Những chiếc vỏ lon bia của bố
Năm tôi lên 10 tuổi, bố mua về cho một con búp bê. Đó là món quà đầu tiên trong đời tôi nhận được khi kết thúc lớp 4 với kết quả học sinh giỏi.
Bố làm nghề lái xe ôm, quanh năm đội nắng đội mưa tìm khách để kiếm thêm thu nhập cho gia đình ngoài cái nghề thu mua đồng nát của mẹ. Tuy chạy xe ôm, nhưng ở đâu thấy những lon bia hay lon nước ngọt nằm lăn lóc là bố dừng xe nhặt, mặc cho khách ngồi sau xe tỏ ra khó chịu hay cảm thông cho bố. Nhiều hôm có những vị khách khi thấy hành đồng của bố đã khen bố là người chồng tử tế, là người bố biết chăm lo gia đình, để khi thanh toán tiền xe họ trịnh trọng “thưởng” thêm cho bố ít tiền và bảo: “Tôi khâm phục những người như anh”.
Mẹ tôi với vành nón lá tả tơi trên vai đôi quang gánh đi từng con hẻm để mua nhôm đồng, nhựa… và những thứ người ta chuẩn bị vứt đi để mong bán lại kiếm chút lời.
Gia đình tôi sống trong con hẻm chật chội nằm ở ngoại thành. Bố mẹ chắt chiu mãi vẫn không xây nổi căn nhà đàng hoàng để che mưa che nắng, chỉ có căn lều che tạm trong cái xóm “ngụ cư”. Từ cái ngày bố mẹ bán đi căn nhà tranh xiêu vẹo, không chống chọi nổi với những cơn bão ở dưới quê để sống tạm bợ nơi khu ổ chuột này, khuôn mặt bố ngày càng gầy thêm, đôi tay mẹ ngày một đen sạm vì nắng.
Thành phố lúc này là không gian thích thú đối với anh em chúng tôi, nhưng với bố mẹ là một sự vật lộn để kiếm từng đồng thu nhập nhỏ nhoi, thầm lặng và lao lực. Tuổi thơ lơ đãng tôi chưa hề để tâm tới.
Cuộc sống thiếu thốn là thế, nhưng gia đình 5 thành viên của chúng tôi luôn rộn rã tiếng cười đùa vì sự chăm sóc chu đáo, hết mức của ba mẹ.
Năm tôi học lớp 12, trong một lần cùng bạn bè đi học về, tình cờ thấy bố đang chở khách trên đường bất ngờ dừng xe lại trước một đống vỏ bia chừng 20 lon, để vị khách ấy ngồi trên xe, bố lấy bao nilon nhặt chúng vào trước những con mắt ngạc nhiên của đám bạn. Tôi đỏ mặt, ù tai khi trong đám bạn có đứa lên tiếng bảo: “Có phải bố của con P. ấy không?”… Tôi chạy một mạch về nhà, bỏ lại đám bạn, bỏ lại một chút tự ti, mặc cảm rất ngây thơ rồi ôm mặt khóc nức nở.
Tôi bỏ cơm tối, nằm lì trên giường. Mẹ đến dò xét mãi tôi mới chịu nói ra là vì sao mình khóc. Khi tôi nói ra những điều đó, mẹ ôm tôi bật khóc. Mẹ kể cho tôi nghe bố tặng tôi con búp bê hồi học lớp 4 là kết quả từ việc nhặt lon bia, rồi tiền mua cái áo nhân lúc sinh nhật, vòng đeo tay, sách vở… tất cả đều là tiền bố ki cóp từ đó mà có. Vì tất cả tiền chạy xe ôm bố đều đưa cho mẹ để trang trải cuộc sống, duy chỉ có thu nhập ít ỏi từ những lon bia là bố giữ lại đợi đến lúc cần thiết sẽ mua quà bánh cho tôi.
“Tất cả những thứ con có đều là từ lon bia đấy con ạ”. Mẹ tôi bảo như thế. Nghe xong những câu nói trong nước mắt của mẹ, tôi khóc như chưa bao giờ được khóc rồi mong bố đi chuyến xe ôm cuối cùng để về nhà sớm, tôi sẽ chạy ào ra ôm bố và bảo: “Bố ơi con thương bố nhiều, con có lỗi với bố”.
