Hôn - Phùng Quán: Khúc hát tình yêu chưa trọn vẹn
Hôn
Tác giả: Phùng Quán
Trời đã sinh ra em
Ðể mà xinh mà đẹp
Trời đã sinh ra anh
Ðể yêu em tha thiết
Khi người ta yêu nhau
Hôn nhau trong say đắm
Cón anh, anh yêu em
Anh phải ra mặt trận
Yêu nhau ai không muốn
Gần nhau và hôn nhau
Nhưng anh, anh không muốn
Hôn em trong tủi sầu
Em ơi rất có thể
Anh chết giữa chiến trường
Ðôi môi tươi đạn xé
Chưa bao giờ được hôn
Nhưng dù chết em ơi
Yêu em anh không thể
Hôn em bằng đôi môi
Của một người nô lệ.
1956.
Phùng Quán (1932-1995) là một nhà văn, nhà thơ Việt Nam, bắt đầu viết trong khoảng thời gian của cuộc chiến tranh Đông Dương và khẳng định được văn tài với "Vượt Côn Đảo" nhưng ông được biết đến nhiều hơn sau đổi mới.
Cái tài thơ của Phùng Quán thì ai mà không nghe đến, nhưng cái xui rủi trong sự nghiệp của ông là sau thời kì đổi mới của văn học nước nhà, Phùng Quán hầu như không có một tác phẩm nào được xuất bản, ông phải tìm cách xuất bản một số tác phẩm của mình dưới bút danh khác và câu cá ở Hồ Tây để kiếm sống. Vì thế, bạn bè văn nghệ thường gói gọn cuộc đời ông thời kỳ này bằng sáu chữ: "cá trộm, rượu chịu, văn chui."
Bài thơ “Hôn” được coi như là tuyên ngôn tình yêu của người lính khi Tổ quốc đang bị giày xéo dưới gót giày quân xâm lược. Âm hưởng bài thơ giống như khẩu khí thơ của các nhà thơ cộng sản Nadim Hikmet, Pe-tơ-pi. Bài thơ viết năm 1954, khi Phùng Quán 22 tuổi. Đọc bài thơ tôi cứ ngỡ nhà thơ viết tặng một cô gái nào đó mà ông từng yêu thương, nhớ nhung dọc đường ra trận. Nhưng không phải! Sự tích bài thơ bi hùng hơn rất nhiều. Tôi dùng chữ “sự tích” vì đây là một câu chuyện dài, đầy chất anh hùng ca, liên quan đến “Tuổi thơ dữ dội” của Phùng Quán.
Bỏ qua những chuyện ngoài lề, tôi cảm nhận được câu chuyện tình yêu của Phùng Quán mượn thơ để tỏ nỗi lòng, nó rất mộc mạc, rất thực, nhưng lại dạt dào cảm xúc. Kể lại một câu chuyện có thật của những người lính ra trận, những chàng trai tóc còn xanh mà vai đã bạc màu. Cách đây trên ba mươi năm có lẻ, trong những ngày gian khó nhất của đời mình, trong nỗi buồn bã và thất vọng khôn cùng, Phùng Quán khởi viết một thiên hùng ca… Thiên hùng ca kể lại một câu chuyện có thật, những người anh hùng có thật.
Và đây là món quà thề nguyền và cũng chính là tâm thư cuối đời của Phùng Quán dành cho người vợ chưa cưới của mình. Vợ ông kể lại rằng: “Chiều đó tôi lên thăm anh ấy, rủ anh đi ăn. Anh ấy nói: “Tối nay đi đánh Pháp, thế nào cũng được ăn một bữa thịt bò, bây giờ ăn ngang bụng”. Anh ấy không đi. Thấy trên tay anh có đeo một cái “lập lắc”, tôi hỏi: “Người ta đeo vòng vàng xuyến bạc, còn anh đeo chi miếng thiếc ni?” Anh nói: “Đơn vị bảo đeo. Đi đánh giặc lỡ có chết người ta biết tên mà nhận xác”. Tôi tưởng anh nói chơi, ai ngờ anh chết thiệt. Từ sau đó gia đình cứ lấy ngày 10 tháng chạp giỗ anh ấy”.
Thế mới biết, bài thơ này đâu chỉ đẹp, mà nó còn là khúc ca bi tráng cho một chuyện tình chưa trọn vẹn. Cám ơn Phùng Quán, vì ông đã để lại cho đời những vần thơ tuyệt đẹp này, đẹp như một bức thủy hoành, thanh nhã mà cao đẹp.