Anh có thích nước Mỹ không? - 1cm sai lầm.

Anh có thích nước Mỹ không? - Tân Di Ổ
Tên bài cảm nhận: 1cm sai lầm.
----------

Xin dành những dòng cảm nhận này gửi đến Trần Hiếu Chính, người đàn ông mang số khổ không bao giờ kết thúc.
Có lẽ trong cuộc đời muôn màu muôn vẻ này ở đâu ta cũng có thể gặp những mảnh đời bất hạnh, éo le, sống dưới đáy xã hội. Và Trần Hiểu Chính cũng là một người như thế. Anh ngay từ khi mới nằm trong bụng mẹ đã phải chịu nổi đau lớn như đời người là mất đi người cha ruột của mình, mang cái danh mà chả ai muốn cả là trẻ mồ côi, bị người đời coi anh là 1cm sai lầm của đời mẹ anh khi quyết định giữ anh lại. Anh lớn lên trong nổi vất vả của người mẹ góa bụa, gian khổ nuôi anh từng ngày, đến trường anh chịu nổi kì thị xa lánh của bạn bè vì mình là trẻ mồ côi cha. Cuộc đời anh là niềm hi vọng là lẻ sống duy nhất của người mẹ góa bụa, bà kì vọng tất cả vào anh, hi vọng anh nên người, hi vọng anh công thành danh toại, cái tên " Hiếu Chính" của anh cũng phần nào nói lên điều này. Có lẽ ý thức được điều này nên từ nhỏ anh đã cố gắng phấn đấu hết mình để thực hiện mong muốn của mẹ mình, người ta có gắng 1 - 2 anh cố gắng 9 - 10, cuộc đời anh cứ thế lặng lẽ trôi qua từng ngày với niềm kì vọng to lớn của mẹ, với những bữa cơm nặng trĩu với 1 nhà 2 người mà 3 chén cơm, với tình mẹ dành cho anh vô bờ bến nhưng cũng đầy áp lực tinh thần khiến anh dần dần trở thành 1 con người trầm tính, lạnh lùng, cao ngạo, khó tiếp xúc. Mọi chuyện cũng chẳng có gì đáng nói nếu như nó cứ tiếp tục như thế cho đến một ngày vào năm học thứ 2 của cuộc đời sinh viên anh gặp cô gái ấy, cô gái mang cái tên Trịnh Vi hay Bạch Diện Tiểu Phi Long, cô gái đã thay đổi cuộc đời anh, cô gái làm anh hạnh phúc nhất và cũng chính cô gái ấy mang cho anh một nổi buồn không bao giờ kết thúc. Lúc này giá như anh có thể đủ lạnh lùng để khước từ những lần hẹn mang phần gượng ép của Trịnh Vi mà tiếp tục sống cuộc sống của mình thì mọi chuyện đã khác. Nhưng dù sao anh vẫn là 1 con người bằng xương, bằng thịt, có tâm tư, tình cảm, anh cũng biết xao động trước tình yêu chân thành của một người con gái. Và tình yêu cũng đến với anh, với những buổi tối hẹn nhau trong khu bóng rổ nam trong trường, nụ hôn đầu vụng về dưới vầng trăng dịu dàng đằm thắm, sự tò mò ngây ngô tìm hiểu về cơ thể của nhau tại phòng ký túc xá kì nghỉ lễ cùng cảm giác như trộm bị bắt quả tang khi lão Trương bất ngờ trở về phòng, cái cảm giác ngọt ngào ngây ngất khi uống chai nước chẳng đáng là bao do người yêu tiết kiệm từng đồng vất vả mang trong ba lô, cảm giác day dứt khi trông thấy ánh mắt mong đợi của người yêu nhìn vào khu thủy cung, giây phút anh tự hứa với lòng mình phải khiến cho đôi bàn tay mềm mại của người yêu sẽ mãi vẫn như thế, và nỗi đau như cứa vào tim mình khi thấy cô ấy bị đứt tay...Tình yêu tuổi thanh xuân của anh đẹp như thế đấy, nhưng có lẽ như người ta đã nói không có cuộc vui nào là không có lúc tàn. Và sự thật đã chứng mình điều đó, chính vào lúc anh đang mãi mê lắp ghép mái ấm hạnh phúc sau này của mình và Trịnh Vi thì người mẹ già của anh cũng xuất hiện bằng những giọt nước mắt và những lời nói mà anh không thể không đưa ra một quyết định đánh đổi 1cm sai lầm mà anh yêu quý nhất trong đời này, và cũng chính lúc này cũng chính anh tự tay phá hủy đi ngôi nhà mơ ước mà mình chỉ có thể thấy được trong mơ, ngôi nhà mà anh tặng cho Trịnh Vi vào ngày cưới của cô, và nhận được câu nói mà không ai không xót xa "Không cần đâu, hoặc đã trước khi em làm rơi nó đã hư rồi". Giây phút chia tay khi Trịnh Vi nói rằng cô ấy sẽ đợi thì anh lạnh lùng nói rằng không cần đâu, chắc gì anh đã đợi. Giây phút đó có lẽ ai cũng sẽ cảm thấy rằng anh thật tàn nhẫn, thật khốn nạn nhưng đâu ai biết rằng khi nói lên những lời ấy tim anh có đau gấp trăm ngàn lần Trịnh Vi khi nghe anh nói thế, có lẽ người ta nói đúng khi ta làm tổn thương ai đó thì người đau nhất chính là ta chứ không phải người mà ta đã làm tổn thương họ.