Bố làm nghề lái xe ôm, quanh năm đội nắng đội mưa tìm khách để kiếm thêm thu nhập cho gia đình ngoài cái nghề thu mua đồng nát của mẹ. Tuy chạy xe ôm, nhưng ở đâu thấy những lon bia hay lon nước ngọt nằm lăn lóc là bố dừng xe nhặt, mặc cho khách ngồi sau xe tỏ ra khó chịu hay cảm thông cho bố. Nhiều hôm có những vị khách khi thấy hành đồng của bố đã khen bố là người chồng tử tế, là người bố biết chăm lo gia đình, để khi thanh toán tiền xe họ trịnh trọng “thưởng” thêm cho bố ít tiền và bảo: “Tôi khâm phục những người như anh”.
Mẹ tôi với vành nón lá tả tơi trên vai đôi quang gánh đi từng con hẻm để mua nhôm đồng, nhựa… và những thứ người ta chuẩn bị vứt đi để mong bán lại kiếm chút lời.
Gia đình tôi sống trong con hẻm chật chội nằm ở ngoại thành. Bố mẹ chắt chiu mãi vẫn không xây nổi căn nhà đàng hoàng để che mưa che nắng, chỉ có căn lều che tạm trong cái xóm “ngụ cư”. Từ cái ngày bố mẹ bán đi căn nhà tranh xiêu vẹo, không chống chọi nổi với những cơn bão ở dưới quê để sống tạm bợ nơi khu ổ chuột này, khuôn mặt bố ngày càng gầy thêm, đôi tay mẹ ngày một đen sạm vì nắng.
Thành phố lúc này là không gian thích thú đối với anh em chúng tôi, nhưng với bố mẹ là một sự vật lộn để kiếm từng đồng thu nhập nhỏ nhoi, thầm lặng và lao lực. Tuổi thơ lơ đãng tôi chưa hề để tâm tới.
Cuộc sống thiếu thốn là thế, nhưng gia đình 5 thành viên của chúng tôi luôn rộn rã tiếng cười đùa vì sự chăm sóc chu đáo, hết mức của ba mẹ.
Năm tôi học lớp 12, trong một lần cùng bạn bè đi học về, tình cờ thấy bố đang chở khách trên đường bất ngờ dừng xe lại trước một đống vỏ bia chừng 20 lon, để vị khách ấy ngồi trên xe, bố lấy bao nilon nhặt chúng vào trước những con mắt ngạc nhiên của đám bạn. Tôi đỏ mặt, ù tai khi trong đám bạn có đứa lên tiếng bảo: “Có phải bố của con P. ấy không?”… Tôi chạy một mạch về nhà, bỏ lại đám bạn, bỏ lại một chút tự ti, mặc cảm rất ngây thơ rồi ôm mặt khóc nức nở.
Tôi bỏ cơm tối, nằm lì trên giường. Mẹ đến dò xét mãi tôi mới chịu nói ra là vì sao mình khóc. Khi tôi nói ra những điều đó, mẹ ôm tôi bật khóc. Mẹ kể cho tôi nghe bố tặng tôi con búp bê hồi học lớp 4 là kết quả từ việc nhặt lon bia, rồi tiền mua cái áo nhân lúc sinh nhật, vòng đeo tay, sách vở… tất cả đều là tiền bố ki cóp từ đó mà có. Vì tất cả tiền chạy xe ôm bố đều đưa cho mẹ để trang trải cuộc sống, duy chỉ có thu nhập ít ỏi từ những lon bia là bố giữ lại đợi đến lúc cần thiết sẽ mua quà bánh cho tôi.
“Tất cả những thứ con có đều là từ lon bia đấy con ạ”. Mẹ tôi bảo như thế. Nghe xong những câu nói trong nước mắt của mẹ, tôi khóc như chưa bao giờ được khóc rồi mong bố đi chuyến xe ôm cuối cùng để về nhà sớm, tôi sẽ chạy ào ra ôm bố và bảo: “Bố ơi con thương bố nhiều, con có lỗi với bố”.