão phu sẽ cùng đi với Liễu lão đê.

Người nói câu này chính là Trúc Trượng Ông Đổng Huân.

Nễ Hoàn thần đồng Hương Nhi cũng cười vui mừng nói:

- Chúng ta lâu nay ở trong núi mãi cho nên cũng không quen ngồi thuyền. Đi lên cầu chơi chắc là vui hơn.

Diêu Kế Phong thở ra một tiếng nhẹ nhõm:

- Nếu có thể mời được Đổng tiền bối giữ cầu, thì dù cho Hoàn Phong Thập Bát Kỳ có mọc cánh cũng không thoát được.

Trúc Trượng Ông đứng lên bảo:

- Thời gian cũng không còn sớm. Hai ông cháu của lão phu sẽ đến trước đợi Liễu lão đê.

Nói xong lão dẫn Đổng Hương Nhi bước ra khỏi phòng.

Liễu Nguyên trong lòng thầm cảm tạ lão. Trước khi lên đường, Liễu Nguyên lại dặn dò Long Bá Đào:

- Thành công hay thất bại toàn là nhờ vào trận chiến đêm naỵ Hy vọng rằng Long huynh nhớ giùm cho hai chuyện... 

Long Bá Đào hỏi ngay:

- Là hai chuyện gì ?

Liễu Nguyên hạ giọng nói:

- Phải mọi lúc để ý đến Trần Bằng. Nếu như có biến cố, phải lập tức bỏ ngay cách dùng tiếng gõ kiếm làm ám hiệu và không nên để đối phương tiếp cận.

Xong lão dặn mọi người:

- Tại hạ lo lắng không phải là việc này, mà là sợ chúng ta đánh ép quá, bọn chúng sẽ quyết tâm liều mạng. Như vậy khó tránh được cảnh thương vong thảm khốc. Bởi vậy tục ngữ có câu :” sát nhân nhất vạn, tự tổn tam thiên” (giết người nhiều quá, sẽ tổn đức ba đời - ý kiến của sư phụ).

Long Bá Đào ngạc nhiên hỏi:

- Vậy theo ý cuả Liễu huynh là như thế nào ? 

Liễu Nguyên đáp:

- Theo ý của tại hạ là nên chừa cho chúng một con đường rút lui.

Long Bá Đào gật gật đầu ra chiều đã hiểu 

Sau đó lập tức bắt đầu bố trí hành động...

° °