Những tưởng như thế sẽ là hạnh phúc cho hai người, nhưng không có ai biết được những đau khổ mà anh phải chịu đựng những năm sống ở nước ngoài mà trong lòng còn in dấu 1 người con gái, 1cm sai lầm mà anh đã vứt bỏ trước đó. Và cuộc đời bi kịch của Trần Hiếu Chính đã đến vào cái đêm hôm ấy, dưới ánh trăng tròn dịu dàng, trong khu bóng rổ nam tại trường bên cạnh người con gái mà anh yêu thương nổi tuyệt vọng vô bờ bến đã xâm lấn cuộc đời anh khi anh hỏi rằng:"Nếu như..., anh và Âu Dương có mối liên hệ khác thường...thì em có tin không?" với Trịnh Vi, thì ngay lập tức cô trả lời mà không cần suy nghĩ:" Không tin", khi đó ai có thể thấy được sự tuyệt vọng sâu nơi đáy mắt của anh, cũng khung cảnh ấy, cũng con người ấy sau 4 năm trôi qua mọi chuyện đã khác, duyên phận giữa anh và Trịnh Vi đã chấm dứt từ nay. Và những sự kiện sau này như những sự thật vẽ lên những chuỗi ngày đen tối trong cuộc đời anh: Giây phút anh nhận ra rằng có những thứ đã mất đi không bao giờ quay trở lại lúc anh lái xe quay lại khu bóng rổ, lúc anh gọi điện hàng chục cuộc trong đêm cho Trịnh Vi - khi mà cô đang vui vẻ, sung sướng trong niềm khoái lạc thể xác cùng ai kia, lúc anh chứng kiến Lâm Tĩnh bước ra với nụ cười thỏa mãn của kẻ thắng cuộc từ khu ký túc xá của Trịnh Vi, lúc anh chứng kiến hai người tay trong tay dạo phố nụ cười hạnh phúc mãn nguyện trong mắt của Trịnh Vi, lúc anh muốn đưa anh vuốt ve an ủi Trịnh Vi trong thang máy khi mọi người hiểu lầm cô rồi anh lại vụng về rụt tay lại...và giây phút anh đã khóc, vâng 1 người đàn ông đã khóc trước 1 đứa trẻ, đứa con của Trịnh Vi và Lâm Tĩnh trong ngày tang lễ của thầy Tăng. Chuỗi bi kịch này ai có thể chịu đựng được chăng.
Có thể nói cuộc đời anh sinh ra đã định sẵn sự bất hạnh len lỏi theo suốt đời anh. Có nhiều người nghĩ rằng anh nhận lấy kết cục này là đáng cho sự phụ bạc bỏ rơi Trịnh Vi của anh, cho sự trưởng thành non nớt của kẻ bị ép phải lớn, cho con người tham vọng quyền cao chức trọng...Nhưng riêng tôi cảm thấy anh không đáng phải như thế, ai bảo anh phụ bạc, ai bảo anh không trưởng thành, ai bảo anh tham vọng: Anh biết phấn đấu, biết quyết tâm vì người con gái mình yêu được hạnh phúc, được vui vẻ, được mãi mãi vô tư, đôi bàn tay cô ấy vẫn mãi mềm mại không một vết chai như ngày nào hai người mới yêu nhau, anh biết đau lòng khi thấy cô ấy bị thương dù là nhỏ nhất, anh biết ước mơ về một mái ấm gia đình hạnh phúc...như thế với tôi là đủ rồi, một người đàn ông biết quan tâm, biết chăm lo hạnh phúc của người phụ nữ mà mình yêu thương thế là trưởng thành rồi. Cái anh thiếu ở đây chẳng qua là lòng Tự Tin, cái mà anh ao ước bấy lâu nay, cái mà anh ghen tỵ với Lâm Tĩnh khi thấy bức ảnh Trịnh Vị và Lâm Tĩnh trong cuốn truyện Andersen, cái mà Lâm Tĩnh có hơi bị nhiều. Nhưng trong cuộc sống mà thiếu cái này thì anh đã định sẵn bi kịch.
Sau khi đọc hết chính truyện và ngoại truyện của "Anh có thích nước Mỹ không?", ta có thể thấy Tân Di Ổ đã đặc biệt ưu ái Trần Hiếu Chính với những ngày sống trong địa ngục tăm tối bi thương. Anh, nếu anh chịu mở rộng lòng mình, buông tha cho Trịnh Vi và cũng buông tha cho chính mình để tìm 1cm sai lầm mới, người có thể yêu anh, ở bên anh hàn gắng những vết thương của anh, cố vũ anh tiến lên và khi đó anh sẽ thấy có nhiều người đáng để anh yêu và sống trọn đời bên cô ấy như Trịnh Vi, rằng Trịnh Vi cũng là một người con gái bình thường như bao nhiêu người con gái khác. Trần Hiếu Chính, hãy mở rộng lòng mình đi, hãy nhớ đến tình yêu với Trịnh Vi như những hồi ức xinh đẹp lúc thanh xuân, hãy từ bỏ cái chập niệm với Trịnh Vi đi, hãy nhìn vào sự thật đi rằng cô ấy đang hạnh phúc với Lâm Tĩnh kia kìa. Cuối cùng những lời còn lại mình xin gửi đến chị Tân Di Ổ: Chị Tân Di Ổ ơi, em thực sự mong rằng chị hãy mở cho Trần Hiếu Chính một lối thoát, mặc dù em biết rằng cuộc đời vốn là thế, cuộc đời không như là mơ, nhưng em mọi chị hãy cho nó một chút hi vọng dù là nhỏ nhất, để mọi người thấy rằng cuộc đời vẫn không đến nỗi chán ghét đến thế...

~~End~~

Bài dự thi event " Memories of Alobooks.vn " tại fanpage Sách truyện online

Người viết:Nguyễn Lê Thái Bảo